1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐIỀU TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA

83 218 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐIỀU TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU PHAN THỊ THẢO NGÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐIỀU TẠI

HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

PHAN THỊ THẢO NGÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 06 /2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐIỀU TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG

TÀU”, do Phan Thị Thảo Ngân, sinh viên khoá 2005, ngành Phát Triển Nông Thôn và

Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

Giảng viên hướng dẫn

ThS TRẦN ĐỨC LUÂN

Ngày tháng năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin gửi những dòng tri ân đến Ba, Mẹ, những người đã sinh ra, nuôi nấng, dưỡng dục đổ biết bao mồ hôi, nước mắt để cho con được như ngày hôm nay

Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học qua

Em xin hết lòng biết ơn sâu sắc thầy Trần Đức Luân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo, UBND,và nông dân ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với trình độ hiểu biết và tầm nhìn chưa rộng Vì thế, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn

Cuối cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã nhiệt tình động viên ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận

Chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009

Phan Thị Thảo Ngân

Trang 4

từ Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng kinh tế, Phòng thống kê huyện

và 60 hộ nông dân trồng Điều tại địa phương Điểm chính của nghiên cứu này là nắm bắt được tiềm năng phát triển và những khó khăn mà người trồng Điều gặp phải; đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Điều qua đó có những định hướng và giải pháp phát triển một cách phù hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương, đồng thời tìm hiểu tình hình tiêu thụ Điều trên thị trường huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Kết quả của việc đánh giá hiệu qủa kinh tế cho thấy mức năng suất bình quân vào năm khai thác là 1388 tạ/ha với mức giá bán năm 2008 là 11.000đồng/kg thì lợi nhuận của người trồng Điều đạt 7.421.000 đồng/ha

Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đưa ra định hướng phát triển chung cho ngành Điều tại địa phương, để tìm giải pháp giúp người trồng Điều đạt hiệu quả cao góp phần tăng thêm thu nhập cho nông hộ

Trang 5

2.1 Tổng quan về tài liệu có liên quan 5

2.5 Đánh giá chung về hiện trạng của huyện 14

Trang 6

2.5.2 Khó khăn 15 CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1.5 Khái niệm về thị trường và giá cả 25

4.1 Tổng quan tình hình sản xuất Điều trên toàn huyện 27 4.2 Tình hình biến động của Điều qua các năm 28

4.2.2 Biến động về giá Điều qua các năm 28

4.3 Hiện trạng áp dụng quy trình kỹ thuật 32

4.3.1 Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch Điều 32 4.3.2 Cải tạo vườn Điều già cỗi và năng suất thấp thành vườn Điều

4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Điều 35

4.5.3 Kết quả và hiệu quả của 1 ha Điều vào giai đoạn kinh doanh trên một năm 39 4.5.4 Thời gian hoàn vốn khi đầu tư 1 ha Điều 41 4.5.5 Cơ cấu thu nhập của hộ trồng Điều 44 4.5.6 So sánh hiệu quả kinh tế của Điều so với cây trồng khác 45

Trang 7

4.7.3 Hiệu quả kinh tế của thương lái 49

PHỤ LỤC

Trang 8

HQKT Hiệu quả kinh tế

KD,TM,DL Kinh doanh, thương mại, du lịch

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

VSMT Vệ sinh môi trường

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

KT Kỹ thuật

TT Thị trấn

PTKT Phát triển kinh tế

CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

NN&PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

THTT Tổng hợp tính toán

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.3 Hiện Trạng Mạng Lưới Giáo Dục Huyện Châu Đức 13 Bảng 4.1 Diện Tích Điều Cho Sản Phẩm Trên Toàn Huyện 28 Bảng 4.2 Biến Động Về Giá Hạt Điều Tươi Trong Huyện Qua Các Năm 29 Bảng 4.3 Biến Động Giá Hạt Điều Nhân Trong Huyện Qua Các Năm 29 Bảng 4.4 Sản Lượng Điều Qua Các Năm (2007 – 2009) 31 Bảng 4.5 Chi Phí Sản Xuất Trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản 36 Bảng 4.6 Chi Phí Bình Quân/ha vào Giai Đoạn Kinh Doanh trên 1 Năm 38 Bảng 4.7 Tổng Chi Phí Cho 1 Ha Điều Trong Giai Đoạn Kinh Doanh 39 Bảng 4.8 Kết Quả và Hiệu Qủa Kinh Tế Trên 1 Ha Điều Giai Đoạn Sản Xuất Kinh Doanh40 Bảng 4.9 Ngân Lưu Tài Chính Khi Trồng 1 Ha Điều (Đồng) 42 Bảng 4.10 Cơ Cấu Thu Nhập Bình Quân Một Năm của Hộ Trồng Điều 44 Bảng 4.11 Chi Phí của Điều, Cà Phê, Tiêu trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản 45 Bảng 4.12 So Sánh Chi Phí Trồng Điều, Tiêu và Cà Phê trong Giai Đoạn Kiến Thiết

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.3 Thị Phần Xuất Khẩu Điều Cả Nước 8 Tháng Năm 2007 22 Hình 4.1 Thể hiện Biến Động Về Giá Hạt Điều Tươi Trong Huyện 29

Hình 4.4 Tỷ Lệ Các Loại Chi Phí Trong Giai Đoạn Kiến Thiết Cơ Bản 36 Hình 4.5 Tỷ Lệ Các Khoản Chi Phí Sản Xuất vào Giai Đoạn Kinh Doanh 39 Hình 4.6 Sơ Đồ Thể Hiện Việc Tiêu Thụ Hạt Điều trên Thị Trường Huyện Châu Đức 48 Hình 4.7 Lượng trái sau khi áp dụng kỹ thuật thâm canh trên cây Điều 57 Hình 4.8 Giải Pháp Thu Mua Hạt Điều trên Thị Trường Huyện Châu Đức 58

Trang 11

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Ý Kiến Đóng Góp Của Người Dân

Phụ lục 2: Bảng Điều Tra Nông Hộ

Phụ Lục 3: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Thương Lái

Trang 12

Bằng việc vượt qua cường quốc Điều Ấn Độ, Việt Nam đã vươn lên chiếm ngôi

vị số một thế giới về xuất khẩu hạt Điều Xuất khẩu Điều tiếp tục tăng cả về số lượng

và kim ngạch Mặt khác cây Điều mang lại lợi nhuận cao cho nước ta nói chung, nông dân trồng Điều nói riêng và còn là loại cây góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người nông dân

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng cả nước đã xuất khẩu 62.000 tấn hạt Điều, đạt kim ngạch 255 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái Hạt Điều vẫn là một trong 4 mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu cao, cùng với gạo, cà phê và cao su

