1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại huyện trà ôn vĩnh long

102 662 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Mục tiêu chung: phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Huyện Trà Ôn nhằm đề ra giải pháp để giúp nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất cam,khắc phục những khó khăn trong quá trình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TỂ & QUẢN TRỊ KINH

TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.s ĐOÀN THỊ CẨM VÂN TRẦN THỊ THỦY

MSSV: 4073590Lớp: Kỉnh tế học 2 - K33

-1 _

E

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàquả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài

nghiên cứu khoa học nào

Ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian bốn năm học trong trường Đại học cần Thơ, được sựgiúp đỡ của các thầy, các cô em đã học tập và tích luỹ được cho mình nhiều kiếnthức và kinh nghiệm quý báu, đó chính là hành trang để em có thể bước vào đời.Thực tập và làm luận văn tốt nghiệp là một cơ hội để em vận dụng những kiếnthức đã học vào thực tiễn công việc

Để hoàn thành cuốn luận văn tốt nghiệp này cần có sự giúp đỡ của rất nhiềuthầy, cô, các anh chị trong cơ quan thực tập, bạn bè cùng chung lớp

Trước hết em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các quý thầy cô trongtrường Đại học cần Thơ đã tận tình truyền dạy cho em những kiến thức và kinhnghiệm quý báu

Em xin chân thành cảm ơn cô Đoàn Thị cẩm Vân, người trực tiếp hướng dẫn

em hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng NN và PTNThuyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập sốliệu để hoàn thành bài luận văn này

Em kính chúc các quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong trong phòng NN vàPTNT huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long luôn dồi dào sức khoể và công tác tốt

Sinh viên thực hiện

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA Cơ QUAN THựC TẬP

Ngày tháng năm

Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ngày tháng năm

Giáo viên hướng dẫn

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Ngày tháng năm

Giáo viên phản biện

Trang 7

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 2

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Không gian 3

1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.4 Giới hạn của đề tài 3

1.5 Lược khảo tài liệu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 4

2.1 P hương pháp luận 6

2.1.1 Các khái niệm cơ bản 6

2.1.2 C ác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 7

2.2 Phương pháp nghiên cứu 8

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 8

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9

Chương 3: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TRÀ ÔN-VĨNH LONG 13

3.1 Điều kiện tự nhiên 13

3.1.1 Vị trí địa lý 13

3.1.2 Địa hình 12

3.1.3 Khí hậu 14

3.1.4 Đất đai 14

3.2 _Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội 14

Trang 8

3.2.2 Dân số 15

3.2.3 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 15

3.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp Huyện Trà Ôn 18

3.3.1 Kh ái quát tình hình sản xuất nông nghiệp Huyện Trà Ôn 18

3.3.2 Tì nh hình sản xuất cam hiện nay của Huyện 18

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM HUYỆN TRÀ ÔN 22

4.1 Phân tích tình hình sản xuất 22

4.1.1 Phân tích thực trạng về nông hộ trồng cam 22

4.1.2 Phân tích hiệu quả sản xuất cam của nông dân 32

4.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất 38

4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ cam tại Huyện Trà Ôn 43

4.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ thông qua phân tích các thành viên tham gia kênh tiêu thụ 43

4.2.2 Những thuận lợi và khó khăn của các thành viên tham gia kênh tiêu thụ 51

4.3 Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cam 52

4.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất 52

4.3.2 Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình tiêu thụ 54

Chương 5: GIẢI PHÁP 55

5.1 Tồn tại và nguyên nhân 55

5.2 Giải pháp 56

5.2.1 Cải tiến kỹ thuật sản xuất 56

5.2.2 Giải quyết khó khăn về vốn cho nông dân 56

5.2.5 Các tổ chức nông nghiệp cần thành lập nhiều chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân 57

5.2.6 Thương lái cần hợp tác với nhau để giải quyết khó khăn về vốn 57

5.2.7 HTX Đoàn Kết nên hên kết với các HTX nông nghiệp khác để giải quyết khó khăn về vốn và tìm nhiều thị trường đầu ra 57

5.2.8 Vựa nên sử dụng hình thức hợp đồng để tránh những biến động về giá, tìm kiếm thị trường thu mua cam xoàn 58

Trang 9

6.1 Kết luận 59

6.1.1 Đ ối với quá trình sản xuất 59

6.1.2 Đ ối với quá trình tiêu thụ 59

6.2 Kiến nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG Hộ 62

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯƠNG LÁI 69

PHỤ LỤC NÔNG Hộ 72

Trang 10

DANH MỤC BIÊU BÁNG

so* oa

Bảng 2.1 Số nông hộ được chọn theo từng xã 9

Bảng 3.1 Diện tích một số cây trồng từ 2008-2011 18

Bảng 3.2 Diện tích loại cam được trồng chủ yếu tại các xã trong Huyện Trà Ôn năm 2010 20

Bảng 4.1 Một số thông tin chung của nông hộ 23

Bảng 4.2 Loại cam được nông dân trồng 24

Bảng 4.3 Lý do nông dân trồng cam sành 25

Bảng 4.4 Phân tích tần số về chọn nơi cung cấp giống của nông hộ 26

Bảng 4.5 Thông tin về việc áp dụng kỹ thuật sản xuất của nông hộ 27

Bảng 4.6 Thông tin về những kỹ thuật thường được nông hộ áp dụng 28

Bảng 4.7 Thông tin về lý do nông hộ thường áp dụng những kỹ thuật trên 29

Bảng 4.8 Thông tin về nguồn các nông hộ học các kỹ thuật trên 30

Bảng 4.9 Thông tin về tham gia các tổ chức và các hoạt động của nông hộ 30

Bảng 4.10 Thông tin về nguồn vốn trồng cam của nông hộ 31

Bảng 4.11 Tổng họp chi phí sản xuất trung bình trên công ở giai đoạn đầu tư ban đầu

Bảng 4.12 Tổng chi phí đầu tư ban đầu trung bình

Bảng 4.13 Tổng hợp chi phí sản xuất trung bình trên một công năm 2010

Bảng 4.14 Thông tin về năng suất cam trung bình theo mùa của các nông hộ 2010 37

Bảng 4.16 Thông tin về doanh thu trung bình theo mùa vụ trong năm 2010 37

Bảng 4.17 Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế trên một công của các nông hộ trồng cam năm 2010 38

