1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở việt nam hiện nay

138 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài: Các nước chậm phát triển như nước ta, công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát tri

Trang 1

LUẬN VĂN:

Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong

thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Các nước chậm phát triển như nước ta, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển Chỉ có HĐH nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp HĐH đất nước Trên cơ sở tính quy luật đó, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) xác định: "Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Đến nay, việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay

ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nông thôn Tuy nhiên, cũng từ đó, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh, thể hiện sự bất cập, hạn chế của quá trình thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, từ chủ trương, chính sách, mối quan hệ lợi ích giữa công nghiệp, với nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn, cũng như sự vươn lên của bản thân nông dân Nó đã nảy sinh những vấn đề kinh tế, xã hội và diễn biến rất phức tập, mà đòi hỏi phải được nhận thức rõ tình hình, nguyên nhân của thực trạng ấy, từ đó xác định giải pháp khắc phục, nếu không sẽ có nguy cơ mất ổn định chính trị không thể lường trước được Cụ thể là:

1/ Kinh tế nông thôn phát triểnn còn rất chậm Thực hiện CNH về cơ bản chưa thúc

đẩy mạnh nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại Thực tế, kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng hiện đại rất chậm chạp CNH đã góp phần đô thị hoá nông thôn nhiều hơn là hiện đại hoá nông nghiệp Một số năm gần đây, Chính phủ đã tăng ngân sách đầu tư phát triển nông thôn như đầu tư để giảm nhẹ thiên tai, đầu tư khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức hưởng thụ dịch vụ giao thông, truyền hình, y

tế, giáo dục, nước sinh hoạt

Song, nhìn chung tỷ trọng đầu tư còn thấp so với tổng đầu tư xã hội Điều đó dẫn đến

cơ sở hạ tầng nông thôn còn ở mức thấp kém, khoa học & công nghệ (KH & CN) chậm phát triển Mặc dù, Chính phủ khuyến khích sự hợp tác giữa “bốn nhà” trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện đại, nhưng trên thực tế, sự hợp tác này vẫn

Trang 3

chưa có hiệu quả Trong khoảng 15 năm gần đây, một số thành tựu công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, song còn hạn chế về quy mô, mức độ Do vậy, chưa thực sự nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; việc cơ giới hoá cũng được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng lao động thủ công vẫn phổ biến và chiếm khoảng 70%

2/ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông

ra các trung tâm đô thị kiếm sống rất lớn Do phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đẩy

mạnh CNH, HĐH và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh

tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những địa phương có tốc độ CNH và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng Trong đó, vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi chuyển đổi mục đích sử dung đất nông nghiệp, nông dân rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, mà ồ ạt kéo ra các đô thị lớn Hà Nôị, thành phố Hồ chí Minh, thành phố Đà Năng làm thuê rất lớn Đây được coi là vấn đề bức xúc nhất

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thất nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn chưa được các cấp, các ngành chức năng quan tâm đúng mức Tỉ lệ nông dân và con em của họ vào làm việc ở các doanh nghiệp trong các khu, điểm công nghiệp rất thấp, chỉ khoảng 15 - 20% Tình trạng thất nghiệp trong nông thôn đang trở nên phổ biến và là vấn đề xã hội bức xúc cần được quan tâm giải quyết, nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị

3/ Phân hoá giàu - nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng Chênh lệch về lợi

ích giữa công nghiệp và nông nghiệp rất lớn, dẫn đến chênh lệch thu nhập và mức sống giữa dân cư nông thôn với thành thị đang doãng ra khá mạnh Nếu như trong thời kỳ bao cấp, chênh lệch lợi ích giữa công nghiệp và nông nghiệp, chênh lệc về thu nhập giữa nông thôn và thành thị không đáng kể, hầu như chưa có sự phân hoá giàu nghèo, thì khi chuyển sang cơ chế thị trường, quá trình phân hoá giàu nghèo trong xã hội Việt Nam đã diễn ra với tốc độ khá nhanh Khoảng cách giữa thu nhập của nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất ngày càng lớn Mức chênh lệch này ở miền Bắc và miền Trung thấp hơn so với miền

Trang 4

Nam và Tây Nguyên Dân số ở nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả nước, nhưng thu nhập chỉ bằng một nửa tổng thu nhập quốc dân của 20% dân số sống ở thành thị Đó cũng là

cơ sở nảy sinh vấn đề chính trị trong xã hội Việt Nam

4/ Môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoát nghiêm trọng Những năm qua, hoạt

động của nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp, các làng nghề đã gây ô nhiễm môi trường rất lớn Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, các làng nghề đang có những diễn biến hết sức phức tạp, thậm chí đã tạo nên làng ung thư Do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều doanh nghiệp, làng nghề chưa chú trọng đúng mức nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các chất độc hại được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, mà không qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường

5/ Đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn có nhiều bất cập Nông thôn truyền thống

là nơi phát sinh và lưu giữ nền văn hoá truyền thống của dân tộc Văn hoá truyền thống, xét cho cùng, là nhân tố quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững Tuy nhiên, những năm qua, do CNH, HĐH, đô thị hoá, nhiều giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp ở nông thôn đã và đang bị xâm hại, làm biến dạng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư ở nông thôn

Trong những năm qua, quá trình CNH diễn ra nhanh chóng, cùng với sự xuất hiện nhiều thị trấn, thị tứ, những trục đường giao thông mới ở các vùng nông thôn Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ tới an ninh trật tự ở nông thôn Đời sống vật chất được cải thiện, sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn… đã tạo điều kiện cho một bộ phận trong nông dân, nhât là số thanh niên lười biếng, “học đòi” trở nên hư hỏng Nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội đã xuất hiện và đang có diễn biến phức tạp Một số loại tội phạm nguy hiểm trước đây chưa từng xảy ra ở nông thôn, thì nay đã xuất hiện và diễn biến phức tạp trên diện rộng

Ngoài ra, những rủi ro trong làm ăn kinh tế, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân cũng là một trong những lý do khiến các hoạt động mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng, nhiều hủ tục lạc hậu được khôi phục, phát triển ở nông thôn

Tình trạng này nảy sinh có phải chỉ là nguyên nhân chủ quan của người nông dân hay còn là quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp không đồng bộ của Nhà nước và chính

Trang 5

quyền địa phương ? Phải chăng những “điểm nóng” nảy sinh, nguyên nhân của nó là cả từ trên xuống và cả từ dưới lên

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Từ sau Đại hội VIII (1996), chúng ta đã có nhiều chương trình, đề tài cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở, luận án, dự án, hội thảo khoa học và sách, báo và tạp chí nghiên cứu

về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong đó cũng đã nêu ra những bức xúc kinh tế, xã hội, văn hoá tiền đề nảy sinh những vấn đề chính trị xã hội trong thực

hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn

a) Về chương trình, đề tài, luận án và các dự án cụ thể ở các địa phương Từ khi đổi

mới đến nay, nhất là từ năm 1996, Nhà nước ta đã đề ra các chương trình nghiên cứu khoa

học xã hội, như Chương trình KHXH.02: “Phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (1996- 2000), Chương trình KX.02: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi” (2001- 2005); Đề tài cấp nhà nước KX.02.01, “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới ” (2001), do TS Lê Cao Đoàn làm chủ nhiệm Đề tài cấp nhà nước KX.02.02: “Tác động của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam ” (2003) do TS Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm Đề tài cấp nhà nước “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” (2007), do PGS.TS Nguyễn

Danh Sơn làm chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (KX.02.04), do GS.TS Đỗ Hoài Nam làm chủ

nhiệm

Nhiều đề tài cấp bộ, cấp cơ sở về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai nghiện cứu ở nhiều cơ sở, như ở trung tâm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), các Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực 1, 2, 4, 4, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các Viện nghiên cứu Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành phố Hồ Chí Minh và các trường và các viện Kinh tế khác trong nước

Trang 6

Nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, nhiều chương trình và dự án về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng đã được cụ thể hoá ở 63 tỉnh thành và các huyện trong cả nước

b) Về Hội thảo khoa học quốc tế và trong nước: năm 2007 tại Hà Nội, Viện Khoa học

Xã hội Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc

tổ chức Hội thảo quốc tế về “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam” Hội thảo quốc tế giữa Việt Nam và Đài Loan tại Việt Nam năm

2008 với chủ đề: “Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Đài Loan và Việt Nam: Nghiên cứu so sánh”

c) Về sách, báo và tạp chí: Cuốn sách “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: thực trạng và giải pháp” của tác giả TS Đặng Văn Thắng,

TS Phạm Ngọc Dũng, do Nxb Chính trị Quốc gia, HN phát hành (năm 2003) Cuốn sách

''Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam'' (2005) của Viện Kinh tế học Cuốn sách “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan” của

tác giả Nguyễn Đình Liên, Viện Nghiên cứu Trung Quốc Xuất bản năm 2006 do Nhà xuất

bản Khoa học Xã hội phát hành Cuốn sách “Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đình”, tác giả: Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai “Xã hội học nông thôn” (2006) của tác giả Bùi Quang Dũng, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành “Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, chủ biên: GS-TSKH Vũ Hy Chương, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2006 Cuốn sách “Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam – Con đường và bước đi” của GS.TS Nguyễn Kế

Tuấn chủ biên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản năm 2007

Ngoài ra, có rất nhiều bài viết đăng trên báo và tập chí như: tạp chí Cộng sản, tạp chí Triết học, tạp chí Nông thôn ngày nay, tạp chí Khoa học công nghệ và môi trương, tạp chí Nghiên cứu lý luận, tạp chí Lý luận chính trị, tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, tạp chí Thời đại, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội

Nhìn chung, trong các chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án, đề án, sách,

báo và tạp chí đã nghiên cứu, viết về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đều có đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong triển khai thực hiện, nhưng chưa đầy đủ, sâu sắc và chưa có hệ thống, nhất là giải pháp để khắc phục có hiệu quả các vấn đề kinh tế,

Trang 7

xã hội bức xúc Trên thực tế chưa có đề tài nào chuyên nghiên cứu về những vấn đề kinh

tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam

Từ tính cấp thiết của vấn đề và tình hình đã nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, nghiên

cứu khoa học: “Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết

3 Mục tiêu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp, nông thôn

Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức

xúc trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay;

Thứ ba, đưa ra được định hướng giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao nhằm góp phần

khắc phục tình hình kinh tế, xã hội bức xúc ở nông thôn Việt Nam trong những năm tới

4 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường bức xúc khi thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam Nội dung nghiên cứu của đề tài rất rộng Trong khuôn khổ đề tài cấp bộ, nghiên cứu trong 15 tháng, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề kinh, tế xã hội bức xúc nhất ở nông thôn Việt Nam bị thu hồi đất để thực hiện CNH, HĐH