Hạt Điều Việt Nam đã có mặt tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Hoa Kỳ đứng đầu với 40%, Trung Quốc 20%, các nước châu Âu 20%, 20% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông Với thị trường tiêu thụ rộng lớn như trên Việt Nam làm sao để có thể giữ vững và đáp ứng nhu cầu cho thị trường Trong khi các năm qua, tình hình chặt Điều trồng cà phê, tiêu Rồi chặt cà phê, tiêu trồng Điều lặp đi lặp lại ở cả nước nói chung và ở huyện Châu Đức nói riêng Do

Trang 13

giá cả Điều quá bắp bênh, có khi rất thấp Mặt khác người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của cây Điều như hiện nay dẫn đến diện tích Điều ngày càng bị thu hẹp

Huyện Châu Đức là một trong những huyện thuần nông của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, phụ thuộc chủ yếu vào các loại cây công nghiệp và hoa màu như cà phê, tiêu, bắp, đậu, khoai mì và Điều Làm thế nào để cải thiện tình trạng này, làm gì để cải thiện năng suất Điều ở huyện Châu Đức nói riêng và cả nước nói chung

Ý nghĩa của việc nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của đề tài này là nguồn tham khảo cho mọi người quan tâm đến Điều, đặc biệt là những hộ nông dân sản xuất Điều trong huyện Châu Đức nhận biết được thực trạng sản xuất và tiêu thụ Điều trong huyện Từ đó làm cơ sở để nông dân quyết định trong việc đầu tư vào ngành Điều như thế nào để đạt hiệu quả cao Ngoài ra đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giúp địa phương có giải pháp phát triển bền vững ngành Điều trong thời gian tới

Xuất phát từ nhu cầu thực tế tôi tiến hành thực hiện đề tài “THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ ĐIỀU TẠI HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sản xuất điểu ở địa bàn nghiên cứu và các đặc điểm chính của hộ trồng Điều được khảo sát

Phân tích hiệu quả sản xuất Điều của nông hộ điều tra

Tìm hiểu tình hình tiêu thụ Điều của nông hộ

Đề xuất giải pháp phát triển ngành Điều phù hợp với điều kiện của nông hộ và địa phương nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng Điều

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung điều tra 60 hộ trồng Điều, 10 thương lái và một vài đại lý thu mua hạt Điều trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 14

1.5 Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế và định hướng phát triển cây Điều tại huyện Châu Đức

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ Điều tại địa phương

Tập trung nghiên cứu và trả lời một số câu hỏi:

+ Cây Điều có tác động như thế nào đến đời sống người dân tại huyện Châu Đức.?

+ Việc nghiên cứu sẽ góp phần như thế nào đến việc phát triển sản xuất ngành Điều tại huyện Châu Đức?

1.6 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được cấu thành bởi 5 chương cơ bản:

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu sơ lược về cây Điều, ngành Điều cả nước nói chung và huyện Châu Đức nói riêng, những cơ sở luận phục vụ cho cho nghiên cứu, và các chỉ tiêu nhằm xác định hiệu qủa kinh tế của các hộ nông dân trồng Điều trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh BRVT

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đề tài tập trung nghiên cứu vào những vấn đề chính như: đánh giá thực trạng về việc sản xuất và tiêu thụ Điều tại huyện Châu Đức và tìm hiểu tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất Điều, xác định hiệu quả kinh tế do cây Điều mang lại Qua

đó đưa ra những định hướng và giải pháp nhằm phát triển ngành Điều tại địa phương

Trang 15

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm phát triển cây Điều tại huyện Châu Đức nói riêng và ngành Điều Việt Nam nói chung

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu có liên quan

Nguyễn Trần Trung Hiệp (2004) đã thực hiện một nghiên cứu thông qua khoá luận tốt nghiệp “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế và Những Giải Pháp Phát Triển Cây Điều tại Huyện Thống Nhất Tỉnh Đồng Nai” Nghiên cứu này đã tính toán được mức chi phí trung bình trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là 10.765.000 đồng, trong giai đoạn kinh doanh là 6.739.000, lợi nhuận bình quân là 4.891.000 đồng và đã đưa ra một số giải pháp để phát triển ngành Điều tại địa phương như: quy hoạch rõ nơi cung cấp giống mới, cung cấp giống đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh sự quan tâm của chính quyền địa phương, mở nhiều hơn các lớp khuyến nông, Ngân hàng cho vay tiền với thời hạn lâu hơn, các đơn vị chế biến cần đẩy mạnh thực hiện bao tiêu sản phẩm và cung ứng đầu tư sản xuất…

Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Trịnh Nữ Loan (2007) cũng tiến hành thực hiện đề tài tương tự tại xã Hắc Dịch huyện Tân Thành tỉnh BRVT Kết quả nghiên cứu này chỉ ra mức chi phí bình quân trên 1ha Điều trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là 12.222.000 đồng, trong giai đoạn kinh doanh là 10.467.000 đồng, lợi nhuận 8.882.500 đồng/ha và đã đưa ra một số giải pháp như tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân, hỗ trợ vốn, cấp sổ đỏ để người dân dễ dàng vay vốn hơn Xây dựng các điểm thu mua, nhà máy chế biến kết hợp với ban quản lý dự án hỗ trợ người dân về khâu tiêu thị sản phẩm …

Điểm chung của các nghiên cứu này là nghiên cứu và tính toán các chi tiêu kinh

tế cho cây Điều như chi phí đầu tư trong giai đoạn kinh doanh, chi phí trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, thu nhập, lợi nhuận trên 1ha Điều, hiệu quả trên 1ha, thời gian hòa vốn, thời giá tiền tệ, …

Trang 17

2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

™ Vị trí địa lí

Hình 2.1 Bản Đồ Hành Chính Huyện Châu Đức

Nguồn tin: Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Châu Đức

Châu Đức là một huyện nằm về phía Bắc của tỉnh BRVT Về hành chính, huyện

có 16 đơn vị hành chính bao gồm 01 thị trấn và 15 xã với ranh giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai

Phía Đông giáp huyện Xuyên Mộc và Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai

Phía Tây giáp huyện Tân Thành

Phía Nam giáp huyện Đất Đỏ và TX Bà Rịa

Trang 18

Với diện tích kiểm kê năm 2005 là 42.655,26 ha (trước kiểm kê là 42.260ha), bằng 21,41% diện tích toàn tỉnh BRVT và bằng 0,13% diện tích toàn quốc Dân số năm 2008 là 157.165 người, mật độ dân số khoảng 368 người/km2

Châu Đức là một huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - một vùng kinh tế quan trọng của nước ta, là khu vực năng động, đang dẫn đầu toàn quốc về tốc

độ phát triển kinh tế, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp cả nước