Bảng 4.18 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 39

Bảng 4.19 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ 41

Bảng 4.20 Thông tin chungvề thương lái 44

Bảng 4.21 Lý do tham gia nghề 44

.3 4 35

Trang 11

Bảng 4.22 Thông tin về tiêu thụ cam của nông dân 46

Bảng 4.23 Đối tượng bán và lý do bán của nông dân 47

Bảng 4.25 Phương thức thanh toán theo từng đối tượng 48

Bảng 4.26 Thông tin về đối tượng bán ra của thương lái 48

Bảng 4.27 Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất cam 52

Bảng 4.28 Những thuận lợi và khó khăn của nông dân trong quá trình tiêu thụ cam 54

DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Mô tả trình độ học vấn của các nông hộ 22

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long

NN: Nông nghiệp

Trang 13

PTNT: Phát triển nông thônHTX: Hợp tác xãQL: Quốc lộ

KT-XH: Kinh tế xã hộiKTSX: kỹ thuật sản xuất

Trang 14

Huyện Trà Ôn là một huyện vùng sâu của tỉnh, kinh tế chủ yếu dựa vàonông nghiệp, Huyện đã xác định chọn kinh tế vườn đa dạng để phát triển đã đemlại những hiệu quả tích cực, huyện đã chủ trương chuyên canh, phát triển các loạicây chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao, một trong số các loại cây phải kể đến

là cam mà chủ yếu là cam sành đã mang lại cho nhiều nhà vườn làm giàu lênnhanh chóng Tuy nhiên hiện nay trên cây có múi có rất nhiều bệnh nguy hiểm(bệnh vàng lá, thối rễ ) đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế vườn của nôngdân tại địa phương, do chủ yếu nhà vườn trồng theo kinh nghiệm truyền thống,khó áp dụng khoa hoc kỹ thuật, đầu tư chưa họp lý ảnh hưởng đến năng suất vàchất lượng cam Sản lượng cam sản xuất rải đều trong năm nên chưa đáp ứngđược nhu cầu thị trường khi huy động khối lượng hàng hóa lớn đồng nhất về hìnhdạng, kích cỡ, màu sắc phục vụ xuất khẩu; nhà vườn sản xuất phân tán theo quy

mô hộ gia đình, chưa liên kết trong sản xuất và họp đồng tiêu thụ nên giá đầu rasản phẩm không ổn định khiến người nhà vườn không an tâm đầu tư thâm canh

và mở rộng sản xuất Vì vậy, đề tài “ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Huyện Trà Ôn - Vĩnh Long” được chọn để phân tích để có thể đề xuất

chính sách, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư trồng chuyên canh cây

ăn trái đặc sản trong vùng

Trang 15

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN cứu

1.2.1 Mục tiêu chung: phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Huyện

Trà Ôn nhằm đề ra giải pháp để giúp nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất cam,khắc phục những khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cam

1.2.2 Muc tiêu cu

thể

• •

- Phân tích thực trạng về nông dân trồng cam

- Phân tích tình hình sản xuất của nông dân trồng cam tại Huyện Trà Ônthông qua phân tích hiệu quả sản xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất của các nông hộ

- Phân tích tình hình tiêu thụ thông qua phân tích về các thành viên tham giakênh tiêu thụ và thực trạng thu mua của các đối tượng

- Phân tích thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất và tiêuthụ cam

- Đề ra những giải pháp để giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất khắcphục khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêu thụ

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN cứu

1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

- Giả thuyết 1: không có sự ảnh hưởng của các nhân tố như: trình độ học vấn,tuổi, kinh nghiệm, diện tích trồng cam, số lao động tham gia trồng cam, áp dụng

kỹ thuật sản xuất, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí lao động nhà, chi phígiống, chi phí khấu hao/năm thu hoạch đến năng suất của cây cam

- Giả thuyết 2: không có sự ảnh hưởng của các nhân tố như: trình độ học vấn,tuổi, kinh nghiệm trồng cam, năng suất, giá bán trung bình mùa thuận, giá bántrung bình mùa nghịch, chi phí giống, chi phí mua phân, chi phí mua thuốc, chiphí lao động nhà, chi phí lao động thuê, chi phí khấu hao/năm thu hoạch và chiphí khác đến lợi nhuận của các nông hộ trồng cam

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất của nông dân trồng cam tại Huyện Trà Ôn hiện nay

như thế nào?

- Hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng cam tại Huyện ra sao?

- Nông hộ có gặp thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình sản xuất?

Trang 16

- Các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ thamgia trồng cam tại Huyện?

- Thực trạng về tiêu thụ cam tại Huyện như thế nào?

- Các đối tượng thu mua có những thuận lợi và khó khăn gì?

- Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất cam và khắc phục khókhăn của các nông hộ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cam

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian: Qua thông tin từ phòng NN và PTNT Huyện Trà Ôn

được biết các xã Thiện Mỹ, Tân Mỹ, Thuận Thói, Tích Thiện, Vĩnh Xuân là các

xã có diện tích trồng cam lớn hơn các xã khác trong Huyện, đặc biệt ở xã ThuậnThói với diện tích trồng cam tương đối lớn và có rất nhiều nhà vườn trẻ, có kỹthuật trồng tốt, năng suất cao Vì thế luận văn chọn đại diện các xã trên để nghiêncứu

1.4.2 Thời gian nghiên cứu:

Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm

2008 đến năm 2010 Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm

2011.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân trồng cam, các thương lái,

hợp tác xã, các đối tượng thu mua

1.4.4 Giới hạn của đề tài: Do điều kiện về thời gian và tài chính, đề tài

có hạn chế là không thể phỏng vấn cụ thể thu nhập, chi phí của thương lái, và cácđối tượng thu mua khác Vì vậy phần tiêu thụ chỉ phân tích sơ lược nên khôngphản ánh được lợi nhuận của các thành viên tham gia kênh tiêu thụ

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.5.1 Trương Hồng Thanh (2010), “Phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại

xã Mỹ Khánh”, luận văn tốt nghiệp, được thực hiện tại Huyện Phong Điền,Thành phố cần Thơ, giáo viên hướng dẫn Cô Huỳnh Thị Đan Xuân, Đại HọcCần Thơ Tác giả đã tập trung phân tích tình hình sản xuất dưa hấu tại xã MỹKhánh để tìm ra những giải pháp để giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuấtthông qua phân tích về thực trạng sản xuất của các nông hộ bằng các phươngpháp phân tích là thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, tương đối và phân tích các

Trang 17

chỉ số tài chính Đồng thời tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảsản xuất của các nông hộ bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.

