Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC Tiết 19 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT I. Mục tiêu 1. Kiến thức HS :mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (Chỉ ra được những vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện ). 2. Kĩ năng Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (Chỉ ra được những vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện ). 3. Thái độ Cẩn thận, kiên trì khi làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên Phiếu học tập của các nhóm. 2. Học sinh: Cho mỗi nhóm hs: Một thước nhựa, 1thanh thuỷ tinh, 1 mảnh ni lon, quả cầu xốp, len (dạ), giấy vụn, bút thử điện, mảnh tôn. III.Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (Không) 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: đặt vấn đề mở bài như SGK. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật nhiễm điện do cọ xát có khả năng hút được các vật khác. GV: yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK: nêu các dụng cụ tn. Các bước tiến hành. HS: tiến hành thí nghiệm theo 4 nhóm Kiểm tra xem trước khi cọ xát có hiện tượng gì xảy ra khi đưa thước nhựa vào gần các vụn giấy hoặc mảnh ni lon? Sau đó tiến hành thí nghiệm. GV: lưu ý khi cọ xát các vật mạnh nhiều lần 1 chiều đưa lại gần các vật kiểm tra > quan sát hiện tượng > Ghi vào bảng 1. + Từ bảng kết quả HS thảo luận và điền kết quả vào chỗ trống. GV: yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét đưa ra kết luận đúng. GV nhận xét bổ sung yêu cầu HS ghi vở kết luận 1. GDBVMT: Hoạt động 3: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện. GV: hướng dẫn thí nghiệm 2. Lưu ý trước khi làm thí nghiệm chạm bút thử điện xem đèn có sáng không? HS: tiến hành và quan sát. + Thảo luận nhóm và rút ra kết luận. GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét. GV: thông báo khái niệm vật nhiễm điện. Hoạt động 4: Vận dụng HS: làm bài tập và giải thích tại sao mép quạt bám nhiều bụi nhất? HS: Giải thích C3. GV nhận xét và sửa sai. (4’) (15’) 7’ (15’) 5’ (5’) I. Vật nhiễm điện Thí nghiệm 1 Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác. Thí nghiệm 2: Kết luận 2: Nhiều vật khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. Vật sau khi cọ xát có khả năng hút vật khác hoặc làm cho bút thử điện loé sáng > Vật nhiễm điện ( Vật mang điện tích). II. Vận dụng C1: Lược và tóc cọ xát > Lược và tóc nhiễm điện > lược hút tóc kéo thẳng ra. C2: Khi thổi, luồng gió làm bụi bay cánh quạt cọ xát không khí nhiễm điện>Hút hạt bụi, mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất> Hút bụi nhiều nhất. C3: Gương , kính, màn hình ti vi cọ xát với khăn lau khô> Nhiễm điện hút bụi vải ở gần. 4. Củng cố (3’) Vật nhiễm điện do cọ xát. Đọc “Có thể em chưa biết”. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập: 17.1>17.4 (SBT). Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 20 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết có 2 loại điện tích, điện tích dương và điện tích âm, hai loại điện tích cùng đấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và các êlêctrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện. Biết vật mạng điện tích âm thừa êlêtrôn, vật mạng điện tích dương thiếu êlêtrôn. 2. Kỹ năng Làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát. 3. Thái độ Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: : Mỗi nhóm Hai mảnh ni lông kích thước 70mm x 12mm hoặc một mảnh kích thước 70mm x 250mm. 1 Bút chì vỏ gỗ. 1 Kẹp nhựa. 1 Mảnh len hoặc dạ kích thước 150mm x 150mm. 1 Mảnh lụa. 2. Học sinh III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (5’) CH: Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào? Các vật nhiễm điện có đặc điểm gì? Hãy nêu một vài ví dụ trong thực tế để minh hoạ. ĐA: + Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách cọ xát. + Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. + Ví dụ: Chải tóc bằng lược nhựa, lược và tóc cọ xát vào nhau, nhiều sợi tóc bị lược hút kéo thẳng ra. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Làm thí nghiệm 1, tạo ra 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng GV: Giới thiệu thí nghiệm 1: + Yêu cầu HS quan sát H18. 1; 18.2 + Đọc yêu cầu thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo nhóm + Phát dụng cụ cho HS. HS : + Đọc SGK quan sát H 18. 1 và 18. 2 + Nhận dụng cụ, phân công việc cho các thành viên trong nhóm. + Tiến hành thí nghiệm, thảo luận rút ra nhận xét. + Thảo luận chung cả lớp. GV: Chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Phát biểu 2 vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm H18. 3 theo hướng dẫn SGK HS : + Đọc SGK tìm hiểu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm + Tiến hành thí nghiệm, thảo luận, hoàn thành nhận xét + Thảo luận chung cả lớp. GV:( Lưu ý) + Khi nhiễm điện cho 2 thanh thuỷ tinh, thanh nhựa chưa nhiễm điện thì thấy chúng hút nhau (bài 17) + Khi làm thí nghiệm 2 em cùng cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa và thanh với nhựa với mảnh vải khô cùng một lúc. GV: Tại sao lại cho rằng thanh thuỷ tinh và thanh nhựa nhiễm điện khác loại. HS: Trả lời... (Vì nếu chúng nhiễm cùng loại thì chúng đẩy nhau nên chúng nhiễm điện khác loại) Hoạt động 3: Hoàn thành kết luận và vận dụng GV: Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. HS: Hoàn thành kết luận , ghi vở. GV: Thông báo quy ước về điện tích. GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C1. HS: Hoàn thành câu C1: Hoạt động 4: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử GV: Treo tranh H 18. 4 + Giới thiệu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. HS: Đọc SGK mục II + Hoàn thành bảng phụ: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử. + 1HS lên bảng kết hợp với hình vẽ nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử (h18. 4) GV: Lưu ý cho HS cách sử dụng từ chính xác. + Thông báo thêm nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, nếu xếp sát nhau thành 1 hàng dài 1mm có khoảng 10.000 000 nguyên tử. Hoạt động 5: Vận dụng GV: Hướng dẫn HS vận dụng trả lời câu C2, C3. GV: Treo hình 18. 5 HS: Quan sát hoàn thành câu GV: Cho hs thực hiện C3 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV C4: HS quan sát hình ảnh sgk vật lý (10’) 7’ (10’) 7’ (5’) (5’) (4’) I. Hai loại điện tích. Thí nghiệm 1 Nhận xét: Hai vật giống nhau cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. Thí nghiệm 2: Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. + Quy ước: Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+); Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ sát vào vải khô là điện tích âm (). C1: Cọ xát mảnh vải và thanh nhựa > Mảnh vải và thanh nhựa đều nhiễm điện. Chúng hút nhau > Mảnh vải và thanh nhựa nhiễm điện khác loại. Mảnh vải mang điện tích dương (+) > Thước nhựa mang điện tích () II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (SGK) III. Vận dụng C2: Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có những điện tích âm và điện tích dương. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở êlêctrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. C3: Trước khi cọ xát, các vật không hút giấy vụn nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiễm điện. Các điện tích dương và âm trung hoà lẫn nhau. C4: Sau khi cọ xát, mảnh vải nhiễm điện dương ( 6 dấu (+) và 3 dấu (); Thước nhựa nhiễm điện âm ( 7 dấu () và 4 dấu (+) ) Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlêctrôn, mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlêctrôn. 4. Củng cố (4’) Qua bài học hôm nay các em biết thêm được những điều gì? 2 học sinh đọc ghi nhớ. HS đọc phần có thể em chưa biết (nếu còn thời gian). 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’) Học thuộc bài ghi nhớ. Làm bài tập 18. 1 > 18. 4 ( SBT). Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 21 DÒNG ĐIỆN NGUỒN ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể của nó Nêu được dòng điện là gì? Nêu được tác dụng chung của nguồn điện thông dụng là pin và ác quy Nhận biết cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các ký hiệu (+) , () có ghi trên nguồn điện . 2. Kĩ năng Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối 3. Thái độ Học tập nghiêm túc, ham học hỏi, say mê tìm tòi kiến thức mới. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Các loại pin, ác quy, đinamô xe đạp. 2. Học sinh: Cho mỗi nhóm hs: Pin, dây dẫn, đèn (hoặc quạt). III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (4’) CH: Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích? ĐA: Có hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng loại đẩy nhau, khác loại hút nhau. 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: yêu cầu HS nêu 1số thiết bị điện. Các thiết bị mà các em vừa nêu chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện là gì? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời bài học hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện là gì? GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.1 >Tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện với dòng nước. >HS tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống C1, C2. >GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đại diện nhóm trình bày. GV: nhận xét và thống nhất chung> HS ghi vở. GV: yêu cầu HS trả lời C3: Khi đèn bút thử điện ngừng sáng, làm thế nào để đèn tiếp tục sáng? HS: hoàn thành phần nhận xét ghi vở. GV: thông báo dòng điện là gì? HS: nêu ví dụ về dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua thiết bị. Hoạt động 3: Tìm hiểu các nguồn thường dùng. GV: thông báo tác dụng của nguồn điện. HS: nêu thí dụ về 1 số nguồn điện, chỉ ra cực (+), cực () của các nguồn điện của GV chuẩn bị. Hoạt động 4: Mắc mạch điện đơn giản. GV: yêu cầu HS mắc mạch điện theo nhóm như hình 19.3 + Kiểm tra hoạt động của các nhóm HS: tiến hành thí nghiệm. Hoạt động 5: Vận dụng + Yêu cầu hs đọc và trả lời câu hỏi vận dụng. GV: nhận xét và thống nhất câu trả lời. (3’) (12’) 4’ (5’) (10’) (5’) I. Dòng điện C1: a.Điện tích mảnh phim nhựa tương tự như dòng nước trong bình. b. Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A>B C3: Đèn bút thử điện ngừng sáng khi ta có thể tiếp tục cọ xát mảnh phim nhựa. Nhận xét: Bóng đền bút thử điện sáng khi các điện tích qua nó. Kết luận: (SGKtr.53) II. Nguồn điện 1. Các nguồn điện thường dùng Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động (Mạch điện có nguồn điện) 2. Mạch điện có nguồn điện III. Vận dụng C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua. 4. Củng cố (3’) Đọc “Có thể em chưa biết”. Dòng điện là gì ? Nguồn điện có tác dụng gì ? 