5 Phương pháp nghiên cứu:

Về phương pháp luận:

Dựa trên cơ sở phương hướng lý luận và phương pháp luận Mác - Lênin và những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh Trước hết, đề tài vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin với 3 quan điểm rất cơ bản: quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm vận động và phát triển và quan điểm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Đồng thời, vận dụng 2 chỉ dẫn hiện đại của

Hồ Chí Minh: tổng thể hoá, thiết thực và hành động

Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu:

Trang 8

a) Kết hợp phương pháp ngành và đa ngành với phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp đối chiếu và so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để giải quyết nội dung nghiên cứu của đề tài;

b) Kết hợp nghiện cứu quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam với thực tế thời đại;

c) Tổ chức đi khảo sát thực tế ở một số địa phương

6 Đóng góp khoa học của đề tài về lý luận và thực tiễn:

1/ Đề tài đã hệ thống, làm rõ một số vấn đề lý luận mới nhất về kinh tế, xã hội trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn;

2/ Đề tài đã đi sâu phân tích những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nhất và nguyên nhân mà nó nảy sinh trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay;

3/ Đưa ra một số định hướng giải pháp có ý nghĩa thực thi góp phần khắc phục và phát triển kinh tế, xã hội trong việc thực hiện CNH, HĐH ở nông thôn Việt Nam theo hướng bền vững trong thời gian tới

7 Lực lượng nghiên cứu: Tham gia nghiên cứu đề tài gồm có các PGS, TS, NCS,

Th.s, học viên cao học trong và ngoài Viện Kinh tế và các nhà hoạt động thực tiễn ở một số tỉnh thành như Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang

8 Những công trình đã xã hội hóa: trong quá trình nghiên cứu, các cộng tác viên đã

xã hội hóa được 4 bài:

1 Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Bắc Giang - thành tựu và những vấn đề đang đặt ra

2 Lao động nữ và việc làm trong các khu công nghiệp ở Hà Nam - vấn đề và giải pháp

3 Phân phối thu nhập ở Việt Nam - vấn đề bức xúc cần giải quyết

4 Tam nông ở Bắc giang - thành tựu và vấn đề

9 Nội dung:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài tập trung nghiên cứu 3 chương cơ bản sau đây:

Trang 9

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XEM XÉT, ĐÁNH GIÁ

KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NÔNG THÔN

HĐH bền vững là cơ sở lý luận xem xét, đánh giá, khắc phục những vấn đề kinh tế,

xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện HĐH nông nghiệp, nông thôn

1.1 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

1.1.1 Quan niệm hiện đại về công nghiệp hoá

CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng công nghiệp cả về lao động, giá trị toàn bộ các

ngành kinh tế của một địa phương, một quốc gia Đây là quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội từ nền kinh tế nông nghiệp với mức tập trung tư bản nhỏ sang nền kinh tế công nghiệp với mức tập trung tư bản cao CNH là một phạm trù lịch sử CNH là một phần của quá trình HĐH Theo từ điển Bách bách khoa toàn thư Việt Nam: “Công nghiệp hoá là quá

Trang 10

trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học & công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí hoá có khả năng cải tạo, trước hết là nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm biến một nước kinh tế chậm phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến sang nền sản xuất lớn chuyên môn hoá HĐH là quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế mới, mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại.”1

Như vậy, CNH là quá trình nâng cao giá trị tuyệt đối sản lượng và lao động công nghiệp, đồng thời CNH gắn với phát triển văn hóa xã hội để đạt tới xã hội công nghiệp CNH, HĐH có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội Thời Hậu Lê, Lê Quý Đôn2

có câu: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng" Cùng với đổi mới các chu kỳ đầu tư thiết bị, rút ngắn thời gian lưu kho, chu kỳ kinh doanh, thực hiện “tuần hoàn của tư bản”3, “chu chuyển tư bản”4, công nghiệp hóa sẽ được rút ngắn Công nghiệp phát triển nảy sinh nhiều ngành nghề mới, nhất là lĩnh vực dịch vụ, từ đó thu hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nhập, nhưng cũng dễ làm họ mất việc hơn nếu bước

1

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/

2 Lê Quý Đôn (năm 1726 - năm 1784) tên thật Lê Danh Phương là quan của nhà Hậu Lê, là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái (Lê Dụ Tông) thứ 7, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45

3 C Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, t 24, tr 45

4 C Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, t 24, tr 231

Trang 11

sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KH & CN nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1/1994) chỉ rõ: “đẩy tới một bước công nghiệp hóa đất nước…đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”5

Khái niệm CNH trên được Đảng ta xác định rộng hơn so với những quan niệm trước

đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội

và được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến, hiện đại với công nghệ cao Như vậy, CNH theo tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi nâng cao trình

độ lực lượng sản xuất (LLSX), kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây

Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể hiện thời, CNH, HĐH

ở Việt Nam hiện nay gồm các đặc điểm chủ yếu: 1 Công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá; 2 CNH, HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước 3 CNH không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, mà nó phải trên cơ sở các quy luật kinh tế khách quan; 4 CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hoá, vì thế mở cửa là tất yếu CNH trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế, nhưng phải là CNH, HĐH bền vững

1.1.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn bền vững

CNH, HĐH nông nghiệp ở thế kỷ hiện nay, một mặt là HĐH phương cách sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thích ứng với sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ Mặt khác, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp phải được HĐH Tiếp nữa là, HĐH phương thức sản xuất nông nghiệp còn là chuyển nông nghiệp từ sản xuất cá thể phân tán và tách rời sang sản xuất mang tính xã hội quy mô lớn có sự phân công và hiệp tác

5 Đảng cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của BCH TƯ tại hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng, T/C Cộng sản 2/1994, tr.14-15

Trang 12

Trong điều kiện KH & CN hiện nay, CNH, HĐH nông nghiệp là: “nông nghiệp phải được tự động hóa, nghĩa là dựa vào kỹ thuật vi điện tử hiện đại, sử dụng máy móc có thể điều chỉnh, kiểm tra, gia công và khống chế tự động Thực tế phải công xưởng hóa sản xuất nông nghiệp, nghĩa là sản xuất các loại cây trồng vật nuôi bằng việc khống chế nhân lực trong sản xuất; sử dụng kỹ thuật và trang bị hiện đại nhằm tiến hành cung cấp không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và nước cho sự sinh trưởng động và thực vật…hình thành môi trường sinh trưởng hoàn toàn do con người không chế, trên thực tế đã sáng tạo ra một loại nhà máy nông nghiệp Sinh vật hóa, tức là kỹ thuật gen hóa, nuôi cấy tế bào hóa, xúc tác hóa, lên men hóa….Thực vật đa nguyên hóa, tức là phát triển nông nghiệp sa mạc, nông nghiệp biển, nông nghiệp khoảng không vũ trụ Điện khí hóa; quản lý khoa học hóa và phát triển liên tục hóa, tức là đảm bảo cho ruộng đất, cây trồng và nguồn tài nguyên di truyền của động vật, không gây ra sự xuy giảm của môi trường, giữ cho kỹ thuật phù hợp, có thể thực hiện về kinh tế và xã hội vẫn tiếp tục phát triển”6 Quan niệm HĐH nông nghiệp như vậy đã hàm chứa phát triển nông nghiệp bền vững

Vậy phát triển bền vững kinh tế nông thôn là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai "7 Phát triển bền vững, thì phải có tính liên tục, các lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài phải được duy trì Việc xem xét một hoạt động kinh doanh có bền vững hay không chỉ là một dự báo, là một hoạt động có tính rủi ro cao, vì nó có thể bền vững và cũng có thể không bền vững Nói cách khác, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững phải bảo đảm sự phát triển kinh tế có hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ Để đạt được mục tiêu này, hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, tất cả các thành phần kinh tế và mọi người dân phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hợp

3 lĩnh vực chính: kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường Điều này nghĩa là: tăng trưởng kinh

tế bền vững; xã hội công bằng và môi trường thiên nhiên được bảo tồn

1.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế bền vững (sustained growth) Kinh tế là tổng thể các yếu

tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và

6 Xem thên Dự báo thế kỷ 21, Nxb Thống kê, 1998, tr.377-390

7 Báo cáo Brundtland năm 1987 (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland)

Trang 13

tái sản xuất xã hội Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích Nghĩa hẹp của kinh tế chỉ "hoạt động sản xuất và làm ăn của cá nhân hay hộ gia đình" Nghĩa rộng của nó chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông"8 của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia hay quốc tế Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, nó là phạm trù lịch sử Vậy, kinh tế là tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước, mà nó liên quan đến toàn bộ quá trình hay một phần của tổng quá trình bao gồm sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội; là tổng thể những mối quan hệ trong quá trình sản xuất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, trong tổ chức và hoạt động của cơ cấu hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế - kỹ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP Gross Domestic Products) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP Gross National Products) hoặc thu nhập bình quân đầu người (PCI Per Capita Income) trong một thời gian nhất định, thường là

một năm Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Phát triển kinh tế trên cơ sở CNH, HĐH mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của xã hội, mà nó bao gồm kinh tế, văn hoá xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo GDP cao hơn, đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn cho mọi người Kinh tế là một hệ thống của LLSX và quan hệ sản xuất QHSX

Trong các tác phẩm “Tư bản” (Karl Marx), “Chống Duyring” (Fh Engels), “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” (V.I.Lenin), khi nghiên cứu các quá trình

kinh tế, các nhà kinh điển không chỉ nêu rõ các biểu hiện bên ngoài, mà còn liên hệ chúng với bản chất xã hội trong các giai đoạn lịch sử nhất định để “phát triển thực sự con người”9

8 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 23

9 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập2, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.75

Trang 14

Tăng trưởng kinh tế bền vững là khái niệm hiện đại Theo đó, tăng trưởng không chỉ hiểu đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người, mà phải gắn với phát triển xã hội Để duy trì tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, tăng thu nhập cần phải gắn với tăng chất lượng

sống hay tăng phúc lợi và xóa đói nghèo Theo quan điểm trong cuốn Chăm lo cho trái đất (Caring for the Earth) nêu rõ: “Cải thiện chất lượng sống con người trong khuôn khổ phạm

vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp”10, các nhân tố tăng trưởng bền vững là: bảo vệ môi trường, dựa vào sức mạnh nội tại, bình đẳng trong thu nhập, người giàu cần đóng thuế nhiều, xây dựng một hệ thống an sinh xã hội

