1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu quy trình sản xuất đồ hộp cá rô phi (oreochromis niloticus) xông khói ngâm dầu

15 603 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 201,69 KB

Nội dung

Với mục tiêu trên, đề tài được thực hiện với 5 thí nghiệm chính: khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ muối %: đường % trong quá trình ướp muối gia vị, thời gian phút xông khói, thời gian giờ sấy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

BÙI THỊ NGỌC ỬNG

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ HỘP

CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) XÔNG KHÓI

NGÂM DẦU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

BÙI THỊ NGỌC ỬNG

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐỒ HỘP

CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) XÔNG KHÓI

NGÂM DẦU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS TRƯƠNG THỊ MỘNG THU

2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA THỦY SẢN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

GIẤY XÁC NHẬN

(V/v: Chỉnh sửa luận văn tốt nghiệp)

Luận văn tốt nghiệp đại học ngành công nghệ chế biến thủy sản năm 2014

với đề tài “ Nghiên cứu sản xuất đồ hộp cá rô phi (Oreochromis niloticus) xông

khói ngâm dầu”

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HOÀNG MINH TUẤN

MSSV: 2111789

Cán bộ hướng dẫn: Ths TRƯƠNG THỊ MỘNG THU

Đã bảo vệ luận văn trước hội đồng công nghệ chế biến thủy sản vào ngày

11/12/2014 và luận văn này được chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng và cán bộ hướng dẫn

Xác nhận của hội đồng Cần Thơ, ngày 15 tháng 12 năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

Ths Trương Thị Mộng Thu

Trang 4

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT ĐỒ HỘP CÁ RÔ PHI

(Oreochromis niloticus) XÔNG KHÓI NGÂM DẦU

Bùi Thị Ngọc Ửng

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là xây dựng quy trình sản xuất đồ hộp cá rô phi

(Oreochromis niloticus) xông khói ngâm dầu nhằm tạo ra một sản phẩm mới vừa

có giá trị dinh dưỡng cao vừa đa dạng hóa sản phẩm đồ hộp, phù hợp yêu cầu của người sử dụng Với mục tiêu trên, đề tài được thực hiện với 5 thí nghiệm chính: khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ muối (%): đường (%) trong quá trình ướp muối gia

vị, thời gian (phút) xông khói, thời gian (giờ) sấy chín, tỷ lệ (%) dầu: cá, nhiệt độ (0C) và thời gian (phút) thanh trùng đến giá trị cảm quan và chất lượng sản phẩm Các kết quả thí nghiệm trên cho thấy sản phẩm cá rô phi xông khói ngâm dầu đạt giá trị cảm quan tốt nhất khi ướp gia vị với tỷ lệ đường 6% và muối 6%, xông khói

45 phút, sấy chín trong 2 giờ, rót dầu với tỷ lệ 50% dầu: 50% cá và thanh trùng ở nhiệt độ 1180C trong 45 phút Tạo sản phẩm có màu sắc đẹp, mùi đặc trưng, vị hài hòa, cấu trúc tốt

Từ khóa: Đồ hộp, cá rô phi, ngâm dầu, xông khói

1 GIỚI THIỆU

Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng rất lớn về thủy hải sản, được thiên nhiên ưu đãi có hệ thống sông ngòi chằng chịt, do đó sản lượng thủy hải sản của Việt Nam rất phong phú Trong đó, cá rô phi là nhóm cá được nuôi phổ biến trong ao hồ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cá lớn nhanh, có sức chống chịu tốt với bệnh tật, sức sinh sản cao và thích ứng được với sự biến động của các yếu tố môi trường Cá rô phi là loại rộng muối, sống được trong nước ngọt, lợ và

cả nước mặn (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2009) Cá ngâm dầu là một loại sản

phẩm đặc biệt được người tiêu dùng ưa thích nhất là các nước Châu Âu, Châu Mỹ Sản phẩm cá xông khói ngâm dầu cũng được rất nhiều người ưa chuộng (Lê Mỹ Hồng, 2005) Để góp phần nâng cao giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của cá

rô phi, đa dạng hóa sản phẩm cá rô phi trên thị trường, đó là sau khi làm ra sản

phẩm thì người tiêu dùng có thể sử dụng và bảo quản được lâu hơn Sản phẩm đồ

hộp xông khói ngâm dầu rất ngon và bổ dưỡng vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vừa có mùi vị đặc biệt Từ đó tạo ra được sản phẩm phù hợp với khẩu vị

của người tiêu dùng, đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, đó là lý do mà đề tài “Nghiên

