NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Trần Thụy Ái Đông Học vị: Thạc Sĩ Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, Tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HOÀNG YẾN XUÂN
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC DUY TRÌ
VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH
CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Mã số ngành: 52850102
Tháng 11 – Năm 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HOÀNG YẾN XUÂN MSSV/HV: 4105725
NGHIÊN CỨU MỨC SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC DUY TRÌ
Tháng 11 - Năm 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Qua 4 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ em chân thành biết ơn Quý Thầy
Cô, đặc biệt là Thầy Cô khoa Kinh tế - QTKD đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báo trong suốt quá trình em học tập tại trường Đặc biệt em vô cùng biết
ơn Cô Trần Thụy Ái Đông đã tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót
Vì vậy em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô, các Anh/ Chị cùng các bạn để luận văn được hoàn thiện
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - QTKD, Cô Trần Thụy Ái Đông nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công
Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Trần Hoàng Yến Xuân
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích này là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Trần Hoàng Yến Xuân
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Trần Thụy Ái Đông
Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Trần Hoàng Yến Xuân
MSSV: 4105725
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Thiên Nhiên
Tên đề tài: “Nghiên cứu mức sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5 Nội dung và các kết quả đạt được:
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận:
Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi họ tên)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
Trang 7PHỤ LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.… 2
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1.1 Khái quát về hệ thống cây xanh công cộng 6
2.1.2 Khái niệm giá sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) 7
2.1.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method – CVM) 8
2.1.4 Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 13
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 13
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 14
Trang 8CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN
TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ 19
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1.1 Khái quát về thành phố Cần Thơ 19
3.1.2 Khái quát về quận Ninh Kiều 21
3.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THÁI ĐỘ, SỰ HIỂU BIẾT VÀ SỰ SẴN LÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỂ DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 28
4.1 MÔ TẢ SỐ LIỆU 28
4.2 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
4.3 THỰC TRẠNG CÂY XANH CÔNG CỘNG NƠI ĐÁP VIÊN SỐNG HOẶC LÀM VIỆC 34
4.4 THÁI ĐỘ, SỰ HIỂU BIẾT CỦA ĐÁP VIÊN VỀ CÂY XANH 36
4.5 PHÂN TÍCH ƯỚC MUỐN SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA ĐÁP VIÊN CHO VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 43
4.5.1 Sự sẵn lòng trả của đáp viên để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều 43
4.5.2 Giá sẵn lòng trả 44
4.6 ĐO LƯỜNG GIÁ SẴN LÒNG TRẢ (WTP) 46
4.6.1 Đo lường giá sẵn lòng trả 46
4.6.2 Điều chỉnh sự chắc chắn 46
4.7 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU 47
4.7.1 Giải thích các biến trong mô hình 47
Trang 94.7.2 Dấu kỳ vọng của biến độc lập trong mô hình 48
4.7.3 Kết quả xử lý mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng 49
4.8 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG HỆ THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU 53
4.8.1 Giải thích các biến trong mô hình 53
4.8.2 Dấu kỳ vọng của biến độc lập trong mô hình 54
4.8.3 Kết quả xử lý mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng 54
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 57
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 57
5.2 CÁC GIẢI PHÁP 57
5.2.1 Các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân 57
5.2.2 Giải pháp nâng cao mật độ cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 58
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
6.1 KẾT LUẬN 60
6.2 KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân cư của thành phố Cần Thơ 20
Bảng 3.2: Tổng hợp cây xanh đường phố, công viên, khu dân cư và các khu vực công cộng khác trong quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012 26
Bảng 4.3: sự phân bố mẫu quan sát trên địa bàn quận Ninh Kiều 28
Bảng 4.4: Mô tả đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 4.5: Trình độ học vấn theo các bậc học của đáp viên 30
Bảng 4.6: Thực trạng cây xanh công cộng nơi ở hoặc làm việc của đáp viên 34
Bảng 4.7: Loại cây nơi ở hoặc làm việc của đáp viên (n = 93) 35
Bảng 4.8: Loại cây tự trồng của đáp viên (n = 42) 36
Bảng 4.9: Những hành vi phá hoại còn tồn tại ở nơi đáp viên sống hoặc làm việc (n=20) 36
Bảng 4.10: Đánh giá của đáp viên về hiện trạng cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều (N = 120) 38
Bảng 4.11: Chức năng của hệ thống cây xanh công cộng theo quan điểm của các đáp viên trên địa bàn quận Ninh Kiều 40
Bảng 4.12: Kênh thông tin mà các đáp viên nhận được (n = 52) 42
Bảng 4.13: Tỷ trọng các đáp viên sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả 44
Bảng 4.14: Lý do không sẵn lòng trả của đáp viên quận Ninh Kiều (n =24) 44
Bảng 4.15: Giá sẵn lòng trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thông cây xanh trên địa bàn quận Ninh Kiều 44
Bảng 4.16: Lý do sẵn lòng chi trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng ở quận Ninh Kiều (n = 96) 45
Bảng 4.17: Đo lường giá trị WTP trung bình 46
Bảng 4.18: Giá trị WTP trung bình sau khi điều chỉnh sự chắc chắn 47
Bảng 4.19: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình logit 49
Trang 11Bảng 4.20: Kết quả chạy mô hình logit, các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thông cây xanh 49 Bảng 4.21: Ước lượng xác suất sẵn lòng trả theo tác động biên của từng
nhân tố 52 Bảng 4.22: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Tobit 54 Bảng 4.23: Kết quả hồi quy mô hình Tobit, các yếu tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh 55