5. Hướng dẫn về nhà (2’) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập:19.1 –19.3 (T20) Chuẩn bị mỗi nhóm 1 vài đoạn dây đồng, thước nhựa, cao su... Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 22 CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức Nhận biết vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng diện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua . Kể tên một vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (Hoặc vật cách điện) thường dùng. 2. Kĩ năng Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng 3. Thái độ Thực hành cẩn thận, khéo léo. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nguồn điện, dây dẫn, bóng đèn, công tắc 2. Học sinh: 1 số vật liệu, dẫn điện, cách điện. III.Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (4’) CH: Dòng điện là gì? Muốn duy trì dòng điện lâu dài trong vật dẫn cần dùng dụng cụ gì? ĐA: + Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích. + Muốn duy trì dòng điện lâu dài trong vật dẫn cần dùng nguồn điện. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. HS: đọc SGK. GV: khái quát về chất dẫn điện > chất cách điện. Hoạt động 2: Xác định chất dẫn điện và chất cách điện. GV: yêu cầu HS đọc SGK. HS: trả lời: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? HS: quan sát H20.1 và quan sát bóng đèn , công tắc, ổ lấy điện trên bàn GV trả lời C1. GV: hướng dẫn HS làm tn. HS: nhận dụng cụ. + Tiến hành tn theo nhóm với một số vật liệu như thước, bút… + Thảo luận và trả lời C2,C3. Đại diện nhóm trình bày. GV: nhận xét câu trả lời của HS. Hoạtđộng 3: Tìm hiểu dòng diện trong kim loại. HS: nhắc lại mô hình cấu tạo nguyên tử HS: trả lời C4. GV: giới thiệu kn e tự do. HS: trả lời C5. HS: thảo luận theo nhóm bàn và trả lời C6: Chỉ ra được cực nào của pin đẩy êlectrôn? Cực nào của pin hút êlectrôn? HS: trình bày kết luận. GV: nhận xét yêu cầu HS ghi vở Hoạt động 4: Vận dụng GV: yêu cầu HS đọc SGK + Nêu yêu cầu câu hỏi. + Hoạt động nhóm trả lời C7,C8,C9. GV: tổ chức thảo luận Gọi đại diện nhóm trình bày. Yêu cầu nhóm khác nhận xét và bổ sung. GV: nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời. (3’) (15’) 7’ (10’) 4’ (7’) 4’ I. Chất dẫn điện và chất cách điện C1: Các bộ phận dẫn điện là: (dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn; hai chốt cắm, lõi dây (của phích cắm điện) Các bộ phận cách điện là: (Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen (của bóng đèn) vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây (của phích cắm điện.)) Thí nghiệm: C2: Các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện: đồng, sắt, nhôm , chì… ( các kim loại) Các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện: Nhựa ( chất dẻo), thuỷ tinh, sứ , cao su, không khí… C3: Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng.Vậy bình thường không khí là chất cách điện… II. Dòng điện trong kim loại 1. Elêctron tự do trong kim loại C4: Hạt nhân của nguyên tử mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm. C5: 2. Dòng điện trong kim loại C6: êlectrôn tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. Kết luận: Các êlectrôn trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. III. Vận dụng C7: B . C8: C. nhựa. C9: C, Một đoạn dây nhựa. 4. Củng cố (3’) Đọc “Có thể em chưa biết”. Trong kim loại dòng điện là dòng chuyển động của hạt nào? HS :trả lời câu hỏi của GV. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập: 20.1 >20.4 (SBT). Hướng dẫn bài 20.2: Vận dụng vào kiến thức bài học: Hai vật nhiễm điện cùng loại đẩy nhau để giải thích hiện tượng tại sao hai lá nhôm lại xoè ra. Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 23 SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CHIỀU DÒNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức HS :biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực loại đơn giản. Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng mắc mạch điện đơn giản. 3. Thái độ Nghiêm túc, trật tự trong hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu 2. Học sinh: Cho hs: 1 đèn pin, 1bộ modun lắp ráp mạch điện hoặc dây dẫn, nguồn 6V đèn 3V3W III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (5’) CH: + Nêu bản chất dòng điện trong kim loại? + Làm bài tập 20.1(SBT) ĐA: + Dòng điện trong kim loại là dòng các e dịch chuyển có hướng. + Bài tập: a) Các điện tích có thể dịch chuyển qua (vật dẫn điện (vật liệu dẫn điện , chất cách điện)) b) Các điện tích không thể dịch chuyển qua (vật cách điện (vật liệu cách điện, chất cách điện)) c) Kim loại là chất dẫn điện vì trong đó có các (e tự do) có thể dịch chuyển có hướng. d) trong trường hợp này không khí là (chất dẫn điện) 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: yêu cầu HS đọc SGK >Nêu tình huống mở bài. Hoạt động 2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ. GV: yêu cầu HS đọc SGK + Giới thiệu các kí hiệu các bộ phận của mạch điện. HS: sử dụng các kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện. GV: phát dụng cụ và yêu cầu các nhóm HS mắc mạch điện như sơ đồ đã vẽ. Sau khi nhóm nào mắc xong yêu cầu GV kiểm tra mạch điện > đóng mạch điện. Hoạt động 3: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước. GV: Yêu cầu HS đọc thông báo mục II. HS: Trả lời câu hỏi: Nêu quy ước chiều dòng điện? HS: đọc và trả lời C4, C5. + Hoạt động nhóm thảo luận và thống nhất chung câu trả lời. + Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và bổ sung. Hoạt động 4: Vận dụng GV: yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của câu hỏi. HS: quan sát mạch điện của đèn pin> Rút ra nhận xét . HS: dùng các kí hiệu lập sơ đồ mạch điện của đèn pin vào vở. (3’) (15’) (10’) 4’ (6’) I. Sơ đồ mạch điện 1. Kí hiệu một số bộ phận mạch điện: (SGK tr.58) 2. Sơ đồ mạch điện: II.Chiều dòng điện: Quy ước chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn sang cực âm của nguồn điện. C4: Chiều dịch chuyển có hướng của các e tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện C5: II. Vận dụng C6: a. Nguồn điện 2 đèn pin. Cực + mắc về phía đầu đèn pin. b. Sơ đồ: 4. Củng cố (3’) Đọc “Có thể em chưa biết”. Quy ước chiều dòng điện. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập: 21.1 >21. 3 (SBT). Quan sát đinamô xe đạp và vẽ sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp. Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 24 TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu được dòng điện có tác dụng nhiẹt và biểu hiện của tác dụng này. Lấy được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện. 2. Kĩ năng Nêu được tác dụng phát sóng của dòng điện. Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế 3. Thái độ Có ý thức giữ gìn cẩn thận khi sử dụng các đồ dùng thí nghiệm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Cho mỗi nhóm HS: đế lắp pin, 1bóng đèn, 1K, giấy lau tay, bút thử điện, 2. Học sinh: mỗi nhóm 2 pin, đèn điôt phát quang. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (5’) CH: Hãy cho biết quy ước chiều của dòng điện? So sánh chiều dòng điện quy ước với chiều của các e trong kim loại? ĐA: Mục II Bài 21 (SGK tr. 59) 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập. GV:Khi có dòng điện trong mạch, ta có thể nhìn thấy các điện tích hay các e dịch chuyển hay không? Căn cứ vào đâu để biết dòng điện chạy trong mạch? (Đèn sáng, quạt quay….) GV thông báo các tác dụng nhiệt của dòng điện vào bài. Họat động 2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện. GV: gọi HS lên bảng, HS khác viết vào vở tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. HS thảo luận nhận xét. HS: đọc câu hỏi C2. HS: Quan sát GVmắc mạch điện H. 22.1. Xem hiện tượng gì xảy ra đối với mảnh giấy nhỏ đặt trên đoạn dây AB. HS: trả lời C3. HS: nêu nhận xét, rút ra kết luận chung. + Yêu cầu HS dựa vào bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất và trả lời C4. GV: nhận xét. GDBVMT: Để giảm td nhiệt ta dùng dây có điện trở suất nhỏ.Ngày nay người ta đang cố gắng sử dụng vật liệu siêu dẫn (có điện trở suất bằng không ) Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện. GV: Yêu cầu HS quan sát bóng đèn của bút thử điện nêu nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó? + Rút ra kết luận. HS quan sát đèn LED > Mắc đèn vào mạch điện. Đảo ngược hai đầu dây đèn > Nêu nhận xét khi đèn sáng thì dòng điện đi qua bản cực nào của đèn? HS: hoàn thành kết luận ghi vở GDBVMT: Sử dụng đèn đi ốt trong thắp sáng làm giảm td nhiệt của dòng điện ,nâng cao hiệu suất dùng điện Hoạt động 4: Vận dụng HS: trả lời câu hỏi C8, C9 vào vở. GV: chữa bài. (4’) (15’) (10’) (7’) I. Tác dụng nhiệt C2: a. Bóng đèn nóng lên có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay khi ở gần bóng đèn hay các vật khác ở gần hoặc nhiệt kế… b. Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng. d. Nhiệt độ nóng chảy Vôn Fram cao 3370o C. C3: a. Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống. b. Dòng điện làm dây sắt AB nóng lên và các mảnh giấy bị cháy đứt. Kết luận: … nóng lên……nhiệt độ cao…....phát sáng… C4: Nhiệt độ nóng chảy của chì là khoảng 200 > 300oC < 3270C > Dây chì nóng chảy và bị đứt ngắt mạch điện. II. Tác dụng phát sáng: 1. Bóng đèn bút thử điện: C5: Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện tách rời nhau. C6: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. Kết luận: ….... phát sáng….... 2. Đèn đi ốt phát quang: C7: Đèn điốt phát quang sáng khi bản kim loại nhỏ hơn bên trong đèn được nối với cực dương của pin và bản kim loại to được nối với cực âm. Kết luận:…....một chiều….... III. Vận dụng C8: E không có trường hợp nào. C9: Nối bản KL nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng K. Nếu đèn sáng A là (+) ngược lại. 4. Củng cố (2’) Tác dụng nhiệt của dòng điện. Tác dụng phát sáng của dòng điện. 5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập: 22.1 > 22.3 ( SBT) Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 25 T¸c dông tõ, t¸c dông ho¸ häc vµ t¸c dông sinh lÝ cña dßng ®iÖn I. Mục tiêu 1. Kiến thức Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện. Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện. Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người. 2. Kĩ năng Làm được thí nghiệm mô tả tác dụng từ , tác dụng hoá học của dòng điện. 3. Thái độ Có ý thức an toàn khi sử dụng điện. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Kim nam châm, nam châm thẳng 2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (3’) CH: Hãy nêu ghi nhớ bài 22? ĐA: Bài 22 (SGK tr. 62) 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: Ta đã biết dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát quang, để biết thêm dòng điện có tác dụng như thế nào đối với cơ thể người và trong kĩ thuật đời sống.Ta xét bài 23. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng từ GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục I. HS: Nêu các tính chất từ của nam châm. HS: nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của nam châm điện. HS: Lớp nhận xét. HS: đọc câu hỏi C1: Hoạt động nhóm thực hiện trên đồ dùng (H 23.1) Quan sát hiện tượng. HS : Trả lời câu hỏi. GV: nhận xét . HS: điền từ thích hợp vào chỗ trống ở kết luận. HS: đọc thông tin cấu tạo của chuông điện. GV: giới thiệu cấu tạo trên tranh vẽ. HS: đọc C2. Tiến hành làm thí nghiệm . Trả lời C2. HS: đọc C3. Trả lời và giải thích rõ nguyên nhân. HS: tiến hành tiếp thí nghiệm như C3. Quan sát quá trình hoạt động của chuông điện khi công tắc đóng. HS: Đọc và trả lời C4.Trình bày trình tự hoạt động của chuông điện khi công tắc đóng. GDBVMT: Các đường dây cao áp có thể gây ra những từ trường mạnh ,những người sống ở đó có thể chịu ảnh hưởng như căng thẳng mệt mỏi Để giảm thiểu tác hại đó cần xây dựng các lưới điện cao áp Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng hoá học GV: Làm tn HS quan sát hiện tượng trong mạch điện. HS: quan sát và trả lời C5, C6. GV: nhận xét. HS: đọc kết luận SGK GDBVMT: + Dòng điện gây ra các phản ứng điện phân có thể thải ra các khí độc hại + Để giảm thiểu tác hại này cần bao bọc bằng chất chống ăn mòn Hoạt động 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lí HS: đọc SGK Nêu tác dụng sinh lí. GV: thông báo cho HS tác dụng sinh lí của dòng điện gây ra hiện tượng điện giật. Tác dụng này rất nguy hiểm cần hết sức thận trọng khi sử dụng điện có điện áp cao. GDBVMT: + Cần tránh bị điện giật phải tuân thủ các qui tắc an toan điện + Dòng điện nhở có thể dùng chữa bệnh (điện châm) Hoạt động 5: Vận dụng HS : đọc và trả lời C7, C8. GV: Nhận xét Bổ sung và hoàn thiện. (4’) (12’) 5’ (10’) (5’) (5’) I. Tác dụng từ C1: a. Khi công tắc đóng cuộn dây hút đinh sắt nhỏ, khi ngắt công tắc đinh sắt nhỏ rơi ra. b. Đưa một kim nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc thì một cực của nam châm hoặc bị hút hoặc bị đẩy. Kết luận: … nam châm điện… …tính chất từ… Tìm hiểu chuông điện: (SGK tr.64 ) C2: Dòng điện đi qua cuộn dây và cuộn dây trở thành nam châm điện nó hút miếng sắt làm cho đầu gõ chuông đập vào chuông> Chuông kêu. C3: Chỗ hở của mạch ở chỗ miếng sắt bị hút nên rời khỏi tiếp điểm. Khi mạch hở cuộn dây không có dòng điện> Không có tính chất từ không hút miếng sắt nữa.Do có sự đàn hồi của thanh kim loại, miếng sắt trở lại tì vào tiếp điểm > Mạch kín. C4: Khi mạch điện kín cuộn đây có tính chất từ nó lại hút thanh sắt, đầu gõ đập vào làm chuông kêu. Mạch lại hở, cứ như vậy chuông kêu liên tiếp khi công tắc còn đóng. II. Tác dụng hoá học Thí nghiệm C5: Dung dịch đồng Sunfát là chất dẫn điện ( Đèn trong mạch sáng). C6: Sau thí nghiệm thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu đỏ nhạt. Kết luận: …vỏ bằng đồng… III. Tác dụng sinh lí (SGK tr.65) IV. Vận dụng C7: C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua. C8: D. Hút các vụn giấy. 4. Củng cố (3’) Hệ thống lại Tác dụng từ. Tác dụng hoá học. Tác dụng sinh lí. 5. Hướng dẫn học ở nhà (2’) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập:23.123.4 (SBT). Ôn tập các kiến thức đã học phần nhiệt học . Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 26 ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản của chương. 2. Kĩ năng Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để giải thích, làm các bài tập. 3. Thái độ Hứng thú trong học tập, ý thức tự học cao. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 15’ 2. Học sinh : Chuẩn bị ôn tập các bài đã học ở chương Nhiệt học III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (15’) Đề bài: 1.Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A.Thanh gỗ khô. B. Sứ. C. Thuỷ tinh. D. Một đoạn dây nhôm. 2.Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sun phát được biểu hiện ở chỗ: A.Làm dung dịch này nóng lên. B.Làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn. C.Làm biến đổi màu của thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. D.Làm biến đổi màu của thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này. 3. Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để chỉ ra sự phù hợp nội dung giữa chúng. a.Tác dụng sinh lí. 1. Bóng đèn bút thử điện sáng. b.Tác dụng nhiệt. 2. Mạ điện c.Tác dụng hoá học. 3.Chuông điện kêu. d.Tác dụng phát sáng. 4. Dây tóc bóng đèn phát sáng. e.Tác dụng từ. 5.Cơ co giật 4.Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện 2 pin, bóng đèn, 1K, dây dẫn. Chỉ rõ chiều dòng điện qua sơ đồ đó. Đáp án: Câu 1: D Câu 4: Câu 2: D. Câu 3: a5; b 4; c2; d1; e3. Biểu điểm: Câu 1: 1đ Câu 3: 5đ Câu 2: 1đ Câu 4: 3đ 3. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Củng cố hệ thống kiến thức về lí thuyết. C1: Có mấy loại điện tích? Những điện tích nào thì đẩy nhau? Hút nhau? GV: Gọi một HS trả lời . C2: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? HS: trả lời C2. C3: Khi nào vật mang điện tích âm? Khi nào vật nhiễm điện dương? C4: Nêu khái niệm về dòng điện. Yêu cầu một HS trả lời. GV: nhận xét. C5: Cấu tạo của nguồn điện như thế nào? Thế nào là mạch điện kín? + Thảo luận nhóm bàn (3’) và trả lời C5. C6: Thế nào là chất dẫn điện? Chất cách điện? Bản chất dòng điện trong kim loại? Yêu cầu HS trả lời. C8: Quy ước chiều dòng điện như thế nào? C9: Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ , tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí như thế nào? GV: Nhận xét Bổ sung và hoàn thiện. Hoạt động 2: Vận dụng. GV: HS đọc đề bài 18.3SBT Thảo luận. Yêu cầu HS trả lời. GV nhận xét. GV: yêu cầu HS đọc đề bài 21.3 SBT HS: trả lời. Yêu cầu HS khác nhận xét. GV: Chữa bài 21.3 (SBT).Yêu cầu vẽ sơ đồ mạch điện. (10’) (15’) I. Lí thuyết C1: Có hai loại điện tích điện tích dương và điện tích âm. + Điện tích cùng loại đẩy nhau. + Khác loại hút nhau. C2: Nguyên tử gồm có: 1 hạt nhân mang điện tích dươngvà các e mang điện tích âm, chuyển động quanh hạt nhân. C3: Một vật nhiễm điện âmkhi thừa e, nhiễm điện dương nếu mất bớt e. C4: Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. C5: Mỗi nguồn điện đều có hai cực . Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối với hai cực thành của nguồn điện bằng dây dẫn. C6: Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng các e dịch chuyển có hướng. C8: Chiều dòng điện là chiều từ cực (+) qua vật dẫnvà các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. C9: Dòng điện đi qua vật dẫn làm nóng vật dẫn tới nhiệt độ cao > phát sáng. Dòng điện làm quay kim nam châm. Dòng điện tách đồng ra khỏi dung dịch đồng sunfat Dòng điện có tác dụng sinh lí: điện giật. II. Bài tập Bài 18.3 (SBT) a.Tóc bị nhiễm điện dương. Vậy các e dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. b.Vì các sợi tóc đã nhiễm điện cùng loại, chúng đẩy nhau. Bài 21.3 (SBT): a. Vì dây thứ hai chính là khung xe đạp, nối 1 cực của của đi na mô với 1 đầu của bóng đèn. b. Nguồn điện là xoay chiều nên cực dương và cực âm thay đổi luân phiên. 4. Củng cố (3’) Hệ thống lại một số kiến thức cơ bản. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) Ôn tập lí thuyết Bài tập. Giờ sau kiểm tra một tiết. Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 27 KIỂM TRA I. Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu đươc sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích , các tác dụng của dòng điện. Nhận biết được dòng điện và nguồn điện, chất dẫn điện và cách điện. Nắm được các tác dụng của nguồn điện. 2. Kĩ năng Biết trình bày, diễn đạt các câu hỏi, bài tập vật lí. 3. Thái độ Rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi làm bài tập, thói quen tự giác làm bài. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Ma trận, ra đề , đáp án. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức trong chương III: Điện học. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra A. Ma trận Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Nhiễm điện do cọ xát. Điện tích Số câu: 4 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25% 2(C1; C2) 1 1(C13) 1,5 3 2,5 =25% Nguồn điện Dòng điện sơ đồ mạch điện Số câu: 7 Số điểm: 6,5 Tỷ lệ: 65% 1(C3) 0,5 2(C8,9) 1 1(C14) 1,5 4 3 =30% Vật dẫn điện, cách điện. . Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% 1(C4) 0,5 2(C10, 11) 1 3 1,5 =15% Các tác dụng của dòng điện. . Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% 2(C5;6) 1 2(C7, 12) 2 4 3 =30% TS câu: 13 TS điểm: 10 Tỷ lệ: 100% 4 2 =20% 8 5 = 50% 2 3 = 30% 14 10đ =100% B. Đề bài Phần I: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án em cho là đúng: Câu 1. Trong những cách sau đây cách nào làm lược nhựa nhiễm điện? A. Nhúng lược nhựa vào nước ấm rồi lấy ra thấm khô lau nhẹ nhàng. B. Áp sát lược nhựa một lúc lâu vào cực dương của pin. C. Tì sát và vuốt mạnh lược nhựa lên áo len. D. Phơi lược nhựa ngoài trời nắng trong 3phút. Câu 2. Hai quả bóng bay được thổi phồng có kích cỡ gần bằng nhau, được treo bằng các sợi chỉ sau khi cọ xát và đưa lại gần nhau. Thấy rằng hai quả bóng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Một quả bóng bị nhiễm điện, quả kia không. B. Hai quả bóng bị nhiễm điện khác loại. C. Hai quả bóng đều không bị nhiễm điện. D. Hai quả bóng bị nhiễm điện cùng loại. Câu 3. Câu phát biểu nào là đúng nhất trong số các câu phát biểu sau đây? A. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. B. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích dương dịch chuyển có hướng. C. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. D. Dòng điện trong kim loại là dòng các điện tích âm dịch chuyển có hướng. Câu 4. Có 5 đoạn dây là dây nhựa, dây đồng, dây len, dây nhôm và dây sợi. Câu khẳng định nào sau đây là đúng ở điều kiện bình thường? A.Tất cả 5 đoạn dây này đều là vật dẫn điện. B .Tất cả 5 đoạn dây này đều là vật cách điện. C. Dây đồng, dây len, dây nhôm là các vật dẫn điện. D. Dây nhựa,dây len và dây sợi là các vật cách điện. Câu 5. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường: A. Ruột ấm điện. B. Công tắc. C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình. D. Đèn báo của ti vi. Câu 6. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn uốn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút: A. Các vụn nhôm. B. Các vụn sắt. C. Các vụn đồng D. Các vụn giấy viết. Phần II: (1đ) Điền chữ(Đ) vào câu đúng, điền chữ (S) vào câu sai: Câu 7. Dòng điện có tác dụng: Đ S A. Làm tê liệt thần kinh B. Làm nóng dây dẫn C. Hút các vụn giấy D. Làm quay kim nam châm Phần III: (2đ) Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống trong các câu sau: Câu 8. Dòng điện chạy trong ..................................... nối liền các thiết bị điện với hai cực của dòng điện. Câu 9. Hai cực của mỗi pin và ác quy là các cực................................. của nguồn điện đó. Câu 10. Các điện tích có thể dịch chuyển qua.............................................................. Câu 11. Các điện tích không thể dịch chuyển qua......................................................... Phần IV: (1đ) Hãy kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên trái với mỗi điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để có được một câu đúng? Câu 12. a. Tác dụng sinh lí 1.Bóng đèn của bút thử điện sáng b. Tác dụng nhiệt. 2. Mạ điện. c.Tác dụng hoá học. 3. Chuông điện kêu. d.Tác dụng phát sáng. 4. Dây tóc bóng đèn phát sáng. e.Tác dụng từ. 5. Cơ co giật. Phần V: (3đ) Câu 13. a. Có thể làm cho vật bị nhiễm điện bằng cách nào? b. Có mấy loại điện tích ? Đó là những loại nào? Câu 14. a.Vẽ sơ đồ mạch điện với 1 bóng đèn mắc với dây dẫn, khoá K, nguồn điện tạo thành một mạch điện kín. b. Chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong mạch điện đó. C .Đáp án: Phần I: Cho câu 1> câu 6: (mỗi phương án đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C D C D D B Phần II: Câu 7: (mỗi ý đúng được 0,75 điểm) Đúng: A, B, D ; Sai: C Phần III: (mỗi câu điền đúng được 0,5 điểm) Câu 8: (mạch điện kín). Câu 9: (dương và âm). Câu10: (Vật dẫn điện, vật liệu dẫn điện , chất dẫn điện). Câu11: (Vật cách điện, vật liệu cách điện, chất cách điện) Phần IV: (1 điểm) Câu 12 a 5 ; b 4 ; c 2 ; d 1 ; e 3 Phần V: (3đ) Câu 13: (1,5 điểm) Cọ xát với vật khác . Hai loại điện tích : Điện tích dương và điện tích âm. Câu 14: (1,5 điểm) 4. Thu bài Nhận xét đánh giá giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn về nhà Đọc trước bài cường độ dòng điện. Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 28 CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu được khi dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh. Nêu được đơn vị của cường độ dòng điện là am pe kế .kí hiệu (A). Sử dụng được (A) để đo cường dòng điện (biết lựa chọn (A) và mắc (A) đúng quy tắc) 2. Kĩ năng Biết sử dụng Am pe kế đúng quy tắc. 3. Thái độ Nghiêm túc hợp tác. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Thước kẻ, Ampe kế, nguồn điện pin, đèn, khoá K 2. Học sinh: Bảng nhóm, bút dạ III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra Không 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: giới thiệu bài theo nội dung SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cường độ dòng điện Đơn vị đo cường độ dòng điện GV: Giới thiệu mạch điện theo thí nghiệm 24.1. Thông báo cho HS về dụng cụ đo CĐDĐ là (A) và dụng cụ làm thay đổi CĐDĐ là biến trở. GV: Mắc mạch điện . GV: Dịch chuyển con chạy để thay đổi độ sáng của đèn. HS: Quan sát nhận xét. GV: Thông báo khái niệm về cường độ dòng điện, kí hiệu đơn vị đo cường độ dòng điện . + Nêu các đổi đơn vị. Hoạt động 3: Tìm hiểu Am pe kế. GV: thông báo chức năng của am pe kế. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu (A) về cấu tạo Số chỉ (A). HS: Thảo luận nhóm C1 Trả lời. HS: Nhận biết các chốt trên (A). Hoạt động 4: Mắc (A) để đo cường độ dòng điện GV: giới thiệu kí hiệu (A) trong sơ đồ . Yêu cầu HS vẽ sơ đồ H24.3. GV: Dựa vào bài 24.4 cho biết (A) của nhóm dùng để đo dòng điện qua dụng cụ nào? Cách mắc. GV: Khi đo dùng (A) phù hợp giá trị muốn đo. GV: Hướng dẫn HS mắc mạch điện theo nhóm. HS: mắc mạch điện theo nhóm. GV: Kiểm tra đóng công tắc. HS: Đo I1=? I2= ? GV: Nhận xét C2: HS nêu những lưu ý sử dụng (A). Hoạt động 5: Vận dụng GV: HS đọc C3; C4; C5. HS: Suy nghĩtrả lời C3;C4;C5. (3’) (10’) (10’) 5’ (10’) (5’) I. Cường độ dòng điện 1.Quan sát thí nghiệm của giáo viên: Nhận xét: Với bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của (A) càng cao. 2. Cường độ dòng điện: Số chỉ của (A) biết mức độ mạnh, yếu của dòng điện> Gọi là cường độ dòng điện. Kí hiệu: I Đơn vị: Am pe (A). Nhỏ hơn: mi li Am pe (mA) 1mA = 0,001 A II. Am pe kế Am pe kế là dụng cụ để đo Cường độ dòng điện. C1: a. (A) GHĐ ĐCNN H 24.2a 100mA 10 mA H 24.2b 6A 0,5 A b. H.a.b: Dùng kim chỉ thị. H.c: Hiện số. c. Am pe kế có hai chốt nối với dây dẫn: Chốt (+), chốt (). III. Đo cường độ dòng điện: 1, 2, 3, Mắc mạch điện như H 24.3 C2: Dòng điện qua đèn có I càng lớn thì đèn càng sáng. IV. Vận dụng C3: a. 0,175 A =175 mA. b. 0,38 A = 380 mA a. 1250 mA =1,250 A. b. 280 mA = 0,280 A. C4: 15 mA > 2mA 0, 15 A > 250mA 1,2 > 2A C5: H.a. 4. Củng cố (3’) Hệ thống lại các nội dung chính. Đọc “Có thể em chưa biết”. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập:24.1> 24.6 (SBT). Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 29 HIỆU ĐIỆN THẾ I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được ở hai cực nguồn điện có sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế. Nêu được rõ đơn vị của hiệu điện thế là vôn. Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 cực để hở của nguồn điện. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng mắc mạch điện theo hình vẽ,vẽ sơ đồ mạch điện . 3. Thái độ Nghiêm túc trong thực hành. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nguồn điện, 1vôn kế, 1 đèn, 1 công tắc, dây nối 2. Học sinh: Một số loại pin III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra ( 5’) CH: Nêu quy tắc dùng Am pe kế. ĐA: SGK Mục II III 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: đặt vấn đề như SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiệu điện thế. GV: thông báo: Giữa 2 cực của nguồn điện có 1 hiệu điện thế> Nêu kí hiệu và đơn vị đo. HS: trả lời C1. Hoạt động 3: Tìm hiểu vôn kế. GV: giới thiệu công dụng của vôn kế. HS: hoạt động nhóm ( 3’) thảo luận C2. + Tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của vôn kế. Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện khi mach hở. GV: giới thiệu kí hiệu vôn kế –yêu cầu HS vẽ sơ đồ. GV: giới thiệu công dụng của vôn kế. + Hướng dẫn HS tiến hành đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi mạch kín và hiệu điện thế khi mạch hở: 1. Vẽ sơ đồ mạch điện H. 25.3 2. Kiểm tra GHĐ Vôn kế. 3. Điều chỉnh kim vôn kế vạch 0 chốt (+) () 4. Ngắt K. Đọc và ghi số chỉ V 5. Thay pin1 = pin 2. HS: tiến hành theo hướng dẫn của GV. Hoàn thành C3. GV: thông báo cho HS số vôn ghi trên vỏ pin chính là giá trị hiệu điện thế của pin. Hoạt động 5: Vận dụng. HS: làm bài tập. GV: Chữa bài. (4’) (10’) (7’) (8’) (5’) I. Hiệu điện thế Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. Kí hiệu : U Đơn vị : Vôn (V) 1mV = 0,001 V 1KV = 1000 V. C1: Pin tròn 1,5 V. Ac quy của xe máy 2V. Giữa 2 ổ lấy điện trong nhà 220 V II. Vôn kế Vôn kế là dụng cụ để đo hiệu điện thế. C2: 1, Ha,b >Vôn kế dùng kim. 2, Hc > Vôn kế hiện số. 3, H25.2 a: GHĐ 300V ĐCNN 25V H25b: GHĐ 20V ĐCNN 2,5V. 4, Dấu (+) dấu () III. Đo hiệu thế giữa 2 cực của nguồn điện khi mạch hở: 1. 2. 3. 4. 5. C3: Số vôn ghi trên vỏ pin bằng số chỉ của vôn kế. IV. Vận dụng C4: a, 2500 mA; b, 6KV = 6000V c, 0,110 kV; d, 1,2 V C5 : a. Vônkế. Kí hiệu V b. GHĐ: 45 V; ĐCNN: 1V c. Kim ở vị trí 1: chỉ giá trị 3V; Kim ở vị trí 2: Chỉ giá trị 42V C6: 2) GHĐ 5V > a. 1,5 V 3) GHĐ 10 V > b. 6 V 1) GHĐ 20 V > c. 12 V 4. Củng cố ( 3’) Đọc “Có thể em chưa biết”. Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? Đo hiệu điện thế dùng dụng nào? 5. Hướng dẫn về nhà (2’) Học thuộc ghi nhớ SGK Làm bài tập:25.1 > 25.3 (SBT). Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 30 HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiểu được HĐT giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn. Hiểu được mỗi dụng cụ (thiết bị) điện sẽ họat động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó. 2. Kĩ năng Sử dụng được Am pe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch kín. 3. Thái độ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 15 phút 2. Học sinh: Cho mỗi nhóm hs: Nguồn điện 6V vôn kế ,am pe kế, bóng đèn, dây dẫn. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra (15’) 1.Đổi đơn vị cho các giá trị sau: a, 330 kV = ........................V b, 220V =.........................kV c, 5 mA =.........................A d, 22A =........................mA. 2. Hãy lựa chọn vôn kế phù hợp để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện sau: a. Pin tròn 1,5 V. 1. Vôn kế GHĐ 0,5 V b. Pin vuông 4,5 V. 2.Vôn kế GHĐ 20V c. Ác quy 12V. 3.Vôn kế GHĐ 3V d. Pin mặt trời 400mV. 4.Vôn kế GHĐ 10V 3. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin, 1 bóng đèn, khoá K, dây dẫn, Am pe kế đo cường độ dòng điện qua đèn, một vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn. Đáp án biểu điểm: Câu 1: 4điểm (mỗi ý đúng 1 đ) Câu 3: ( 4 đ) a. 330000 c. 0,005 b. 0,22 d. 22 000 Câu 2: 2 đ (mỗi ý đúng 0,5 đ) a3; b 4; c2; d1 + 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: giới thiệu tình huống SGK. Họat động 2: Tìm hiểu HĐT giữa hai đầu bóng đèn. GV: yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 26.1 > Trả lời C1: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn? + Yêu cầu HS mắc mạch điện như hình 26.2 : Lưu ý chọn V,A có GHĐ phù hợp và mắc đúng vào hai cực nguồn điện. + Kẻ bảng 1 vào vở > Căn cứ vào bảng trả lời C3,C4. GV: Gọi HS trả lời . GV nhận xét. Hoat động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của hiệu điện thế định mức. HS: quan sát H26.3 điền vào C5 GV: Gọi 1 em trình bày. GV nhận xét. GV: nhấn mạnh nguồn điện tạo ra hiệu điện thế phải có sự chênh lệch điện thế. Hoạt động 4: Vận dụng GV: gọi một em chữa bài . (2’) (10’) (10’) (5’) I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn: 1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện. C1: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện = 0 2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện. C2: C3: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn. C4:Mắc bóng đèn vào U=2,5V để nó không bị hư hỏng. II. Sự tương tự giữa hđt và sự chênh lệch mức nước C5: a, Khi có sự chênh lệch mức nước giữa hai điểm AB thì có nước chảy từ A >B. b,Khi có HĐT giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. c, Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mức nước tương tự như nguồn điện tạo ra hiệu điện thế. II. Vận dụng C6: C đúng. C7: A: Giữa hai điểm Avà B C8: Vôn kế C. 4. Củng cố (3’) Đọc “Có thể em chưa biết”. Nhắc lại kết luận SGK. Giá trị định mức của mỗi dụng cụ. 5. Hướng dẫn về nhà (1’) Học thuộc ghi nhớ SGK. Làm bài tập: 26.1 >26.4 (SBT) Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 31 THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn. Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp hai bóng đèn. 2. Kĩ năng Sử dụng đúng các dụng cụ đo điện. 3. Thái độ Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong đời sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nguồn điện, 2 bóng đèn, dây dẫn, ampe kế, vôn kế, khóa K. 2. Học sinh: Chuẩn bị báo cáo theo mẫu. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra ( 4’) Mẫu báo cáo của HS. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. GV: giới thiệu đoạn mạch nối tiếp. Hoạt động 2: Mắc nối tiếp hai bóng đèn. HS: quan sát H 27.1 Nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp. GV: Am pe kế và công tắc mắc như thế nào? HS: Dựa theo SGK trả lời. GV: phát dụng cụ cho các nhóm. HS: vẽ sơ đồ mạch điện vào vở. Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc nối tiếp. GV: hướng dẫn: + Mắc công tắc ở vị trí 1> đo 3 lần .Tính I trung bình ghi kết quả vào báo cáo. + Tương tự mắc công tắc ở vị trí 2 và 3> đo I và ghi kết quả vào báo cáo. => HS rút ra nhận xét. Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp. GV: yêu cầu HS quan sát H. 27.2 HS: cho biết vôn kế trong sơ đồ đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn nào? HS: vẽ sơ đồ H.27.2 + Tiến hành mắc mạch điện như sơ đồ đo U1, U2, UMN . GV: theo dõi và hướng dẫn . > HS rút ra nhận xét. HS: Hoàn thành báo cáo . (5’) (10’) (10’) (10’) 1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn: C1: C2: 2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp. Nhận xét: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp cường độ dòng điện bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. 3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp: Nhận xét : Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp HĐT giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tổng HĐT ghi trên đèn. 4. Củng cố (3’) Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp. Thu báo cáo thí nghiệm. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) Làm bài tập: 27.3 > 27.4 (SBT) Chuẩn bị mẫu báo cáo tiết 32. Ngày giảng: Lớp 7A:….....2015 Tiết 32 THỰC HÀNH ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG I.Mục tiêu 1. Kiến thức Biết mắc song song hai bóng đèn. Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch mắc song song hai bóng đèn. 2. Kĩ năng Mắc đúng mạch điện và sử dụng đúng các dụng cụ đo điện. 3. Thái độ Hứng thú học tập bộ môn, có ý thức thu thập thông tin trong thực tế đời sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nhắc HS chuẩn bị báo cáo theo mẫu. 2. Học sinh: Cho mỗi nhóm HS: Nguồn điện 2 pin 1,5V, Dây dẫn, khoá K, công tắc, Vôn kế, Am pe kế III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A:............ Vắng.............................................................................................. 2. Kiểm tra ( 4’) Trả bài báo cáo giờ trước . Nhận xét đánh giá chung. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: đặt vấn đề về đoạn mạch mắc song song. HS: nhận biết loại đoạn mạch này. Hoạt động 2: Tìm hiểu và mắc mạch điện song song với hai bóng đèn. HS: quan sát mạch điện H28.1 + Hai đầu các bóng đèn có đặc điểm gì? + Đâu là mạch rẽ? Đâu là mạch chính? HS: vẽ sơ đồ mạch điện vào vở. + Yêu cầu HS nhận dụng cụ chia nhóm thực hành. + Tiến hành theo hướng dẫn SGK. HS: nhận xét về độ sáng của hai bóng đèn khi mắc song song trước đó. Sau đó tháo bỏ một bóng đèn nhận xét về độ sáng của bóng đèn còn lại. Hoạt động 3: Đo hiệu điện thế đối với đạon mạch mắc song song. GV: yêu cầu HS mắc vôn kế vào 2 điểm 1,2 và vẽ sơ đồ mạch điện vào báo cáo. HS: làm thí nghiệm và hoàn thành nhận xét. Hoạt động 4: đoạn mạch mắc song song. GV: yêu cầu HS mắc A nối tiếp với đèn như hình 28.2 + Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. HS: hoàn thành nhận xét. (5’) (10’) (10’) (10’) 1. Mắc song song hai bóng đèn: C1: Hai điểm M,N là hai điểm nối chung của các bóng đèn. + Các mạch rẽ:M12N M34N + Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực (+) và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực () của nguồn điện. C2: Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn (so với khi cả 2 đèn đều sáng). 2. Đo hi
Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC Tiết 19 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS :mô tả tượng thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện cọ xát. - Giải thích số tượng nhiễm điện cọ xát thực tế (Chỉ vật cọ xát với biểu nhiễm điện ). 2. Kĩ - Giải thích số tượng nhiễm điện cọ xát thực tế (Chỉ vật cọ xát với biểu nhiễm điện ). 3. Thái độ - Cẩn thận, kiên trì làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Phiếu học tập nhóm. 2. Học sinh: Cho nhóm hs: Một thước nhựa, 1thanh thuỷ tinh, mảnh ni lon, cầu xốp, len (dạ), giấy vụn, bút thử điện, mảnh tôn. III.Tiến trình dạy- học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra (Không) 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (4’) học tập. - GV: đặt vấn đề mở SGK. *Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát (15’) I. Vật nhiễm điện vật nhiễm điện cọ xát có khả *Thí nghiệm hút vật khác. - GV: yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK: nêu dụng cụ t/n. Các bước tiến hành. - HS: tiến hành thí nghiệm theo nhóm 7’ Kiểm tra xem trước cọ xát có tượng xảy đưa thước nhựa vào gần vụn giấy mảnh ni lon? Sau tiến hành thí nghiệm. - GV: lưu ý cọ xát vật mạnh nhiều lần chiều đưa lại gần vật kiểm tra -> quan sát tượng -> Ghi vào bảng 1. + Từ bảng kết HS thảo luận điền 40 kết vào chỗ trống. - GV: yêu cầu đại diện nhóm nhận xét đưa kết luận đúng. GV nhận xét bổ sung yêu cầu HS ghi kết luận 1. GDBVMT: *Kết luận 1: Nhiều vật sau bị cọ xát có khả hút vật khác. *Hoạt động 3: Phát vật bị cọ xát (15’) *Thí nghiệm 2: bị nhiễm điện có khả làm sáng bóng đèn bút thử điện. - GV: hướng dẫn thí nghiệm 2. Lưu ý trước làm thí nghiệm chạm bút thử điện xem đèn có sáng không? - HS: tiến hành quan sát. * Kết luận 2: + Thảo luận nhóm rút kết luận. 5’ Nhiều vật bị cọ xát có khả - GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, GV làm sáng bóng đèn bút thử điện. nhận xét. -Vật sau cọ xát có khả hút vật khác làm cho bút thử điện - GV: thông báo khái niệm vật nhiễm loé sáng -> Vật nhiễm điện điện. ( Vật mang điện tích). *Hoạt động 4: Vận dụng (5’) II. Vận dụng - HS: làm tập giải thích C1: Lược tóc cọ xát -> Lược mép quạt bám nhiều bụi nhất? tóc nhiễm điện -> lược hút tóc kéo thẳng ra. C2: Khi thổi, luồng gió làm bụi bay cánh quạt cọ xát không khí nhiễm điện->Hút hạt bụi, mép quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất-> Hút bụi nhiều nhất. - HS: Giải thích C3. GV nhận xét sửa C3: Gương , kính, hình ti vi cọ sai. xát với khăn lau khô-> Nhiễm điện hút bụi vải gần. 4. Củng cố (3’) -Vật nhiễm điện cọ xát. - Đọc “Có thể em chưa biết”. 5. Hướng dẫn nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm tập: 17.1->17.4 (SBT). 41 Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 20 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết có loại điện tích, điện tích dương điện tích âm, hai loại điện tích đấu đẩy nhau, trái dấu hút nhau. - Nêu cấu tạo nguyên tử gồm: Hạt nhân mang điện tích dương êlêctrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà điện. - Biết vật mạng điện tích âm thừa êlêtrôn, vật mạng điện tích dương thiếu êlêtrôn. 2. Kỹ - Làm thí nghiệm nhiễm điện cọ xát. 3. Thái độ -Trung thực, hợp tác hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: : Mỗi nhóm - Hai mảnh ni lông kích thước 70mm x 12mm mảnh kích thước 70mm x 250mm. - Bút chì vỏ gỗ. - Kẹp nhựa. - Mảnh len kích thước 150mm x 150mm. - Mảnh lụa. 2. Học sinh III. Tiến trình dạy- học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra (5’) - CH: Có thể làm cho vật nhiễm điện cách nào? Các vật nhiễm điện có đặc điểm gì? Hãy nêu vài ví dụ thực tế để minh hoạ. - ĐA: + Có thể làm nhiễm điện cho vật cách cọ xát. + Vật bị nhiễm điện có khả hút vật khác. + Ví dụ: Chải tóc lược nhựa, lược tóc cọ xát vào nhau, nhiều sợi tóc bị lược hút kéo thẳng ra. 3. Bài mới: Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Làm thí nghiệm 1, tạo (10’) I. Hai loại điện tích. vật nhiễm điện loại tìm * Thí nghiệm hiểu lực tác dụng chúng - GV: Giới thiệu thí nghiệm 1: + Yêu cầu HS quan sát H18. 1; 18.2 + Đọc yêu cầu thí nghiệm tiến hành thí nghiệm theo nhóm + Phát dụng cụ cho HS. - HS : 7’ + Đọc SGK quan sát H 18. 18. + Nhận dụng cụ, phân công việc cho thành viên nhóm. * Nhận xét: 42 + Tiến hành thí nghiệm, thảo luận rút nhận xét. + Thảo luận chung lớp. - GV: Chuẩn kiến thức * Hoạt động 2: Phát biểu vật nhiễm (10’) điện hút mang điện tích khác loại - GV: Yêu cầu nhóm tiến hành thí nghiệm H18. theo hướng dẫn SGK - HS : + Đọc SGK tìm hiểu dụng cụ cách tiến hành thí nghiệm + Tiến hành thí nghiệm, thảo luận, hoàn thành nhận xét + Thảo luận chung lớp. - GV:( Lưu ý) 7’ + Khi nhiễm điện cho thuỷ tinh, nhựa chưa nhiễm điện thấy chúng hút (bài 17) + Khi làm thí nghiệm em cọ xát thuỷ tinh với lụa với nhựa với mảnh vải khô lúc. - GV: Tại lại cho thuỷ tinh nhựa nhiễm điện khác loại. - HS: Trả lời . (Vì chúng nhiễm loại chúng đẩy nên chúng nhiễm điện khác loại) *Hoạt động 3: Hoàn thành kết luận (5’) vận dụng - GV: Yêu cầu HS hoàn thành kết luận. - HS: Hoàn thành kết luận , ghi vở. - GV: Thông báo quy ước điện tích. - GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C1. - HS: Hoàn thành câu C1: Hai vật giống cọ xát mang điện tích loại đặt gần chúng đẩy nhau. * Thí nghiệm 2: * Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu thuỷ tinh cọ xát chúng hút chúng mang điện tích khác loại. * Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích loại đẩy nhau, mang điện tích khác loại hút nhau. + Quy ước: Điện tích thuỷ tinh cọ xát vào lụa điện tích dương (+); Điện tích nhựa sẫm màu cọ sát vào vải khô điện tích âm (-). C1: Cọ xát mảnh vải nhựa -> Mảnh vải nhựa nhiễm điện. - Chúng hút -> Mảnh vải nhựa nhiễm điện khác loại. - Mảnh vải mang điện tích dương (+) -> Thước nhựa mang điện tích (-) II. Sơ lược cấu tạo nguyên tử *Hoạt động 4: Tìm hiểu sơ lược (5’) (SGK) cấu tạo nguyên tử 43 - GV: Treo tranh H 18. + Giới thiệu sơ lược cấu tạo nguyên tử. - HS: Đọc SGK mục II + Hoàn thành bảng phụ: Sơ lược cấu tạo nguyên tử. + 1HS lên bảng kết hợp với hình vẽ nêu sơ lược cấu tạo nguyên tử (h18. 4) - GV: Lưu ý cho HS cách sử dụng từ xác. + Thông báo thêm nguyên tử có kích thước vô nhỏ bé, xếp sát thành hàng dài 1mm có khoảng 10.000 000 nguyên tử. III. Vận dụng *Hoạt động 5: Vận dụng (4’) C2: Trước cọ xát, vật - GV: Hướng dẫn HS vận dụng trả lời có điện tích âm điện câu C2, C3. tích dương. Các điện tích dương tồn - GV: Treo hình 18. hạt nhân nguyên tử, - HS: Quan sát hoàn thành câu điện tích âm tồn êlêctrôn chuyển động xung quanh hạt nhân. C3: Trước cọ xát, vật không - GV: Cho hs thực C3 hút giấy vụn nhỏ vật chưa - HS: Thực theo yêu cầu GV bị nhiễm điện. Các điện tích dương âm trung hoà lẫn nhau. C4: Sau cọ xát, mảnh vải nhiễm điện dương ( dấu (+) dấu (-); C4: HS quan sát hình ảnh sgk vật lý Thước nhựa nhiễm điện âm ( dấu (-) dấu (+) ) - Thước nhựa nhiễm điện âm nhận thêm êlêctrôn, mảnh vải nhiễm điện dương bớt êlêctrôn. 