Các chỉ số tài chính được tác giả phân tích là: lợi nhuận/chi phí, lợinhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí, thu nhập/doanh thu, doanh thu/chi phí Quaphân tích các chỉ số trên nhìn chung hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ

là có hiệu quả bằng cách so sánh chỉ số lợi nhuận/chi phí với lãi suất gởi tiếtkiệm có thời hạn ở Ngân hàng NN & PTNT Với việc trồng dưa hấu thì lợi nhuận

mà các nông hộ nhận được sau khi trừ đi các khoản chi phí có tính lao động nhàthì các nông hộ sẽ nhận được lợi nhiều hơn nến sản xuất dưa hấu mà không gởitiết kiệm tại ngân hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất được tác giả xác định là các yếu tố: kinhnghiệm, trình độ học vấn, diện tích sản xuất, tổng chi phí và tuổi của nông hộ.Sau khi tác giả tính toán các chỉ tiêu và chạy hồi quy bằng phần mềm Stata có kếtquả là các biến trình độ học vấn và biến tuổi nông hộ không có ý nghĩa thống kêtrong mô hình và các yếu tố còn lại có tác động tỷ lệ thuận với năng suất Cácyếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ được tác giả xác định là các yếutố: kinh nghiệm, trình độ học vấn, đơn giá bán, năng suất, chi phí giống, chi phíphân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí màng phủ nông nghiệp và chi phíthuê lao động Với kết quả đạt được là: các yếu tố năng suất, đơn giá bán, chi phíphân bón, chi phí thuốc nông dược, chi phí màng phủ nông nghiệp, chi phí thuêlao động gia đình Trong đó, biến năng suất và đơn giá bán làm tăng thu nhập củanông hộ, các yếu tố chi phí thì làm giảm thu nhập của nông hộ Còn các yếu tốnhư: kinh nghiệm, trình độ học vấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình

1.5.2 Võ Thị Trúc Phượng (2007), “ Phân tích tình hình sản xuất và các yếu

tố ảnh hưởng đến ngành hàng bười tại thị xã Bến Tre”, luận văn tốt nghiệp, giáoviên hướng dẫn Thầy Bùi Văn Trịnh, Đại Học cần Thơ Tác giả đã tập trungphân tích về hiệu quả tài chính, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận,chi phí của ngành hàng thông qua các đối tượng để phân tích là hộ sản xuất, hộthu gom, và buôn bán trực tiếp bằng các phương pháp phân tích: phương phápthống kê mô tả, phương pháp phân tích tần số và phương pháp hồi quy đa biến.Đối với tình hình tiêu thụ tác giả tập trung phân tích về các chỉ số tài chính, cácyếu tố ảnh hưởng đến chi phí của thương lái cũng như các hộ buôn bán trực tiếp

Trang 18

Các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính được tác giả sử dụng ba chỉ tiêu là: doanhthu/chi phí, thu nhập/doanh thu và thu nhập/chi phí Với các tỷ số được tác giảtính toán là tương đối cao vì thế đầu tư sản xuất loại trái cây này sẽ mang lại thunhập cao cho các nông hộ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ được tác giả đưa vào mô hìnhlà: giá bưởi da xanh của các loại 1, loại 2, loại 3, diện tích bưởi da xanh và phầntrăm cây cho trái trên công Sau khi chạy hồi quy với kết quả đạt được là các biếngiá bưởi da xanh loại 1, loại 2 với phần trăm cây cho trái và diện tích bưới daxanh là có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nông hộ Các yếu tố ảnh hưởng đếnnăng suất của cây bưởi được kết luận như sau: biến tổng diện tích đất nôngnghiệp và số người làm vườn là các biến không có ý nghĩa về mặt thống kê, còncác biến như: diện tích bưởi da xanh, thời gian làm vườn và phần trăm cây chotrái thì có ý nghĩa về mặt thông kê khi được đưa vào trong mô hình

Qua việc lược khảo tài liệu từ các tác giả trên, đề tài đang nghiên cứu đã ápdụng các phương pháp phân tích số liệu như: các chỉ tiêu về hiệu quả tài chínhnhư lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, thu nhập/chi phí, thu nhập/doanh thu,doanh thu/chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất như: kinh nghiệm, tuổichủ hộ, trình độ học vấn, diện tích trồng cam, yếu tố chi phí (chi phí mua phân,chi phí thuốc, chi phí lao động nhà, chi phí lao động thuê, chi phí giống, chi phíkhấu hao), yếu tố tập huấn kỹ thuật, ngày nay việc áp dụng khoa học kỹ thuật vàotrong sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các loại câytrồng, và được rất nhiều nông dân áp dụng do đó yếu tố này được đưa vào môhình hồi quy Đồng thời áp dụng các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận của các nông hộbao gồm các yếu tố: trình độ học vấn, tuổi của nông dân, năng suất, giá bán trungbình, kinh nghiệm trồng cam, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc, chiphí khấu hao, chi phí lao động thuê, chi phí lao động gia đình và các chi phíkhác Tuy nhiên cây trồng được phân tích trong đề tài là cây cam nên sẽ cónhững đặc tính khác so với các loại cây trồng được lược khảo trên do đó đề tài đãđặt các giả thuyết các yếu tố trên sẽ không ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuậncủa các nông hộ, sau đó sẽ tiến hành kiểm định lại thông qua việc thu thập số liệuthực tế tại địa bàn nghiên cứu và sử dụng công cụ phần mềm SPSS

Trang 19

CHƯƠNG 2

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các

nguồn lực cần thiết khác để tạo ra sản phẩm hàng hoá một cách có hiệu quả nhất

2.1.1.2 Sản xuất nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã

hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm

tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một

số nguyên liệu cho công nghiệp

2.1.1.3 Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực

sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồnlực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của conngười

2.1.1.4 Hiệu quả kinh tế: Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học thì khái niệm

hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên đượcthị trường phân như thế nào

Theo thuyết hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sảnxuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

2.I.I.5 Tiêu thụ nông sản: là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất.