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ thể sự phân bố nhóm tuổi của các đáp viên 30 Hình 4.2: Trình độ học vấn của đáp viên phân theo bậc học 31 Hình 4.3: Tình trạng hôn nhân của đáp viên ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 32 Hình 4.4: Tỷ trọng nghề nghiệp của các đáp viên ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 33 Hình 4.5: Thu nhập của đáp viên ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (đồng) 34 Hình 4.6: Thực trạng cây xanh công cộng nơi ở hoặc làm việc của đáp viên 35 Hình 4.7: Ý kiến của đáp viên về vấn đề phá hoại cây xanh 37 Hình 4.8: Sự quan tâm của địa bàn quận Ninh Kiều đối với vấn đề cây xanh công cộng theo đánh giá của đáp viên 39 Hình 4.9: Quan điểm của các đáp viên về ý nghĩa của cây xanh đối với cuộc sống của con người 40 Hình 4.10: Chức năng quan trọng nhất của hệ thống cây xanh 41 Hình 4.11: Tỷ lệ đáp viên nhận được thông tin tuyên truyền liên quan đến cây xanh 42 Hình 4.12: Kênh thông tin hiệu quả nhất (N=120) 43
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CVM : Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method) ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
DFID : Bộ phát triển quốc tế của Anh
GDP : Tăng trưởng kinh tế (Gross Domestic Product)
TCM : Phương pháp chi phí du hành (Travel Cost Method)
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
UNEP : Chương trình liên hợp quốc về môi trường (UN Environment
Program)
WTA : Giá sẵn lòng chấp nhận (Willingness to accept)
WTP : Giá sẵn lòng trả (Willingness to pay)
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đô thị hóa là một quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong
đó có Việt Nam Kể từ đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa Tuy nhiên, để phát triển kinh tế con người đã vận dụng những gì sẵn có của thiên nhiên nhằm phục
vụ quá trình sản xuất mà quên mất đi giá trị và sự tồn tại của một số tài nguyên hiện hữu hàng ngày xung quanh chúng ta Quá trình đô thị hóa và áp lực tăng trưởng kinh tế tốc độ cao ở Việt Nam đã đẩy chúng ta đối mặt với nhiều vấn đề ngày càng nghiêm trọng như sự nóng lên của trái đất, những hiểm họa của biến đổi khí hậu, giá nguyên liệu, nhiên liệu tăng và nhiều sức ép tới môi trường, xã hội Trong những năm gần đây, cùng với các hoạt động bảo vệ môi trường góp phần hạn chế tác hại và thích ứng với biến đổi khí hậu trên thế giới, Việt Nam bước đầu thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững Tuy nhiên, vấn đề về môi trường, đặc biệt là ở một số thành phố lớn trong nước vẫn đang là mối quan tâm lo ngại
Cần Thơ là một trong những đô thị loại 1 của Việt Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ
tư của Việt Nam tuy nhiên diện tích cây xanh công cộng và chỉ tiêu bình quân đầu người ở Cần Thơ, đơn cử là ở quận Ninh Kiều (chỉ 1,63 m2/người) vẫn thấp hơn
so với quy chuẩn cho phép (12 m2/người đối với đô thị loại 1) Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện này đã có rất nhiều biện pháp cải thiện chất lượng ô nhiễm không khí được đưa ra, trong đó có một biện pháp vừa mang lại hiệu quả trong việc bảo đảm chất lượng không khí trong lành, vừa tạo ra cảnh quan đẹp, đặc trưng đó là việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng của thành phố Cần Thơ nói chung và địa bàn quận Ninh Kiều nói riêng.Việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng đang là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo đến năm 2030 hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn này có thể đạt chỉ tiêu 8 m2/người Từ lý do trên, em chọn đề tài “Nghiên cứu mức sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” để thực hiện
Trang 151.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để xác định mức giá sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Từ đó, đề xuất một số giải pháp làm tăng tính khả thi cho kế hoạch duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn này
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng hệ thống cây xanh trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
- Phân tích thái độ, nhận thức của đáp viên
- Phân tích ước muốn sẵn lòng trả cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
- Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
- Đề xuất các giải pháp làm tăng tính khả thi cho kế hoạch duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Trang 161.3.1.3 Giả thuyết 3
Tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn, số thành viên trong gia đình, thực trạng cây xanh và thông tin là những nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
1.3.1.4 Giả thuyết 4
Tuổi, giới tính, thu nhập, học vấn, số thành viên trong gia đình, thực trạng cây xanh, thông tin là những nhân tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Người dân có hiểu biết và thái độ như thế nào đối với cây xanh?
- Người dân có nhu cầu duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng hay không?
- Người dân có sẵn lòng trả để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng hay không?
- Những nguyên nhân sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả?
- Giá sẵn lòng trả của người dân như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của người dân?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả của đáp viên?
- Các giải pháp cần thiết cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp: đề tài sử dụng số liệu cây xanh từ năm 2007 đến năm 2012
Số liệu sơ cấp: số liệu sơ cấp của bài nghiên cứu được thu thập từ khoảng thời gian tháng 9 đến tháng 10 năm 2013
Trang 171.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ước muốn sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nghiên cứu 1: luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Tri Nam Khang (2009) với
đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của du khách
trong việc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại chợ nổi Cái Răng” Đề tài
với mục tiêu khái quát vấn đề vệ sinh và sự ảnh hưởng của vấn đề vệ sinh đến chất lượng du lịch, đề tài còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của du khách và sự sẵn lòng chấp nhận của dân địa phương để cải thiện chất lượng môi trường qua đó đề xuất các kiến nghị để cải thiện chất lượng môi trường khu vực chợ nổi Để phân tích các mục tiêu trên đề tài đã sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá trực tiếp mức sẵn lòng chi trả của du khách cho việc cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường tại chợ nổi Cái Răng với mức giá sẵn lòng trả (WTP) được xác định là 115.714 đồng Đồng thời đề tài cũng dùng phương pháp Willing to accept (WTA) với giá WTA sau khi xác định