4. Củng cố (4’) - Qua học hôm em biết thêm điều gì? - học sinh đọc ghi nhớ. - HS đọc phần em chưa biết (nếu thời gian). 5. Hướng dẫn học nhà (1’) - Học thuộc ghi nhớ. - Làm tập 18. -> 18. ( SBT). Ngày giảng: Tiết 21 44 Lớp 7A:…./ /2015 DÒNG ĐIỆN - NGUỒN ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết dòng điện thông qua biểu cụ thể - Nêu dòng điện gì? - Nêu tác dụng chung nguồn điện thông dụng pin ác quy - Nhận biết cực dương cực âm nguồn điện qua ký hiệu (+) , (-) có ghi nguồn điện . 2. Kĩ - Mắc mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc dây nối 3. Thái độ - Học tập nghiêm túc, ham học hỏi, say mê tìm tòi kiến thức mới. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Các loại pin, ác quy, đinamô xe đạp. 2. Học sinh: Cho nhóm hs: Pin, dây dẫn, đèn (hoặc quạt). III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra (4’) - CH: Có loại điện tích? Nêu tương tác vật mang điện tích? - ĐA: Có hai loại điện tích: Điện tích dương điện tích âm. Các điện tích loại đẩy nhau, khác loại hút nhau. 3.Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (3’) học tập. - GV: yêu cầu HS nêu 1số thiết bị điện. Các thiết bị mà em vừa nêu hoạt động có dòng điện chạy qua. Vậy dòng điện gì? Chúng ta tìm câu trả lời học hôm nay. *Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện (12’) I. Dòng điện gì? - GV: yêu cầu HS quan sát hình 19.1 ->Tìm hiểu tương tự dòng điện với dòng nước. C1: a.Điện tích mảnh phim nhựa tương ->HS tìm từ thích hợp điền vào chỗ tự dòng nước bình. trống C1, C2. 4’ b. Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim ->GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự - đại diện nhóm trình bày. nước chảy từ bình A->B - GV: nhận xét thống chungC3: Đèn bút thử điện ngừng sáng ta > HS ghi vở. tiếp tục cọ xát mảnh phim nhựa. - GV: yêu cầu HS trả lời C3: Khi đèn Nhận xét: Bóng đền bút thử điện sáng bút thử điện ngừng sáng, làm điện tích qua nó. để đèn tiếp tục sáng? Kết luận: 45 - HS: hoàn thành phần nhận xét ghi (SGK-tr.53) vở. - GV: thông báo dòng điện gì? - HS: nêu ví dụ dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy qua thiết bị. *Hoạt động 3: Tìm hiểu nguồn (5’) II. Nguồn điện thường dùng. 1. Các nguồn điện thường dùng - Nguồn điện có khả cung cấp - GV: thông báo tác dụng nguồn dòng điện để dụng cụ điện hoạt điện. động (Mạch điện có nguồn điện) - HS: nêu thí dụ số nguồn điện, cực (+), cực (-) nguồn điện GV chuẩn bị. *Hoạt động 4: Mắc mạch điện đơn (10’) 2. Mạch điện có nguồn điện giản. - GV: yêu cầu HS mắc mạch điện theo nhóm hình 19.3 + Kiểm tra hoạt động nhóm - HS: tiến hành thí nghiệm. *Hoạt động 5: Vận dụng (5’) III. Vận dụng + Yêu cầu hs đọc trả lời câu hỏi C4: Dòng điện dòng điện tích vận dụng. dịch chuyển có hướng. - GV: nhận xét thống câu trả - Đèn điện sáng có dòng điện chạy lời. qua. - Quạt điện hoạt động có dòng điện chạy qua. 4. Củng cố (3’) - Đọc “Có thể em chưa biết”. - Dòng điện ? - Nguồn điện có tác dụng ? 5. Hướng dẫn nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm tập:19.1 –19.3 (T20) - Chuẩn bị nhóm vài đoạn dây đồng, thước nhựa, cao su . Ngày giảng: Tiết 22 46 Lớp 7A:…./ /2015 CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết vật liệu dẫn điện vật liệu cho dòng diện qua vật liệu cách điện vật liệu không cho dòng điện qua . - Kể tên vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) vật cách điện (Hoặc vật cách điện) thường dùng. 2. Kĩ - Nêu dòng điện kim loại dòng êlectron tự dịch chuyển có hướng 3. Thái độ - Thực hành cẩn thận, khéo léo. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nguồn điện, dây dẫn, bóng đèn, công tắc 2. Học sinh: số vật liệu, dẫn điện, cách điện. III.Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra (4’) - CH: Dòng điện gì? Muốn trì dòng điện lâu dài vật dẫn cần dùng dụng cụ gì? - ĐA: + Dòng điện dòng chuyển dời có hướng hạt mang điện tích. + Muốn trì dòng điện lâu dài vật dẫn cần dùng nguồn điện. 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (3’) học tập. - HS: đọc SGK. - GV: khái quát chất dẫn điện -> chất cách điện. *Hoạt động 2: Xác định chất dẫn (15’) I. Chất dẫn điện chất cách điện điện chất cách điện. - GV: yêu cầu HS đọc SGK. - HS: trả lời: Chất dẫn điện gì? Chất cách điện gì? - HS: quan sát H20.1 quan sát bóng đèn , công tắc, ổ lấy điện bàn GVC1: - Các phận dẫn điện là: trả lời C1. (dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn; hai chốt cắm, lõi dây (của phích cắm điện) - Các phận cách điện là: (Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh đen (của bóng đèn) vỏ nhựa phích cắm, vỏ dây (của phích cắm điện.)) *Thí nghiệm: - GV: hướng dẫn HS làm t/n. C2: - HS: nhận dụng cụ. - Các vật liệu thường dùng để làm vật 47 + Tiến hành t/n theo nhóm với số vật liệu thước, bút… + Thảo luận trả lời C2,C3. Đại diện nhóm trình bày. - GV: nhận xét câu trả lời HS. dẫn điện: đồng, sắt, nhôm , chì… ( 7’ kim loại) - Các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện: Nhựa ( chất dẻo), thuỷ tinh, sứ , cao su, không khí… C3: - Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, công tắc ngắt, hai chốt công tắc không khí, đèn không sáng.Vậy bình thường không khí chất cách điện… *Hoạtđộng 3: Tìm hiểu dòng diện (10’) II. Dòng điện kim loại kim loại. 1. Elêctron tự kim loại - HS: nhắc lại mô hình cấu tạo nguyên C4: Hạt nhân nguyên tử mang điện tử tích dương, êlectrôn mang điện tích - HS: trả lời C4. âm. - GV: giới thiệu k/n e tự do. C5: - HS: trả lời C5. - HS: thảo luận theo nhóm bàn trả 4’ 2. Dòng điện kim loại lời C6: Chỉ cực pin C6: êlectrôn tự mang điện tích âm bị đẩy êlectrôn? Cực pin hút cực âm đẩy, bị cực dương hút. êlectrôn? Kết luận: Các êlectrôn kim loại - HS: trình bày kết luận. dịch chuyển có hướng tạo thành dòng - GV: nhận xét yêu cầu HS ghi điện chạy qua nó. *Hoạt động 4: Vận dụng (7’) III. Vận dụng - GV: yêu cầu HS đọc SGK C7: B . + Nêu yêu cầu câu hỏi. C8: C. nhựa. + Hoạt động nhóm trả lời C7,C8,C9. 4’ C9: C, Một đoạn dây nhựa. - GV: tổ chức thảo luận Gọi đại diện nhóm trình bày. Yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV: nhận xét hoàn chỉnh câu trả lời. 4. Củng cố (3’) - Đọc “Có thể em chưa biết”. - Trong kim loại dòng điện dòng chuyển động hạt nào? - HS :trả lời câu hỏi GV. 5. Hướng dẫn nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm tập: 20.1 ->20.4 (SBT). - Hướng dẫn 20.2: Vận dụng vào kiến thức học: Hai vật nhiễm điện loại đẩy để giải thích tượng hai nhôm lại xoè ra. Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 23 SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN - CHIỀU DÒNG ĐIỆN 48 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS :biết vẽ sơ đồ mạch điện thực loại đơn giản. - Mắc mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ cho. - Biểu diễn mũi tên chiều dòng điện chạy sơ đồ mạch điện chiều dòng điện chạy mạch điện thực. 2. Kĩ - Rèn kĩ mắc mạch điện đơn giản. 3. Thái độ - Nghiêm túc, trật tự hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu 2. Học sinh: Cho hs: đèn pin, 1bộ modun lắp ráp mạch điện dây dẫn, nguồn 6V đèn 3V-3W III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra (5’) - CH: + Nêu chất dòng điện kim loại? + Làm tập 20.1(SBT) - ĐA: + Dòng điện kim loại dòng e dịch chuyển có hướng. + Bài tập: a) Các điện tích dịch chuyển qua (vật dẫn điện (vật liệu dẫn điện , chất cách điện)) b) Các điện tích dịch chuyển qua (vật cách điện (vật liệu cách điện, chất cách điện)) c) Kim loại chất dẫn điện có (e tự do) dịch chuyển có hướng. d) trường hợp không khí (chất dẫn điện) 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (3’) học tập. - GV: yêu cầu HS đọc SGK ->Nêu tình mở bài. *Hoạt động 2: Sử dụng kí hiệu để (15’) I. Sơ đồ mạch điện vẽ sơ đồ mạch điện mắc mạch 1. Kí hiệu số phận mạch điện: điện theo sơ đồ. (SGK- tr.58) - GV: yêu cầu HS đọc SGK 2. Sơ đồ mạch điện: + Giới thiệu kí hiệu phận mạch điện. K - HS: sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện. - GV: phát dụng cụ yêu cầu Đ nhóm HS mắc mạch điện sơ đồ D vẽ. Sau nhóm mắc xong yêu cầu GV kiểm tra mạch điện -> 49 *Phần II: (1đ) Điền chữ(Đ) vào câu đúng, điền chữ (S) vào câu sai: Câu 7. Dòng điện có tác dụng: A. Làm tê liệt thần kinh B. Làm nóng dây dẫn C. Hút vụn giấy D. Làm quay kim nam châm Đ S *Phần III: (2đ) Hãy điền từ cụm từ thích hợp vào chỗ trống câu sau: Câu 8. Dòng điện chạy . nối liền thiết bị điện với hai cực dòng điện. Câu 9. Hai cực pin ác quy cực . nguồn điện đó. Câu 10. Các điện tích dịch chuyển qua Câu 11. Các điện tích dịch chuyển qua . Phần IV: (1đ) Hãy kẻ đoạn thẳng nối điểm cột bên trái với điểm cột bên phải khung để có câu đúng? Câu 12. a. Tác dụng sinh lí 1.Bóng đèn bút thử điện sáng b. Tác dụng nhiệt. 2. Mạ điện. c.Tác dụng hoá học. 3. Chuông điện kêu. d.Tác dụng phát sáng. 4. Dây tóc bóng đèn phát sáng. e.Tác dụng từ. 5. Cơ co giật. *Phần V: (3đ) Câu 13. a. Có thể làm cho vật bị nhiễm điện cách nào? b. Có loại điện tích ? Đó loại nào? Câu 14. a.Vẽ sơ đồ mạch điện với bóng đèn mắc với dây dẫn, khoá K, nguồn điện tạo thành mạch điện kín. b. Chỉ rõ chiều dòng điện chạy mạch điện đó. C .Đáp án: *Phần I: Cho câu 1-> câu 6: (mỗi phương án 0,5 điểm) Câu Đáp án C D C D D B *Phần II: Câu 7: (mỗi ý 0,75 điểm) Đúng: A, B, D ; Sai: C *Phần III: (mỗi câu điền 0,5 điểm) Câu 8: (mạch điện kín). Câu 9: (dương âm). Câu10: (Vật dẫn điện, vật liệu dẫn điện , chất dẫn điện). Câu11: (Vật cách điện, vật liệu cách điện, chất cách điện) 60 *Phần IV: (1 điểm) Câu 12 a-5;b- 4; c- 2;d- 1; e- *Phần V: (3đ) Câu 13: (1,5 điểm) - Cọ xát với vật khác . - Hai loại điện tích : Điện tích dương điện tích âm. Câu 14: (1,5 điểm) Đ + 4. Thu - Nhận xét đánh giá kiểm tra 5. Hướng dẫn nhà - Đọc trước cường độ dòng điện. 61 • • Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 28 CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu dòng điện mạnh cường độ lớn tác dụng dòng điện mạnh. - Nêu đơn vị cường độ dòng điện am pe kế .kí hiệu (A). - Sử dụng (A) để đo cường dòng điện (biết lựa chọn (A) mắc (A) quy tắc) 2. Kĩ - Biết sử dụng Am pe kế quy tắc. 3. Thái độ - Nghiêm túc - hợp tác. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Thước kẻ, Ampe kế, nguồn điện pin, đèn, khoá K 2. Học sinh: Bảng nhóm, bút III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra Không 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (3’) học tập - GV: giới thiệu theo nội dung SGK. *Hoạt động 2: Tìm hiểu cường (10’) I. Cường độ dòng điện độ dòng điện - Đơn vị đo cường độ 1.Quan sát thí nghiệm giáo viên: dòng điện - GV: Giới thiệu mạch điện theo thí nghiệm 24.1. Thông báo cho HS dụng cụ đo CĐDĐ (A) dụng cụ làm thay đổi CĐDĐ biến trở. *Nhận xét: Với bóng đèn định, - GV: Mắc mạch điện . đèn sáng mạnh số (A) - GV: Dịch chuyển chạy để thay cao. đổi độ sáng đèn. 2. Cường độ dòng điện: - HS: Quan sát- nhận xét. Số (A) biết mức độ mạnh, yếu - GV: Thông báo khái niệm cường dòng điện-> Gọi cường độ dòng độ dòng điện, kí hiệu đơn vị đo điện. cường độ dòng điện . - Kí hiệu: I + Nêu đổi đơn vị. - Đơn vị: Am pe (A). Nhỏ hơn: mi li Am pe (mA) 1mA = 0,001 A *Hoạt động 3: Tìm hiểu Am pe kế. (10’) II. Am pe kế - GV: thông báo chức am - Am pe kế dụng cụ để đo Cường độ pe kế. dòng điện. 62 - GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu (A) cấu tạo - Số (A). - HS: Thảo luận nhóm C1 Trả lời. C1: a. (A) GHĐ ĐCNN H 24.2a 100mA 10 mA 5’ H 24.2b 6A 0,5 A b. - HS: Nhận biết chốt (A). H.a.b: Dùng kim thị. H.c: Hiện số. c. Am pe kế có hai chốt nối với dây dẫn: Chốt (+), chốt (-). *Hoạt động 4: Mắc (A) để đo (10’) III. Đo cường độ dòng điện: cường độ dòng điện 1, - GV: giới thiệu kí hiệu (A) sơ đồ . Yêu cầu HS vẽ sơ đồ H24.3. - GV: Dựa vào 24.4 cho biết (A) 2, nhóm dùng để đo dòng điện qua dụng cụ nào? Cách mắc. - GV: Khi đo dùng (A) phù hợp giá trị muốn đo. - GV: Hướng dẫn HS mắc mạch điện 3, Mắc mạch điện H 24.3 theo nhóm. - HS: mắc mạch điện theo nhóm. C2: Dòng điện qua đèn có I lớn - GV: Kiểm tra - đóng công tắc. đèn sáng. - HS: Đo I1=? I2= ? GV: Nhận xét C2: HS nêu lưu ý sử dụng (A). *Hoạt động 5: Vận dụng (5’) IV. Vận dụng - GV: HS đọc C3; C4; C5. C3: a. 0,175 A =175 mA. - HS: Suy nghĩ-trả lời C3;C4;C5. b. 0,38 A = 380 mA a. 1250 mA =1,250 A. b. 280 mA = 0,280 A. C4: 15 mA -> 2mA 0, 15 A -> 250mA 1,2 -> 2A C5: H.a. 4. Củng cố (3’) - Hệ thống lại nội dung chính. - Đọc “Có thể em chưa biết”. 5. Hướng dẫn nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm tập:24.1-> 24.6 (SBT). 63 Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 29 HIỆU ĐIỆN THẾ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết hai cực nguồn điện có nhiễm điện khác chúng có hiệu điện thế. - Nêu rõ đơn vị hiệu điện vôn. - Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện cực để hở nguồn điện. 2. Kĩ - Rèn kĩ mắc mạch điện theo hình vẽ,vẽ sơ đồ mạch điện . 3. Thái độ - Nghiêm túc thực hành. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nguồn điện, 1vôn kế, đèn, công tắc, dây nối 2. Học sinh: Một số loại pin III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra ( 5’) - CH: Nêu quy tắc dùng Am pe kế. - ĐA: SGK - Mục II- III 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (4’) học tập. - GV: đặt vấn đề SGK. *Hoạt động 2: Tìm hiểu hiệu điện (10’) I. Hiệu điện thế. Nguồn điện tạo hai cực - GV: thông báo: Giữa cực hiệu điện thế. nguồn điện có hiệu điện thế-> Nêu - Kí hiệu : U kí hiệu đơn vị đo. - Đơn vị : Vôn (V) 1mV = 0,001 V 1KV = 1000 V. C1: - HS: trả lời C1. - Pin tròn 1,5 V. - Ac quy xe máy 2V. - Giữa ổ lấy điện nhà 220 V *Hoạt động 3: Tìm hiểu vôn kế. (7’) II. Vôn kế - GV: giới thiệu công dụng vôn kế. Vôn kế dụng cụ để đo hiệu điện thế. - HS: hoạt động nhóm ( 3’) thảo luận C2: C2. 1, Ha,b ->Vôn kế dùng kim. + Tìm hiểu ĐCNN GHĐ vôn 2, Hc -> Vôn kế số. kế. 3, H25.2 a: GHĐ 300V ĐCNN 25V H25b: GHĐ 20V ĐCNN 2,5V. (8’) 4, Dấu (+) dấu (-) 64 *Hoạt động 4: Đo hiệu điện III. Đo hiệu cực cực nguồn điện mach hở. nguồn điện mạch hở: - GV: giới thiệu kí hiệu vôn kế –yêu cầu HS vẽ sơ đồ. - GV: giới thiệu công dụng vôn kế. + Hướng dẫn HS tiến hành đo hiệu điện hai đầu bóng đèn mạch kín hiệu điện mạch hở: 1. Vẽ sơ đồ mạch điện H. 25.3 1. 2. Kiểm tra GHĐ Vôn kế. 2. 3. Điều chỉnh kim vôn kế vạch chốt 3. (+) (-) 4. Ngắt K. Đọc ghi số V 4. 5. Thay pin1 = pin 2. 5. - HS: tiến hành theo hướng dẫn GV. Hoàn thành C3. C3: Số vôn ghi vỏ pin số - GV: thông báo cho HS số vôn ghi vôn kế. vỏ pin giá trị hiệu điện pin. *Hoạt động 5: Vận dụng. (5’) IV. Vận dụng - HS: làm tập. C4: a, 2500 mA; b, 6KV = 6000V c, 0,110 kV; d, 1,2 V C5 : - GV: Chữa bài. a. Vônkế. Kí hiệu V b. GHĐ: 45 V; ĐCNN: 1V c. Kim vị trí 1: giá trị 3V; Kim vị trí 2: Chỉ giá trị 42V C6: 2) GHĐ 5V -> a. 1,5 V 3) GHĐ 10 V -> b. V 1) GHĐ 20 V -> c. 12 V 4. Củng cố ( 3’) - Đọc “Có thể em chưa biết”. - Đơn vị đo hiệu điện gì? - Đo hiệu điện dùng dụng nào? 5. Hướng dẫn nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm tập:25.1 -> 25.3 (SBT). 65 Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 30 HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu hiệu điện hai đầu bóng đèn dòng điện chạy qua bóng đèn. - Hiểu HĐT hai đầu bóng đèn lớn dòng điện qua đèn có cường độ lớn. - Hiểu dụng cụ (thiết bị) điện họat động bình thường sử dụng với hiệu điện định mức có giá trị số vôn ghi dụng cụ đó. 2. Kĩ - Sử dụng Am pe kế để đo cường độ dòng điện vôn kế để đo hiệu điện hai đầu bóng đèn mạch kín. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức học vào thực tế. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đề kiểm tra 15 phút 2. Học sinh: Cho nhóm hs: Nguồn điện 6V vôn kế ,am pe kế, bóng đèn, dây dẫn. III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra (15’) 1.Đổi đơn vị cho giá trị sau: a, 330 kV = V b, 220V = .kV c, mA = .A d, 22A = mA. 2. Hãy lựa chọn vôn kế phù hợp để đo hiệu điện hai cực nguồn điện sau: a. Pin tròn 1,5 V. 1. Vôn kế GHĐ 0,5 V b. Pin vuông 4,5 V. 2.Vôn kế GHĐ 20V c. Ác quy 12V. 3.Vôn kế GHĐ 3V d. Pin mặt trời 400mV. 4.Vôn kế GHĐ 10V 3. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm pin, bóng đèn, khoá K, dây dẫn, Am pe kế đo cường độ dòng điện qua đèn, vôn kế để đo hiệu điện hai đầu đèn. Đáp án - biểu điểm: Câu 1: 4điểm (mỗi ý đ) Câu 3: ( đ) a. 330000 c. 0,005 b. 0,22 d. 22 000 V A Câu 2: đ (mỗi ý 0,5 đ) a-3; b- 4; c-2; d-1 •• + 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (2’) học tập. 66 - GV: giới thiệu tình SGK. *Họat động 2: Tìm hiểu HĐT (10’) I. Hiệu điện hai đầu bóng hai đầu bóng đèn. đèn: - GV: yêu cầu HS mắc mạch điện 1. Bóng đèn chưa mắc vào mạch hình 26.1 -> Trả lời C1: Hiệu điện điện. hai đầu bóng đèn? C1: Hiệu điện hai đầu bóng đèn chưa mắc vào mạch điện = 2. Bóng đèn mắc vào mạch điện. + Yêu cầu HS mắc mạch điện C2: hình 26.2 : Lưu ý chọn V,A có GHĐ phù hợp mắc vào hai cực C3: Hiệu điện hai đầu bóng nguồn điện. đèn dòng điện + Kẻ bảng vào -> Căn vào chạy qua bóng đèn. bảng trả lời C3,C4. - Hiệu điện hai đầu bóng đèn - GV: Gọi HS trả lời . GV nhận xét. cao dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ lớn. C4:Mắc bóng đèn vào U=2,5V để không bị hư hỏng. *Hoat động 3: Tìm hiểu ý nghĩa (10’) II. Sự tương tự hđt chênh hiệu điện định mức. lệch mức nước - HS: quan sát H26.3 điền vào C5 C5: a, Khi có chênh lệch mức nước hai điểm A&B có nước chảy -GV: Gọi em trình bày. GV nhận từ A ->B. xét. b,Khi có HĐT hai đầu bóng đèn - GV: nhấn mạnh nguồn điện tạo có dòng điện chạy qua bóng đèn. hiệu điện phải có chênh lệch c, Máy bơm nước tạo chênh lệch điện thế. mức nước tương tự nguồn điện tạo hiệu điện thế. *Hoạt động 4: Vận dụng (5’) II. Vận dụng - GV: gọi em chữa . C6: C đúng. C7: A: Giữa hai điểm Avà B C8: Vôn kế C. 4. Củng cố (3’) - Đọc “Có thể em chưa biết”. - Nhắc lại kết luận SGK. - Giá trị định mức dụng cụ. 5. Hướng dẫn nhà (1’) - Học thuộc ghi nhớ SGK. - Làm tập: 26.1 ->26.4 (SBT) 67 Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 31 THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn. - Thực hành đo phát quy luật hiệu điện cường độ dòng điện đoạn mạch mắc nối tiếp hai bóng đèn. 2. Kĩ - Sử dụng dụng cụ đo điện. 3. Thái độ - Hứng thú học tập môn, có ý thức thu thập thông tin đời sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn, ampe kế, vôn kế, khóa K. 2. Học sinh: Chuẩn bị báo cáo theo mẫu. III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra ( 4’) Mẫu báo cáo HS. 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (5’) học tập. - GV: giới thiệu đoạn mạch nối tiếp. *Hoạt động 2: Mắc nối tiếp hai bóng (10’) 1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn: đèn. C1: - HS: quan sát H 27.1 Nhận biết bóng đèn mắc nối tiếp. - GV: Am pe kế công tắc mắc nào? - HS: Dựa theo SGK trả lời. - GV: phát dụng cụ cho nhóm. C2: - HS: vẽ sơ đồ mạch điện vào vở. *Hoạt động 3: Đo cường độ dòng (10’) 2. Đo cường độ dòng điện điện với đoạn mạch mắc nối tiếp. đoạn mạch nối tiếp. - GV: hướng dẫn: + Mắc công tắc vị trí 1-> đo lần .Tính I trung bình ghi kết vào báo cáo. Nhận xét: Trong đoạn mạch mắc nối + Tương tự mắc công tắc vị trí tiếp cường độ dòng điện 3-> đo I ghi kết vào báo cáo. vị trí khác mạch. => HS rút nhận xét. *Hoạt động 4: Đo hiệu điện đối (10’) 3. Đo hiệu điện đoạn với đoạn mạch mắc nối tiếp. mạch mắc nối tiếp: - GV: yêu cầu HS quan sát H. 27.2 68 - HS: cho biết vôn kế sơ đồ đo hiệu điện hai đầu đèn nào? - HS: vẽ sơ đồ H.27.2 + Tiến hành mắc mạch điện sơ đồ đo U1, U2, UMN . - GV: theo dõi hướng dẫn . -> HS rút nhận xét. - HS: Hoàn thành báo cáo . *Nhận xét : Đối với đoạn mạch gồm bóng đèn mắc nối tiếp HĐT đầu đoạn mạch tổng HĐT ghi đèn. 4. Củng cố (3’) -Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm hiệu điện cường độ dòng điện đoạn mạch nối tiếp. - Thu báo cáo thí nghiệm. 5. Hướng dẫn nhà (2’) - Làm tập: 27.3 -> 27.4 (SBT) - Chuẩn bị mẫu báo cáo tiết 32. 69 Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 32 THỰC HÀNH ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG I.Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết mắc song song hai bóng đèn. - Thực hành đo phát quy luật hiệu điện cường độ dòng điện mạch mắc song song hai bóng đèn. 2. Kĩ - Mắc mạch điện sử dụng dụng cụ đo điện. 3. Thái độ - Hứng thú học tập môn, có ý thức thu thập thông tin thực tế đời sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Nhắc HS chuẩn bị báo cáo theo mẫu. 2. Học sinh: Cho nhóm HS: Nguồn điện pin 1,5V, Dây dẫn, khoá K, công tắc, Vôn kế, Am pe kế III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức (1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra ( 4’) Trả báo cáo trước . Nhận xét đánh giá chung. 