Nó là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất, thôngqua tiêu thụ, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện Với quanđiểm đó, ta thấy rằng tiêu thụ là quá trình chuyển hóa quyền sử dụng hàng hóa,tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế, chính vì vậy mà hoạt động tiêu thụ được cấuthành bởi các yếu tố khác nhau, thường bao gồm:

• Chủ thể tham gia: người sản xuất, người tiêu dùng

• Đối tượng : hàng hóa, tiền tệ

• Thị trường

2.I.I.6 Kênh tiêu thu:

Trang 20

Kênh tiêu thụ là một tập hợp của các tổ chức mà qua đó người bán thựchiện bán sản phẩm cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng Nói cáchkhác kênh tiêu thụ là một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trìnhđưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

Kênh tiêu thụ cam của các hộ tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu qua ba kênh:

* Kênh 1: Nông dân -► thương lái -► các vựa -► người bán sỉ

người bán lẽ/siêu thị/ xuất khẩu

* Kênh 2: Nông dân -► các vựa / chợ đầu mối -►người bán lẽ/siêu

Chi phí lao động được tính gồm hai loại: chi phí lao động nhà và chi phílao động thuê mướn trong việc làm đất, bón phân, phun thuốc, chăm sóc cây (làm

cỏ, tưới tiêu), thu hoạch

Chi phí vật chất: các khoản chi phí mà các nông hộ mua giống, mua thuốc,mua phân bón

Chi phí khấu hao (trên một năm thu hoạch) tính từ lúc bắt đầu trồng camcho đến khi bắt đầu thu hoạch hay chi phí đầu tư ban đầu bao gồm chi phí giống,chi phí làm đất, chi phí phân bón, chi phí tưới sau đó chia cho khoảng thời gian

mà dự kiến cây sẽ cho trái cho đến khi chặt bỏ

Các khoản chi phí khác bao gồm:

+ chi phí khấu hao các máy móc cố

định+ chi phí nhiên liệu+ chi phí lãi vay

2.I.2.2 Doanh thu

Trang 21

Doanh thu: là giá trị sản lượng thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giásản phẩm đó.

Doanh thu trung bình trên công/năm của các nông hộ bằng tổng của giá báncam trung bình mùa thuận nhân với năng suất trung bình mùa thuận (kg/công) vàgiá bán cam trung bình mùa nghịch nhân với năng suất trung bình mùa nghịch(kg/công)

2.1.2.3 Lọi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra

(các khoản chi phí này bao gồm chi phí lao động gia đình)

2.1.2.4 Thu nhập: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra

( các khoản chi phí này không bao gồm chi phí lao động gia đình)

2.1.2.5 Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp

* Lợi nhuận/Chi phí (chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi nông hộ

bỏ ra một đồng chi phí đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận)

* Lợi nhuận/Doanh thu (chỉ số phản ánh tỷ suất lợi nhuận, tỷ số này cho biếttrong một đồng doanh thu mà nông hộ có được sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong đó)

* Thu nhập/Chi phí (tỷ số này cho biết một đồng chi phí không tính lao độngnhà mà chủ đầu tư bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập)

* Thu nhập/Doanh thu (tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà nông

hộ có được sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập trong đó)

* Doanh thu/Chi phí (tỷ số này cho biết khi nông hộ đầu tư một đồng chi phíthì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu)

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Thông qua sách báo, internet, và Phòng NN Và PTNTHuyện Trà Ôn để thu thập số liệu về: diện tích, sản lượng cây ăn trái, cây lúa, câymàu, số lượng gia súc, gia cầm thông qua các báo cáo hàng năm của Phòng NN

và PTNT về tình hình sản xuất Nông Nghiệp tại địa phương

- Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu theo phương pháp thuậntiện thông qua lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các nông hộ và cácthương lái

Trang 23

Số hộ được chọn như trên tùy thuộc vào diện tích trồng cam của từng xã

để có thể chọn được xã nào với số mẫu nhiều hơn, đồng thời cũng dựa vào số hộ

có diện tích trồng cam nhiều theo từng xã để có thể chọn được số hộ cụ thể hơn

Số mẫu trên đã tham khảo ý kiến về số hộ trồng cam nhiều theo từng xã từ các

Cô, Chú phòng NN và PTNT Huyện Trà Ôn

Số thương lái được chọn là 20 mẫu, và phương pháp chọn mẫu là chọn ngẫu

nhiên các thương lái để phỏng vấn

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp phân tích, chọn lọc và tổng họp

để thu thập những số liệu cần thiết

- Đối với số liệu sơ cấp: số liệu sẽ được mã hóa, được phân tích bằng thống kê

mô tả, phương pháp tính trung bình, sử dụng hàm hồi quy bằng phần mềm SPSS

- Sử dụng các phương pháp phân tích theo từng mục tiêu, cụ thể như sau:+ Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng

về nông hộ trồng cam như: trình độ học vấn, số lao động trong gia đình, diện tíchđất, tuổi, kinh nghiệm

Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việcthu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau đểphản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Đề tài sử dụng phương phápbình quân số học đơn giản, tỷ lệ % để phân tích

+ Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thông kê mô tả để phân tích chi phí,năng suất, giá bán đồng thời phân tích các chỉ số tài chính để phân tích về hiệuquả sản xuất và sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất cam

Hiệu quả sản xuất được đề cập ở đây thể hiện ở hai chỉ tiêu cơ bản là năngsuất và lợi nhuận của các nông hộ trong quá trình sản xuất cam

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình sản xuất của các nông

hộ sản xuất cam: Cơ sở để đưa ra các biến sau đây đã được nêu trong phần lượckhảo tài liệu

Gọi biến phụ thuộc Y1 là biến năng suất (kg/công) Các biến Xi là biến độc

lập bao gồm:

Xi: Trình độ học vấn (cấp)

x2 : Tuổi của nông dân (năm)

x3: Kinh nghiệm trồng (năm)