là 1.071đồng/kg rác thải để đánh giá mức sẵn lòng chấp nhận của dân địa phương
cho việc không vứt rác xuống sông
Nghiên cứu 2: luận văn tốt nghiệp của Phạm Minh Châu (2012) với đề tài
“Nghiên cứu mức độ sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình sống ven sông ở huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ” Đề tài thực hiện nhằm ước lượng mức sẵn lòng đóng
góp trung bình của người dân sống ven sông huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ cho việc chi trả dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử lý rác thải bằng cách thực hiện nghiên cứu định giá ngẫu nhiên
Ở đề tài này, đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp CVM để thực hiện cuộc khảo sát về mức WTP trung bình của người dân sống ven sông huyện Phong Điền là 5.010 đồng/tháng Thông qua phương pháp CVM đề tài đã nêu được thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và xác định mức sẵn lòng chi trả để thu gom và xử lý rác thải ở khu vực ven sông huyện Phong Điền Đồng thời tác giả còn sử dụng mô hình logit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của người dân cho việc sẵn lòng trả dịch vụ thu gom – vận chuyển – xử
lý rác thải Từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh dịch vụ này ở địa phương
Trang 18Nghiên cứu 3: luận văn tốt nghiệp của Lê Thị Thúy Kiều (2013) với đề tài
“ước tính mức sẵn lòng trả của bà mẹ trẻ em cho vaccine phòng bệnh tay chân
miệng ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” Đề tài thực hiện nhằm ước tính
giá sẵn lòng trả của bà mẹ trẻ em cho vaccine phòng bệnh tay chân miệng ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ và các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá sẵn lòng trả của ba mẹ trẻ em cho vaccine phòng bệnh tay chân miệng Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được sử dụng để ước tính mức sẵn lòng trả của đáp viên thông qua việc điều tra thực tế 150 đáp viên tại địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Kết quả cho thấy mức sẵn lòng trả trung bình cho loại vaccine một lần uống 752.237 đồng và loại hai lần uống là 555.541 đồng Mức sẵn lòng trả trung bình tính theo hộ cho loại vaccine một lần uống là 1.746.184 đồng và loại hai lần uống là 1.275.473 đồng Mô hình hồi quy Logit được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của đáp viên Mô hình hồi quy Tobit được tác giả sử dụng nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của đáp viên, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình đáp viên, giới tính, đánh giá của đáp viên về mức độ nghiêm trọng của bệnh tay chân miệng, sự hiểu đúng về phương thức lây truyền ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của đáp viên
Nghiên cứu 4: luận văn tốt nghiệp của Trương Ngọc Quyên (2011) với đề
tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh
thành phố Hồ Chí Minh” Bài nghiên cứu ngoài mục tiêu phân tích lợi ích chi phí
của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh TP, bài nghiên cứu còn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến WTP để phát triển không gian xanh Kết quả hồi quy cho thấy các biến như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập
và sự hiểu biết của người dân về chức năng của không gian xanh có ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả của đáp viên Từ đó, đề xuất giải pháp, phương hướng chiến lược để bảo vệ và phát triển không gian xanh hiệu quả Tác giả Trương Ngọc Quyên sử dụng phương pháp CVM để thực hiện cuộc khảo sát về mức WTP trung bình của người dân trên khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh (quận 1, quận 2, quận 3) để đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã sử dụng dạng câu hỏi payment card để hỏi mức sẵn lòng trả với mức giá được phân thành các loại là dưới 10.000 đồng, 10.000 đồng, 15.000 đồng, 20.000 đồng, 25.000 đồng và 30.000 đồng và 40.000 đồng và trên 40.000 đồng Kết quả mức giá WTP được xác định là 35.000 đồng
Trang 19CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Cây xanh đường phố: thường bao gồm bulơva, dải cây xanh ven đường đi
bộ (vỉa hè), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách giữa các đường, hướng giao thông,…
- Cây xanh công viên: là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt
ngoài trời cho người dân đô thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hoá quần chúng, tiếp xúc với thiên nhiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,…
- Cây xanh vườn hoa: là diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ đến dạo
chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn Diện tích vườn hoa không lớn, từ vài
ba hécta trở xuống Nội dung chủ yếu gồm hoa, lá, cỏ, cây và các công trình xây dựng tương đối đơn giản
2.1.1.2 Tác dụng của cây xanh đối với cuộc sống của con người
Dưới sự phát triển không ngừng của xã hội, các tác động của con người đã làm cho các yếu tố thuộc về tự nhiên đang dần mất đi Các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu biểu hiện ngày càng rõ rệt Để bảo vệ môi trường và góp phần cải thiện không gian sống xung quanh chúng ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng Hệ thống cây xanh nói chung và cây xanh công cộng nói riêng có những chức năng quan trọng sau:
- Chống xói mòn đất: tán lá ngăn cản mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất và hệ
thống rễ là những con đập nhỏ ly ty có nhiệm vụ giữ và điều tiết nước
- Cân bằng sinh thái, cải thiện chất lượng môi trường: hệ thống cây xanh
có thể coi là lá phổi xanh của thành phố Ban ngày, cây xanh có tác dụng hút bức
Trang 20xạ nhiệt, hút khí CO2 và nhả khí O2 Ban đêm thì ngược lại, nhả nhiệt và khí CO2, nhưng quá trình hoạt động sinh lý của cây xanh vào ban đêm rất yếu, do đó lượng nhiệt và khí CO2 thải ra vào ban đêm là không đáng kể Ngoài ra, không khí chứa bụi khi thổi qua các hàng cây xanh thì các hạt bụi sẽ bám vào mặt lá cây do lực
ma sát và trọng lượng của bản thân hạt bụi Do đó, một phần hạt bụi sẽ ngưng đọng trên lá cây, vì vậy có thể nói cây xanh có tác dụng lọc sạch bụi trong không khí