Trang 5

cứu sản xuất đồ hộp cá rô phi (Oreochromis niloticus) xông khói ngâm dầu” được

nghiên cứu

2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vật liệu thí nghiệm

Thí nghiệm được nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Bộ Môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản, khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ Nguyên vật liệu: Cá rô phi

(Oreochromis niloticus), các gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu sọ, dầu thực vật),

củi mít và hộp Thiết bị: Cân điện tử, bếp gas, tủ sấy, tủ thanh trùng, thiết bị ghép

mí lon, nồi hấp, thau, rổ, dao, thớt, hệ thống phân tích ẩm, đạm, lipid…Hóa chất: Chloroform, H2O2, H2SO4 đậm đặc, dung dịch H2SO4 0.1N, dung dịch acid boric

và dung dịch NaOH 40%

2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát

Thí nghiệm được tiến hành trên cơ sở thay đổi một nhân tố và cố định các nhân tố còn lại Kết quả của thí nghiệm trước được sử dụng làm thông số cố định cho thí nghiệm tiếp theo Các thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với ba lần lặp lại Quy trình tổng quát sản xuất đồ hộp cá rô phi xông khói ngâm dầu

Cá rô phi sau khi fillet- lạng da rửa sạch ngâm gia vị trong 60 phút, tỷ lệ cá: dung dịch là 1:1 với 10% tiêu, 1% bột ngọt và muối, đường theo từng tỷ lệ khảo sát, sau đó móc treo lên giàn sấy sơ bộ trong 10 phút ở 1000C, xông khói ở nhiệt

độ 85-900C theo từng thời gian khác nhau Sấy chín ở nhiệt độ 800C với các thời gian cần khảo sát Làm nguội, xếp hộp-khối lượng 120 g mỗi hộp, rót dầu theo Hình 1: Quy trình tổng quát sản xuất đồ hộp cá rô phi xông khói ngâm dầu

Ngâm trong dung dịch

Treo lên giàn Sấy sơ bộ

Xông khói

Xếp hộp

Làm nguội

Rót dầu Bài khí, ghép mí Thanh trùng

Bảo ôn Dán nhãn, xếp thùng

Sản phẩm

Làm nguội

Cá rô phi Xử lý Fillet- lạng da Rửa

Sấy chín

Tiêu 10% Muối Bột ngọt 1% Đường

Trang 6

từng tỷ lệ dầu: cá cần khảo sát và đem đi ghép mí hộp Thanh trùng ở nhiệt độ và thời gian khác nhau, sau đó làm nguội và bảo ôn sản phẩm

2.2.2 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ muối (%) và đường (%) trong quá trình ướp muối gia vị đến sự biến đổi giá trị cảm quan và chất lượng sản phẩm cá rô phi xông khói ngâm dầu

Mục đích nhằm chọn ra tỷ lệ muối: đường thích hợp nhất đối với sản phẩm

và tạo giá trị cảm quan cao nhất Thí nghiệm bố trí với 9 nghiệm thức và 3 lần lặp lại Nhân tố A (tỷ lệ muối %) và nhân tố B (tỷ lệ đường %)

A1: 4% A2: 6% A3: 8% B1: 4% B2: 6% B3: 8%

Thí nghiệm được tiến hành theo quy trình ở Hình 1 Cố định các gia vị như tiêu 10%, bột ngọt 1% và ngâm gia vị trong 60 phút với tỷ lệ dung dịch: cá là 1: 1

và tỷ lệ muối: đường theo bố trí thí nghiệm, sau đó sấy sơ bộ 1000C trong 10 phút, xông khói trong 45 phút ở 85-900C và sấy chín trong 2 giờ ở 800C, rót dầu với tỷ

lệ dầu: cá là 50%: 50%, thanh trùng ở 1180C trong 45 phút Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm để chọn ra mẫu tốt nhất