X4 : Diện tích trồng cam (công)

x5: Số lao động tham gia sản xuất cam

x6 : Áp dụng kỹ thuật sản xuất

x7: Chi phí phân bón (1000 đồng/công/năm)

x8: Chi phí thuốc (1000 đồng/công/năm)

x9: Chi phí lao động nhà (1000 đồng/công/năm)

x10: Chi phí mua giống (1000 đồng/công/năm)

xn: Chi phí khấu hao/năm thu hoạch (1000 đồng/công/năm)Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất với các biến độclập có dạng như sau:

Trang 24

Y ]— a0 + a^X] + a2X2 + 33X3 + 34X4 + 3.5X5+ 3ộXg+ 37X7+ agXg+

39X9+3ioXio+ 3iiXnGọi biến phụ thuộc Y2 là lợi nhuận (lOOOđồng/công/năm) Các biến độc lập

Xi gồm:

Xi: Trình độ học vấn (cấp)

x2 : Tuổi của nông dân (năm)

x3: Kinh nghiệm trồng (năm)X4 : Năng suất (kg/công)

x5: Giá bán trung hình mùa thuận (1000 đồng)

x6: Giá bán trung bình mùa nghịch (1000 đồng)

x7: Chi phí giống (1000 đồng/công)

x8: Chi phí phân bón (1000 đồng/công/năm)

x9: Chi phí thuốc (1000 đồng/công/năm)

x10: Chi phí lao động nhà (1000 đồng/công/năm)

X11: Chi phí lao động thuê (1000 đồng/công/năm)

x12: Chi phí khấu hao/năm thu hoạch (1000 đồng/công/năm)

x13: Chi phí khác (1000 đồng/công/năm)Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa thu nhập với các biến độc lập

có dạng như sau:

Y 2 = ao + 3 J X J + a 2 X 2 + 33X3 + 34X4 + 35X5+ 35X5+ 37X7+ 3gXg+ 39X9+ aioXio+ anXn+ ai 2 Xi 2 + ai3Xi3

- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên tình hình tiêu thụnhư: nông dân thường bán cam cho các đối tượng nào, phương thức thanh toán,hình thức thanh toán của từng đối tượng thu mua, đồng thời xác định các kênhtiêu thụ chủ yếu tại Huyện để có thể mô tả hoạt động thu mua của các thành viêntham gia trong kênh

- Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp phân tích là thang đo theo tỷ lệ phân cấp làthống kê trung hình theo thang đo Likert 5 mức độ để có thể xác định được mức

độ của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ của nông dân.Thang đo theo tỷ lệ phân cấp: là kỹ thuật thang đo được thể hiện bằng số hoặcđược mô tả ngắn gọn bằng các phân cấp cụ thể Việc phân cấp được sắp xếp theocác mức độ tăng dần hay giảm dần Dựa vào các phân cấp trong thang đo, người

Trang 25

Giá trị trung hình Ý nghĩa

1,81-2,6 Khó khăn2,61 - 3,4 Bình thường

3,41-4,2 Thuận lợi

4,21 - 5 Rất thuận lợi

Trang 26

- Mục tiêu 5: Từ những phân tích trên tổng hợp, suy luận để đưa ra kết luận vànhững giải pháp để giúp nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục khókhăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN TRÀ ÔN - VĨNH LONG

• •Vị trí địa lýHuyện Trà Ôn nằm về phía tây nam tinh Vĩnh Long cách Thành Phố

Vĩnh

Long khoảng 50 km theo đường bộ Đường QL.54, đoạn đi qua huyện dài 17 kmcùng với mạng lưới đường Tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn đã đượcđầu tư là điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa huyệnTrà Ôn với các trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh Đặc biệt với Thành PhốCần Thơ Huyện Trà Ôn nằm tiếp giáp với Sông Hậu Và Sông Mang Thít là điềukiện rất thuận lợi trong giao thương bằng đường thủy với khắp mọi miền đấtnước cùng với hệ thống sông kênh rạch khá dày đặc, giao thông thủy là thế mạnhcủa huyện

Có tọa độ địa lý từ 9°52’30” đến 10°05’30” vĩ độ Bắc và từ 105°06’25”kinh độ Đông, vị trí giáp biên giới như sau:

• Phía Bắc giáp huyện Tam Bình, huyện Vũng Liêm

• Phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng

• Phía Đông giáp huyện Vũng Liêm

• Phía Tây giáp huyện Bình Minh và huyện Tam Bình

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện khá thuận lợi trong việc khaithác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, phát triển toàn diện các ngành sản xuất vàdịch vụ

3.1.1 Địa hình

Huyện Trà Ôn có địa hình điển hình của dạng đồng bằng bồi tụ phù sasông với hình thái địa hình thường gặp là các đảo hay “cù lao sông” như ngườidân ở đây vẫn thường gọi, là kết quả của sự bồi tụ phù sa ở rìa hoạt động củachâu thổ và dạng địa hình cồn cát duyên hải cao khoảng chừng 5m

Địa hình nhìn chung cao ở xung quanh, trũng ở giữa Độ cao trung bình từ0,8 - l,4m, ở khu vực các cù lao có bình độ thấp hơn, từ 0,8 - l,2m Bề mặt địahình bị chia cắt khá phức tạp do mạng lưới sông ngòi chằng chịt Toàn bộ cácđiểm nghiên cứu nhìn chung đều nằm ở vùng cao hơn so với toàn tỉnh và nằmtrong miền ữầm tích ữể, lớp mặt được bồi lắng phù sa mới đến độ sâu khoảnglOOm, chiều dày của phù sa mới càng ra phía biển càng lớn Xen kẽ giữa nó làcác lớp đất sét, cát

Trang 27

Phần lớn diện tích đất phân bố trong huyện có thể lợi dụng chế độ thủytriều để thực hiện tưới tiêu tự chảy Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi theohướng kết hợp một phần tưới tiêu bằng động lực (trạm bơm) sẽ đảm bảo đượcnhu cầu thâm canh, phát triển hệ số gieo trồng đất cây hằng năm.