- Chức năng nghệ thuật, cảnh quan đô thị: những tính chất của cây xanh như hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, ) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung
- Chức năng giảm stress: cuộc sống ở thành thị luôn đòi hỏi con người
hoạt động không ngừng, công việc và cuộc sống chịu nhiều áp lực Do đó, sau những giờ làm việc và học hành căng thẳng mà được thư giãn trong công viên, vườn cây có nhiều cây xanh sẽ làm cho mọi người cảm thấy thoải mái Theo một nghiên cứu ở Mỹ, cây xanh cũng ảnh hưởng đến tính hung hăng của người dân ở
đô thị, những người ở khu vực có nhiều cây xanh bóng mát có thái độ ít hung hăng hơn so với chính những người đó khi sống ở môi trường không có cây xanh
- Tiết kiệm năng lượng: nếu tuyến đường trồng cây xanh tốt, cho nhiều
bóng mát, nhà 2 bên đường giảm việc dùng máy điều hòa nên sẽ hạn chế điện năng tiêu thụ Theo Bộ năng lượng Mỹ, chỉ cần trồng 3 cây xanh đúng cách
quanh nhà, có thể tiết kiệm đến 25% năng lượng cho làm mát và sưởi ấm
- Giá trị tinh thần, tạo nét đặc trưng riêng cho địa phương thu hút khách
du lịch: mỗi vùng miền có những loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ
nhưỡng riêng Do đó, việc trồng loại cây phù hợp còn tạo nét đặc sắc riêng cho địa phương, thu hút khách du lịch các vùng miền khác
2.1.2 Khái niệm giá sẵn lòng chi trả (Willingness to pay - WTP)
Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc UNEP: “WTP được định nghĩa như là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng chi trả để có được hàng hóa hay dịch vụ nào đó”
Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác cho giá sẵn lòng trả như “WTP là
số tiền tối đa mà một cá nhân tuyên bố họ sẵn sàng trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ tốt” (DFID, 1997)
Trang 21Có rất nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá WTP, nhưng có thể phân ra thành hai cách tiếp cận:
- Cách tiếp cận dùng giá thị trường để phản ánh WTP Cách này đo lường thiệt hại dưới dạng mất mát thu nhập hay sản lượng, hay tiêu dùng để bù đắp thiệt hại Thuật ngữ thường được dùng là đo lường WTP trực tiếp
- Cách tiếp cận tính WTP của các cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của
họ hoặc hỏi trực tiếp Cách này được thực hiện khi không có thị trường thực Thuật ngữ thường dùng là đo lường WTP gián tiếp
2.1.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method – CVM)
Theo Katherine Bolt - Ước lượng chi phí của suy thoái môi trường:
“Phương pháp CVM là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hoá và
dịch vụ không mua bán trên thị trường Phương pháp này sử dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hoá dịch vụ không trao đổi và do đó
không có giá trên thị trường”
Phương pháp này được gọi là đánh giá “ngẫu nhiên” vì nó cố làm cho người được hỏi nói hành động thế nào nếu họ được đặt trong một trường hợp giả định Phương pháp này được ứng dụng trong trường hợp hàng hóa hay dịch vụ không hoặc chưa được buôn bán trên thị trường và chỉ có cách hỏi các đối tượng nghiên cứu xem họ chọn thế nào khi được đặt vào trường hợp nhất định
Ưu điểm của CVM: điểm mạnh chính của phương pháp CVM là có phạm
vi ứng dụng rộng và linh hoạt Có thể thiết kế CVM cho bất cứ tình huống nào và
do đó có thể áp dụng cho rất nhiều hàng hóa môi trường CVM đánh giá cho cả giá trị tồn tại và giá trị lựa chọn, nó không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM (Travel Cost Method – phương pháp chi phí du hành)
Nhược điểm của CVM:
Đặc tính giả định: do người được hỏi đưa ra quyết định trong trường hợp
giả định không thật nên có hai khả năng xảy ra: một là, trong tình huống thật họ không quyết định như vậy; hai là, không có động lực để họ trả lời thực sự quyết định của mình với phỏng vấn viên
Động lực nói không đúng giá sẵn lòng trả: có hai động lực Một là, người
được hỏi đoán rằng câu trả lời của họ sẽ được dùng để đưa ra mức phí bảo hiểm nên họ sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mức sẵn long trả của họ Hai là, người được
Trang 22hỏi sẽ đưa ra mức giá cao hơn vì họ nghĩ rằng những người khác cũng vậy vì họ thực sự chưa chi trả tiền
Bước 1: Xác định hàng hóa, vấn đề cần đánh giá
Đối tượng được đề cập đến ở đây là gì? Tác động như thế nào đến vấn đề nghiên cứu?
Mô tả thị trường, trong đó ai là người được hưởng lợi, ai thiệt hại?
Phương thức thanh toán: thanh toán như thế nào? Cá nhân hay hộ gia đình?
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát
Xác định đối tượng khảo sát là cá nhân hay hộ gia đình để có cách tiếp cận phù hợp Xác định đặc điểm riêng của từng đối tượng để tìm hiều thông tin đầy
đủ, chính xác về đối tượng cho quá trình lựa chọn dễ dàng hơn
Bước 3: Lựa chọn phương pháp phỏng vấn, cách đặt câu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn trực tiếp (face – to - face): gặp mặt để phỏng vấn (in - person interview) thông thường là cách thu được số liệu chất lượng cao nhất Nhược điểm lớn nhất là cách này sẽ tốn kém hơn so với cách điện thoại hoặc gửi thư Phỏng vấn bằng thư (mail): gửi thư có ưu điểm là ít tốn kém so với cách gặp mặt để phỏng vấn Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là tỷ lệ trả lời thư
có thể rất thấp, quá trình đọc bảng câu hỏi của người phỏng vấn không giám sát được, người được phỏng vấn nếu mù chữ thì không thể trả lời thư
Điện thoại: phỏng vấn đáp viên qua điện thoại Phương pháp này có ưu điểm là ít tốn kém so với phỏng vấn trực tiếp, tiết kiệm thời gian, tỷ lệ trả lời khá cao Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khó mô tả thông tin về tình huống giả định trên điện thoại, thông thường đáp viên chỉ vui vẻ trả lời trong thời gian ngắn
Trang 23Bước 5: Xử lý số liệu
Bước này là bước hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả Dữ liệu được phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số cần thiết cho báo cáo như trung bình của mẫu, WTP trung bình, loại bỏ những phiếu không phù hợp,…
Tính toán WTP trung bình theo phương pháp phi tham số Đổng thời kiểm tra độ tin cậy của giá trị WTP nhằm xác định WTP có tuân theo các lý thuyết kỳ vọng hay không
Hồi quy WTP theo các biến số:
- Thu nhập, đặc điểm kinh tế - xã hội
- Các biến về tuổi
- Giới tính đáp viên
- Thái độ đối với kịch bản
- Kiến thức về hàng hóa đang xem xét
- Khoảng cách đến địa điểm cung cấp hàng hóa
Trang 24Các bước kiểm tra:
- Hồi quy WTP theo các biến
- Kiểm tra mức ý nghĩa
- Xem xét dấu của biến: có phù hợp với lý thuyết hay không?