1.1.2.2 Xã hội bền vững (sustained society) Xã hội là một tập thể hay một nhóm

những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa11 Từ society xuất hiện vào thế kỷ 14,

có nghĩa là "bầu bạn, kết giao, đồng chí hoặc đối tác" Vì thế, nghĩa của từ xã hội có quan

hệ gần gũi với những gì được coi là thuộc quan hệ giữa người và người Xã hội, theo nghĩa hẹp, là khái niệm chỉ một loại hệ thống xã hội cụ thể trong lịch sử, một hình thức nhất định của những quan hệ xã hội, là một xã hội ở vào một trình độ phát triển lịch sử nhất định, là một kiểu loại xã hội nhất định đã hình thành trong lịch sử Theo nghĩa rộng,

xã hội là toàn bộ các hình thức hoạt động chung của con người, đã hình thành trong lịch sử

Karl Marx (1818-1883) là Nhà triết học, kinh tế học người Đức Lúc sinh thời, những tư

tưởng của Marx đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển lý luận về xã hội học, ngày nay mặc nhiên ai cũng coi ông là một trong những người sáng lập ra xã hội học Các nhà xã hội học "đều vay mượn của Marx các lý giải về giai cấp, ngay cho dù nhà xã hội học đó kết thúc bằng cách bài bác Marx như là sai lầm và bị lịch sử vượt qua" K.Marx chủ yếu sử dụng lý thuyết mâu thuẫn để làm sáng tỏ biến chuyển xã hội Đó là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, giữa hai giai cấp cơ bản kiến tạo nên xã hội Tư tưởng lý luận xã hội học

của Marx thể hiện trong các tác phẩm: Gia đình thần thánh (1845), Hệ tư tưỏng Đức (1846), Sự khốn cùng của triết học (1847), Tư bản (1875) Xã hội bền vững thể hiện ở sự

đồng đều nuôi dưỡng vốn xã hội (social capital); bảo tồn và phát triển văn hóa; công bằng

xã hội

10 A Strategy for Sustainable Living Gland, Switzerland IUCN 1992 (UNEP/WWF 1991)

11 WikipediA, Bách khoa toàn thư mở

Trang 15

Chính vốn xã hội đã biến thành xã hội cộng đồng, phát triển không đồng thời nuôi dưỡng vốn xã hội là phát triển không bền vững Dù rằng, như nhà kinh tế Kenneth Arrow (được giải thưởng Nobel 1972) đã chỉ rõ, ưu điểm của vốn xã hội là nó không cạn kiệt qua

sử dụng, song cái nguy hiểm là loại vốn này dễ bị suy mòn nếu đường lối phát triển không đúng và không thể một sớm một chiều tái tạo hay vay mượn nó được Chính sách phát triển, mà chỉ hô hào làm giàu, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ hủy hoại tính cộng đồng, làm mất sự tin cẩn lẫn nhau, do đó làm suy giảm vốn xã hội Khó nghĩ hơn, hầu như bất cứ phát triển kinh tế nào cũng cần những luồng lao động đi và đến thông thoáng, tuy nhiên sự di cư này sẽ ảnh hưởng trực tiếp (có phần tiêu cực) đến mối quan hệ gắn bó trong gia đình, do đó tới vốn xã hội "Phát triển bền vững" đòi hỏi sự đánh đổi tối

ưu, ăn khớp, giữa nhiều diễn biến xã hội và kinh tế khác nhau

Công bằng xã hội: với cách nhìn tổng thể, có thể hiểu công bằng xã hội là các giá trị

định hướng để con người sinh sống và phát triển trong các quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng về vật chất cũng như về tinh thần Đó là những giá trị cơ bản trong các quan hệ xã hội như: quan hệ giữa mức độ lao động và mức độ thu nhập; quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền định đoạt sản xuất và phân phối; quan hệ giữa mức độ phạm tội và mức độ bị trừng phạt; quan hệ giữa các thành viên của xã hội với hoàn cảnh kinh tế, mức

độ phát triển trí lực khác nhau và cơ hội tham gia vào quá trình giáo dục, khám chữa bệnh, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao

12

Theo nhà xã hội học người Mỹ James Coleman (1926 - 1995)

Trang 16

Quan niệm công bằng xã hội theo chủ nghĩa bình quân hoặc cho mọi thứ bất công hoành hành, có hại cho lợi ích của đại đa số nhân dân càng không thể chấp nhận được Có người đặt vấn đề, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế, thì tất yếu phải hy sinh công bằng xã hội, cần chấp nhận đạt tăng trưởng kinh tế trước rồi giải quyết những vấn đề xã hội sau Quan niệm đó trong xã hội văn minh không thể chấp nhận được Công bằng xã hội không chỉ là một vấn đề lợi ích vật chất và tinh thần đơn thuần, mà còn có chiều kích xã hội và chính trị quan trọng Trong lâu dài, bình đẳng (bất bình đẳng) xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định (bất ổn định), thậm chí đến sự tồn vong của một cơ cấu xã hội hay thể chế chính trị Bình đẳng không chỉ là biểu hiện kết quả của tăng trưởng kinh tế, mà còn là một đại lượng biến đổi quan trọng quyết định kinh tế tăng trưởng Chỉ có kinh tế tăng trưởng bền vững mới có thể đem lại thu nhập tốt cho đại đa số dân cư, mới có thể trở thành một quá trình phát triển liên tục và lâu dài Tiêu chí hàng đầu của công bằng xã hội ở nước ta hiện nay là xem nó có lợi hay hại cho đời sống đa số nông dân, công nhân và sự phát triển của đất nước Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, đặt công bằng xã hội lên hàng đầu sẽ dẫn tới chỗ triệt tiêu những yếu tố đônghj lực phát triển kinh tế, nhưng đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu theo lối "chủ nghĩa tự do mới" lại dẫn tới những hố khoét sâu những ngăn cách

xã hội và nhất là dồn một số người không nhỏ vào tình trạng nghèo khổ và bế tắc Cuối cùng cũng sẽ tạo ra những trở ngại lớn cho phát triển kinh tế, những nguy cơ bùng nổ chính trị xã hội

Phải đi tìm một công thức mới, trong đó hai mặt công bằng xã hội và phát triển kinh

tế không đối kháng nhau, loại bỏ nhau, mà làm cho hai mặt đó trở thành tiền đề của nhau, hơn nữa để cho mặt này bao hàm cả mặt kia ở mức độ hợp lý nhất Điều đó càng cần thiết,

vì ngày nay mọi lý luận về sự phát triển đều bác bỏ cách hiểu phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế và nhấn mạnh nội dung cơ bản và mục tiêu cao nhất của sự phát triển là

vì con người với tư cách cá nhân trong một cộng đồng đầy nhân tính Sự kết hợp, sự giao thoa của hai mặt đó phải được tính toán theo những điều kiện cụ thể của địa phương nông thôn, mỗi nước, chủ yếu là theo trình độ phát triển kinh tế và theo truyền thống, những tâm

lý dân tộc Ở đây, tuyệt đối không có mô hình thống nhất

Trang 17

Bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững: Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong

phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa Khi đề cập đến nó mỗi người có một cách hiểu riêng tùy thuộc vào góc độ tiếp cận Theo cựu Tổng Giám đốc UNESCO Federico Mayor: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thông các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình" Văn hóa là một hiện tượng khách quan, là tổng hoà của tất cả các khía cạnh của đời sống Phát triển bền vững đòi hỏi phải bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, vì đời sống của chúng ta không thể coi là

"khá hơn" nếu thiếu một nền văn hóa tốt đẹp Nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002) cho rằng, muốn hiểu văn hóa như một nhân tố trong đời sống kinh tế và nhất

là muốn đánh giá vai trò của nó trong tiến trình CNH, HĐH, thì nên nhìn nó như một loại vốn - tương tự như ba loại vốn thường biết khác Đó là vốn vật thể (như máy móc, thiết bị); vốn con người (như kỹ năng, kiến thức) và vốn thiên nhiên (gồm những tài nguyên do thiên nhiên cống hiến và môi trường sinh thái)

Thêm một bước, có thể phân biệt tương đối hai dạng vốn văn hóa: vốn vật thể và vốn

phi vật thể Vốn văn hóa vật thể gồm những công trình kiến trúc, đền đài cung miếu, di tích

lịch sử, những địa điểm có ý nghĩa văn hóa Loại vốn này cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc là "đầu vào" cho sản xuất những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai Dạng kia, vốn văn hóa phi vật thể, là những tập quán, phong tục, tín ngưỡng và các giá trị khác của xã hội Loại vốn văn hóa này là một thứ keo gắn kết cộng đồng Nó cũng cung cấp một luồng dịch vụ có thể hưởng thụ ngay, hoặc dùng để sản xuất những sản phẩm văn hóa trong tương lai

Những nhận xét trên cho thấy một số mối liên hệ giữa kinh tế, xã hội, văn hóa trong

phát triển bền vững Thể hiện: a giá trị kinh tế có thể tăng lên nhờ giá trị văn hóa Lấy ví

dụ một ngôi nhà có tính di tích lịch sử Ngôi nhà ấy có giá trị kinh tế như một kiến trúc (ngụ cư hoặc thương mại), biệt lập với giá trị văn hóa Song nhiều người sẽ sẵn sàng mua ngôi nhà đó một giá cao hơn giá trị vật thể thuần túy của nó Hầu như mọi loại vốn văn hóa vật thể đều có thể được nghĩ đến như ngôi nhà lịch sử, tức là chúng bơm thêm giá trị văn

Trang 18

hóa vào giá trị kinh tế của vật thể, làm tăng thêm, có thể gấp nhiều lần giá trị của vật thể

ấy; b Vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm, tính bền vững của phát triển Đóng góp

của nó vào khả năng phát triển dài hạn không khác gì đóng góp của vốn thiên nhiên Vì môi trường sinh thái đóng vai trò thiết yếu cho hầu hết hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng, bỏ bê môi trường đó, khai thác quá đáng tài nguyên sẽ làm giảm năng suất và phúc lợi kinh tế Không bảo tồn vốn văn hóa cũng có những hậu quả tai hại như vậy Hãy nhìn xem đường lối phát triển CNH, HĐH của Việt Nam hiện nay có hại gì đến văn hóa không,

có hại gì đến công bằng xã hội không, có hại gì đến vốn xã hội không Sự hủy hoại này có thể dễ thấy như sự xuống cấp hay phá đi các di tích lịch sử, những cảnh quan thu hút khách

du lịch, nhưng nó cũng có thể không dễ thấy, như vốn xã hội, công bằng xã hội, sự suy thoái văn chương, nghệ thuật, ngôn ngữ bản xứ…

Cái nguy hiểm là, trong cuộc chạy đua CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, ta quên