3.1.2 Khí hậu

Khí hậu có thể coi là thành phần tự nhiên quan trọng, có ý nghĩa đối với

sự phát triển ngành nông nghiệp của Huyện nằm trong vùng khí hậu chia thành 2mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng thứ 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng

4 năm sau Lượng mưa trung hình hằng năm là 1,450 mm nhưng phân bố khôngđồng đều giữa các tháng trong năm

Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm 26-27°C, trong tháng 4 nhiệt độtrung bình lên tới 29,3°c Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là

24,90C Độ ẩm không khí trung bình 83%

Các yếu tố khí hậu thời tiết trên về cơ bản thuận lợi cho việc bố trí sảnxuất nông nghiệp đa dạng hóa cây trồng vật nuôi Đầu tư thâm canh, tăng vụ,tăng năng suất, tăng hệ số gieo trồng cây hàng năm, nâng cao mức thu nhập trênmột đơn vị diện tích sản xuất

Tập trung chủ yếu ở 3 giồng cát Thanh Bạch (Thiện Mỹ) giồng Lagì (Vĩnhxuân), Giồng Gòn (Thuận Thới)

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

3.2.1 Đơn vị hành chính

Trang 28

Huyện Trà Ôn có 14 xã, thị trấn đó là thị trấn Trà Ôn và các xã: Thiện Mỹ,Tân Mỹ, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hoà, Trà Côn,Nhơn Bình, Hoà Bình, Xuân Hiệp và hai xã cù lao Lục Sỉ Thành, Phú Thành.

3.2.2 Dân số

Trong những năm qua công tác dân số và kế hoạch hóa gia tình của huyệnTrà Ôn đã được các ngành, các cấp quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt Tỷ lệ tăngdân số tự nhiên đã giảm nhanh từ 1,14% năm 2005 xuống còn 0,903% năm 2009.Mức giảm dân số cơ học của huyện khá cao bình quân hàng năm là 1,4%/ năm(tỷ lệ giảm dân số cơ học bình quân hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng tự nhiên, chủyếu do chuyển đi lao động tại TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương vànhiều trung tâm kinh tế khác) Do đó, qui mô dân số giai đoạn 2005 - 2010 giảmbình quân hàng năm là 0,51% Mật độ dân số huyện Trà Ôn là 525 người/ km2.Quy mô dân số và mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các xã Riêngthị trấn Trà Ôn có mật độ dân số khá cao (3.738 người/ km2)

3.2.3 Ctf sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của Huyện

3.2.3.1 Hệ thống thủy lợi

Mạng lưới thủy lợi của huyện cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuấtnông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Hệ thống các công trình thủylợi hiện có bao gồm: Hệ thống kênh cấp I, kênh trục, kênh cấp II và kênh cấp III,

hệ thống cống, bọng, bờ vùng, đê bao

Mạng lưới kênh thủy lợi của huyện bao gồm có: 07 tuyến kênh trục và kênhcấp I với tổng chiều dài là 180,625 Km; 553 tuyến kênh cấp III có tổng chiều dài536,693 Km

Hệ thống cống, đập gồm có: cống có 44 cái, trong dó cống hở 20 cái và 24cống ngầm

Đập có 753 đập đất, trong đó huyện quản lý 183 đập đất có chiều dài

>=15m và xã quản lý 570 đập đất có chiều dài nhỏ hơn 15m

Hệ thống bờ bao thuỷ lợi bằng đất dài 180,625 Km toàn bộ hệ thống thủylợi huyện Trà Ôn tưới tiêu chủ động cho diện tích 18.000ha (chiếm 85,71% diệntích đất nông nghiệp, trong đó: cây hàng năm ll.OOOha, cây ăn quả lâu năm7.000ha)

Trang 29

Hiện nay, hệ thống thủy lợi mới được kiên cố hóa ở mức độ thấp Cuối năm

2009 mới có 44 đập được kiên cố hóa chiếm tỷ lệ 4,6% số lượng đập Dọc theocác tuyến kênh cấp I, cấp II, cấp III đã có đường đê bao bằng đất nhưng chưahoàn chỉnh

3.2.3.2 Hệ thống giao thông

a) Giao thông đường bộ

Trà Ôn là một trong những huyện có mạng lưới giao thông đường bộ pháttriển khá, trên địa bàn huyện gồm có: 01 tuyến đường QL54 đi qua, 4 tuyếnđường tỉnh và 6 tuyến đường huyện

Đen cuối năm 2009, mạng lưới đường bộ của huyện có tổng chiều dài là384,9km bao gồm: đường QL54 dài 17km, mặt đường bê tông nhựa; 6 tuyếnđường huyện với tổng chiều dài là 34,8km, mặt đường láng nhựa; đường giaothông đô thị trong nội ô thị ữấn Trà Ôn là 3,7 km, láng nhựa; đường giao thôngnông thôn (đường xã) có tổng chiều dài là 241,4 km, chủ yếu là đường bê tông ximăng

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện (bao gồmcác tuyến QL, tỉnh lộ và đường huyện) đều có mặt đường hẹp, chưa đạtêu chuẩnquy định của các cấp Đảng (chủ yếu có chiều rộng mặt đường từ 3,5 - 5,5m,phạm vi lộ giới bị lấn chiếm Đa số các cầu có chiều rộng mặt quá nhỏ từ 2,5 -5m, tải trọng cầu quá thấp: 3,5- 10 tấn), chỉ có số ít cầu trên tuyến QL54 có tảitrọng 30 tấn Do đó, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng KT - XH

Hiện nay, huyện có 2 bến xe khách: 1 bến tại thị trấn Trà Ôn rộng 500m2 và 1bến tại xã Tích Thiện rộng 1500 m2 Tại bến xe Trà Ôn có 4 đơn vị khai thác vậntải hoạt động hàng ngày với lượng xe xuất bến khoảng 16 - 17 xe, loại xe 25 chỗngồi Tại bến xe Tích Thiện 5 đom vị khai thác vận tải với lượng xe hàng ngày là

29 xe, loại 25 chỗ ngồi Trong các đơn vị khai thác vận tải có 1 đơn vị xe buýtMinh Thịnh với 17 xe hoạt động

b) Giao thông đường thủy

Trà Ôn có vị trí giáp ranh với sông Hậu và sông Mang thít là 2 sông lớn,thông thương rất thuận lợi bên ngoài là điều kiện thuận lợi giao thương bằngđường thủy với khắp mọi miền đất nước và quốc tế Huyện Trà Ôn có mạng lưới