- Kiểm tra lại phần trăm dự báo đúng của mô hình để xem mức độ phù hợp của mô hình
2.1.4 Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu
2.1.4.1 Bảng câu hỏi
“Bảng hỏi (hay còn gọi là phiếu điều tra) là hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên cơ sở các nguyên tắc, trình tự logic và theo nội dung nhất định nhằm giúp cho người điều tra có thể thu được thông tin về hiện tượng nghiên cứu một
cách đầy đủ, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập” (giáo trình lý thuyết
thống kê - 2006)
Bảng câu hỏi gồm có 3 phần
Phần 1: thông tin chung của đáp viên
Phần này bao gồm một số câu hỏi nhằm mục đích thu thập một số thông tin cần thiết của đáp viên cũng như của hộ gia đình Chẳng hạn như: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, số thành viên của hộ, …
Phần 2: Thực trạng cây xanh, thái độ và sự hiểu biết của đáp viên
- Tìm hiểu về thực trạng cây xanh công cộng nơi ở của đáp viên
- Tìm hiểu sự hiểu biết của đáp viên về lợi ích cây xanh
- Tìm hiểu thái độ của đáp viên đối với việc duy trì cây xanh công cộng trong cuộc sống hàng ngày
Phần 3: Kịch bản và những câu hỏi về giá sẵn lòng trả
- Nội dung thứ nhất là mô tả tình huống được giả định ra: giới thiệu cụ thể
về hiện trạng cây xanh công cộng trên địa bàn cho đáp viên biết Điều đáng chú ý nhất trong kịch bản là cần cung cấp cho đáp viên hiện trạng mật độ cây xanh công cộng trên đầu người của quận Ninh Kiều hiện nay là 1,63m2/người thấp hơn so với tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam (12 m2/người đối với đô thị loại 1) rất nhiều Để đạt mục tiêu 8 m2/người vào năm 2030 (mục tiêu dựa vào tiêu chuẩn cây xanh thấp nhất cho phép trong danh sách các loại đô thị và thời gian dựa vào
Trang 25khung thời gian theo quyết định 1515/QĐ-TTg vừa được phê duyệt vào tháng 8 năm 2013 về việc quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030) thì thành phố Cần Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng cần duy trì hệ thống cây xanh công cộng hiện tại và mở rộng thêm diện tích cây xanh
- Nội dung thứ hai là những câu hỏi về giá sẵn lòng trả cho việc duy trì và
mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
+ Giả sử có một quỹ để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng, đáp viên có sẵn lòng trả hay không?
Vì mật độ cây xanh cần mở rộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tương đối giống nhau (khoảng 6m2/người), thổ nhưỡng và khí hậu của cả 2 nơi này cũng tương đối giống nhau nên bài nghiên cứu sử dụng bảng dự toán chi phí của nghiên cứu “đánh giá hiệu quả kinh
tế của việc duy trì và phát triển không gian xanh thành phố Hồ Chí Minh” làm cơ
6 Mức giá khác (vui lòng ghi số cụ thể) ……… đồng
+ Những đáp viên sẵn lòng trả để mở rộng hệ thống cây xanh công cộng sẽ được kiểm tra sự chắc chắn một lần nữa bằng việc hỏi lại có chắc chắn về sự sẵn lòng trả của mình không nếu thật sự quỹ đi vào hoạt động
Trang 262.1.4.2 Cách thức chi trả
Người dân chi trả qua một quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh đô thị được lập ra Sẽ có nhân viên thu phí đến nhà thu phí mỗi năm một lần Thời gian là vào cuối tháng 12 mỗi năm nhằm đáp ứng kịp thời xây dựng ngân quỹ để định hướng và phát triển vào năm sau
2.1.4.3 Phương pháp phỏng vấn
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn viên đến từng
hộ gia đình và xin được trao đổi trực tiếp, nói lên vấn đề cần trao đổi Nếu có những câu hỏi đáp viên chưa rõ, phỏng vấn viên giải thích và hướng dẫn cụ thể
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Bài nghiên cứu “mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức và thái độ của người dân cũng như
sự sẵn lòng trả của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Do đó, việc lấy ý kiến được tiến hành trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp
- Xác định cỡ mẫu: có nhiều cách để xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian tác giả chọn cỡ mẫu là 120 để tiến hành nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu: số liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện Chọn mẫu là việc tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin
từ một bộ phận thu nhỏ của mẫu tổng thể nghiên cứu, tuy nhiên lại có khả năng suy rộng ra cho tổng thể đối tượng nghiên cứu phù hợp với đặc trưng và tổng thể của mẫu nghiên cứu Chọn mẫu thuận tiện thuộc loại hình chọn mẫu phi xác suất, mẫu được lựa chọn theo cách thức thuận tiện nhất cho nhà nghiên cứu Ở bài nghiên cứu này, phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng bằng cách phỏng vấn viên phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 120 đáp viên được phân bố trên
cả 13 phường (An Bình, An Cư, An Hòa, An Hội, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An Phú, Cái Khế, Hưng Lợi, Tân An, Thới Bình, Xuân Khánh) thuộc
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Trang 272.2.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp về các vấn đề có liên quan đến đặc điểm địa phương, số
lượng và loại cây xanh được thu thập thông qua các nguồn thông tin, sách, báo
đài, tạp chí, internet, …
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được nhập liệu, mã hóa bằng phần mềm Excel,
thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 16.0 và chạy hồi quy mô hình bằng phần
mềm Stata 10.0
2.2.3.1 Mục tiêu 1 và 2: Tìm hiểu thực trạng hệ thống cây xanh công
cộng và thái độ, sự hiểu biết của người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều về hệ
thống cây xanh công cộng
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả
(Descriptive statistics) là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những
kết luận dựa trên những số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không
chắc chắn Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp lập bảng, biểu đồ và các
phương pháp số học nhằm mô tả tổng quát về thực trạng, thái độ và sự hiểu biết
của người dân đối với vấn đề cần nghiên cứu
Cụ thể, ở bài nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được vận dụng
bằng cách các số liệu thu thập được sẽ trình bày thông qua bảng, đồ thị, … Từ
đó, có thể mô tả một cách cụ thể về đối tượng nghiên cứu như: thực trạng cây
xanh công cộng nơi ở hoặc làm việc của đáp viên, thông tin và loại kênh thông tin
mà các đáp viên nhận được trong 6 tháng gần nhất, sự quan tâm, hiểu biết, thái độ
của các đáp viên về vấn đề cây xanh công cộng…
2.2.3.2 Mục tiêu 3: phân tích ước muốn sẵn lòng trả của người dân cho
việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích ước muốn sẵn lòng trả