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (5’) học tập - GV: đặt vấn đề đoạn mạch mắc song song. - HS: nhận biết loại đoạn mạch này. *Hoạt động 2: Tìm hiểu mắc (10’) 1. Mắc song song hai bóng đèn: mạch điện song song với hai C1: Hai điểm M,N hai điểm nối chung bóng đèn. bóng đèn. - HS: quan sát mạch điện H28.1 + Các mạch rẽ:M12N & M34N + Hai đầu bóng đèn có đặc + Mạch gồm đoạn nối điểm M với điểm gì? cực (+) đoạn nối điểm N qua công tắc + Đâu mạch rẽ? Đâu mạch tới cực (-) nguồn điện. chính? C2: - HS: vẽ sơ đồ mạch điện vào vở. + Yêu cầu HS nhận dụng cụ chia nhóm thực hành. + Tiến hành theo hướng dẫn SGK. Khi tháo bớt hai đèn mắc song - HS: nhận xét độ sáng hai song, bóng đèn lại sáng mạnh (so bóng đèn mắc song song trước với đèn sáng). đó. Sau tháo bỏ bóng đèn nhận xét độ sáng bóng đèn 70 lại. *Hoạt động 3: Đo hiệu điện (10’) 2. Đo hiệu điện đoạn mạch đạon mạch mắc song mắc song song: song. C3: Vôn kế mắc song song với - GV: yêu cầu HS mắc vôn kế vào đèn đèn 2. điểm 1,2 vẽ sơ đồ mạch điện vào báo cáo. *Nhận xét: Hiệu điện hai đầu - HS: làm thí nghiệm hoàn đèn mắc song song thành nhận xét. hiệu điện hai điểm nối chung. *Hoạt động 4: đoạn mạch mắc (10’) song song. - GV: yêu cầu HS mắc A nối tiếp với đèn hình 28.2 + Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn GV. - HS: hoàn thành nhận xét. 4. Củng cố (3’) - GV: hệ thống lại nội dung bài. - Hướng dẫn HS làm báo cáo. 5. Hướng dẫn nhà ( 2’) - Ôn tập nội dung học. - Làm tập : 28.2 -> 28.5 (SBT). 71 3. Đo cường độ dòng điện đoạn mạch mắc song song: *Nhận xét: Cường độ dòng điện mạch tổng cường độ dòng điện mạch rẽ. Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 33 AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết giới hạn nguy hiểm dòng điện thể người. - Biết sử dụng loại cầu chì để tránh tác hại tượng đoản mạch. 2. Kĩ - Biết thực số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn sử dụng điện. 3. Thái độ - Luôn có ý thức sử dụng điện an toàn. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bút thử điện 2. Học sinh: Bút thử điện III. Tiến trình dạy - học 1.Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A: / Vắng 2.Kiểm tra: ( 3’) - CH: Nêu tác dụng dòng điện? - ĐA: Tác dụng nhiệt, phát sáng, hoá học, từ , sinh lí. 3. Bài Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình (3’) học tập. - GV: Dòng điện có nhiều lợi ích đời sống khoa học kĩ thuật. Vậy sử dụng an toàn? Bài hôm tìm hiểu quy tắc an toàn điện. *Hoạt động 2: Tìm hiểu tác (11’) I. Dòng điện qua thể người dụng giới hạn nguy hiểm gây nguy hiểm dòng điện thể người. C1: Bóng đèn bút thử điện sáng - GV: cắm bút thử điện vào đưa đầu bút thử điện vào lỗ mắc với hai lỗ ổ lấy điện để HS quan sát dây“nóng” ổ lấy điện tay cầm đèn bút thử điện phải tiếp xúc với chỗ thay đầu sáng? kim loại bút thử điện. - GV: thông báo lỗ mắc với dây nóng ổ lấy điện. *Nhận xét: - GV: yêu cầu HS lắp mạch điện Dòng điện qua thể người hình vẽ 29.1 thực kiểm tra chạm vào mạch vị trí theo hướng dẫn SGK để hoàn thành thể. nhận xét. 2. Giới hạn nguy hiểm dòng - HS: đọc mục (SGK) điện qua thể người: + Nêu giới hạn nguy hiểm phân Dòng điện có U = 40 V trở lên đặt thể tích tác hại thể người. người làm cho tim ngừng đập. *Hoạt động 3: Tìm hiểu (11’) II. Hiện tượng đoản mạch tác dụng 72 tượng đoản mạch tác dụng cầu chì. - GV: mắc mạch điện làm tượng đoản mạch hướng dẫn SGK-> Hs quan sát ghi số Am pe kế. + Nêu tác hại tượng đoản mạch. - HS: Trả lời C3: Khi đoản mạch cầu chì có tác dụng gì? cầu chì: 1. Hiện tượng đoản mạch: C2: Khi bị đoản mạch, dòng điện mạch có cường độ lớn hơn. 2. Tác dụng cầu chì: C3: Khi bị mạch dây chì nóng đỏ chảy đứt ngắt mạch ( đèn tắt) -> Bóng đèn bảo vệ. C4: Dòng điện có cường độ vượt giá trị cầu chì đứt. *Hoạt động4: Tìm hiểu quy (11’) II. Các quy tắc an toàn sử dụng tắc an toàn điện. điện - HS: đọc phần III. Thảo luận 1. Chỉ làm t/n với hiệu điện với quy tắc an toàn điện-> Nêu quy nguồn điện có H ĐT < 40V. tắc an toàn sử dụng điện 2. Sử dụng dây dẫn có vỏ cách điện. - GV: nhận xét. 3. Không tự tiếp xúc với * GDBVMT: mạng điện dân dụng sử + Quá trình đóng mạch điện cao áp dụng . luân kèm theo tia lửa điện ,các 4. Khi có người bị điện giật phải ngắt tia làm nhiễu sang điện từ ảnh mạch điện tìm cách cấp cứu. hưởng đến liên lạc ,có thể gây phản ứng hoá học tạo khí độc + Biện pháp an toàn sử dụng điện là: Cần tránh bị điện giật cách tránh tiếp xúc trực tiếp với dòng điện có điện áp cao + Mỗi người cần tuân thủ quy tắc an toàn sử dụng điện 4. Củng cố (3’) - Các quy tắc an toàn sử dụng điện. - Giới hạn an toàn thể người . 5. Hướng dẫn nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm tập:29.1 -> 29.3 ( SBT). - Ôn tập Chương III. 73 Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 34 TỔNG KẾT CHƯƠNG III I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tự kiểm tra để củng cố nắm kiến thức chương điện học. 2. Kĩ - Vận dụng cách tổng hợp kiến thức học để giải vấn đề có liên quan. 3. Thái độ - Ôn tập nghiêm túc để nắm bắt kiến thức. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Phấn mầu 2. Học sinh: Ôn tập nội dung học. III. Tiến trình dạy - học 1. Ổn định tổ chức(1’) Lớp 7A: / Vắng 2. Kiểm tra ( kết hợp trình ôn tập) 3. Ôn tập Hoạt động thầy trò Tg Nội dung *Hoạt động 1: Tự kiểm tra (15’) I. Tự kiểm tra - GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần tự kiểm tra. - HS: trả lời. GV nhận xét. *Hoạt động 2: Bài tập vận dụng. (11’) II. Vận dụng - GV: yêu cầu cá nhân HS đọc trả C1: D. lời C1,C2, C3,C4,C5, C6, C7. C2: + Một em trả lời C1. a. (-). + C2: em lên bảng điền dấu. b. (-) ->GV nhận xét. a. (+) ->Gọi HS khác nhận xét. b. (+) C3: Mảnh ni lon nhiễm điện (-) -> nhiễm điện thêm e. Miếng len bớt e -> Nó nhiễm điện dương. - HS: chữa C4, C5, C6, C7. C4. C C5 .C C6: Dùng nguồn điện 6V phù hợp HĐT V ( để đèn sáng BT) - GV: ghi tóm tắt thêm chiều Khi mắc nối tiếp bóng đèn đó, hiệu dòng điện, chất dẫn điện, cách điện, điện tổng cộng 6V. đặc điểm cường độ dòng điện C7: IA2 = IA – IA1 = 0,23 A. hiệu điện đoạn mạch mắc song song, nối tiếp. *Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ. (10’) II. Trò chơi ô chữ - GV: treo bảng phụ. Hàng ngang: Chia lớp thành hai đội chơi. 1. Cực dương - Lần lượt đội chọn hàng ngang 2. An toàn điện 74 điền ô chữ. ->Hoàn thành ô chữ. - GV: biểu dương đội thắng. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Vật dẫn điện Phát sáng Lực đẩy Nhiệt Nguồn điện Vôn kế. Hàng dọc: dòng điện. 4. Củng cố (5’) - Tóm tắt kiến thức chương. 5. Hướng dẫn nhà (3’) - Ôn tập theo nội dung hệ thống. Ngày giảng: Lớp 7A:…/ /2015 Tiết 35 THI HỌC KỲ II (Thi theo Đề Phòng giáo dục) 75 [...]... chõm) *Hot ng 5: Vn dng (5) IV Vn dng - HS : c v tr li C7, C8 C7: C Mt cun dõy dn ang cú dũng - GV: Nhn xột- B sung v hon in chy qua thin C8: D Hỳt cỏc vn giy 4 Cng c (3) H thng li - Tỏc dng t - Tỏc dng hoỏ hc - Tỏc dng sinh lớ 5 Hng dn hc nh (2) - Hc thuc ghi nh SGK - Lm bi tp:23.1-23.4 (SBT) - ễn tp cỏc kin thc ó hc phn nhit hc Ngy ging: Lp 7A:./ /2015 Tit 26 ễN TP I Mc tiờu 1 Kin thc - T kim tra... xoay chiu nờn cc cu v s mch in dng v cc õm thay i luõn phiờn Khung xe 4 Cng c (3) - H thng li mt s kin thc c bn 5 Hng dn v nh (2) - ễn tp lớ thuyt- Bi tp - Gi sau kim tra mt tit 57 inamụ ~ Dõy ni Ngy ging: Lp 7A:./ /2015 Tit 27 KIM TRA I Mc tiờu 1 Kin thc - Nờu c s nhim in do c xỏt, hai loi in tớch , cỏc tỏc dng ca dũng in - Nhn bit c dũng in v ngun in, cht dn in v cỏch in - Nm c cỏc tỏc dng ca ngun... Vn dng (5) IV Vn dng - GV: HS c C3; C4; C5 C3: a 0, 175 A = 175 mA - HS: Suy ngh-tr li C3;C4;C5 b 0,38 A = 380 mA a 1250 mA =1,250 A b 280 mA = 0,280 A C4: 15 mA -> 2mA 0, 15 A -> 250mA 1,2 -> 2A C5: H.a 4 Cng c (3) - H thng li cỏc ni dung chớnh - c Cú th em cha bit 5 Hng dn v nh (2) - Hc thuc ghi nh SGK - Lm bi tp:24.1-> 24.6 (SBT) 63 Ngy ging: Lp 7A:./ /2015 Tit 29 HIU IN TH I Mc tiờu 1 Kin thc - Bit... nc tng t nh ngun in to ra hiu in th *Hot ng 4: Vn dng (5) II Vn dng - GV: gi mt em cha bi C6: C ỳng C7: A: Gia hai im Av B C8: Vụn k C 4 Cng c (3) - c Cú th em cha bit - Nhc li kt lun SGK - Giỏ tr nh mc ca mi dng c 5 Hng dn v nh (1) - Hc thuc ghi nh SGK - Lm bi tp: 26.1 ->26.4 (SBT) 67 Ngy ging: Lp 7A:./ /2015 Tit 31 THC HNH V KIM TRA THC HNH O HIU IN TH V CNG DềNG IN I VI ON MCH NI TIP I Mc tiờu... 2 u on mch bng tng HT ghi trờn ốn 4 Cng c (3) -Yờu cu HS nhc li c im v hiu in th v cng dũng in trong on mch ni tip - Thu bỏo cỏo thớ nghim 5 Hng dn v nh (2) - Lm bi tp: 27. 3 -> 27. 4 (SBT) - Chun b mu bỏo cỏo tit 32 69 Ngy ging: Lp 7A:./ /2015 Tit 32 THC HNH O HIU IN TH V CNG DềNG IN I VI ON MCH MC SONG SONG I.Mc tiờu 1 Kin thc - Bit mc song song hai búng ốn - Thc hnh o v phỏt hin c quy lut v hiu in... ( SBT) - ễn tp Chng III 73 Ngy ging: Lp 7A:./ /2015 Tit 34 TNG KT CHNG III I Mc tiờu 1 Kin thc - T kim tra cng c v nm chc cỏc kin thc c bn ca chng in hc 2 K nng - Vn dng mt cỏch tng hp cỏc kin thc ó hc gii quyt cỏc vn cú liờn quan 3 Thỏi - ễn tp nghiờm tỳc nm bt c kin thc II Chun b 1 Giỏo viờn: Phn mu 2 Hc sinh: ễn tp ni dung ó hc III Tin trỡnh dy - hc 1 n nh t chc(1) Lp 7A: / Vng 2... in, cht dn in, cỏch in, in th tng cng l 6V c im v cng dũng in v C7: IA2 = IA IA1 = 0,23 A hiu in th trong on mch mc song song, ni tip *Hot ng 3: Trũ chi ụ ch (10) II Trũ chi ụ ch - GV: treo bng ph Hng ngang: Chia lp thnh hai i chi 1 Cc dng - Ln lt cỏc i chn hng ngang 2 An ton in 74 in ụ ch ->Hon thnh ụ ch - GV: biu dng i thng 3 4 5 6 7 8 Vt dn in Phỏt sỏng Lc y Nhit Ngun in Vụn k Hng dc: dũng in 4... Nờu nhn xột khi ốn sỏng thỡ C7: ốn it phỏt quang sỏng khi bn dũng in i qua bn cc no ca kim loi nh hn bờn trong ốn c ni ốn? vi cc dng ca pin v bn kim loi to - HS: hon thnh kt lun ghi v c ni vi cc õm * GDBVMT: *Kt lun: mt chiu - S dng ốn i t trong thp sỏng lm gim t/d nhit ca dũng in ,nõng cao hiu sut dựng in *Hot ng 4: Vn dng - HS: tr li cõu hi C8, C9 vo v - GV: cha bi (7) III Vn dng C8: E khụng cú trng... khúa K 2 Hc sinh: Chun b bỏo cỏo theo mu III Tin trỡnh dy - hc 1 n nh t chc(1) Lp 7A: / Vng 2 Kim tra ( 4) Mu bỏo cỏo ca HS 3 Bi mi Hot ng ca thy v trũ Tg Ni dung *Hot ng 1: T chc tỡnh hung (5) hc tp - GV: gii thiu on mch ni tip *Hot ng 2: Mc ni tip hai búng (10) 1 Mc ni tip hai búng ốn: ốn C1: - HS: quan sỏt H 27. 1 Nhn bit 2 búng ốn mc ni tip - GV: Am pe k v cụng tc mc nh th no? - HS: Da theo... cỏc v trớ khỏc nhau ca mch => HS rỳt ra nhn xột *Hot ng 4: o hiu in th i (10) 3 o hiu in th i vi on vi on mch mc ni tip mch mc ni tip: - GV: yờu cu HS quan sỏt H 27. 2 68 - HS: cho bit vụn k trong s o hiu in th gia hai u ốn no? - HS: v s H. 27. 2 + Tin hnh mc mch in nh s o U1, U2, UMN - GV: theo dừi v hng dn -> HS rỳt ra nhn xột - HS: Hon thnh bỏo cỏo *Nhn xột : i vi on mch gm 2 búng ốn mc ni tip . chưa biết”. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK - Làm bài tập: 17. 1-> 17. 4 (SBT). 41 Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 20 HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết có. động nhóm trả lời C7,C8,C9. - GV: tổ chức thảo luận Gọi đại diện nhóm trình bày. Yêu cầu nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV: nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời. 7 (10’) 4’ (7 ) 4’ dẫn điện: đồng,. (2’) - Ôn tập lí thuyết- Bài tập. - Giờ sau kiểm tra một tiết. 57 ~ Dây nối Khung xe đinamô Ngày giảng: Lớp 7A:…./ /2015 Tiết 27 KIỂM TRA I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu đươc sự nhiễm điện do