1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo tại các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn quận ninh kiều – thành phố cần thơ

20 492 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

LỜI CẢM TẠ “Phân tích tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo tại các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ” đã giúp em khép lại một thời sinh viên để mở ra một kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÊ THỊ NGỌC MAI MSSV: 4104985

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG, TIÊU THỤ GẠO THƯƠNG PHẨM CỦA CÁC CỬA HÀNG BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU – THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Quản trị kinh doanh thương mại

Mã số ngành: 52340121

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TRƯƠNG HOÀ BÌNH

11 – 2013

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

“Phân tích tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo tại các cửa hàng bán lẻ trên

địa bàn quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ” đã giúp em khép lại một thời sinh

viên để mở ra một khung trời mới Để có được kết quả như hôm nay, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình, thầy cô, bạn bè và tất cả những cô, chú, anh, chị, các bạn đã trả lời phỏng vấn giúp em hoàn thành đề tài! Tuy đề tài còn nhiều thiếu sót nhưng đó là kết quả của những tháng ngày nỗ lực và nhận được sự động viên của rất nhiều người Những tháng ngày đẹp đẽ đó sẽ theo em trên bước đường xây dựng tương lai sau này!

Với cương vị một sinh viên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giảng

viên Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng truyền thụ kiến thức, dạy dỗ em đạo đức

làm người trong thời gian em tham gia học tập, sinh hoạt tại trường

Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy

Trương Hòa Bình giảng viên Bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế và Quản

trị kinh doanh, trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện để

em hoàn thành tốt nhất luận văn của mình Chúc Thầy dồi dào sức khỏe và công tác thật tốt!

Chúc ba, mẹ , toàn thể quý Thầy, Cô giảng viên trường Đại học Cần Thơ và tất cả những anh, chị em, cô chú, các bạn đã hỗ trợ em trong suốt quá trình làm bài thật nhiều sức khỏe và thành công!

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Người thực hiện

Lê Thị Ngọc Mai

Trang 3

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp

nào khác

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …

Người thực hiện

Lê Thị Ngọc Mai

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4

1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định 4

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.4.1 Không gian 4

1.4.2 Thời gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7

2.1.1 Khái niệm cơ bản về thương mại 7

2.1.2 Khái niệm bán lẻ và các loại hình bán lẻ 7

2.1.3 Tổ chức hệ thống bán sỉ 8

2.1.4 Chất lượng dịch vụ 9

2.1.5 Kênh phân phối 11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 13

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 14

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 14

2.3.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu 14

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ, TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ 17

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẦN THƠ 17

3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 17

3.1.2 Sơ lược về quận Ninh Kiều 17

3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 17

3.2 THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI BÁN LẺ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 19

3.2.1 Thực trạng thương mại bán lẻ trong thời gian vừa qua 19

3.2.2 Sơ lược về kênh phân phối lúa gạo 21

Trang 5

3.3 TÌNH HÌNH BÁN LẺ GẠO CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 22

3.3.1 Tình hình kinh doanh gạo trong thời gian vừa qua 22

3.3.2 Thực trạng và nhu cầu tiêu dùng gạo tại Thành phố Cần Thơ 23

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VÀ TIÊU THỤ GẠO CỦA CÁC CỬA HÀNG BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN CẦN THƠ 27

4.1 PHÂN TÍCH NHÀ BÁN LẺ 27

4.1.1 Thông tin chung về nhà bán lẻ 27

4.1.2 Đặc điểm kinh doanh 28

4.2 PHÂN TÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG 37

4.4.1 Thông tin chung về người tiêu dùng 37

4.4.2 Phân tích nhu cầu tiêu dùng 38

4.4.3 Sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ bán lẻ gạo 43

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ GẠO 51

5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 51

5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 51

5.3.1 Giải pháp cho khâu cung ứng 51

5.3.2 Giải pháp cho khâu tiêu thụ 52

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

6.1 KẾT LUẬN 54

6.2 KIẾN NGHỊ 55

6.2.1 Đối với các cơ quan chức năng 55

6.2.2 Đối với nhà cung ứng 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 1 57

PHỤ LỤC 2 73

Trang 6

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Tổng mức bản lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 20