Châu Đức nằm gần những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và các khu công nghiệp hàng đầu của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hòa, Bình Dương, …

2.2.2 Địa hình và địa chất

Địa chất: Huyện Châu Đức tương đối thuần nhất về thành phần đá mẹ tạo đất,

trong đó hầu hết là đá bazan

Đá bazan trên địa bàn không chỉ hình thành ra các đất có chất lượng rất cao thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nó còn là nguồn nguyên liệu xây dựng quan

trọng: Đá Bazan bao phủ khoảng 39.895 ha, chiếm 94,37% diện tích lãnh thổ, phân bố

tập trung thành khối Ngoài ra còn có các đá mẹ và mẫu chất là: Đá Granit với diện tích rất nhỏ khoảng 500 ha ở xã Suối Nghệ, mẫu chất phù sa mới chỉ có khoảng 255

ha, là phù sa của Sông Xoài, là ranh giới với huyện Tân Thành

Hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất Bazan (chiếm tỷ

lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt, có độ phì cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như: cao su, cà phê, tiêu, Điều, cây ăn trái và các cây hàng năm như: bắp, khoai mì, đậu các loại, bông vải Đây thực sự là một thế mạnh so với các huyện khác trong tỉnh Một số cây trồng tuy không chiếm tỷ lệ cao, song có diện tích trồng khá lớn như cây Điều khoảng 2.850 ha, cây ăn trái khoảng 1.080 ha, khoai

mì khoảng 2.400 ha

Địa hình, địa mạo: Châu Đức có địa hình tương đối bằng, rất thuận lợi cho bố

trí sử dụng đất

Trang 19

Bảng 2.1 Thống Kê Diện Tích Theo Độ Dốc

Nguồn: Phòng thống kê huyện

Toàn huyện có một dạng địa hình chính là địa hình đồi lượn sóng: có độ cao từ

20-150m, bao gồm những đồi đất bazan, tạo thành những “chùy” chạy theo hướng Bắc

xuống Tây Nam Địa hình bằng, thoải, độ dốc chỉ khoảng 1-8o Trong tổng qũy đất có

tới 84,19% diện tích có độ dốc <8o, là địa hình rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất; chỉ

có 1,69% diện tích có độ dốc > 15 o

2.2.3 Khí hậu thời tiết

Khí hậu: Châu Đức thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền

nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những cực

đoan lớn về khí hậu, thuận lợi cho sản xuất NN nói riêng và bố trí sử dụng đất nói

chung

Khí hậu vùng Đông Nam Bộ nói chung và Châu Đức nói riêng mang đặc thù khí

hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: (i) Có cấu trúc đa dạng

về thời tiết mùa, (ii) khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa

và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình, (iii) diễn thế khí hậu quan hệ với động

lực gió mùa

Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm nhiệt độ cao đều

trong năm 23.6-27.3oC (Trạm Xuân Lộc) và 24.7-28oC (Trạm Vũng Tàu) Nhiệt độ

trung bình tối cao không quá 30oC và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20oC

Tổng tích ổn cao 8.500-10.000oC

Trang 20

2.2.4 Thuỷ văn

Châu Đức có lượng mưa tương đối cao (2.139 mm/năm tại Xuân Lộc; 1.352 mm/năm tại Vũng Tàu; 1.805mm/năm tại Bình Ba và 1.163mm/năm tại Bà Rịa), nhưng phân bố không đều hình thành hai mùa trái ngược nhau: mùa mưa & mùa khô

Mùa khô kèo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, nó chiếm khoảng 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao

Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch đất hòa tan các Secquioxyt sắt nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ

Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 87 - 90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng

04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62 - 63% lượng mưa cả năm Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm ở Xuân Lộc là +

1616 mm Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh, lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới

nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ nhưỡng

Mùa mưa (vụ Hè Thu và Mùa) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (Vụ Đông Xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém Vì vậy,

ngoại trừ những diện tích đất được tưới, còn lại hầu hết chỉ sản xuất được trong mùa

Trang 21

Để phục vụ cho việc lập QHSDĐ huyện Châu Đức, bản đồ đất lần này kế thừa công trình thực hiện năm 2000 có chỉnh sửa, bổ sung Trong báo cáo này tôi tóm tắt một số nội dung sau đây:

Phân loại và tính chất các loại đất: Trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, đất huyện Châu Đức có 6 nhóm đất, với 08 đơn vị bản đồ đất (Soil mapping units): đất xám, đất đen, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ, đất xói mòn trơ sỏi đá, nhóm đất phù sa

2.2.6 Nguồn nước

Nguồn nước mặt:

Huyện có 2 sông chính là: sông Xoài và sông Ray

Sông Xoài là ranh giới của huyện Châu Đức và Huyện Tân Thành, chiều dài nằm trong phạm vi huyện: 22km Đây là một nhánh ở thượng nguồn sông Dinh, bắt nguồn từ huyện Long Khánh và xã Xà Bang, Láng Lớn, chảy theo hướng Bắc Nam và

đổ vào sông Cỏ May Trên lưu vực sông Xoài phần thuộc địa phận Châu Đức đã xây dựng hồ Kim Long, hồ Đá Đen có dung tích chứa 28 triệu m3

Sông Ray là ranh giới của huyện Châu Đức với huyện Xuyên Mộc, tổng chiều dài 120 km và phần lớn khu vực thuộc tỉnh Đồng Nai Đoạn trung lưu thuộc huyện Châu Đức có chiều dài 20 km

Ngoài 2 con sông kể trên, huyện còn có các con suối, nhưng nguồn sinh thủy rất hạn chế Huyện đã đầu tư xây dựng các hồ đập gồm: hồ Núi Nhan, hồ Đá Đen, hồ Cầu Mới, hồ Sông Ray, hồ Sông Hỏa, hồ Suối Giàu, hồ Núi Sao, hồ Gia Hoét, hồ Tầm Bó,

hồ Kim Long, hồ Suối Đôi, đập Dâng Đá Bạc, đập Suối Rao, đập Sông Xoài, đập Suối Nghệ, đập Suối Đôi

Nguồn nước ngầm

Theo kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên nước ngầm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tháng 9/1999 của đoàn Địa Chất Thủy Văn 707 về trữ lượng nước ngầm ở huyện Châu Đức như sau: trữ lượng tĩnh thiên nhiên bình quân 7 triệu m3/km2, trữ lượng động thiên nhiên bình quân 1227m3/ngày/km2, trữ lượng khai thác an toàn (số lượng lỗ khoan nên bố trí/km2): 2,99 lỗ khoan/km2 Nếu các lỗ khoan dự kiến chỉ khai thác 12 giờ/ ngày thì số lỗ khoan có thể bố trí 6 lỗ khoan/km2