2.2.3 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian (phút) xông khói đến sự biến đổi giá trị cảm quan, độ ẩm và chất lượng sản phẩm đồ hộp cá rô phi xông khói ngâm dầu

Mục đích nhằm chọn ra thời gian xông khói thích hợp để sản phẩm có chất lượng tốt nhất Thí nghiệm bố trí với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại

C1: 30 phút C2: 45 phút C3: 60 phút C4: 75 phút

Thí nghiệm được tiến hành theo quy trình ở Hình 1 và tỷ lệ gia vị lấy kết quả thí nghiệm 1 sau đó sấy sơ bộ 1000C trong 10 phút Xông khói 85-900C với thời gian bố trí thí nghiệm, sấy chín trong 2 giờ ở 800C, rót dầu với tỷ lệ dầu: cá là 50%: 50%, thanh trùng ở 1180C trong 45 phút Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm để chọn ra mẫu tốt nhất

2.2.4 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian (giờ) sấy chín đến giá trị cảm quan và chất lượng sản phẩm đồ hộp cá rô phi xông khói ngâm dầu

Mục đích nhằm chọn ra thời gian sấy chín thích hợp để sản phẩm có chất lượng tốt nhất Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại

Trang 7

Thí nghiệm được tiến hành theo quy trình ở Hình 1 và kết quả thí nghiệm 1,

2 Sấy chín ở 800C với thời gian bố trí thí nghiệm Rót dầu với tỷ lệ dầu: cá là 50%: 50%, thanh trùng ở 1180C trong 45 phút Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm để chọn ra mẫu tốt nhất

2.2.5 Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dầu: cá đến giá trị cảm quan và chất lượng sản phẩm đồ hộp cá rô phi xông khói ngâm dầu

Mục đích nhằm chọn ra tỷ lệ dầu: cá thích hợp để sản phẩm có cảm quan và chất lượng tốt nhất Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thúc với 3 lần lặp lại

Thí nghiệm được tiến hành theo quy trình ở Hình 1 và kết quả thí nghiệm 1,2,3 Cá sau khi sấy chín được xếp hộp và rót dầu theo bố trí thí nghiệm Thanh trùng ở 1180C trong 45 phút Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm để chọn ra mẫu tốt nhất

2.2.6 Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ( 0 C) và thời gian (phút) thanh trùng đến giá trị cảm quan và chất lượng sản phẩm đồ hộp cá rô phi xông khói ngâm dầu

Mục đích nhằm chọn ra nhiệt độ và thời gian thanh trùng thích hợp để sản phẩm có cảm quan và chất lượng tốt nhất Thí nghiệm được bố trí với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại

G1: 1180C G2: 1210C H1: 30 phút H2: 45 phút H3: 60 phút

Thí nghiệm được tiến hành theo quy trình ở Hình 1 và kết quả thí nghiệm 1,

2, 3 và 4 Thanh trùng với nhiệt độ và thời gian bố trí thí nghiệm Sau đó tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm để chọn ra mẫu tốt nhất

2.2.7 Khảo sát thành phần hóa học, của sản phẩm sau thời gian bảo ôn 10 ngày

Mục đích nhằm loại ra những sản phẩm bị hư trong thời gian bảo ôn 10 ngày

Chọn sản phẩm tối ưu của thí nghiệm 1, 2, 3, 4, 5 và bảo ôn trong 10 ngày, sau đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa học như: ẩm, đạm, lipid, khoáng