đi những giá trị văn hóa của bản làng Nên nói rõ rằng, đây không phải chỉ là bảo tồn văn hóa vì cái hay, cái đẹp của nó, nhưng mà giữ gìn tính kế thừa của văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, bảo tồn vai trò của nó trong những giai đoạn phát triển về sau Không có

nó thì sự phát triển hôm nay chẳng những què quặt, mà còn là sự phát triển không bền vững Hiện nay, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhằm vào tiện nghi "sao cũng được, miễn là tiện lợi" như nhà phê bình mỹ học Virginia Postrel đã nhận xét Một khi cảm quan thẩm mỹ bị "tầm thường hóa" thì tính sáng tạo cũng sẽ bị ảnh hưởng, không

ai có thể nghi ngờ rằng điều này sẽ làm tốc độ phát triển chậm lại Nói khác đi, lối phát triển chỉ nhằm tăng tiện nghi sinh hoạt, bất chấp mỹ quan văn hóa, là không bền vững

Nếu ta khẳng định có một mối liên kết giữa vốn kinh tế với vốn xã hội (trong đó có vốn con người) và vốn văn hóa, thì hủy hoại vốn văn hóa và vốn xã hội cũng là hủy hoại vốn kinh tế Nói cách khác, những mất mát, suy đồi không thể phục hồi của văn hóa và xã hội sẽ đe dọa sự bền vững của CNH, HĐH

1.1.2.3 Bảo tồn môi trường thiên nhiên

1/Khái niệm môi trường: Môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ

thống Chúng tác động lên hệ thống và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của hệ

Trang 19

thống Môi trường có thể coi là tổng một tập hợp, trong đó hệ thống là một tập hợp con Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát

triển của con người và thiên nhiên

Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng Trong phần này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu trong sinh vật học Môi trường có thể định nghĩa như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng Vì thế, môi trường bao gồm tất cả mọi thứ, mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác "Luật bảo vệ môi trường" của Việt Nam quy định những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây

ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên”13

2/ Các hình thức ô nhiễm môi trường sinh vật học Ba hình thức ô nhiễm môi trường

mà đề tài quan tâm: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất

a) Ô nhiễm không khí là việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí Ví dụ: các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs); ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương

(smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với ánh sáng mặt trời Ô nhiễm không khí là

sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bui Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật Con người thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng

13

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param

Trang 20

các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng Hàng năm có 20 tỷ tấn cacbon điôxít, 1,53 triệu tấn SiO2, hơn 1 triệu tấn niken, 700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen, 900 tấn coban, 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác đưa vào không khí

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2,

NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính Theo nghiên cứu, thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ôzôn tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%

Biểu đồ 1.1: Lượng khí thải CO 2 của một số nước

Nguồn: mongabay.com

Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C, nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính

Trang 21

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác, thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người Ô nhiễm ôzôn có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở Ô nhiễm tiếng

ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ

b) Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở

các sông hồ, tồn tại ở thể hơi Ô nhiễm nước là thành phần nước có các chất gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, với tốc độ phát triển như hiện nay, con người vô tình đã làm ô nhiễm nguồn nước Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm Các nhà máy, xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước khi mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá sinh của nước

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được Kết quả là làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, Ô nhiễm nước do rác của công nghiệp thải ra lưu vực các con sông, mà chưa qua

xử lý đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm

và nước ao hồ; rác thải ra từ các khu dân cư ven sông Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng, thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm môi trường đất

c) Ô nhiễm môi trường đất Đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật

cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con

Trang 22

người Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay, thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái

Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn của các quần xã sống trong đất

1.2 Những nhân tố chi phối đến khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội ở nông thôn hiện nay

Nhân tố chi phối đến khả năng khắc phục những bức xúc kimh tế, xã hội nông nghiệp nông thôn có nhiều, song trong phần này, đề tài tập trung phân tích 2 nhân tố quan trọng nhất:

1.2.1 Cơ chế chất lượng cao là nhân tố quan trọng nhất chi phối đến khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Cơ chế chất lượng cao” 14 (high quality institutions) là nhân tố quan trọng nhất có khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững Cơ chế ở đây là các luật chơi (rules of the games) gồm những thể lệ có tính cách pháp lý hoặc những chủ trương, chính sách, những quy định của nhà nước làm nền tảng cho hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế

Cơ chế được quan niệm như vậy có vai trò quan trọng có khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội vì: 1 Hoạt động kinh tế thường đi liền với sự bất xác định nên đầu

tư dễ gặp rủi ro; cần xây dựng cơ chế để giảm sự bất xác định, hạn chế rủi ro, thúc đẩy khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội nông nghiệp, nông thôn để phát triển theo hướng bền vững 2 Tùy theo cơ chế xấu hay tốt có thể làm nản chí hoặc khuyến khích hành động của các tác nhân kinh tế (doanh nghiệp, lao động,…) 3 Sự phân công xã hội càng cao, sự hội nhập với thế giới càng sâu, thì chi phí giao dịch (transaction costs) giữa nhà nước với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp, nhà nước với các cá

14 Trần Văn Thọ: Giáo sư Đại học Waseda và Visiting Scholar Đại học Harvard

Trang 23

nhân trong xã hội càng cao Cần có cơ chế tốt để giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu suất họat động sản xuất Vì các lý do đó, “vấn đề cơ chế trở thành trung tâm nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa”15 hiện nay Cơ chế có thể chia làm 4 lọai: công, tư, chính thức và phi chính thức16 Cơ chế công và cơ chế chính thức là các lọai cơ chế do nhà nước xây dựng, vì vậy có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khắc phục và phát triển kinh tế, xã hội bền vững hay không bền vững Nhìn chung, kinh tế càng phát triển, cơ chế chính thức thay thế dần cơ chế phi chính thức và cơ chế cộng đồng ngày càng xuất hiện Vậy, nhà nước cần chủ động xây dựng cơ chế như thế nào để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển một cách bền vững

Nền kinh tế của một nước thường phát triển qua nhiều giai đọan Rostow (1960) chia quá trình phát triển thành 5 giai đọan: xã hội truyền thống, giai đọan chuẩn bị các tiền đề

để cất cánh, giai đọan cất cánh, giai đọan phát triển mạnh đưa đến sự thành thực của nền kinh tế, cuối cùng là thời đại tiêu thụ đại chúng Kuznets (1966) nhấn mạnh sự khác nhau

về bản chất giữa hai giai đọan tăng trưởng theo yếu tố truyền thống và giai đọan phát triển hiện đại, mà chúng ta cần vận dụng Ngoài ra, còn nhiều cách khảo sát khác nữa, qua đó có thể nhìn nhiều mặt khác của các giai đọan phát triển Chẳng hạn, thay đổi về sự dịch chuyển lao động từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại, từ sự phát triển chủ yếu tăng đầu vào (như tư bản, lao động) sang phát triển theo năng suất tổng hợp dựa trên công nghệ, kỹ thuật, từ phân phối thu nhập bất bình đẳng sang phân phối bình đẳng hơn, v.v

Đối với Việt Nam trước đổi mới là thời kỳ kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (chiếm hơn 70% lao động), nhưng năng suất rất thấp Tỉ lệ tiết kiệm (trong GDP) hầu như bằng không

và tỉ lệ đầu tư rất thấp, vốn đầu tư chủ yếu nhờ viện trợ của Liên Xô cũ và các nước Đông

Âu Hơn nữa, ít nhất 60% dân số là nghèo (poverty line) Từ cuối thập niên 1980 đến nay, Việt Nam vừa phải giải quyết các vấn đề phát triển (development), vừa nỗ lực chuyển sang kinh tế thị truờng (transition) định hướng XHCN Hơn 20 năm đổi mới, cơ bản Việt Nam

đã vượt khỏi cái bẫy nghèo và quá trình cải cách chuyển sang kinh tế thị truờng đã đạt được một số thành quả

15 Douglass C North, nhà kinh tế đọat giải Nobel năm 1993, là người tiên phong trong nghiên cứu về sự liên hệ giữa

cơ chế và thành quả phát triển kinh tế

16 Xem World Bank (2003), Ch 3, nhất là Figure 3.1 ở trang 38

Trang 24

Về mặt cơ chế, giai đoạn 1986-2009 là thời kỳ cú tớnh chất cởi trúi những ràng buộc

để cỏc tỏc nhõn, cỏc chủ thể kinh tế cú điều kiện phỏt huy năng lực sản xuất Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), kinh tế tư nhõn đã được nhận thức dưới ánh sáng mới Luật Doanh nghiệp tư nhân được ban hành năm 1990, Nghị định số 221/HĐBT năm 1991, Khoỏn 10 trong nụng nghiệp (Nghị quyết số 10 của Bộ Chớnh Trị năm 1988), Luật đầu tư nước ngoài (tu chỉnh nhiều lần) và Luật doanh nghiệp (tu chỉnh nhiều lần) đều nhằm cởi trúi dần cỏc ràng buộc đối với họat động của doanh nghiệp Do đú, cơ chế được xõy dựng khụng khú khăn, phần lớn chỉ là quyết tõm chớnh trị của lónh đạo Nhưng nếu cỏc chớnh sỏch, cơ chế này được xõy dựng và thực thi nhanh hơn, dứt khúat hơn, thỡ tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều Mặt khỏc, nếu chiến lược đổi mới được thực hịện trong thời gian ngắn hơn và chuẩn bị một

cơ chế mới chất lượng cao hơn, thỡ kinh tế Việt Nam sẽ trỏnh được cỏc khú khăn trờn con đường CNH, HĐH bền vững Từ thực tiễn đú, xõy dựng một hệ thống cơ chế mới nhằm CNH, HĐH nụng nghiệp, nụng thụn bền vững là nhõn tố rất quan trọng Ba tiền đề quan trọng để cú cơ chế mới chất lượng cao

Một là, bảo đảm tớnh dõn chủ trong việc họach định cỏc chiến lược, chớnh sỏch Lónh

đạo chớnh trị quyết định cuối cựng và chịu trỏch nhiệm về quyết định, nhưng phải trờn cơ

sở bàn bạc rộng rói giữa cỏc chuyờn gia, giới ngụn luận và cỏc thành phần khỏc của xó hội Tham gia là một thuật ngữ được cỏc nhà nghiờn cứu về cơ chế nhấn mạnh và nghiờn cứu thực chứng cho thấy, chiến lược, chớnh sỏch về cỏc vấn đề phỏt triển kinh tế, xó hội nếu cú

sự tham gia của cỏc thành phần xó hội liờn quan đều mang lại hiệu quả kinh tế, xó hội cao Ngay cả những dự ỏn nhỏ trong viện trợ (như xõy đường, xõy cầu), hiệu quả và tớnh bền vững cũng được bảo đảm nếu cú sự tham gia của cư dõn liờn hệ trong quỏ trỡnh thiết kế, thực thi dự ỏn Cơ chế bảo đảm sự tham gia (participatory institutions) cú chức năng ngăn ngừa những quyết định, những chớnh sỏch phục vụ cỏc nhúm lợi ớch, đi ngược lại lợi ớch chung của đất nước, của đụng đảo nụng dõn và cụng nhõn