Trang 22

Nếu sử dụng nước cho sinh hoạt gia đình và tưới cây chỉ vào ban ngày thì cứ

mỗi 1,66 ha ở Châu Đức có thể khoan được 1 giếng và số lượng nước khai thác bình

quân của mỗi giếng là: 239m3/ngày

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.1 Dân số, lao động

Huyện có 15 xã và 1 thị trấn Theo số liệu năm 2008, tổng dân số là 157.165

người, với 32.034 hộ, trong đó có 28.722 hộ nông nghiệp, chiếm 137.472 người

Bảng 2.2 Đặc Điểm Dân Số Huyện Châu Đức

Năm Chỉ tiêu

- Nông - Lâm Nghiệp 71,518 75,000 75.275 75.512 76.010

Đến nay, lưới điện quốc gia đã phủ hết 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với số

hộ sử dụng điện chiếm trên 93,4% Điện không những được sử dụng phổ biến cho sinh

Trang 23

hoạt mà còn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh ở địa phương Tại các trục lộ giao thông

chính, các trung tâm xã…đều có hệ thống điện chiếu sáng

Trên địa bàn huyện có 2 chi nhánh cấp nước chính là: chi nhánh cấp nước Kim Long và chi nhánh trung tâm nước sinh hoạt & VSMT Với mạng lưới các tuyến cấp nước trên 190 km, 12/15 xã, thị trấn đã cơ bản được cung cấp nước đầy đủ Ngoài ra, nguồn nước giếng của địa phương còn phục vụ cho tưới tiêu

b) Giao thông

Về mạng lưới đường: có 01 tuyến quốc lộ, 02 tỉnh lộ, 07 đường liên xã và giao thông nông thôn tạo thành mạng lưới đường hiện hữu giải quyết được điều kiện lưu thông đến hầu hết các nơi trong huyện

Quốc lộ có 01 tuyến đó là QL 56 chạy suốt chiều dài huyện, nối liền QL I ở

phía Bắc với đường QL 51 ở phía Nam huyện Toàn tuyến dài 24,1km, đường cấp III

và nhựa hoá

Tỉnh lộ: Có 02 đường, với tổng chiều dài 27,55km, tỉnh lộ Mỹ Xuân – Ngãi

Giao – Hòa Bình: Nối QL 51A với QL 56, đây là tuyến đường rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của huyện Châu Đức, tạo Điều kiện thuận lợi đi từ huyện tới

TP HCM Tỉnh lộ 765, bắt đầu từ ngã ba QL 1 trên địa phận huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai, sau đó chạy xuống phía Nam qua xã Tân Lập huyện Xuân Lộc để vào huyện Châu Đức

Đường liên xã: có 07 đường với tổng chiều dài 65km, bao gồm: đường Xà

Bang – Láng Lớn, đường Kim Long – Láng Lớn, đường Suối Nghệ – Nghĩa Thành, đường Bình Ba – Đá Bạc – Suối Rao – Xuân Sơn, đường Suối Nghệ – Láng Lớn, đường Kim Long – Quảng Thành và đường Bình Giã – Đá Bạc

Đường giao thông nông thôn: huyện Châu Đức là một huyện nông nghiệp, trên

địa bàn có nhiều nông trường cao su thuộc công ty cao su Bà Rịa; trong chiến tranh

Mỹ Ngụy ra sức thành lập các khu dân cư tập trung, các vùng còn lại dân cư thưa thớt, sau chiến tranh dân nhập cư từ các nơi khác đến ở phân tán trên tòan huyện vì vậy dân

cư phân bố không đều Trong Điều kiện như vậy hệ thống giao thông nông thôn ở đây cũng có đặc trưng riêng: đó là (i) hệ thống các đường chuyên dùng (đường lô cao su) của các nông trường cao su; (ii) hệ thống đường theo dạng ô bàn cờ của các khu dân

cư tập trung và, (iii) hệ thống đường mòn chằng chịt giữa các nương rẫy

Trang 24

c) Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc của huyện trong những năm gần đây được quan tâm đầu tư đúng mức hơn Hệ thống bưu điện ngày càng được mở rộng, số hộ đăng kí sử dụng điện thoại bàn, điện thoại di động ngày càng tăng Đến năm 2005, bình quân đạt

8 máy trên 100 dân

2.4 Cơ cấu kinh tế của huyện

Qua việc đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội cho thấy một số thuận lợi và khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng đất huyện Châu Đức như sau

¾ Xét về vị trí địa lý kinh tế so với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì huyện Châu Đức ít thuận lợi hơn, nhưng so với các huyện khác trong vùng (trừ Thị xã Bà Rịa), Châu Đức

Trang 25

là huyện có thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và sử dụng đất nói riêng

¾ Mật độ dân số thấp, dân số chưa phải là sức ép mạnh mẽ đến sử dụng đất Tuy vậy những năm gần đây tốc độ tăng dân số cao, phần nào đã gây trở ngại trong sử dụng đất ở một số nơi

¾ Điều kiện tự nhiên: có khí hậu nhiệt đới gió mùa khá ôn hòa, địa hình miền núi nhưng tương đối bằng, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất Đặc biệt có qũy đất phong phú mà hầu hết là các đất hình thành trên đá bazan, là loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi của nước ta Nó rất thích hợp với các loại cây dài ngày

có hiệu quả kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, Điều, cây ăn quả…

¾ Trong nông nghiệp, ưu thế thuộc về các cây lâu năm, đó là xu thế tất yếu cần giành đất cho phát triển trong tương lai

¾ Có hệ thống giao thông thuận lợi, từ huyện Châu Đức có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa đến các vùng kinh tế trong cả nước khá thuận lợi, là điều kiện cho phép đẩy nhanh phát triển kinh tế nói chung và vấn đề khai thác sử dụng đất nói riêng

¾ Nằm gần các khu kinh tế động lực, có tốc độ phát triển cao, sẽ có nhiều lợi thế Nhưng đồng thời những thách thức gay gắt, những sức ép mạnh mẽ đến vấn đề bố trí khai thác sử dụng tài nguyên đất

Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Trong giai đoạn tới cần ưu tiên giành đất cho phát triển công nghiệp – TTCN, xây dựng cơ sở hạ tầng

2.5 Đánh giá chung về hiện trạng của huyện

2.5.1 Thuận lợi

Nhìn chung vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội nói chung và tình hình sử dụng đất nói riêng, đồng thời cũng là sức ép không nhỏ trong sử dụng đất trong tương lai

Châu Đức là 01 huyện nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam (KTTĐPN) - một vùng kinh tế quan trọng của nước ta, là khu vực năng động, đang dẫn đầu toàn quốc về tốc độ phát triển kinh tế, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp

cả nước

Trang 26

Châu Đức nằm gần những thành phố lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học KT và các khu công nghiệp hàng đầu của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, TP Biên Hòa