2.3 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Trang 8

Chỉ tiêu Phương pháp

Sấy

Protein

Lipid

Khoáng

Cảm quan

Phương pháp sấy (TCVN 3700-90): xác định hàm lượng ẩm Phương pháp Kjeldalh (TCVN 3705-90): xác định hàm lượng đạm Phương pháp Soxhlet (TCVN 3703-90): xác định hàm lượng lipid Phương pháp đốt (TCVN 5105-90): xác định hàm lượng tro Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan: màu sắc, mùi vị, trạng thái bằng phương pháp đánh giá cảm quan, cho điểm (TCVN 3215-79)

2.4 Phương pháp đánh giá cảm quan sản phẩm

Giá trị cảm quan của sản phẩm được thu thập từ bảng đánh giá theo thang điểm mô tả của 5 thành viên, sau đó được phân tích thống kê cho ra kết quả cuối cùng Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa vào điểm trung bình chưa có trọng lượng

và tổng điểm

Bảng 2: Hệ số quan trọng

Chỉ tiêu Màu sắc Mùi Vị Cấu trúc

Hệ số quan trọng 0,88 1,12 0,8 1,2

Bảng 3: Mô tả sản phẩm đồ hộp cá rô phi xông khói ngâm dầu

Chỉ tiêu Điểm Mô tả

Màu sắc 5

4

3

2

1

Màu vàng nâu đặc trưng của sản phẩm xông khói, màu vàng đặc trưng của dầu

Màu hơi vàng đặc trưng của sản phẩm xông khói, màu vàng đặc trưng của dầu

Màu vàng nhạt hoặc nâu của sản phẩm xông khói, màu vàng hơi sậm của dầu

Màu vàng rất nhạt hoặc nâu hơi sậm của sản phẩm xông khói, dầu có màu vàng nâu

Màu hơi trắng hoặc nâu sậm, màu nâu sậm của dầu

4

3

2

1

Mùi thơm khói đặc trưng của sản phẩm xông khói ngâm dầu Mùi hơi thơm khói đặc trưng của sản phẩm xông khói và dầu Mùi thơm nhẹ, đặc trưng của sản phẩm xông khói

Mùi kém thơm hoặc hơi nồng của khói Không có mùi hoặc mùi khói nồng hoặc mùi ôi khét của dầu

4

3

2

1

Vị hài hòa đặc trưng của sản phẩm sấy xông khói và vị béo của dầu

Vị hơi hài hòa đặc trưng của sản phẩm sấy xông khói và vị béo của dầu

Vị ít hài hòa đặc trưng của sản phẩm sấy xông khói và vị ít béo hoặc quá béo của dầu

Vị kém hài hòa, vị khói hơi nhạt hoặc hơi cay

Vị khói nhạt, cay hoặc có vị lạ

Trang 9

Cấu trúc 5

4

3

2

1

Cơ thịt săn chắc, cá còn nguyên vẹn, dầu sáng trong

Cơ thịt hơi săn chắc, cá còn nguyên không vỡ, dầu trong

Cơ thịt hơi mềm hoặc hơi cứng, khúc cá bị vỡ ít, dầu ít trong

Cơ thịt mềm hoặc cứng, cá bị vỡ hơi nhiều, dầu ít trong

Cơ thịt quá mềm, bỡ hoặc quá khô cứng, cá bị vỡ nát, dầu bị đục

2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính trên phần mềm Microsoft Excel Xử lý thống kê Anova với mức ý nghĩa p< 0,05, bằng chương trình SPSS 16.0, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong cùng một thí nghiệm bằng phép thử LSD

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ muối và đường đến giá trị cảm quan và chất lượng sản phẩm

Thí nghiệm được tiến hành với các tỷ lệ đường 4%, 6%, 8% và muối 4%, 6%, 8% Sau đó tiến hành thí nghiệm và đánh giá cảm quan sản phẩm có kết quả được thể hiện trong Bảng 4