Hai là, ý kiến của chuyờn gia được cỏc chớnh khỏch tụn trọng và vận dụng Chớnh trị

gia khụng đưa ra kết luận trước, mà quy trỡnh cần phải ngược lại để cỏc chuyờn gia, cụng luận tỡm cỏch chứng minh rồi chớnh trị gia đưa ra kết luận đú

Trang 25

1987) đưa ra: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại, mà không làm tổn

hại khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organisation for Economic Co-operation and Development

2003) đã chú giải định nghĩa trên: phát triển bền vững là đường lối phát triển trong đó sự cực đại hóa phúc lợi con người của thế hệ ngày nay không làm giảm phúc lợi tương lai

Những định nghĩa trên đều phản ánh đặc tính cơ bản của phát triển bền vững Đây là quan điểm lấy con người là trung tâm; các định nghĩa đều áp dụng lý thuyết công bằng xã hội của Rawls17 vào phân phối tài sản và thu nhập giữa các thế hệ, các giai tầng trong xã hội với nhau Phát triển bền vững có thể xem là một ràng buộc cao nhất trong bài toán tối

ưu kinh tế Hàm ý của các định nghĩa trên là thế hệ hiện tại có thể khai thác tài nguyên cho sản lượng ngày nay và đền bù các thế hệ tương lai với vốn nhân tạo (physical capital) Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển bền vững có ít nhất là ba chiều kích khác nhau

Thứ nhất, phát triển bền vững là sự tăng trưởng bền bỉ của phúc lợi vật chất cho con người Phát triển được xem là bền vững nếu đa số nhân dân có thể hưởng thụ mức sống

ngày càng cao hơn, bao gồm cả số lượng, chất lượng hàng hóa tiêu thụ lẫn sự thư nhàn (leisure) Hiểu phát triển bền vững rộng hơn là dùng chỉ số phát triển con người (HDI)

17 John Bordley Rawls (February 21, 1921 – November 24, 2002) was an American philosopher and a leading figure

in moral and political philosophy

Trang 26

công bằng thay vì sản lượng hay tiêu thụ Chỉ số này bao gổm ba thành phần: tổng sản phẩm chia đầu người điều chỉnh cho sức mua, tuổi thọ và kiến thức Như vậy, phát triển bền vững phải được hiểu là giữ vững tốc độ tăng trưởng vế sản xuất lẫn y tế và giáo dục qua một thời gian dài cho mọi thành viên trong xã hội

Thứ hai của phát triển bền vững liên quan đến sự tiến hóa của môi trường thiên nhiên

vì những hoạt động kinh tế của con người Trong nghĩa này, phát triển được xem là bền

vững nếu tổng giá trị của môi trường thiên nhiên không suy giảm qua thời gian Khía cạnh này, phù hợp với các định nghĩa nêu trên, nhấn mạnh đến vai trò của môi sinh trong quá trình phân phối thu nhập và tài sản giữa các thế hệ

Thứ ba của phát triển bền vững liên hệ đến cấu trúc và tổ chức xã hội Từ quan điểm

này, phát triển được xem là bền vững nếu xã hội luôn giữ được ổn định và hài hòa Nếu nghèo đói di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và nếu khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng tăng, xã hội không thể ổn định trong lâu dài

Nhận thức của các nhà kinh tế về liên hệ nhân quả giữa phân phối thu nhập và phát triển bền vững thay đổi theo thời gian Trước dây, theo lập luận của các nhà kinh tế như Simon Kuznets18 (đoạt giải Nobel kinh tế học năm 1971) và Nicholas Kaldor19, sự gia tăng chênh lệch trong phân phối thu nhập và tài sản là điều tất yếu trong bước đầu của phát triển kinh tế Biểu đồ Kuznets cho thấy sự liên hệ giữa chỉ số Gini và thu nhập chia đầu người

có hình chữ U ngược, nghĩa là chỉ số Gini là hàm tăng (giảm) của thu nhập chia đầu người khi thu nhập chia đầu người nhỏ (lớn) hơn một mức tới hạn nào đó Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu gần đây, dựa trên số liệu tốt hơn, cho thấy chênh lệch thu nhập làm giảm

18

Simon Smith Kuznets (April 30, 1901 – July 8, 1985) was a Russian American economist at the Wharton School of the University of Pennsylvania who won the

1971 Nobel Memorial Prize in Economic Sciences "for his empirically founded

interpretation of economic growth which has led to new and deepened insight

into the economic and social structure and process of development"

19

Nicholas Kaldor, Baron Kaldor (Budapest, 12 May 1908 ­ Papworth Everard,

Cambridgeshire, 30 September 1986) was one of the foremost Cambridge economists

in the post­war period He developed the famous "compensation" criteria called Kaldor­Hicks efficiency for welfare comparisons (1939), derived the famous

cobweb model and argued that there were certain regularities that are

observable as far as economic growth is concerned (Kaldor's growth laws)

Trang 27

mức tăng trưởng kinh tế, và ngược lại, tăng trưởng kinh tế không có tác động tiêu cực trên

sự thay đổi của mức phân hoá giàu nghèo

1.3 Kinh nghiệm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững ở một số nước

Trong lịch sử phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của thế giới, có nhiều vấn đề lặp lại ở các quốc gia khác nhau Thành công và thất bại của quốc gia đi trước là tài sản vô giá cho quốc gia đi sau Hồ Chí Minh (19/5/ 1890 – 2/9/1969), Chulalongkorn Đại đế (20/9/1853 – 23/1/ 1910)20 bôn ba năm châu bốn biển tìm đường cứu nước Thậm chí có một số quốc gia đã tổ chức đi học tập kinh nghiệm quốc tế một cách hệ thống như Pyotr Đại Đế21 Triều đình nhà Nguyễn (triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802, chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945) đã bác bỏ đề nghị chương trình phát triển theo kinh nghiệm phương Tây của Nguyễn Trường Tộ22

Hơn 140 năm nay, tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ vẫn để lại cho chúng ta bài học quý giá: “Thời thế vận hội trong thiên hạ đã đến lúc tiến dần thời tráng thịnh, tung hoành bốn phương Giả sử như có một nước nào ngày nay muốn đóng cửa, không tiếp khách để hưởng yên vui một mình cũng không thể được Bởi vì, không đến với người, người cũng đến với ta Nếu ta không thể chặn bước người tiến tới, thì chúng ta phải cất bước tiến lên”23 Trong tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xôviết, V.I.Lenin đã

kêu gọi phải học chủ nghĩa tư bản, ‘‘phải áp dụng rất nhiều yếu tố khoa học và tiến bộ trong phương pháp Taylo’’24 Lênin cho rằng, không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm tổ chức quản lý, thì không thể nào chuyển lên CNXH được, vì CNXH đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một năng xuất lao động cao hơn năng suất của CNTB dựa trên cơ sở những

20 Chulalongkorn Đại đế là vị vua thứ 5 của triều Chakri của Thái Lan Ông được xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất của Xiêm La và cũng được thần dân gọi là "Đức vua vĩ đại kính yêu"

21 Pyotr I (10 tháng 6, 1672 tại Moskva – 8 tháng 2, 1725 tại Sankt-Peterburg) là Sa hoàng của nước Nga cũ và sau

đó là Hoàng đế của Đế quốc Nga, được tôn là Pyotr Đại đế (hay Pi-e Đại đế, Pie Đại đế, Pyotr Velikiy)

22 Nguyễn Trường Tộ: (1828 – 1871) là một chí sĩ, danh sĩ, kiến trúc sư và là một tín đồ Công giáo yêu nước

23 Xem "Nguyễn Trường Tộ: Con người và di thảo", Trương Bá Cần, NXB TP.HCM, 1998

24 V.I.Lênin: Toàn tập, Tập.36, Nxb TB, Mátxcơva, 1977, tr.231

Trang 28

kết quả, mà CNTB đã đạt được Lênin nhấn mạnh, phải học KH & CN, tổ chức lãnh đạo quản lý, giáo dục và đào tạo Đó là nhiệm vụ mà chính quyền xôviết phải đặt ra trước nhân dân với tất cả tầm vóc của nó Nước cộng hòa Xôviết phải tiếp thu cho bằng được tất cả

những gì quý giá nhất của CNTB

1.3.1 Kinh nghiệm Trung Quốc: Trung Quốc là một nước ở khu vực Đông Á, nước

đông dân nhất thế giới (1,306.313.812 tỷ người) là nước lớn nhất trong khu vực Đông Á Sau những thất bại bi thảm về kinh tế đầu thập niên 1960, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc đã bầu Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước, nhưng Mao Trạch Đông vẫn nắm chức chủ tịch Đảng Dưới ảnh hưởng chủ yếu của Lưu Thiếu Kỳ, Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách kinh tế, mở đầu từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12/1978) Đây là cuộc cải tổ nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập

trung sang kinh tế thị trường XHCN mang đặc sắc Trung Quốc theo hình thức kinh tế hỗn

hợp

CNH nói chung và CNH nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở Trung Quốc kể từ sau cải cách năm 1978 đã mang lại rất nhiều thành tựu Nông nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao Giai đoạn 1983-2000, GDP của nông nghiệp Trung Quốc tăng tới 7,1 lần

Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp Trung Quốc đã cho phép không những đảm bảo được an ninh lương thực, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông đường cao tốc, đường sắt và đường biển Nhờ đó, chi phí vận tải từ miền Tây sang miền Đông giảm xuống chỉ còn ở mức 20-30% so với trước đây, thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Trung Quốc Những chính sách mới từ năm 1984 như phi tập thể hóa, nâng giá nông sản, cho phép và mở rộng buôn bán vật tư tư

do đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng Theo đánh giá của các nhà kinh tế Trung Quốc 40% đóng góp cho tăng trưởng nông nghiệp là do đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; 40% là do áp dụng tiên bộ kỹ thuật, cải tiến quản lý và kết cấu hạ tầng; 20% là nâng cao giá nông sản CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Trang 29