Hệ thống giao thông thuận lợi, có QL 56 đi qua, từ TT Ngãi Giao theo QL 56 đi

TX Bà Rịa khoảng 20km, TP Vũng Tàu Khoảng 40km, TP Hồ Chí Minh khoảng 100km, TP Biên Hòa khoảng 70km Theo trục đường Bình Châu - Mỹ Xuân gặp QL

51 tới các thành phố và các khu công nghiệp lớn

Là huyện có tài nguyên đất phì nhiêu, trong đó chủ yếu là đất đỏ Bazan, là loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta; nó thích hợp với nhiều loại cây trồng như: cao su, cà phê, tiêu, Điều, cây ăn quả, …

2.5.2 Khó khăn

Nhìn chung Châu Đức có bình quân diện tích các loại đất trên đầu người thấp hơn so với toàn tỉnh cũng như cả nước (trừ đất sản xuất nông nghiệp)

Trang 27

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Đặc điểm kinh tế nông hộ

Kinh tế nông hộ là hình thức lấy gia đình người nông dân làm đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh Đây là hình thức kinh tế cơ bản của sản xuất nông nghiệp hàng hóa Hộ nông dân vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, quy mô sản xuất nhỏ, quy mô đất canh tác nhỏ, sử dụng lao động nhiều, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, sản xuất phân tán và chưa đẩy nhanh sản xuất hàng hóa nông sản, quy mô vốn sản xuất thấp

3.1.2 Vai trò của kinh tế nông hộ

Quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đã xác định kinh tế nông hộ là đơn vị kinh

tế đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp nông thôn Dân cư khu vực nông thôn chiếm 80% tổng dân số cả nước, 72% lao động sản xuất nông nghiệp và sản phẩm thu từ nông nghiệp chiếm 28,7% trong tổng GDP của nền kinh tế quốc dân Theo thống kê của huyện, năm 2008 toàn huyện có 95.753 lao động, trong đó lao động trong nông nghiệp là 76.010 người chiếm 79,38%, còn nhân khẩu ngoài nông nghiệp chiếm 20,62% Qua đó cho thấy tình hình phát triển kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiêp

3.1.3 Giới thiệu sơ lược về cây Điều

a) Nguồn gốc và tầm quan trọng của cây Điều

Điều hay còn gọi là Đào lộn hột (có tên khoa học: Anacardium occidentale L.; đồng nghĩa: Anacardium curatellifolium A.St.-Hil.) Cây cao từ khoảng 3m đến 9m

Lá mọc so le, cuống ngắn Hoa nhỏ, màu trắng có mùi thơm dịu Quả khô, không tự

mở, hình thận, dài 2-3cm, vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng, hạt hình thận, có chứa dầu béo

Trang 28

Hình 3.1 Một Vài Hình Ảnh Về Cây Điều

Cây Điều ở hộ Nguyễn Văn Cửu (Suối Rao) Bông Điều

Má phanh và Má hãm máy dập cung cấp

cho TOYOTA Việt Nam từ vỏ hạt Điều

Nhân Điều rang và tẩm muối

Nguồn: Thực trạng xuất khẩu hạt Điều của Việt Nam (Lưu Thị Thanh Bình) và

M.Q-@ 2006 Biker Vietnam (Tổng hợp)

Trang 29

Là một loại cây công nghiệp dài ngày thuộc họ Đào lộn hột Có nguồn gốc từ Đông Bắc Brasil, được trồng từ lâu ở Việt Nam, nhưng được chú ý phát triển từ năm

1981 Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích canh tác Điều cả nước (năm 2008) hiện khoảng 400 nghìn ha, trong đó chỉ có khoảng 300 nghìn ha có thu hoạch, giảm khoảng 30 nghìn ha so với các niên vụ trước ngàn ha Điều Ngày nay nó được trồng khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm Các nước có diện tích Điều lớn là: Brazin, Ấn Độ, một số nước Đông Phi và Đông Nam Á Trong những năm thuộc thập niên 80, Điều đã được đưa vào phát triển làm cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc thuộc các chương trình trồng rừng Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không quan tâm chọn lọc giống nên các rừng trồng trên chỉ đáp ứng yêu cầu che phủ chưa phát huy hiệu quả kinh tế Để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng cũng như sản lượng hạt Điều tại Việt Nam nói chung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng, viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã tiến hành điều tra bình tuyển, chọn tạo giống Điều

từ 1988 đến nay và đã chọn lọc được các dòng, giống Điều năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất

Cây Điều có rất nhiều công dụng, hạt là sản phẩm chính đem bán cho thu nhập, cung cấp gỗ làm củi đốt, cung cấp bóng mát, rừng chắn gió, rừng phòng hộ… Mặt khác, các thành phần khác của cây Điều cũng mang lại công dụng như

+ Quả giả (cuống quả) rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi, hoặc ép lấy dịch cho lên men làm rượu nhẹ, nước giải khát lên men Tuy nhiên không nên ăn nhiều trái tươi

vì gây tưa lưỡi

+ Rượu chế biến từ quả giả này có thể dùng xoa bóp khi đau nhức, súc miệng chữa viêm họng, chống nôn mửa

+ Nhân là sản phẩm chính của cây Điều do có giá trị cao, sử dụng đa dạng, sau khi loại hết vỏ, được rang hoặc dùng tươi hoặc dùng trong chế biến bánh, kẹo

+ Bôm Đào lộn hột dùng chữa chai, loét, nẻ chân

+ Dầu nhân dùng để chế thuốc

Trang 30

+ Ngoài ra, vỏ hạt Điều có thể chế tạo các dụng cụ dùng cho xe cơ giới đường

bộ như má phanh xe, má hãm máy dập cung cấp cho công ty TOYOTA Việt Nam, Col máy ép 200T cung cấp cho công ty Liên Doanh Orion-Hanel (M.Q-@ 2006 Biker Vietnam - Tổng hợp)

b) Đặc điểm kỹ thuật và điều kiện phát triển cây Điều ở Việt Nam

Điều là cây chịu hạn rất tốt, có thể trồng trên mọi loại đất khác nhau từ ẩm độ thấp đến cao Nhưng cây Điều phát triển tốt ở nhiệt độ cao, ưa độ cao 0-600 m so với mặt biển Nhìn chung độ cao nơi trồng Điều so với mặt biển càng lớn thì cây sinh

trưởng càng chậm, năng suất càng giảm Nhiệt độ tối thích hợp cho cây Điều phát triển

tốt là 20-320c Khi cây đang ở giai đoạn trái non gặp nhiệt độ cao (>400c) sẽ rụng trái Điều Cây Điều thích hợp ở ẩm độ không khí 50% -70% Đặc biệt lúc trổ hoa gặp cơn mưa cuối mùa hoặc gặp sương mù, sương muối sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng Điều ưa ánh sáng ngày dài, nhất là vào giai đoạn trổ hoa Mây mù sẽ hạn chế việc thụ phấn ảnh hưởng đến khả năng thụ trái