Trang 30

giao thông đường thủy khá phát triển phục vụ tiềm năng chuyên chở khách dulịch trên địa bàn huyện đến các vùng lân cận của Tỉnh Trên địa bàn huyện cótuyến đường thủy QG dài 40,7km trong đó, sông hậu dài 20,9km, sông mang thítdài 19,8km cho tàu thuyền tải trọng trên 500 tấn lưu thông Tỉnh quản lý tuyếnsông Trà Ngoa dài ll,8km Huyện quản lý 14 tuyến với 71,3km tuyến sông cấp

IV, cấp V, cấp VI và nhỏ hơn cấp VI

Toàn Mật độ đường thủy trên địa bàn huyện đạt 0,81 km/km2 và 1,32 km/

1000 dân

c) Mạng lưới điện

Bộ lưới điện huyện Trà Ôn do chi nhánh điện Bình Minh quản lý và vậnhành cáp điện áp lưới là 22KV, kết cấu lưới điện dạng hình tia gồm trục chính vàcác nhánh rẽ

Đến năm 2010, mạng lưới điện trên địa bàn huyện Trà Ôn bao gồm:

+ Tổng chiều dài đường dây trung thế là 285,7km trong đó, đường dâytrung thế 3 pha là 97,21km, đường dây trung thế 1 pha là 188,49km

+ Tổng chiều dài đường dây hạ thế là 479,34km Trong đó, đường dây hạthế 3 pha là 39,2 km, đường dây hạ thế 1 pha là 440,14km

+ Tổng số trạm biến áp 22/0,4 KV là 360 trạm với tổng dung lượng là

10.994,5 KVA, trong đó số trạm biến áp 1 pha có 354 trạm với tổng dung lượng

là 9.197,5 KVA, số trạm biến áp 3 pha có 6 trạm với tổng dung lượng là 1.437KVA

Sản lượng tiêu thụ trong CN và XD thấp nhất trong các lĩnh vực: CN - XD;nông - lâm - thủy sản; Thương mại - Dịch vụ; sản lượng điện tiêu thụ trongnông - lâm - thủy sản cao nhất trong 3 lĩnh vực trên Đây là một trong các yếu tốnói lên huyện Trà Ôn là một huyện thuần nông, công nghiệp, thương mại, dịch

vụ chưa phát triển nhiều Đến nay tỷ lệ hộ sử dụng điện trong huyện là 96,1%

3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ ÔN

3.3.1 Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp Huyện Trà Ôn

3.3.I.I Trồng trọt

Bảng 3.1: DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY TRỒNG TỪ 2008 - 2011

Trang 31

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Chênh lệch 2009/2008

(%)

Chênh lệch 2010/2009

Trang 32

(Nguôn: Phòng NN và PTNT Huyện Trà Ôn)

a) Cây lúa

Trong các loại cây trồng thì cây lúa chiếm diện tích lớn nhất qua các năm,nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ, ít biến động do nhiều nông dân đã chuyểnruộng chuyển lên vườn và bỏ vụ Theo thông tin từ Phòng NN và PTNT Huyệnnăng suất và sản lượng lúa năm 2009 và 2010 như sau: năng suất bình quân năm

2009 đạt 5,44 tấn/ha, sản lượng cây lúa đạt 188.350,94 tấn Trong năm 2010năng suất bình quân 5,62 tấn/ha, sản lượng sản xuất lúa năm 2010 là 182.712 tấn,năng suất và sản lượng lúa qua các năm khá cao và ổn định là do: tình hình dịchbệnh trên cây lúa qua các năm chỉ ở mức thấp đến trung bình như: bệnh vàng lá,rầy nâu nhưng qua tập trung chỉ đạo phòng trị, tập huấn, hội thảo, đảm bảoxuống giống đúng lịch thời vụ, áp dụng quản lý dịch hai tổng hợp IPM nên đãkịp thời khống chế dịch bệnh từ đó ít gây thiệt hại đến năng suất lúa

b) Cây màu

Nhìn chung, diện tích rau màu qua các năm ít biến động Đây là loại câytrồng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao với nhiều mô hình nổi bậc như: củ sắn lợinhuận 40 - 50 triệu đồng/ha, mô hình trồng bắp ngọt ăn trái đã đem lại thu

nhập cao cho nông dân

c) Cây ăn trái

Nhìn chung, diện tích vườn cây ăn trái phát triển ổn định và đang có xuhướng tăng dần qua các năm, diện tích trồng cây ăn trái ngày càng tăng do ngườidân ở đây nhận thấy đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, với diện

tích vườn có hiệu quả kinh tế là 7.950ha, nhiều nhà vườn đã bỏ ruộng lên vườn,

bỏ vụ trồng lúa để chuyển sang trồng các loại cây ăn trái mang lại thu nhập caođặc biệt là cây cam

3.3.I.2 Chăn nuôi

Nhìn chung, tình hình chăn nuôi của Huyện qua các năm phát triển ổn định,

ít biến động Tuy nhiên giá heo hơi biến động giảm làm ảnh hưởng đến kinh tếcủa người chăn nuôi, với tập quán chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa qui hoạch đượcvùng chăn nuôi, chưa xây dựng vùng an toàn dịch bệnh từ đó đã làm xuất hiệndịch bệnh ở một số xã nhưng do thực hiện tốt công tác phòng chống dịch tiêuđộc sát trùng đã kịp thời không để dịch bệnh lây lan

3.3.1.3 Thủy sản

Nhìn chung, phong trào nuôi thủy sản chủ yếu nuôi trong mương vườn vớiqui mô nhỏ và một số mô hình trình diễn nuôi cá ruộng lúa và nuôi cá mươngvườn Bên cạnh mô hình nuôi cá tra bãi bồi do ảnh hưởng giá thức ăn tăng, giá cákhông ổn định nên ảnh hưởng kinh tế của người nuôi

3.3.2 Tình hình sãn xuất cam hiện nay của huyện

Cam mà chủ yếu là cam sành là cây đặc sản ở Vĩnh Long, không những cónhiều ở Tam Bình mà Huyện Trà Ôn với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho pháttriển nông nghiệp toàn diện, tài nguyên thiện nhiên phong phú, đất đai màu mỡ