1/Kinh nghiệm giải quyết việc làm thành công ở nông thôn Trung Quốc Quá trình

CNH nông nghiệp, nông thôn, việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của Trung Quốc Trong giai đoạn 1985-1990 đã có khoảng 15 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị Trong giai đoạn 2000-2008 con số này từ 78 triệu người lên 132 triệu người, làm cho

tỷ lệ lao động nông thôn di cư ra thành thị trong tổng lao động đang làm việc ở đô thị tăng

từ 36,9% lên 46,7% Những bức xúc về việc làm ở nông thôn đôi dư đã buộc Chính phủ phải tìm cách giải quyết Bài học kinh nghiệm lớn nhất là Chính phủ, chính quyền các cấp

và nông dân đã tập trung phát triển xí nghiệp hương trấn25, đồng thời xây dựng thêm nhiều thành phố trên địa bàn nông thôn Trong giai đoạn 1990-2000 số lượng thành phố tăng từ

479 lên 667, số lượng thị trấn từ 11.000 lên 19.000 Sự hình thành và phát triển của hệ thống doanh nghiệp hương trấn đã thu hút nhiều lao động, tạo thu nhập cho nông thôn Tỷ

lệ đóng góp của công nghiệp hương trấn vào công nghiệp quốc gia tăng từ 20% năm 1988 lên 40% năm 1994 Trong giai đoạn 1978-1995 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của công nghiệp hương trấn đạt mức 24,7%/năm, thu hút khoảng 130 triệu lao động

2/Kinh nghiệm rút lao động khỏi nông nghiệp Những thay đổi trong cơ cấu kinh tế và

thực hiện ứng dụng tiến bộ KH & CN, số lượng và tỷ trọng lao động nông nghiệp ở Trung Quốc đã không ngừng giảm từ 391 triệu người năm 1991 còn 340 triệu người năm 2005

Tỷ trọng lao động nông nghiệp cũng không ngừng giảm từ 68% năm 1990 còn 50% (năm 1998), 45% năm 2007 Sự phát triển của nông nghiệp, nhất là các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn đã góp phần giảm lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 380 USD năm 1990 lên tới

800 USD (1998), 1.700 USD năm 2008

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thừa lao động nông thôn Quá trình CNH, đô thị hóa nông thôn nhanh chóng đã và đang đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết như nguồn lực tài chính để tạo việc làm thu hút lao động, phát triển giáo dục đào tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng Tình trạng khiếu kiện, biểu tình phản đối lấy đất, chống tham nhũng, chống gánh nặng thuế khóa, số vụ việc tăng 8,7 nghìn vụ năm 1993 lên 32 nghìn vụ (1999), 60 nghìn

vụ (2003) 87 nghìn vụ năm 2005 Nông dân đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng của xã

25

Xí nghiệp hương trấn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ Có tới 99% xí nghiệp hương trấn có không quá 50 lao động, thành lập từ sau cải cách 1978.

Trang 30

hội Trung Quốc Sức hút của đô thị đang đe dọa sự đổ vỡ của các cộng đồng nông thôn đặc biệt ở miền Tây

3/ Vấn đề cần tránh là ô nhiễm môi trường Quá trình CNH với tốc độ cao ở Trung

Quốc đã có tác động tiêu cực rất lớn tới môi trường Hiện nay, Trung Quốc đang là quốc gia đứng đầu thế giới về mức độ ô nhiễm không khí và nguồn nước, gây ra nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc (Xem thêm biểu đồ 1.1) 70% sông ngòi và 90% các con sông trong thành phố bị ô nhiễm, 150 triệu tấn rác được tư do thải về nông thôn, các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sa mạc hóa, lũ lụt, hạn hán quy mô lớn đang ngày càng trở thành nghiêm trọng, làm gia tăng bức xúc xã hội Chỉ riêng trong năm 2005 đã có 51.000 vụ mâu thuẫn dân sự về môi trường

1.3.2 Kinh nghiệm Nhật Bản Nhật Bản là một trong những quốc gia Đông Á sớm

phát triển theo con đường CNH, trước hết CNH nông nghiệp nông thôn Trong thời kỳ đầu của CNH, nông nghiệp được chú trọng với tư cách là ngành kinh tế tạo cơ sở cho CNH Trong giai đoạn 1889-1940, nông nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình hàng năm là 1,3%, nhờ đó đã cung cấp vốn, lương thực, nguyên liệu và lao động cho phát triển công nghiệp, mà không ảnh hưởng xấu đến thu nhập của nông dân Đồng thời sự phát triển của nông nghiệp còn tạo ra nguồn nông sản lớn cho xuất khẩu để thu ngoại tệ và nhập khẩu công nghệ đẩy nhanh CNH Từ CNH nông nghiệp nông thôn ở Nhật Bản có thể rút ra một

số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

1/CNH của Nhật Bản, trước hết thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhờ

chủ trương đúng đó, năng suất lao động nông nghiệp đac tăng nhanh và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo việc làm và thu nhập cho nông dân Quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn diễn ra theo hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh

tế ngành nông nghiệp, trong đó đặc biệt chú trong phát triển tương đối nhanh ngành chăn nuôi và các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn

2/ Kinh nghiệm phát triển KH & CN nông nghiêp theo hướng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm đất Trong điều kiện của một quốc gia có quỹ đất nông nghiệp rất

hạn hẹp, Nhật bản đã chú trọng phát triển KH & CN nông nghiêp theo hướng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm đất Đồng thời, đẩy mạnh công tác khuyến nông và đào tạo tay nghề cho nông dân nhằm phổ biến rộng rãi trong nông dân các công nghệ canh tác

Trang 31

tiết kiện ruộng đất Để phát triển KH &CN và giáo dục đào tạo cho nông dân ở nông thôn, Nhật bản đã khuyến khích phát triển các mô hình liên kết đào tạo có địa chỉ giữa các chủ thể sản xuất nông nghiệp với các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dậy nghề

3/ Kinh nghiệm đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn

Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ cho xuất khẩu, Nhật Bản đã đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn Trong đó, ban đầu đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, nhờ đó đã tạo ra những thuận lợi lớn cho hoạt động sản xuất của nông dân Nỗ lực lớn của Chính phủ và chính quyền các cấp là thực hiện các chính sách có lợi cho nông dân

4/Chính sách đất đai được thực hiện theo chủ trương chia đều đất cho nông dân

Chính sách đó đã góp phần tạo ra nền sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ là chủ yếu Sau đó, HTXNN đã trở thanh chủ thể hỗ trợ đắc lực đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của các hộ nông dân Hiện nay, 100% nông dân Nhật Bản đã vào HTXNN, vốn đầu tư trung bình của một HTX là 5 triệu USD Tổng vốn đầu tư của các HTXNN là 12,52 tỷ USD HTXNN được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, đảm bảo lợi ích ngày càng tăng cho nông dân

5/Kinh nghiện đưa công nghiệp lớn từ đô thị về nông thôn Quá trình CNH nông

nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản thực hiện song hành với quá trình giải phóng lao động nông nghiệp Do đó, số lao động được rút ra từ nông thôn đến các đô thị lớn rất ít Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH (1878-1912) công nghiệp chỉ thu hút số lao động bổ sung ngang bằng mức tăng dân số tự nhiên Lao động nông nghiệp giảm từ 15,5 triệu người xuống 14,5 triệu người Để giải quyết vấn đề lao động dôi dư ở nông thôn, Chính phủ Nhật Bản đã chủ động thực hiện chính sách đưa công nghiệp lớn từ đô thị về nông thôn trên cơ sở đặc thù của từng vùng nông thôn, bao gồm cả các ngành công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa chất Ngay

từ năm 1883 đã có tới 80% số nhà máy lớn được xây dựng ở nông thôn Để tạo thuận lợi đưa công nghiệp, Chính phủ đã tập trung phát triển kết cấu hạ tầng và nguồn nhân lực nông thôn, nhất là giáo dục đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho nông dân Đồng thời khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn Nhờ đó, tỷ lệ lao động nông thôn tham gia hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của Nhật Bản tăng từ 30% năm 1883 lên 66% năm 1960 Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động phi

Trang 32

nông nghiệp tăng từ 30% năm 1950 lên 90% năm 1995, thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân Nhật Bản

6/ Kinh nghiệm công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, tiếp biến kinh nghiệm quốc tế Năm khởi đầu của cải cách Minh Trị

(1868)26 là thời điểm xuất phát của quá trình CNH, HĐH ở Nhật Bản Một trong những đặc

trưng của văn hoá Nhật Bản khác với phương Tây là tính chất cộng đồng khép kín trong ứng xử xã hội, tính cạnh tranh cá thể tương đối yếu Với đặc trưng đó, Nhật Bản tìm con

đường đi riêng của mình Đó là phát huy đến mức tối đa sức mạnh văn hoá dân tộc Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Minh Trị đã từng hình thành hai quan điểm đối nghịch nhau Một bên gay gắt phê phán văn hoá dân tộc là bảo thủ, lạc hậu Điển hình cho quan điểm này là Arinori Mori27 Dưới ảnh hưởng của khuynh hướng này, đã có thời người Nhật rất tích cực

cổ vũ cho tư tưởng "thoát Á nhập Âu" Trái ngược với A Mori, khuynh hướng do N Motoda đứng đầu, đề cao đến mức cực đoan những giá trị văn hoá truyền thống Chính nhờ

sự cọ xát của những quan điểm cực đoan ấy, người Nhật đã dần dần nhận ra phương thức cần thiết cho họ, tiêu biểu là Yukichi Eukuzawa28 và Keyu Nakamura Khác với khuynh hướng cực đoan, Yukichi Fukuzawa thừa nhận những hạn chế, lạc hậu của văn hoá truyền thống, nhưng lại coi đó chính là cái nền để HĐH Nhật Bản, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Từ những tư tưởng đó, người Nhật đã tìm ra một phương châm chung cho công cuộc cải cách, gói gọn trong 4 chữ Hoà Thần Dương Khí (tinh thần/thần thái Nhật Bản kết hợp với khí cụ/ phương thức Tây phương)

7/ Kinh nghiệm khai thác triệt để nhân tố con người Nhân tố con người được người

Nhật khai thác triệt để trong việc tổ chức công ty và các xí nghiệp sản xuất kinh doanh Tiến sĩ Wiliam Ouchi, giáo sư trương đại học Los Anggeles (Mỹ) đã từng nhận xét sát đáng: Người phương Tây có ý thức thuộc về công nghệ và khoa học, nhưng không có sự thay đổi lớn quan niệm về con người Chính phủ có thể cấp hàng trăm triệu đôla cho nghiên cứu khoa học, ủng hộ sự phát triển tư tưởng kinh tế phức tạp, nhưng trong thực tế không có kinh phí cho việc nghiên cứu tính cách về cách quản lý và tổ chức lao động của