Bảng 4: Kết quả ĐTBCTL sau khi đánh giá cảm quan về tỷ lệ đường và muối

Mẫu Tỷ lệ muối%: đường% Điểm trung bình có trọng lượng

M1

M2

M3

M4

M5

M6

M7

M8

M9

4: 4 4: 6 4: 8 6: 4

6: 6

6: 8 8: 4 8: 6 8: 8

15,83±0,208d 16,12±0,344d 15,94±0,304d 17,93±0,616b

18,77±0,288 a

18,45±0,08a 17,55±0,064b 16,92±0,2 c 16,76±0,008c

Các giá trị trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Từ Bảng 4 cho thấy điểm đánh giá cảm quan sản phẩm khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở các mức tỷ lệ đường và muối khác nhau Khi tỷ lệ muối tăng

từ 4% lên 6% và tỷ lệ đường tăng từ 4% lên 6% thì điểm trung bình có trọng lượng tăng dần và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức Tuy nhiên, khi tỷ lệ muối tăng từ 6% lên 8% và tỷ lệ đường tăng từ 6% lên 8% thì điểm

trung bình có trọng lượng giảm dần Mẫu M5 (muối 6%: đường 6%) đạt điểm

Trang 10

trung bình có trọng lượng cao nhất là (18,77) và (muối 4%: đường 4%) điểm

trung bình có trọng lượng thấp nhất (15,83) Thời gian dài và nồng độ muối, đường cao thì quá trình thẩm thấu xảy ra càng mạnh mẽ, muối đường từ dịch ngâm

đi vào thịt cá hay nước từ trong mô tế bào di chuyển ra ngoài Tuy nhiên lượng nước thoát ra nhiều hơn lượng muối, đường thấm vào nên sau quá trình ngâm khối lượng nguyên liệu cá giảm xuống (Nguyễn Trọng Cẩn, 1990)

Theo Phạm Thị Linh (2011) cho thấy nồng độ dung dịch ngâm sản phẩm cá mối tẩm gia vị xông khói là muối 6% và đường 6% cố định các giá trị khác sẽ cho sản phẩm đạt cấu trúc và mùi vị tốt nhất Và Nguyễn Thị Hoàng Yến (2010) thì nồng độ muối: đường của sản phẩm cá tra fillet tẩm gia vị xông khói là 6%: 10% Cho thấy tùy vào loại nguyên liệu đem sản xuất mà có tỷ lệ gia vị ngâm phù hợp

Vì vậy trong thí nghiệm này mẫu M5 (muối 6%: đường 6%)được chọn là mẫu tốt nhất dùng làm thông số cho thí nghiệm tiếp theo

3.2 Ảnh hưởng của thời gian xông khói (phút) đến giá trị cảm quan và chất lượng của sản phẩm

Thí nghiệm được tiến hành với các mức thời gian xông khói 30 phút, 45 phút, 60 phút, 75 phút Sau khi tiến hành thí nghiệm và đánh giá cảm quan có kết quả được thể hiện trong Bảng 5

Bảng 5: Kết quả ĐTBCTL sau khi đánh giá cảm quan về thời gian xông khói

Mẫu Thời gian (phút) Điểm trung bình có trọng lượng

M1

M2

M3

M4

30 phút

45 phút

60 phút

75 phút

16,83±0,27b

18,35±0,26 a

16,52±0,20b 15,74±0,215b

Các giá trị trong cùng một cột có các chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Từ Bảng 5 cho ta thấy khi cố định nhiệt độ ở 85-900C, thời gian xông khói tăng từ 30 phút lên 45 phút thì điểm trung bình có trọng lượng tăng và khác biệt có

ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức Tuy nhiên, khi thời gian xông khói tăng từ 45 phút đến 75 phút thì điểm trung bình có trọng lượng giảm Mẫu M2 (45 phút) thì điểm trung bình có trọng lượng cao nhất (18,35) khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với các mẫu còn lại Thời gian xông khói càng cao thì cấu trúc sản phẩm càng chặt chẽ và có mùi thơm khói đặc trưng, cá có màu vàng nâu đồng đều, cấu trúc săn chắc, sản phẩm có vị béo của dầu đặc trưng của sản phẩm ngâm dầu Mẫu M1 (30 phút) thời gian xông khói ngắn sản phẩm chưa khô

Ngày đăng: 16/09/2015, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w