Cây Điều có thể phát triển được trên các loại đất cát rời, đất bồi, đất có chứa sắt, đất Feralit Cây chỉ sinh trưởng tốt trên đất xốp, sâu, thoát nước tốt pH từ 4,5 – 6,5 Cây Điều thường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân về lý tính hơn là hóa tính

Đất dày hơn 1m, nhẹ, dễ thoát nước, PH: 6-7, độ dốc nhỏ hơn 100 là lý tưởng cho cây Điều phát triển Cây Điều cũng có thể sinh trưởng trên đất cát mặt dù loại đất này thiếu nhiều dinh dưởng

Gió: Các nước trồng Điều nhiều thì khu vực trồng Điều chủ yếu của họ nằm

gần biển, phơi ra gió

Cây Điều phần lớn thụ phấn chéo và được phát tán nhờ gió, tốc độ gió thích hợp 2-25 km/h Gió mạnh sẽ làm rụng hoa, tăng bốc thoát hơi nước làm mất cân bằng sinh lý Gió mặn (có chứa muối) dẫn đến các mầm và lá non bị cháy nắng

- Khô trong suốt thời kỳ ra hoa thì kết quả rất tốt

- Nhiều mây trong suốt đợt ra hoa làm cho hoa bị khô héo do nhiễm bọ xít chè

Trang 31

- Mưa nặng hạt trong lúc ra hoa gây hại cho sản xuất

- Nhiệt độ cao ở giai đoạn quả non (hòn bi) sẽ gây rụng quả

- Điều phát triển tốt hơn khi thời gian khô hạn ngắn hơn

Thời vụ

Thời vụ trồng Điều thích hợp nhất ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là vào khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ vào đầu mùa mưa khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm Tuy nhiên, nếu chủ động được nước tưới thì có thể trồng trong mùa khô

Giống

Trong những năm thuộc thập niên 80, Điều đã được đưa vào phát triển làm cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc thuộc các chương trình trồng rừng Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không quan tâm chọn lọc giống nên các rừng trồng trên chỉ đáp ứng yêu cầu che phủ chưa phát huy hiệu quả kinh tế Để từng bước nâng cao năng suất, chất lượng cũng như sản lượng hạt Điều tại Việt Nam nói chung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng,Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã tiến hành điều tra bình tuyển, chọn tạo giống Điều từ 1988 đến nay và đã chọn lọc được các dòng, giống Điều năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất

Cây giống cần đạt các tiêu chuẩn sau: bầu đất có kích thước 15x33cm hay 15x25cm; đường kính gốc từ 0,7cm trở lên; chiều cao chồi ghép từ 10cm trở lên Cây giống phải có từ 1 đến 2 tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh; tuổi xuất vườn ít nhất là 45

ngày trở lên kể từ sau khi ghép

Mật độ và khoảng cách trồng

Hố đào theo yêu cầu kích thước 60 x 60 x 60cm trở lên đây là một việc làm cần thiết, bà con nông dân chưa chú trọng việc này lâu nay nên làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và phát triển của cây về sau) Mật độ trồng hợp lý 200–400 cây/ha, khoảng cách cây (8–10m) Nếu trồng dày thì cần tỉa cành để tạo tán nhỏ, trồng thưa để tán lớn Cách trồng: đào 1 hố nhỏ chính giữa hố rồi đặt cây xuống hố, mặt bầu thấp hơn mặt đất nền từ 5-10cm

Trang 32

+ Trước khi đặt cây dùng dao bén cắt đáy bầu theo chiều dọc để lấy túi bầu ra và

rễ đuôi chuột

+ Sau khi đặt cây xuống dùng dao rạch bầu Sau trồng nên tưới mỗi hố khoảng 20 lít nước để cho rễ và đất trong bầu liên kết tốt với đất của hố trồng Nếu trồng bằng hạt nên gieo 2-3 hạt/hố

Mật độ và khoảng cách trồng đối với cây Điều ghép: Tùy theo độ phì nhiêu của đất mà có thể trồng Điều với mật độ từ 100 đến 300 cây/ha Tuy nhiên, mật độ trồng thích hợp là 200 cây/ha với khoảng cách 6 x 8m Khi cây ở hàng 6m chạm tán thì tiến hành tỉa thưa và giữ mật độ cố định khoảng 100 cây/ha Phương pháp trên được minh họa ở Hình 1 Đối với những vùng đất xấu như vùng đất cát ven biển và vùng đất trống đồi trọc ở duyên hải Nam Trung Bộ giữ mật độ 200 hay 300 cây/ha với khoảng cách 6x8m hay 5x 6,5m

Hình 3.2 Thiết Kế Vườn Theo Hai Giai Đoạn

Nguồn: Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam Thị trường tiêu thụ

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu Điều tới hơn 40 nước trên thế giới Từ chỗ Điều sản xuất ra chỉ xuất sang thị trường Trung Quốc, nay đã phát triển sang thị trường Mỹ, Tây Âu Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến Điều đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tuy nhiên, vấn đề mà các cấp chính quyền, các doanh nghiệp cũng như người trồng Điều quan tâm hiện nay là làm sao để ngành hàng Điều Việt Nam giữ vững được thị phần

và đâu là hướng đi phát triển bền vững trong tương lai

Các thị trường nhập khẩu hạt Điều của Việt Nam đang chững lại, các sản phẩm Điều xuất khẩu chủ yếu ở dạng nhân thô và dầu thô, giá trị gia tăng thấp Trong khi đó, Điều tiêu thụ nội địa chiếm tỉ lệ rất thấp khoảng 1-2%,

Trang 33

Hình 3.3 Thị Phần Xuất Khẩu Điều Cả Nước 8 Tháng Năm 2007

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2007

3.1.4 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

a) Khái niệm

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết

quả thu được với phần chi phí bỏ ra của quá trình sản xuất Tính phức tạp của việc

đánh giá hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và nhiều mặt, vừa phải dựa

vào thực tế sản xuất hiện tại, vừa lại phải dự báo cho tương lai Ngoài ra còn phải tính