26 Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji Tennô) là biệt hiệu của hoàng đế Nhật Bản Mưtxưhitô (Mutsuhito) người tiến hành cuộc duy tân ở Nhật Bản năm 1868, mở đầu thời kỳ chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa

27 Mori Arinori (August 23, 1847 – February 12, 1889) was a Meiji period Japanese statesman, diplomat and

founder of Japan's modern educational system

28 Fukuzawa Yukichi (1835­1901) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại Những tư tưởng về chính trị, xã hội, kinh tế mà Fukuzawa truyền bá đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản cận đại

Trang 33

con người Đó chính là điều chúng ta phải học tập người Nhật Trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc khoa học tổ chức doanh nghiệp của phương Tây và thấu hiểu tính cách con người, Nhật Bản đã không chạy theo giải toả sức sáng tạo cá nhân, khuyến khích phát triển thị trường lao động tự do, mà phát huy tối đa sức mạnh cộng đồng Họ dung hợp quy luật cạnh tranh với những chuẩn mức trương trợ cộng đồng vốn có trong xã hội nông nghiệp truyền thống để xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con theo nguyên tắc gia đạo Để xây dựng mô hình này, các doanh nghiệp Nhật đã sử dụng hàng loạt các chuẩn mực của văn hoá truyền thống Các doanh nghiệp, trang trại Nhật Bản xây dựng chế độ làm việc suốt đời và khuyến khích cha truyền con nối Với cách làm này họ đã biến các doanh nghiệp, trang trại thành một tập thể, mà mỗi thành viên đều thấy mình phải đem hết tài năng và công sức ra để xây dựng Trong từng doanh nghiệp, giá trị tập thể luôn luôn được

đề cao, không phải bằng khẩu hiệu mà bằng cơ chế điều tiết Một trong những biểu hiện rõ nhất là chế độ quyết định tập thể (ringi) Khi cần có một quyết định quan trọng, lãnh đạo

doanh nghiệp tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có cơ hội tham gia Ông chủ không

nêu ý định của mình, mà giao việc làm quyết định cho bộ phận hữu quan Người nhận trách nhiệm khởi thảo là một nhân viên trẻ Quyết định khởi thảo đó được truyền tay tất cả mọi thành viên để góp ý kiến, theo nguyên tắc từ dưới lên Quá trình xây dựng quyết định theo kiểu ringi tuy mất thời gian, kinh phí và sức lực, nhưng là cách làm độc đáo của người Nhật và thực tế có hiệu quả rất cao Điều quan trọng nhất là tất cả mọi thành viên đều có cảm giác mình được trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng quyết định Khi đem ra triển khai, chắc chắn sẽ có sự thống nhất và quyết tâm thực hiện cao của cả tập thể Mặt khác, đây còn là phương thức đào tạo cán bộ trẻ Lối trả lương ở Nhật Bản cũng khá đặc biệt Ở Nhật Bản, lương chỉ thể hiện ở "phần cứng" và kèm theo đó là nguyên tắc mở: nếu cá nhân trong tháng, trong năm làm ăn tốt, thì mỗi thành viên sẽ còn được những khoản tiền thường với giá trị tuỳ thuộc vào mức độ hiệu quả công việc được giao Chính nguyên tắc mở này

là động lực kích thích mọi người dốc sức làm việc gắn chặt với lợi ích Cùng với những biện pháp kích thích vật chất, các công ty Nhật rất chú trọng xây dựng triết lý doanh nghiệp, tạo dựng văn hoá doanh nghiệp, lấy đó là bệ đỡ tinh thần cho mối quan hệ thân mật, gắn bó với nhau trong công việc Nhìn trên bình diện rộng, Người Nhật đã khai thác

và phát triển triệt để những truyền thống tích cực của văn hoá truyền thống ở nông thôn Trong số đó phải kể đến hiếu học và trọng học Trình độ nguồn nhân lực Nhật Bản được xếp vào loại cao nhất thế giới và là một nhân tố cực kỳ quan trọng dẫn tới thành công của

Trang 34

họ trong công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Trong quá trình CNH, HĐH, điều quan trọng là tìm hiểu xem họ có xử lý vấn đề này theo quan niệm và phương thức nào Nhận thức người Nhật có quan niệm khá độc đáo về con người và sản phẩm sáng tạo ra nó

- văn hoá Họ cho rằng văn hoá như một thứ gien của một dân tộc, "di truyền" từ thế hệ này sang thế hệ khác và là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác Giống như trong đời sống sinh học gien - văn hoá không phải nhất thành bất biến, mà được hình thành do một quá trình lâu dài, trong ứng xử thường xuyên (counteration), thích ứng (adaptation) với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử Gien - văn hoá có thể biến đổi, thậm chí đột biến Nhưng đã là gien, thì luôn chứa những nhân tố trường tồn Với ý nghĩa đó, một mặt phải coi bản sắc văn hoá là một thực thể khách quan Nhưng mặt khác, không nên coi đó là cái ngưng đọng bất biến Bởi vậy một cách làm phù hợp khoa học là nghiên cứu để hiểu thật thấu đáo bản sắc văn hoá dân tộc để rồi chủ động tác động vào những mặt hạn chế để chúng cũng có thể phục vụ được cho cuộc sống hiện tại Cách đó được gọi là xử lý văn hoá theo quan điểm Hightech (công nghệ cao) Theo quan điểm này, với trình độ của công nghệ hiện đại, ngay cả rác thải cũng có thể tái chế lại thành vật dụng hữu ích, huống hồ những giá trị văn hoá đã từng được kết tinh, truyền lại từ bao thế hệ Từ suy nghĩ đó có thể rút ra một nhận xét có tính phương pháp luận là con người là vốn quý và mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng của mình, nếu biết khai thác tối đa nguồn lực con người, biến tất cả những gì có trong di sản văn hoá truyền thống, thì sức mạnh của dân tộc trong sự nghiệp CNH, HĐH sẽ tăng lên gấp bội

1.3.3 Kinh nghiệm Hàn Quốc Hàn Quốc nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều

Tiên Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía Tây và Nam Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biển lớn thứ hai thế giới Khí hậu ôn hoà 51% dân số Hàn Quốc có tín ngưỡng tôn giáo Trong số này 49% theo đạo Phật, 49% theo Kitô giáo, 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anh cho học sinh Sau này tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính

Sau Chiến tranh Triều Tiên (1953), kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng, là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại

Trang 35

Từ một nước nghèo trở thành một trong những nước giàu GDP bình quân đầu người tăng

từ 100 USD (1963) lên 10.000 USD (1995), 25.000 USD (2007), 30.000 USD năm 2008

Sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", hiện nay, huyền thoại này vẫn tiếp tục được khẳng định Theo Goldman Sachs29, Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006 Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Hàn Quốc là kinh tế thị trường, nhưng sự điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng

Với những thành công của quá trình CNH dồn nén (compressed industrialization), Hàn Quốc là một mẫu hình phát triển cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Những bài học của Hàn Quốc, cả những bài học thành công và những bài học thất bại đều giúp ích cho Việt Nam một nước đang bắt đầu bước vào quá trình CNH đất nước Trong thập kỷ 1960-1970, quá trình đẩy mạnh CNH với chiến lược tạm thời bỏ rơi nông nghiệp

đã làm cho nền kinh tế Hàn Quốc trở thành nền kinh tế mất cân đối: thành thị phát triển rất nhanh trong khi nông thôn ngày càng lạc hậu Bức tranh nông nghiệp Hàn Quốc khá ảm đạm với những cánh đồng khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp; tư duy canh tác của người nông dân vẫn manh mún, lạc hậu Tình trạng mất cân bằng trong phát triển kinh tế thúc đẩy quá trình di cư ra thành thị của dân cư nông thôn

Từ 1971-1976, việc thực hiện chính sách tăng trưởng cân đối, sử dụng đầu tư để kích thích tinh thần, phát huy nội lực nông dân, đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tăng năng suất lao động và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh chăn nuôi và ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn Nhờ đó, vừa đảm bảo việc làm và thu nhập cho nông dân vừa làm cho khoảng cách phát triển giữa nông nghiệp và công nghiệp, thành thị và nông thôn được thu hẹp dần

29

Goldman Sachs was founded in 1869 by German immigrant Marcus Goldman

Trang 36

Thời đại CNH, HĐH của Hàn Quốc bắt đầu từ khi Park Chung-hee30 nắm chính quyền (năm 1961) Chế độ Park Chung-hee kéo dài đến hết thời Chun Doo-hwan, trải qua mấy biến cố chính trị sôi động, đến năm 1987, Hàn Quốc đã thành công trong việc chuyển sang thể chế dân chủ bằng cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên Năm 1988, Hàn Quốc tổ chức thành công Thế vận hội Seoul và năm 1996 được kết nạp vào khối OECD Từ lúc bắt đầu

kế họach phát triển đến khi trở thành thành viên của tổ chức các nước tiên tiến, Hàn Quốc chỉ mất có 35 năm! Nếu kể từ khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, thì cũng chỉ có 43 năm Tại sao Hàn Quốc thành công trong quá trình CNH, HĐH, chuyển từ giai đọan tăng trưởng ban đầu sang giai đọan tăng trưởng bền vững Từ góc độ tham khảo cho Việt Nam, có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam sau đây:

1/Bài học phát triển KH &CN, dạy nghề, cung cấp tín dụng cho nông thôn Để thúc

đẩy tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 30% vốn viện trợ tái thiết của Mỹ đầu tư cho KH & CN, dạy nghề, cung cấp tín dụng cho nông thôn Đồng thời, tăng cường phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn như xây dựng các viện nghiên cứu về nông nghiệp, hệ thống đường sắt, đường bộ, thủy lợi, thông tin liên lạc, hệ thống điện nông thôn Đến năm 1960 đã có tới 70% nông dân được dùng điện với giá ngang mức thành thị

2/Kinh nghiệm xây dựng mô hình tổ chức Làng Mới (Saemaul Undong)

Hộp1.1: Chương trình Làng Mới (Saemaul Undong) Tại Hàn Quốc

30 Park Chung-hee (1917 - 1979) là tổng thống thứ ba của Hàn Quốc, từ 17 tháng 12, 1963 đến 26 tháng 10, 1979

Trang 37

mô hình tổ chức ‘làng mới’ bằng cơ chế để nông dân tự bầu Ủy ban phát triển làng Xem

về sau thực hiện chính sách nhà nước và dân cùng làm Đến 1973, đầu tư của nông dân cho phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đã tăng gấp 10 lần đầu tư nhà nước Hỗ trợ của nhà nước cho nông thôn dần được chuyển sang các hình thức cho vay và trợ cấp Phát triển công nghiệp nông thôn dựa vào phát triển các nhà máy vệ tinh cho các tập đoàn kinh tế Đây chính là sự nối kết giữa nông thôn và thành thị theo nguyên tắc thành thị phát triển sẽ đem đến sự phồn thịnh cho nông thôn Đầu tư của Chương trình làng mới được tập trung vào xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm giúp hình thành các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời làm