đã tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển trồng cây đặc sản này Đến cuối năm

2009, diện tích cam sành trong huyện tăng lên 2.419,8ha và đến nay là2.543,40ha, trong đó có 2.388ha cho trái, sản lượng hàng năm khoảng 110.400tấn (Phòng NN và PTNT Huyện Trà Ôn) Đặc biệt, nhờ nông dân áp dụng kỹthuật mới, đầu tư chăm sóc cho cây cam cho trái mùa nghịch đã góp phần tăngthu nhập đáng kể cho nhà vườn vì được giá cao, theo các nhà vườn năng suấtcam mùa nghịch bình quân khoảng 15 tấn/ha, nếu ở các chân đất mới có thể tới20tấn/ha, thấp hơn so với vụ thuận từ 1 đến 2 tấn/ha nhưng hiệu quả kinh tế cao

do bán được giá Trung bình, mỗi ha cam sành trái vụ, nông dân thu được từ 120-150 triệu đồng So với thời điểm năm 2006 với dịch bệnh vàng lá tàn phá đãgây thiệt hại nặng nề cho nông dân, thêm vào đó là giá lúa tăng cao đã khiến chonhiều nhà vườn chặt cam, ban vườn xuống ruộng đã làm cho diện tích trồng cam

Trang 33

Xã Cam Sành Cam Soàn Tổng

Trang 34

Nhật Bản ) xây dựng mô hình khắc phục bệnh vàng lá trên cây cam sành với diệntích lOha/ năm và tiếp tục được chọn là nơi đầu tư dự án này đến năm 2014.Nhưng đứng trước sự phát triển ồ ạt của loại cây trồng này, do chạy theo lợinhuận, nông dân ở nhiều nơi tự phát trồng cam không theo quy hoạch của Huyện

và cách trồng không theo khuyến cáo của ngành chuyên môn như ít chú ý đếnquy cách lập vườn, trồng dày, cây giống đa phần mua ữôi nổi, kém chấtlượng và đây chính là những lý do mà bệnh vàng lá hên cam tái phát trở lại

CHƯƠNG 4

Trang 35

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAM HUYỆN

TRÀ ÔN

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAM HUYỆN TRÀ ÔN

4.1.1 Phân tích thực trạng về nông hộ trồng cam

4.I.I.I Thông tin về nông hộ

Đe có cái nhìn tổng quan về hoạt động sản xuất cam của các nông hộ trênđịa bàn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ta phải nắm rõ thông tin chung của nông

hộ Sau khi tiến hành điều tra trực tiếp 80 nông hộ tham gia sản xuất cam trên địabàn với phương pháp phân tích tần số về trình độ học vấn của các nông hộ thuđược kết quả như sau:

Nhìn chung: các nông hộ mù chữ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (chiếm 6,25%), chủyếu các nông hộ có trình độ học vấn là cấp 1 và cấp 2 (cấp 1 chiếm 18,75%, cấp

2 chiếm 67,5%), còn 7,5% còn lại là tỷ lệ nông hộ có trình độ học vấn là cấp 3

Từ số liệu trên cho thấy các nông hộ tham gia trồng cam có trình độ học vấn ởmức thấp, ngày nay việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để nângcao năng suất, sản lượng nhằm nâng cao thu nhập của các nông hộ là rất cầnthiết, nhưng với trình độ học vấn thấp lại là điều trở ngại, gây khó khăn trongviệc hiểu và áp dụng những kỹ thuật mới, kỹ thuật tiến tiến vào trong sản xuất.Một số thông tin chung của nông hộ được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.1: MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG CỦA NÔNG Hộ

Trang 36

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Lớnnhất

Nhỏnhất

Trungbình

Độ lệchchuẩn

Trang 38

(kết quả khảo sát 80 nông hộ trên địa bàn nghiên cứu,2011)

Dựa vào tỷ trọng lựa chọn lý do chọn cây cam sành để trồng của các nông

hộ sẽ xác định được lý do quan trọng nhất mà các nông hộ ra quyết định chọntrồng Lý do nào có tỷ trọng được chọn nhiều nhất (quan trọng nhất) được xếphạng 1, tăng dần từ 1 đến 10 cho thấy mức độ quan trọng ít hơn

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy có khá nhiều nguyên nhân mà nông dânchọn chủ yếu cam sành để trồng Nguyên nhân được các nông hộ quan tâm hàngđầu là lợi nhuận cao (chiếm 87,83%) vì nhiều nông hộ cho rằng trồng cam sànhđem lại nhiều lợi nhuận hơn so với các loại cây trồng khác Lý do quan trọng thứhai chiếm 82,43% là đầu ra cho trái cam, tại Huyện có rất nhiều đối tượng thumua cam sành: thương lái, các vựa nên nông hộ có thể lựa chọn các đối tượng

để bán sản phẩm của mình Hai lý do mặc dù kém quan trọng hơn các lý do trênnhưng lại là hai yếu tố rất quan trọng, chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhậpcủa các nông hộ nên được nông hộ quan tâm tiếp theo là: năng suất cao (chiếm

Trang 39

Nơi cung cấp giống Số hộ Tỷ trọng (%)

-(kêt quả khảo sát 80 nông hộ trên địa bàn nghiên cứu,2011)

Tỷ trọng các hộ nông dân mua giống từ cơ sở sản xuất giống có uy tín là25% cho thấy một bộ nông dân đã có ý thức trong việc chọn cây giống đảm bảochất lượng, đa số các cơ sở sản xuất giống được mua chủ yếu ở Thành Phố VĩnhLong Tuy nhiên, một bộ phận lớn các nông hộ được phỏng vấn lại chọn muagiống từ ghe bán vì giá cây giống rể hơn làm giảm chi phí và tính thuận tiện vì đa

số các ghe này chở giống đến tận vườn bán cho nông hộ Mặc dù người dân cótuyển chọn những cây đẹp, vừa ý mình nhưng đây lại là những giống cây trôi nỗi,

Trang 40

Kỹ thuật sản xuất cam Số hộ Tỷ trọng (%)

rp A

Ngày đăng: 18/12/2015, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w