của người dân cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng để đo lường sự sẵn
lòng chi trả (WTP) cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng của
người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Bảng hỏi sử dụng dạng câu hỏi payment card đưa ra các mức giá đề nghị
cho đáp viên lựa chọn Do đó WTP trung bình của ngiên cứu sẽ được tính theo
Trang 28phương pháp phi tham số (Non - parametric) cho kiểu dữ liệu khoảng (interval
data) thuộc dạng câu hỏi này (Ngô Thị Thanh Trúc, bài giảng định giá tài
nguyên môi trường)
Ước tính khi không có tham số của WTP
Xem xét một chuỗi số liệu max WTP của hộ gia đình/cá nhân
Tổng quan sát N
Có j giá trị WTP khác nhau, j có thể nhỏ hơn N
Sắp xếp các giá trị WTP Cj từ thấp đến cao (j=0,J) C0 luôn bằng 0 và Cj có
giá trị cao nhất trong mẫu
Gọi hj là số hộ có WTP là Cj
Tổng số hộ gia đình có WTP cao hơn hoặc bằng Cj là:
(2.1) Sau đó là những khả năng còn sót lại:
Phương pháp hồi quy tuyến tính bội bằng mô hình kinh tế lượng: sử dụng
mô hình Logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả tiền của
người dân
Mô hình logit:
Mô hình hồi qui Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của 1 biến nhị phân vào các biến độc lập khác Mục đích của mô hình này sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ có mối
quan hệ với biến phụ thuộc như thế nào
Giả sử rằng chúng ta có mô hình hồi qui
(2.4)
Trang 29Trong đó chưa biết Nó thường được gọi là biến ẩn Chúng ta xem xét biến giả yi được khai báo như sau:
Nếu các phần dư ui trong phương trình (2.4) theo phân phối chuẩn, chúng ta
có mô hình Probit Nếu phần dư ui theo phân phối logistic ta có mô hình logit Vì phân phối logistic và phân phối chuẩn tích lũy rất gần nhau, ngoại trừ phần đuôi, nên mô hình logit và probit không khác nhau nhiều khi mẫu đủ lớn (Mai Văn
Nam, giáo trình kinh tế lượng, 2008) Bài nghiên cứu sử dụng mô hình logit để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Để đánh giá tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc ta có mô hình xác suất sẵn lòng trả như sau:
(2.6)
Bằng phương pháp tuyến tính hóa mô hình trên trở thành
(2.7) Gọi hệ số Odd
Trang 30
=
Suy ra
(2.10) Hay
(2.11) Suy ra
(2.12) Thế hệ số Odd vào ta được:
(2.13)
Biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy là WTP = sự sẵn lòng trả của đáp viên để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
1 nếu đáp viên sẵn lòng trả WTP =
0 nếu đáp viên không sẵn lòng trả Biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 nếu đáp viên sẵn lòng trả và bằng 0 nếu đáp viên không sẵn lòng trả
Các biến độc lập theo dự báo có thể ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng đưa vào mô hình gồm có: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình, thu nhập, thực trạng cây xanh, thông tin
2.2.3.4 Mục tiêu 5: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng
Trang 31Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ (số lượng) biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập Mô hình Tobit được trình bày như sau:
Văn Nam, giáo trình kinh tế lượng, 2008)
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả của đáp viên cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy là Y = mức giá sẵn lòng trả của đáp viên để duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
cho các đáp viên có chi trả
Y=
0 nếu đáp viên không chi trả
Các biến độc lập theo dự báo có thể ảnh hưởng đến sự sẵn lòng trả của việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng đưa vào mô hình gồm có: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình, thu nhập, thực trạng cây xanh, thông tin
2.2.3.5 Đưa ra các giải pháp cho việc duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phồ Cần Thơ
Từ kết quả phân tích, sử dụng phương pháp suy luận để đề ra một số đề xuất giúp duy trì và mở rộng hệ thống cây xanh công cộng trên địa bàn quận
Trang 32CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Khái quát về thành phố Cần Thơ
3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và
9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu tổng diện tích tự nhiên 1.400,96 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang Diện tích nội thành là
53 km Địa bàn được hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trưng cho dạng địa hình đồng bằng Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Thành phố Cần Thơ thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam, với diện tích
tự nhiên là 1.409 km2 chiếm 3,49% diện tích toàn vùng, nằm bên hữu ngạn sông Hậu Đây cũng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam Thành phố chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 của Việt Nam vào ngày 24, tháng 6, năm 2009
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồng bằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí ) phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô
3.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
a Dân số và các tổ chức hành chính
Cần Thơ có số dân là 1.214,1 nghìn người với mật độ là 862 người/km2(Tổng cục thống kê, năm 2012)
Trang 33Bảng 3.1: Dân số và mật độ dân cư của thành phố Cần Thơ
Đơn vị hành
chính Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012
Cả nước Dân số nghìn người 330.957,6 88772,9
Mật độ dân số người/km2 265 268 Đồng bằng
sông Cửu
Long
Dân số nghìn người 17.330,9 17390,5 Mật độ dân số người/km2
b Tình hình kinh tế
Năm 2012, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục gặp khóa khăn làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước nói chung và thành phố nói riêng Mặc dù lãi suất trong nước vẫn ở mức cao, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất vẫn còn cao Tuy nhiên, thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả Do đó, sản xuất công nghiệp duy trì được tăng trưởng Thương mại - dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá, giá cả hàng hóa các mặt hàng thiết yếu được giữ bình ổn Sản xuất nông nghiệp ngày càng theo hướng chất lượng, hiệu quả
Tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,55% Trong đó: nông, lâm nghiệp - thủy sản tăng 4,57%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,2%; dịch vụ tăng 14,43%
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về tình hình kinh tế
xã hội 9 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm GDP trên địa bàn đạt 16.756,2 tỷ đồng Trong đó: khu vực I (nông, lâm nghiệp, thủy sản) đạt 1.533,2 tỷ đồng, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) đạt 6.689,4 tỷ đồng, khu vực III (thương mại - dịch vụ) đạt 8.533,5 tỷ đồng