Mỗi làng bàu ra “Ủy ban Phát triển Làng mới gồm 5 đến 10 người” có 2 người (một nam, một nữ) có

uy tín nhất được bàu là đồng chủ tịch Để đảm bảo thực sự của dân, cá nhân lãnh đạo nông dân không là

thành viên đảng phái chính trị, ủy ban độc lập với cơ quan hành chính nhà nước Ủy ban tổ chức họp

bàn để lập kế hoạch và quản lý dự án phát triển mọi vấn đề liên quan đến chương trình phát triển nông

thôn Ở Trung ương, Bộ trưởng bộ Nội vụ đứng đầu Ủy ban với 12 thành viên là Thứ trưởng các Bộ Kế

hoạch Kinh tế, Ngoại giao, Giáo dục, Nông nghiệp và Thủy sản, Thương mại và Công nghiệp, Xây

dựng, Y tế và các vấn đề xã hội, Thông tin và Văn hóa

Tùy khả năng nhà nước đầu tư, tất cả các làng được chọn ngẫu nhiên và nhận tiền hỗ trợ của nhà nước

rót trực tiếp cho làng Thông qua điều hành của Ủy ban phát triển làng, tiền hỗ trợ của nhà nước được

phối hợp với sự đóng góp của dân, do dân quản và sử dụng Sau một năm, chương trình được tiến hành

đánh giá khách quan do các đại diện các làng được nhà nước đầu tư bầu chọn và công khai công bố

danh sách các làng thực hiện tốt trên các phương tiện thông tin Làng làm tốt được nhà nước tiếp tục hỗ

trợ Quá trình đầu tư từng bước từ thấp đến cao tùy theo hiệu quả của mỗi làng Thực tế làng làng thi

đua, ai cũng muốn làm tốt Cuối cùng, tất cả các vùng nông thôn đều phát triển Ủy ban phát triển làng

hoạt động mạnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống, nhà nước phối hợp chặt chế với dân cả về

đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội văn hóa tinh thần Chương trình vừa là phong trào quần chúng vừa là

kế hoạch của nhà nước

Sau 20 năm, phong tào Saemaul Undong xây dựng xong nền tảng nông thôn hiện đại với kết cấu hạ

tầng kinh tế, xã hội phát triển 84 % rừng của Hàn Quốc được phủ kín cây xanh trong giai đoạn đó sau

30 năm môi trường và cuộc sống của nông dan nông thôn Hàn Quốc đã được cải thiện rõ rệt, sản xuất

kinh doanh phát triển Xã hội nông thôn phát triển bền vững có khả năng tự tích lũy, đầu tư và tự phát

triển

Trang 38

tăng năng suất nông nghiệp, làm ổn định đời sống của người dân làm nông nghiệp, không tạo ra các mâu thuẫn khi lao động được rút sang hoạt động phi nông nghiệp Nhờ sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, đến năm 1970 Hàn Quốc đã có 80% nông hộ nhà lá, 27% nông hộ

có điện Đến năm 1975, 100% nông hộ đã ngói hóa, 98% có điện Đến năm 1982 hạ tầng nông thôn đã hoàn thành Kinh tế hợp tác phát triển, doanh thu tăng 50 lần trong giai đoạn 1972-1980 Nhờ Chính phủ cung cấp tín dụng, vật tư, tiếp thị, bảo hiểm, cho vay ưu đãi,

ưu tiên cấp điện, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức hiệp hội, thành lập các xí nghiệp làng mới ở

nông thôn Đầu thập kỷ 1990, gần 6.700 xí nghiệp công nghiệp nông thôn ra đời thu hút nhiều lao động nông thôn góp phần giải quyết về cơ bản vấn đề lao động nông nghiệp dôi

4/ Kinh nghiệm tăng trưởng kinh tế bền vững Trong bối cảnh tác động của khủng

hoảng tài chính từ Mỹ, Chính phủ Hàn Quốc vẫn khẳng định sẽ xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trong thế kỷ 21, làm động lực để góp phần khôi phục kinh tế Nông nghiệp được coi là lĩnh vực trọng yếu trong việc duy trì sự tồn tại của quốc gia, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực Chính phủ xác định: cần có những hỗ trợ cụ thể để ngành nông nghiệp đạt được mục tiêu áp dụng các KH & CN hiện đại Chính phủ sắp xếp lại mạng lưới sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp thực phẩm; cải thiện hệ thống phân phối nông thủy sản; phát triển giao dịch trên mạng Internet giữa nông dân và khách hàng và thành lập những khu đô thị mới tại nông thôn

Ngay từ đầu đã có sự đồng thuận của xã hội về sự cần thiết phải phát triển, phải theo kịp các nước tiên tiến, nhất là theo kịp Nhật Để có sự đồng thuận, năng lực, ý chí và chính sách của lãnh đạo là quan trọng nhất Dù dưới chế độ độc tài, quyết tâm phát triển của lãnh đạo chính trị được thể hiện bằng các chiến lược, chính sách do lớp kỹ trị xây dựng, quan chức được tuyển chọn theo năng lực, người tài được trọng dụng Đặc biệt, Park Chung-hee lập Hội đồng họach định kinh tế (Economic Planning Board) quy tụ những chuyên gia, được giao toàn quyền họach định chiến lược

Trong bối cảnh chung đó, tinh thần doanh nghiệp, nỗ lực học tập kinh nghiệm nước ngoài của giới kinh doanh rất lớn Về chiến lược đuổi bắt công nghệ, ấn tượng nhất là giới doanh nghiệp Hàn Quốc đưa ra khẩu hiệu phải theo kịp khả năng công nghệ của công ty hàng đầu của Nhật Quốc sách theo kịp nước tiên tiến không phải là khẩu hiệu chung chung, mà từng thành phần trong xã hội đều nỗ lực thực hiện

Trang 39

Hàn Quốc xây dựng được một cơ chế rất hiệu quả về quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp Trong quá trình đuổi theo các nước tiên tiến, mục tiêu cụ thể là tích cực đầu tư, tích lũy tư bản, đồng thời bảo hộ các ngành công nghiệp còn non trẻ và đẩy mạnh xuất khẩu để nhập khẩu nguyên liệu, công nghệ Thực hiện vấn đề này, vai trò của nhà nước rất lớn Cũng cơ chế đó, ở nhiều nước khác, doanh nghiệp cấu kết với quan chức để được tiếp cận với vốn vay ưu đãi, với ngoại tệ khan hiếm và với các nguồn hỗ trợ cho xuất khẩu nhằm tham nhũng Nhưng Hàn Quốc đã tránh được tệ nạn đó nhờ có cơ chế minh bạch, nhất quán, công minh có tính kỷ luật cao (discipline) Cụ thể là doanh nghiệp đuợc nhận ưu đãi phải có nghĩa vụ tăng năng lực cạnh tranh Nếu không hòan thành nghĩa vụ sẽ không được hưởng ưu đãi trong giai đọan sau Nói chung, các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau, đưa

ra mục tiêu phấn đấu khả thi mới nhận được ưu đãi của nhà nước

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ sinh viên vào đại học năm 2005 (%)

Nguồn: Asian Development Bank, Online Development Database

Hàn Quốc thực hiện CNH, HĐH trên cơ sở của học tập (industrialization on the basis

of learning) Chính phủ rất nỗ lực trong giao dục, đào tạo, trong việc tạo ra cơ chế để đẩy mạnh nghiên cứu KH &CN và nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình học hỏi nước

11161721

32

43

8291

IndiaVietnam

Indonesia

ChinaMalaysia

Thailand

Taiwan

South Korea

Trang 40

ngoài Tỷ trọng dành cho giáo dục vào cuối thập niên 1950 dưới 10% ngân sách nhà nước, nhưng đã tăng liên tục lên 15-18% trong thập niên 1960, và 19-21% trong đầu thập niên

1980 Tỉ lệ học sinh cấp ba trong độ tuổi thanh thiếu niên tăng từ 34% năm 1965 lên 56% (1975), 91% năm 1984 Tỉ lệ sinh viên đại học trong thời gian đó là 6%, 10% và 26%

Hàn Quốc là một trong những nước có tỉ lệ rất cao trong hai chỉ tiêu: tỉ lệ của sinh viên du học trên tổng số sinh viên trong nước và tỉ lệ nguời du học trở về trên tổng số sinh viên đi du học Tỷ lệ sinh viên vào đại học rất cao so với nhiều nước châu Á như Taiwan, Thailand, China…, xem thêm biểu đồ 1.2 Thành quả này nhờ có các cơ chế liên quan đến việc thi tuyển và đãi ngộ người tài

1.3.4 Kinh nghiệm của Đài Loan Đài Loan là nước lâu nay tự coi mình ở tư thế độc

lập như các quốc gia khác Tuy nhiên, Trung Quốc không công nhận điều này, mà coi Đài Loan là một tỉnh, chờ ngày tái thống nhất với Hoa Lục Từ thập niên 1970 tới nay, Đài Loan lâm tình trạng bị cô lập trên trường ngoại giao Hiện thời, chỉ có 30 nước còn duy trì quan hệ với đảo quốc Những thập niên gần đây, nhờ kinh tế phát triển nhanh chóng, Đài Loan trở thành một trong những nước giàu nhất châu Á, đứng vào hàng ‘‘mãnh hổ kinh tế’’ của vùng Dân số có 22.700.000 người Đối với Việt Nam, bài học kinh nghiệm cụ thể là:

1/ Kinh nghiệm phát triển các ngành sản xuất vật tư nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến nông sản Trong quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ Đài

Loan đã tập trung phát triển các ngành sản xuất vật tư nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu Vào năm 1950, nông nghiệp đóng góp tới 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu, trong đó 70% là nông sản chế biến Giai đoạn 1950-

1960, tỷ trọng nông sản trong giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ 70% Các nhà máy chế biến nông sản hoạt động trên cơ sở ký hợp đồng sản xuất nguyên liệu với nông dân Nông nghiệp phát triển làm tăng thu nhập của nông dân, từ đó cũng tạo ra thị trường nội địa lớn cho công nghiệp

2/ Kinh nghiệm phát triển các nông hội với tư cách là hình thức tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân Để bảo vệ và nâng cao lợi ích của nông dân trong sản xuất nông nghiệp,

Chính phủ đã khuyến khích phát triển các nông hội với tư cách là hình thức tổ chức kinh tế

Ngày đăng: 16/09/2015, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w