đến lợi ích nhiều mặt của xã hội

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù rất quan trọng trong sản xuất mở rộng Đối

với nước ta, việc xác định và nâng cao hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất

kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó là cơ sở để ta đánh giá và cải biến lại sản xuất

cũng như phát huy thành quả đạt được

Xác định HQKT vừa là vấn đề có tính chất lý luận, vừa có tính thực tiễn đối với

việc PTKT nhất là các sản phẩm trong nông nghiệp Đây là vấn đề cấp bách mà người

sản xuất nông nghiệp đang cần để thấy được HQKT của mình trong quá trình sản xuất

với nhiều yếu tố ảnh hưởng Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH,

vốn sản xuất còn thiếu, năng suất lao động chưa thật sự cao, lao động thủ công bằng

công cụ thô sơ còn nhiều Do đó, việc xác định HQKT là rất cần thiết giúp ta định

Trang 34

hướng sản xuất cho phù hợp với sự chuyển đổi từng ngày từng giờ của nền kinh tế thị trường

b) Chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế

Để phục vụ cho việc nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế mà tôi đã đề cập ở phần nội dung nghiên cứu tôi tiến hành sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Chi phí sản xuất (TC): được xác định bằng tổng của chi phí vật chất và chi

phí lao động cộng thêm chi phí khác

+ Giá trị sản lượng (TR): được xác định bằng tổng sản lượng thu nhân với

đơn giá của một đơn vị sản phẩm

TR = Q x P

Q: là tổng sản lượng, P: đơn giá

+ Lợi nhuận (LN): là chỉ tiêu phản ánh kết quả của quá trình sản xuất được

tính bằng cách lấy tổng doanh thu (TR) trừ đi tổng chi phí (TC)

LN = TR – TC

+ Thu nhập (TN): là toàn bộ giá trị lao động mới tạo ra trên một đơn vị diện

tích gieo trồng

TN = TR – (TVC + LĐT + TKC)

+ Tỷ suất doanh thu: là chỉ tiêu thể hiện được kết quả thu được là bao nhiêu

khi đầu tư 1 đồng chi phí trong quá trình sản xuất

T1 = TR/TC

Trang 35

+ Tỉ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu thể hiện được lợi nhuận thu được là bao nhiêu

khi đầu tư 1 đồng chi phí trong quá trình sản xuất tức là cứ một đồng chi phí sản xuất

bỏ ra trong quá trình sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

T2 = LN/TC

+ Tỉ suất thu nhập: là chỉ tiêu thể hiện được thu nhập có được là bao nhiêu khi

đầu tư 1 đồng chi phí trong quá trình sản xuất

T3 = TN/TC

+ Thời gian hoàn vốn (PP- Payback Period)

PP là thời gian cần thiết để thu hồi đầy đủ khoản vốn đã đầu tư vào một dự án

PP được tính như sau:

PV tích lũy năm m = PV(0) + PV(1) +……… + PV(m) > 0.(a)

PV tích lũy năm m -1 = PV(0) + PV(1) +……… + PV(m - 1) < 0.(-b)

PP = (m – 1) năm + x tháng

Với

b a

b x

+

= 12

+ Hiện giá thuần NPV (NPV - net present value)

NPV là hiệu số giữa giá trị hiện tại được tính theo 1 suất chiết khấu nào đó của dòng ngân lưu thu nhập mà dự án sẽ mang lại trong tương lai so với hiện giá của các khoản đầu tư phải bỏ ra cho dự án Khi NPV ≥ 0 thì của cải của xã hội hau của công ty được phát triển Hiểu đơn giản thì NPV cho biết tổng lãi ròng của cả dự án đem lại

NPV được tính như sau: NPV = NCFo+NCF1/(1+r)1+ NCF2/(1+r)2+ NCF3/(1+r)3+….+ NCFn/(1+r)n

Trong đó NCFn là dòng tiền hàng năm của một DA trong năm n = 1,2 j

R là suất chiết khấu

+ Suất nội hoàn IRR (IRR - Internal Rate of Return)

IRR là tỷ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thuần bằng 0 (NPV = 0), tức giá trị hiện tại của dòng thu nhập tính theo tỷ suất sinh lời tối thiểu của dự án Nghĩa là khi NPV bằng không thì dự án cũng đã tạo ra được một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất là bằng IRR IRR dùng để thẩm định sự đáng giá của dự án, nếu IRR của dự án lớn hơn suất sinh lời

kỳ vọng (Expected Rate) hoặc là lớn hơn tỷ suất lãi vay hoặc chiết khấu thị trường thì

Trang 36

dự án được đánh giá là có hiệu quả và chấp nhận thực hiện Ra quyết định: IRR ≥ suất sinh lợi kỳ vọng (chấp nhận dự án)

3.1.5 Khái niệm về thị trường và giá cả

a) Thị trường

Thị trường là toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực lưu thông, trao đổi tiêu thụ, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hay thỏa mãn dịch vụ Điều kiện để hình thành thị trường: (1) có sản phẩm mà thị trường cần; (2)

khách hàng có nhu cầu; (3) khách hàng có khả năng thỏa mãn nhu cầu đó

b) Giá cả

Giá cả được xem là một dẫn xuất lợi ích hỗ tương khi cầu và cung gặp nhau

trên thị trường và được thực hiện, là giá trị của sản phẩm phát sinh qua sự tương tác trên thị trường giữa người bán và người mua, giá cả là thuộc tính căn bản của một sản phẩm

Giá cả là yếu tố duy nhất trong hoạt động bán sản phẩm đem lại doanh thu và lợi nhuận trong khi các yếu tố còn lại tiêu biểu cho phí tổn

Thông tin về giá cả luôn giữ vị trí hàng đầu trong việc đề xuất quyết định kinh doanh nói chung và các quyết định về giá cả nói riêng Đối với nông dân thì giá cả nông sản là một yếu tố quan trọng và tác động trực tiếp đến quyết định tiếp tục sản xuất hay ngưng sản nông sản này để chuyển sang hướng sản xuất nông sản khác

3.2 Phương pháp nghiên cứu

™ Thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn hộ, sử dụng phương pháp đánh giá

nhanh nông thôn (RRA: Rural Rapid Appraisal), quan sát thực tế, điều tra chọn mẫu

Về điều tra chọn mẫu tôi tiến hành theo phương pháp như sau:

- Quy mô mẫu điều tra:

Mẫu cấp I: đơn vị mẫu cấp I là xã, trong tổng số 15 xã của huyện, chọn ra 3 xã đại diện

Mẫu cấp II: mỗi xã tiến hành điều tra 20 hộ nông dân có sản xuất Điều

- Phương pháp chọn mẫu:

Tiến hành điều tra 60 mẫu theo phương pháp chọn mẫu như sau:

Đối với mẫu cấp I: Từ bản đồ hành chính huyện lập danh sách các xã trong huyện thành 3 nhóm các xã có điều kiện như đất đai, khí hậu, thời tiết…tương tự nhau