Nhìn chung, 9 tháng đầu năm tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục chuyển biến tích cực, lãi suất ngân hàng giảm; các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Hầu hết
Trang 34ngành, lĩnh vực duy trì tốc độ tăng so cùng kỳ; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dần qua từng quý; sản xuất nông nghiệp diện tích được giữ vững, phương thức sản xuất chuyển dần sang hướng tập trung Lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng, quan tâm đầu tư cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chăm sóc trẻ em; thể thao đạt thành tích cao, tiếp tục được đầu tư có trọng tâm và đạt nhiều thành tích ở một số giải thể thao trong nước và quốc tế Công tác an sinh xã hội được quan tâm thường xuyên
3.1.2 Khái Quát về quận Ninh Kiều
+ Phía Bắc giáp quận Bình Thủy và huyện Phong Điền
+ Phía Nam giáp sông Cần Thơ ngăn cách với quận Cái Răng
+ Phía Tây giáp huyện Phong Điền
+ Phía Đông giáp dòng sông Hậu
- Diện tích tự nhiên của quận Ninh Kiều là 29,22km2
Trang 35- Phường Hưng Lợi
- Phường Tân An
- Phường Thới Bình
- Phường Xuân Khánh
3.1.2.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.2.1 Khí hậu thời tiết
Quận Ninh Kiều có khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đồng Bằng Nam Bộ,nhiệt độ trung bình năm là 26,7oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng
4 (39oC) tháng thấp nhất là tháng 1 (18oC) Quận có hai mùa rõ rệt là mùa mưa vàmùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc
3.1.2.2.2 Địa hình
Đất đai Quận Ninh Kiều được hình thành trên phù sa sông Hậu, hầu hết thuộc nhóm phù sa không được bồi tụ chưa phát triển với đặc điểm chung là pH gồm trung tính, hàm lượng Cacbon trung bình, khá về đạm, nghèo về lân và giàu kali
Quận Ninh Kiều có địa hình bằng phẳng trải dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam Ngoài ra trên khu vực đê sông Hậu và một phần đê sông Cần Thơ cao trình có được nâng lên khoảng 2,2 – 2,3 m để phục vụ cho việc xây dựng công trình đô thị và các xí nghiệp Công nghiệp, kết hợp xây dựng các tuyến đường dọc sông Việc tiêu thoát nước trực tiếp từ các lưu vực ra sông Hậu trở nên khó khăn Mặt khác, thời tiết khí hậu toàn cầu diễn biến phức tạp, lũ sông Hậu hằng năm dâng cao là ngập một số tuyến đường và việc thoát nước bẩn trở nên khó khăn hơn
3.1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.3.1 Kinh tế
Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ, được thành lập từ năm
2004, thời điểm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của địa phương, khi Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc Trung ương
Trong năm 2012, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng do đặc thù của Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố, tập trung các đầu mối dịch vụ thiết yếu, nên kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục ổn định và phát triển, tăng trưởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Giá trị ngành công nghiệp và
Trang 36xây dựng chiếm 29,82% trong cơ cấu GDP, thương mại– dịch vụ 70,15%, công nghiệp chiếm 0,03% Thu nhập bình quân đầu người đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Thương mại và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn của quận, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, có nhiều tiềm năng hiệu quả kinh tế cao và thu hút vốn đầu tư của nhiều doanh nghiệp Do đó, tuy có nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng khá cao Loại hình, quy mô, ngành nghề phát triển đa dạng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ được nâng cao phục vụ tốt nhu cầu của người dân Năm 2012, doanh thu chịu thuế ngành thương mại dịch vụ ước đạt 18.824 tỷ đồng, đạt 101,96% kế hoạch; quận đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.730 hộ cá thể với tổng vốn đầu tư 232 tỉ đồng, thu hút 2.445 lao động Sản xuất nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường Giá trị tổng sản lượng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thuộc quận quản lý được 786 tỉ đồng, đạt 100,77% kế hoạch năm Ngành công nghiệp tuy chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của quận nhưng quận cũng rất quan tâm tạo điều kiện tuận lợi cho nhân dân sản xuất vật nuôi, cây trồng có giá trị cao Sản lượng lúa cả năm 823 tấn đạt 108,29% kế hoạch và sản lượng nuôi thủy sản 2.000 tấn đạt 100% kế hoạch năm Công tác kiểm dịch bệnh gia súc, gia cầm được tập trung thực hiện, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Quận luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống lụt bão, thực hiện gia cố đê bao ở những địa bàn xung yếu, tổ chức diễn tập và thường xuyên kiểm tra phòng chống lụt bão
Theo sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2013, quận Ninh Kiều thực hiện đạt kết quả khá tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu về kinh tế - xã hội Tổng thu ngân sách đạt trên 72% kế hoạch, đã giải ngân trên 73% vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2013
Theo định hướng chung của thành phố Cần Thơ đến năm 2020, phấn đấu xây dựng và phát triển quận Ninh Kiều thành đô thị văn minh hiện đại, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế - xã hội, là đầu mối đối nội, đối ngoại quan trọng của thành phố Cần Thơ, đồng thời xây dựng người Ninh Kiều theo tiêu chí con người Cần Thơ “trí tuệ, năng động, nhân ái, hào hiệp, thanh lịch”, góp phần xây dựng thành phố Cần Thơ văn minh, hiện đại, xứng tầm là thành phố trung tâm, động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 373.1.2.3.2 Kết cấu hạ tầng, xây dựng cơ bản
Ước tính vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn năm 2012 khoảng 5.500 tỉ đồng Đã xây dựng hoàn thành công trình trường THCS An Hòa 1, THCS An Hòa 2 (giai đoạn 1), tiều học An Bình 3, đường Bùi Thị Xuân, kè rạch khai Luông, khu tái định cư Thới Nhựt 2 (phần 15,8 ha), dự kiến đến cuối năm hoàn thành công trình trụ sở phường đội An Khánh và khởi công nâng cấp đường Phan Đăng Lưu Tiếp tục thi công công trình đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn Mậu Thân – Cách mạng tháng Tám), khu tái định cư Thới Nhựt 2 (phần 7,1 ha), mẫu giáo
An Bình, THCS Thới Bình Riêng dự án nâng cấp đô thị giai đoạn 2 dự kiến đến cuối năm hoàn thành toàn bộ 103 hẻm trên địa bàn quận
3.1.2.3.3 Văn hóa xã hội