Bảng 3.2 Số lượng chợ và siêu thị năm 2011 20

Bảng 3.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng một số quận và của toàn thành phố Cần Thơ 23

Bảng 3.4 Số đơn vị thương nghiệp và kinh doanh cá thể Thành phố Cần Thơ đối với một số ngành 23

Bảng 4.1 Thành phần quan sát nhà bán lẻ theo hình thức kinh doanh 27

Bảng 4.2 Thông tin về tuổi và số năm kinh doanh gạo của đáp viên 27

Bảng 4.3 Số lượng gạo bán trung bình một ngày và chu kỳ nhập hàng 29

Bảng 4.4 Số lượng gạo mỗi lần nhập 29

Bảng 4.5 Tiêu chí lựa chọn gạo 30

Bảng 4.6 Số lượng nhà cung ứng và phương thức lựa chọn nhà cung ứng 30

Bảng 4.7 Thông tin về nguồn cung ứng gạo 31

Bảng 4.8 Các tiêu chí tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung ứng 32

Bảng 4.9 Hình thức thanh toán 33

Bảng 4.10 Địa điểm lấy gạo 33

Bảng 4.11 Nhóm khách hàng quan trọng của cửa hàng 34

Bảng 4.12 Chính sách khuyến mãi và phương thức thông báo khuyến mãi 34

Bảng 4.13 Nguồn cung ứng gạo đóng gói 36

Bảng 4.14 Thông tin về người tiêu dùng phân theo giới tính và độ tuổi 37

Bảng 4.15 Thông tin chung về người tiêu dùng 38

Bảng 4.16 Nhận định của người tiêu dùng về mức độ bao phủ của hệ thống bán lẻ gạo 39

Bảng 4.17 Số lượng bữa ăn trong ngày 39

Bảng 4.18 Thói quen tiêu dùng gạo 40

Bảng 4.19 Mức độ nhận biết gạo của người tiêu dùng 42

Bảng 4.20 Nhận định của khách hàng về khuyến mại 42

Bảng 4.21 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến 44

Bảng 4.22 Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố 45

Bảng 4.23 Kết quả phân tích Cronback’s alpha của biến Y (chất lượng dịch vụ) 46

Bảng 4.24 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 48

Bảng 5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 51

Trang 7

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ 10

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Dabholka và cộng sự (1996) 14

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 16

Hình 3.1 Kênh phân phối hàng lương thực trên thị trường Việt Nam 21

Hình 3.2 Hệ thống phân phối lúa gạo tỉnh Đồng Tháp 22

Hình 3.3 Giá gạo bán lẻ của Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012 24

Hình 3.4 Một số dạng gạo đóng gói trên thị trường hiện nay 25

Hình 4.1 Thông tin về giới tính và trình độ học vấn của đáp viên 28

Hình 4.2 Tỷ lệ cửa hàng kinh doanh gạo đóng gói 36

Hình 4.3 Tỷ lệ cửa hàng áp dụng chính sách giao hàng tận nơi 36

Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh 47

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Lúa gạo là thức ăn căn bản của 36 quốc gia và cung cấp từ 20 đến 70 nguồn năng lượng quan trọng cho hơn phân nửa dân thế giới, đặc biệt tại nhiều nước trong khu vực Châu Á Với nền văn minh lúa nước lâu đời, mặc cho sự bùng nổ và phát triển của lối sống hiện đại, hầu hết các gia đình Việt Nam đều chọn gạo là nguồn cung cấp năng lượng chính Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), mặc dù đô thị hóa đang bùng phát ở nhiều nơi, song hiện có tới 70 hộ gia đình ở đô thị vẫn thường xuyên nấu 2 bữa ăn chính trong ngày Hòa theo xu thế phát triển, mức sống người Việt ngày càng cao, đặc biệt là ở khu vực đô thị Một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập tương đối ổn định bắt đầu nghĩ đến việc tiêu dùng những loại gạo ngon, sạch, có chất lượng cao, thương hiệu lâu đời Sự cạnh tranh bắt đầu diễn ra khi ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm gạo sạch, gạo cao cấp trưng bày bắt mắt trong siêu thị Vậy liệu những loại gạo xá (gạo được cân ký ngoài chợ, điểm bán lẻ) có còn được ưu ái khi gạo đóng gói xuất hiện ngày một nhiều và dần trở nên phổ biến

Từ cơn sốt giá gạo ảo tháng 4 năm 2008, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Thành Phố Cần Thơ bắt đầu quan tâm xây dựng và mở hệ thống phân phối, đại lý, điểm bán lẻ gạo tại thị trường nội địa Tuy nhiên, hệ thống phân phối nội địa của doanh nghiệp xuất khẩu gạo đến nay vẫn còn hạn chế, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong mở rộng thị trường Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Thành phố Cần Thơ, thị trường nội địa đầy tiềm năng để doanh nghiệp khai thác, nhất là các mặt hàng gạo cấp cao Trong tình hình đầu ra xuất khẩu gạo không còn thuận lợi như trước thì việc tăng cường tiêu thụ hàng ở nội địa càng có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp, đồng thời là điều kiện để doanh nghiệp củng cố nội lực trên sân nhà Song, rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu khi tham gia bán gạo ở nội địa là phải chịu 5 thuế VAT, mặt bằng để mở điểm bán lẻ, chi phí quản lý Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ, tiểu thương, hộ kinh doanh có nhiều lợi thế hơn vì không chịu khoản thuế này, giá bán rẻ hơn gạo của doanh nghiệp xuất khẩu

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ các nhà bán lẻ, tiểu thương kinh doanh gạo xá vì lợi nhuận trước mắt mà trộn gạo phẩm chất thấp, gạo thông thường vào các loại gạo thơm để hạ giá cạnh tranh, đánh lừa người tiêu dùng Hành vi này càng làm cho thị trường bán lẻ gạo nội địa vốn đã không được kiểm soát chặt chẽ trở nên lộn xộn thêm Trong khi gạo xuất khẩu được điểm định chặt chẽ, có chứng nhận hẳn hoi, thì thị trường gạo nội địa đang loạn xạ tranh nhau miếng lợi trước mắt mà quên

đi cái lợi lâu dài Nhìn thấy mãnh đất màu mỡ tại thị trường nội địa nhiều doanh

Trang 9

nghiệp xuất khẩu gạo cố gắng đi vào phân khúc thị trường này, tuy nhiên mức độ thành công vẫn còn nhiều hạn chế, do vấp phải những khó khăn về chính sách thuế

và môi trường kinh doanh

Từ những vấn đề nêu trên nên đề tài, “Phân tích tình hình cung ứng và tiêu

thụ gạo thương phẩm tại các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ” đã được tiến hành để góp phần làm rõ hơn về thực trạng

ngành bán lẻ gạo ở Cần Thơ, thông qua việc phân tích những nhận định, đánh giá của cả nhà bán lẻ và người tiêu dùng gạo Hi vọng đề tài sẽ góp phần làm phong phú hơn kho tàng luận văn của trường, sẽ giúp các nhà bán lẻ có cơ sở để đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý cho mục tiêu tăng trưởng của mình

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Thang đo SERVQUAL của Parasuraman (1988) đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên sự cảm nhận bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ Chất lượng dịch

vụ cảm nhận bởi khách hàng có thể mô hình thành 10 thành phần, đó là: tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, tiếp cận, lịch sự, thông tin, tín nhiệm, an toàn, hiểu biết khách hàng Nghiên cứu của Parasuraman vô hình chung đã trở thành khung thang

đo chung để đo lường chất lượng dịch vụ

Dựa trên nghiên cứu của Parasuraman, Dabholka (1996) đã đưa ra 5 thành phần cơ bản của chất lượng dịch vụ bán lẻ đó là: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, nhân viên phục vụ, giải quyết khiếu nại và chính sách cửa hàng

Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt nâng cao năng lực cạnh tranh Vì vậy, các nhà bán lẻ thường cố gắng để cung ứng được những dịch vụ chất lượng cao hơn các đối thủ của mình Để đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng mà nhà bán lẻ xây dựng đang đi đúng hướng, mang lại nét riêng biệt và thỏa mãn cao nhất mong đợi của khách hàng, nhà bán lẻ cần tiến hành

đo lường chất lượng dịch vụ để có những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết định Nghiên cứu chất lượng dịch vụ giúp nhà bán lẻ có cái nhìn khách quan về những mong muốn, cảm nhận của khách hàng, những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng, quyết định mua hàng của khách hàng Kết hợp thông tin khách hàng và hình kinh doanh thực tế của cửa hàng, nhà bán lẻ có thể tiến hành thiết lập chiến lược marketing phù hợp, dự đoán tiêu thụ và lập kế hoạch cung ứng đảm bảo sự gặp nhau giữa cung và cầu trên thị trường

Dựa trên những nghiên cứu có tầm ảnh hưởng quốc tế của Parasuraman, Dabholka và những nghiên cứu trong nước được giới thiệu trong phần lược khảo tài liệu, đề tài có đầy đủ cơ sở lý thuyết để thiết lập mô hình nghiên cứu

Trang 10

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Cần Thơ là Thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học của vùng đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ có 5 quận và 4 huyện trong

đó Ninh Kiều là trung tâm lớn nhất Thành phố với sự tập trung của nhiều cơ quan đầu não; siêu thị; các trung tâm giao dịch, mua bán sầm uất; đóng góp một phần đáng kể vào GDP của toàn Thành phố Theo đó lĩnh vực bán lẻ tại đây cũng diễn ra sôi nổi không kém, trong đó không thể không kể đến bán lẻ ngành hàng lương thực đặc biệt là gạo thương phẩm Được xem là loại lương thực thiết yếu, sử trong bữa

ăn hàng ngày, gạo từ lâu là nguồn lương thực không thể thiếu, là nguồn cung cấp tinh bột chính cho không những cho người tiêu dùng Việt Nam mà còn cho các nước lân cận khu vực Đông Nam Á

Được xem là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo trên thế giới, tuy nhiên thị trường bán lẻ gạo trong nước vẫn còn nhiều bỏ ngỏ Khi mà chất lượng bán gạo tại các cửa hàng bán lẻ hiện nay không được kiểm soát, hiện tượng trộn gạo phẩm chất cao với gạo phẩm chất thấp, thậm chí là sử dụng hóa chất tẩy gạo, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, túi tiền và sức khỏe người tiêu dùng Bên cạnh đó, với sự phát triển của xã hội, không ít các loại gạo đóng gói đã ra đời để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tín của người tiêu dùng Trong tương lai liệu hình thức kinh doanh nhỏ lẻ các loại gạo không đóng gói có còn giữ chân được khách hàng? Hay chính cách kiếm lời thông qua gian lận thương mại của đại đa số bộ phận nhà bán lẻ sẽ đẩy hình thức kinh doanh truyền thống này đến bờ vực phá sản?

Thiết nghĩ cần có một nghiên cứu nhỏ ra đời để thu thập những thông tin khách quan về nhà bán lẻ lẫn người tiêu dùng, phần nào định hình lại thực trạng bán

lẻ gạo và hướng phát triển trong tương lai của loại hình bán lẻ truyền thống, khi mà gạo trong siêu thị và các trung tâm thương mại đang bắt đầu có những bước phát triển đầu tiên Sự ra đời của đề tài “Tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo tại các cửa hàng bán lẻ ở Cần Thơ” sẽ góp phần làm rõ vấn đề trên

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

“Phân tích tình hình cung ứng và tiêu thụ gạo thương phẩm tại các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn quận Ninh Kiều – Thành phố Cần Thơ” miêu tả, tìm

hiểu tình hình cung ứng, tiêu thụ của nhà cung ứng và phản ứng của người tiêu dùng về dịch vụ bán lẻ gạo để có cái nhìn thiết thực về thị trường bán lẻ gạo từ đó

đề ra một số giải pháp

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Sơ lược tình hình cung ứng, tiêu thụ của cửa hàng bán lẻ gạo trên địa bàn quận Ninh Kiều

 Tìm hiếu thói quen tiêu dùng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của hệ thống bán lẻ gạo

 Đề xuất một số giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ gạo

Ngày đăng: 28/10/2016, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w