Trang 37

xếp thành 1 nhóm và đánh số thứ tự từ 1 đến hết căn cứ diện tích trồng Điều hiện tại của từng xã để tính diện tích và khoảng cách chọn đại diện

Đối với mẫu cấp II: Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân có trồng Điều

™ Thu thập thông tin thứ cấp: Tại phòng kinh tế của huyện, phòng thống kê

huyện, phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện, thông tin từ các xã, các phòng ban có liên quan

™ Phân tích số liệu: Từ số liệu thu thập được tôi sử dụng các phần mềm hỗ trợ:

Word, Excel để tính toán và xử lý số liệu theo các chỉ tiêu và nội dung đã trình bày

Trang 38

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan tình hình sản xuất Điều trên toàn huyện

Mặc dù cây Điều được trồng ở nước ta từ rất sớm nhưng trong khoảng 20 năm trở lại đây (năm 1981) cây Điều mới được chú ý phát triển và trở thành 1 trong những cây công nghiệp quan trọng Ngày 7/5/1999 thủ tướng chính phủ đã ký phê duyệt “chương trình phát triển cây Điều đến năm 2010” với chương trình quốc gia này cây Điều sẽ phát triển bền vững, đồng bộ các khâu giống, thâm canh, chế biến đầu tư chiều sâu để xuất khẩu

Điều được trồng trên huyện Châu Đức từ rất lâu (trước năm 1990) Sản lượng toàn huyện năm 1995 chỉ đạt 762 tấn/ha Do lúc này Điều chưa được trồng nhiều và hầu hết người dân chưa biết cách chăm sóc, đầu tư vào Điều ra sao, thường là trồng theo lối kinh nghiệm truyền thống hay tự nghĩ Nghe người này trồng Điều thì người khác cũng bắt chước trồng theo Chủ yếu là trồng rồi để đó đến ngày thu hoạch, hạt giống thì mua không rõ nguồn gốc và phần lớn là đi xin hạt từ các nhà khác về gieo trong bầu rồi đem trồng, nên năng suất còn rất thấp Dần dần vì Điều có giá lúc này bà con mới bắt đầu quan tâm đầu tư như bón phân, tỉa cành, trồng thêm giống mới, mua giống tốt, giống cao sản để cải thiện năng suất của vườn Điều mình Năm 2006 tổng diện tích Điều trên toàn huyện đạt 2870 ha và sản lượng 4251,16 tấn/năm Năm 2007 diện tích Điều đạt 2794 ha, sản lượng đạt 2330 tấn, năng suất đạt 9,5 tạ/ha Năm 2008 toàn huyện có tổng diện tích 2570 ha, sản lượng đạt 2460 tấn/năm, năng suất đạt 1tấn/ha

Điều hiện nay được xem là cây trồng chính cùng với tiêu, cà phê ở huyện Châu Đức nói chung và riêng ở xã Suối Rao Điều được trồng trên toàn bộ diện tích (có trồng xen them khoai mì, mẫn cầu xiêm) bởi vì đất đai ở đây chủ yếu là đất sỏi mở gà, đất cát đen, …không trồng được các cây công nghiệp khác như tiêu, cà phê, ca cao, …

Trang 39

4.2 Tình hình biến động của Điều qua các năm

Trong các năm từ 2006-2008 tình hình sản xuất Điều trên địa bàn huyện Châu

Đức có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất, sản lượng, giá Trước hết ta xét đến

tình hình biến động về diện tích canh tác Điều trong những năm qua

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức

Bảng 4.1 cho thấy diện tích Điều của toàn huyện biến động qua các năm và

ngày càng giảm, năm 2006 tổng diện tích toàn huyện là 2870 ha, năm 2007 là 2794 ha,

giảm 76 ha so với năm 2006 và đến năm 2008 chỉ còn 2570 ha, giảm 224 ha so với

năm trước và diện tích Điều sẽ tiếp tục giảm, giảm dần nữa nếu không có bệnh pháp

hạn chế và khắc phục như tăng năng suất cây Điều và ổn định giá bán cao Tình hình

như vậy là do trong những năm qua giá Điều xuống thấp và 3 năm liên tục mất mùa

(2007-2009) do mưa đột ngột đầu năm, sương muối làm cho nhiều hộ trồng Điều

không khỏi điêu đứng Dẫn đến việc nhiều hộ phải đốn Điều để trồng các cây khác có

năng suất và lợi nhuận hơn, tuy nhiên trong số đó có những hộ do trồng xen ca cao, cà

phê, tiêu nên tránh được rủi ro về cây Điều Nguồn thu từ những cây này đã tạo nguồn

thu nhập ổn định để tiếp tục tái đầu tư sản xuất và hy vọng trúng mùa năm sau Trên

toàn huyện các xã có diện tích canh tác Điều cao nhất là Suối Rao, Kim Long, Bàu

Chinh, Xà Bang, Quãng Thành, Láng Lớn

4.2.2 Biến động về giá Điều qua các năm

a) Biến động về giá hạt Điều tươi

Giá Điều tươi trên thị trường không ổn định, giá biến động lên xuống hằng

tháng, hằng năm đầu mùa thường giá cao, giữa mùa giá thấp dần và cuối mùa giá rất

thấp có khi chỉ 4000-5000 đồng (do cuối mùa Điều kém chất lượng, hạt lép, thối do

gặp mưa, ngâm nước,…) Giá cao nhất từ 1999 trở về đây là vào khoảng 15.000

Trang 40

đồng/kg vào năm 2005 Giá thấp nhất khoảng 4.000-4.500 đồng/kg (thường cuối mùa) thể hiện qua bảng và biểu đồ 4.2 sau:

Bảng 4.2 Biến Động Về Giá Hạt Điều Tươi Trong Huyện Qua Các Năm

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá (đ/kg) 9.000 12.000 15.000 13.000 9.500 4.000 9.700

Nguồn: Điều Tra & TTHH Hình 4.1 Thể hiện Biến Động Về Giá Hạt Điều Tươi Trong Huyện

Nguồn: Điều tra & TTTH

Nhận xét: Qua biểu đồ 4.2 thể hiện rõ hơn sự biến động về giá trên toàn huyện

từ năm 2003 đến nay Giá lên xuống và dao động từ 4000 đồng đến 15.000 đồng, thời điểm Điều có giá nhất là giai đoạn 2005, những năm gần đây giá liên tục giảm thấp đến mức khoảng 4000 đồng năm 2008 Cùng với việc mất mùa làm cho cuộc sống của những người dân trồng chuyên Điều càng điêu đứng và chán nãn vào cây Điều

b) Biến động về giá hạt Điều Nhân

Bảng 4.3 Biến Động Giá Hạt Điều Nhân Trong Huyện Qua Các Năm

Nguồn: Điều tra và TTTH

Ngày đăng: 12/09/2018, 18:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w