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển gắn với phong trào “Xây dựng nếp sống văn hóa – văn minh đô thị” Việc nâng chất và xây dựng các mô hình văn hóa cơ sở được tập trung thực hiện Toàn quận hiện có 7/13 phường, 68/71 khu vực và 97,18% gia đình văn hóa
Ngành giáo dục – đào tạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Năm học 2011 – 2012 hoàn thành thắng lợi Các nhiệm
vụ năm học mới 2012 -2013 được triển khai thực hiện khá tốt Chất lượng giáo dục được nâng lên đáp ứng yêu cầu và nội dung giáo dục trong tình hình mới Số lượng giáo viên giỏi học sinh giỏi, tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn được nâng lên Mạng lưới trường lớp được củng cố và mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp 13/13 phường tiếp tục đạt chuẩn quốc gia về công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, riêng phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi có 10 phường hoàn thành Cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, một số công trình trường học đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
Thực hiện tốt chiến dịch truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, kết quả tổng các biện pháp tránh thai đạt 101,65% kế hoạch năm Triển khai thực hiện chiến lược dân số và công tác kế hoạch hóa gia đình Năm 2012 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ước tính giảm còn 7,66% Cũng trong năm 2012, toàn quận có 1.140 hộ nghèo, 152 sinh viên được vay vốn với số tiền 14.010 triệu đồng Có 7.108 lao động được giới thiệu giải quyết việc làm Có 319 lao động được học nghề miễn phí
Trang 383.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY XANH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, rồi được công nhận đô thị loại I, Cần Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng càng đẩy nhanh tốc độ phát triển, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các trung tâm mới Tuy không gian đô thị có tăng lên, nhưng cũng có nhiều vấn đề bất cập, khiến bộ mặt đô thị bị xô lệch, biến dạng mà ta có thể nhận biết thông qua tình trạng xây cất tràn lan, kẹt xe, đường xá ngập nước, ô nhiễm môi trường, hệ thống cây xanh
đô thị vẫn còn khá nhiều hạn chế
Tuy công tác trồng cây xanh có được thành phố Cần Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng đặc biệt quan tâm song chỉ tập trung vào các dịp lễ, Tết trong năm Vấn đề trồng và bảo vệ cây xanh chưa có các dự án quy hoạch tổng thể nên cây xanh được trồng chưa tuân theo qui chuẩn nhất định
Cây xanh nói chung và cây xanh công cộng nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tổ chức không gian sống, là yếu tố cải thiện môi trường, làm phong phú đời sống văn hóa, tăng vẻ mỹ quan đô thị góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát hiện trạng cây xanh của Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị - nông thôn - Bộ Xây dựng cho thấy cây xanh công cộng hiện phân bố không đồng đều Quận Ninh Kiều có hệ thống cây xanh tồn tại lâu đời, được đầu tư cải tạo thường xuyên nhưng mật độ cây xanh công cộng chỉ khoảng 1,63 m2/người, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn quốc gia (12 m2/người đối với đô thị loại 1) Nhiều tuyến đường ở trung tâm thành phố vẫn chưa có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố điểm (cây xanh ở vườn hoa nhỏ, quảng trường, khu nhà ở), tuyến (trục đường phố, dải cây ven sông, kênh rạch, cây xanh cách ly), diện (khu công viên lớn, công viên chuyên đề) Ở một số điểm cây xanh đường phố chưa được chú trọng phát triển, phần lớn tập trung tại các khu hành chính
Trang 39Bảng 3.2: Tổng hợp cây xanh đường phố, công viên, khu dân cư và các khu vực công cộng khác trong quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012
2012
Diện tích (m2) Tình trạng cây
Chênh lệch
so với năm
2011
Cỏ nhung
Cỏ
lá rừng
Phân loại
Mới
Loại 1 (Cao < 6m, đường kính:
10 - 20 cm)
Loại 2 (cao 6 - 12m, đường kính:
20 -50 cm)
Loại 3 (cao >
12m, đường kính ≥
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng quản lý đô thị, UBND quận Ninh Kiều, năm 2012
Từ bảng tổng hợp trên, ta có thể thấy được, sự chênh lệch cây xanh so với năm 2011 ở hạng mục cây xanh công viên là rất thấp Từ đó, ta có thể thấy được
ở hạng mục này dù đã trồng mới 272 cây nhưng có thể do sự chết đi hoặc hư hao của một số cây cũ nên vẫn chưa thay đổi nhiều về số lượng cây so với năm 2011 Ngoài ra, ở hạng mục cây xanh các tuyến đường đã được trồng mới thêm 1.842 cây nên có sự thay đổi khá khả quan, so với năm 2011 số lượng cây đã tăng lên
82 cây Cũng từ kết quả tổng hợp trên, ta có thể nhận thấy ở hạng mục cây xanh trong các khu dân cư và khu vực công cộng so với năm 2011 đã tăng 173 cây Điều này có thể giải thích một phần vì trong năm 2012 quận đã hoàn thành xong
dự án khu tái định cư Thới Nhựt 1, và đang trong giai đoạn hoàn thành khu tái định cư Thới Nhựt 2
Trong thời gian qua, trong nội ô quận Ninh Kiều trồng một số loại cây không phù hợp, trồng lộn xộn nhiều loại cây, thiết kế thi công hạ tầng không đồng bộ với việc trồng cây xanh Đây là nguyên nhân dẫn đến việc trồng cây xong phải chặt, vừa tốn rất nhiều kinh phí vừa không đảm bảo đủ mật độ
Trang 40cây/người Có một số tuyến đường trồng cây xanh không phù hợp Điển hình như đường Ngô Quyền, đường Trương Định, Lý Tự Trọng trồng hàng cây sứ trên vỉa
hè không phù hợp với nơi đông dân cư, trường học Nguyên nhân, do loại cây này
có nhiều tháng bị rầy, mò, bướm trắng đeo bám, sinh sản làm phấn rơi xuống đất, bay đáp vào người đi đường, gây trở ngại trong việc sinh hoạt, buôn bán của người dân Tuy nhiên, các ngành chức năng không thể xử lý bằng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động kinh doanh của người dân Cơn mưa lớn ngày 01/05/2013 vừa qua đã khiến nhiều nhánh cây cổ thụ bên đường Nguyễn Trãi, quận Ninh Kiều bị gãy Đổ xuống đường làm đứt nhiều dây điện
Thành phố Cần Thơ nói chung và quận Ninh Kiều nói riêng nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL - nơi có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, phù hợp để hình thành nên đô thị sinh thái trong tương lai Xây dựng và phát triển theo hướng đô thị sinh thái cũng là giải pháp phát triển đô thị bền vững, đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên và xâm hại ít nhất đến môi trường tự nhiên…Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến việc chọn loại cây trồng cần có tầm nhìn lâu dài, chọn loại cây vừa cải thiện mỹ quan, cảnh quan thành phố, vừa đủ sức chịu đựng các hiện tượng thất thường của thời tiết Nếu phát triển mảng xanh hợp lý, đầy đủ theo quy chuẩn, cây xanh sẽ giúp cho đô thị thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu