• Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhìnvào chuỗi giá trị gồm các hoạt động chi tiết khác nhau.. Hình 2: Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière Khái niệm n
Trang 1Mục lục
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Với xu thế gắn kết toàn cầu, mỗi ngành kinh doanh cũng như mỗi doanhnghiệp đều cần phải biết đến giá trị mà doanh nghiệp tạo ra để cung cấp đến với kháchhàng Nhằm mục tiêu có thể cạnh tranh với đối thủ có sản phẩm thay thế, hỗ trợ trongdoanh nghiệp trong một khâu liên kết ngành đem lại lợi ích cuối cùng cho người tiêudùng cuối cùng Đồng thời thông qua đó doanh nghiệp có thể thu lại lợi nhuận từ việcbiết được mình gia tăng giá trị cho sản phẩm ở khâu nào Việc nghiên cứu chuẩn bịnhư vậy giúp doanh nghiệp chuẩn bị được nguồn lực tương thích tránh gây lãng phítăng chi phí hoạt động mà không thu được lợi nhuận cao Doanh nghiệp bắt đầu hoạtđộng kinh doanh của mình bằng cách sử dụng các nguồn lực đầu vào của mình từkhâu chuyển đổi giai đoạn đầu đến khi giao sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh đếnngười tiêu dùng Trong một chuỗi giá trị gia tăng được xây dựng bởi sự tham gia củanhiều công ty và nhiều quốc gia có chức năng khác nhau, một số cung cấp nguyên vậtliệu, một số sản xuất sản phẩm cuối cùng, và một số chuyển giao sản phẩm này đếnngười khách hàng Như vậy sự tạo ra giá trị của một sản phẩm có thể nằm trong mộtdoanh nghiệp đưa đến cho khách hàng, có thể nằm trong nhiều khâu của một ngànhtrong một quốc gia, cũng có thể nằm trong chuỗi khi việc gia trị sản phẩm ở nhiềuquốc gia khác rồi lại phân phối toàn cầu
Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu giá trị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra, đặt ra yêucầu phải nghiên cứu chuỗi giá trị mà doanh nghiệp tạo được, và khi tham gia vào thịtrường toàn cầu với nhiều lĩnh vực cung ứng sản phẩm dịch vụ đa dạng như hiện nay
Trang 31 Giới Thiệu Chuỗi Giá Trị
ra thành phẩm bánh đóng gói, thông qua hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệpđem sản phẩm đến với người tiêu dùng Tương tự như vậy thì đối với các công tynông nghiệp, một hệ thống kho lạnh bảo quản phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống(như rau, hoa, quả) sẽ có ảnh hưởng tốt đến chất lượng thành phẩm, vì vậy sẽ làm tănggiá trị sản phẩm
Theo nghĩa rộng:
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một tập hợp những hoạt động do nhiều ngườikhác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà chế biến,công ty, người bán sỉ, người bán lẻ ) để sản xuất ra một sản phẩm sau đó bán chongười tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (phương pháp tiếp cận toàn cầu) Nói cáchkhác, Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là bao gồm:
• Một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra;
Trang 4• Một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhómsản xuất,
doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể;
• Một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và côngnghệ thích hợp với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp cậnthị trường
Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét đến các hoạt động do một doanhnghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược xuôi cho đến khinguyên liệu thô được sản xuất và kết với với người tiêu dùng cuối cùng Ví dụ nhưtrường hợp ngành đồ gỗ nội thất Chuỗi giá trị này liên quan đến việc cung ứng đầuvào giống cây trồng, hóa chất, thiết bị và nước cho ngành lâm nghiệp Các súc gỗđốn được chuyển sang khu vực nhà máy cưa, nơi nhận các đầu vào sơ khai từngành máy móc Từ đó, gỗ xẻ được chuyển đến các nhà sản xuất đồ gỗ; tiếp đến cácnhà sản xuất này lại nhận đầu vào từ các ngành máy móc, keo và sơn, và cũng dựavào các kỹ năng thiết kế và quảng bá thương hiệu từ ngành dịch vụ Tùy thuộc vàothị trường phục vụ, đồ gỗ được chuyển sang các công đoạn trung gian khác nhau chođến khi tới tay khách hàng sau cùng; và sau khi sử dụng, họ lại chuyển đồ gỗ đi táichế
1.1.2 Các hướng tiếp cận của nghiên cứu chuỗi giá trị
1.1.2.1 Khung khái niệm của Porter(1985)
Luồng nghiên cứu liên quan đến công trình của Michael Porter vào năm 1985
trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and
Sustaining Superior Performance (Tạm dịch: Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì có
hiệu suất ở mức cao) Michael Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánhgiá xem một công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mốiquan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác (cách tiếpcận chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp) Trong đó, ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của mộtdoanh nghiệp được ông tóm tắt như sau: Một công ty có thể cung cấp cho khách hàng
Trang 5CGT của nhà cung cấpCGT của doanh nghiệp CGT của thị trường CGT của khách hàng
một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mìnhnhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) Hoặc, làm thế nào để một doanhnghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với giá cao hơn(chiến lược tạo sự khác biệt)
Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị đươc sử dụng như một khung kháiniệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế
và tiềm năng) của mình Đặc biệt, M Porter còn lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnhtranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể Một công ty cần đượcphân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một(hoặc nhiều hơn) ở các hoạt động đó M Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp,trực tiếp góp phần tăng thêm cho giá trị sản xuất hàng hoá (dịch vụ) và các hoạt động
hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm (Hình 1)
Hình 1: Khung phân tích CGT của Porter
Theo M.Porter, chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động, trong đó sản phẩm đi quatất cả các hoạt động của chuỗi một cách tuần tự và tại mỗi hoạt động, sản phẩm sẽ tíchlũy thêm một giá trị nào đó Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giátrị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng caolợi thế cạnh tranh của công ty Theo cách tiếp cận này, chỗi giá trị M.Porter gồm cácđặc điểm sau:
• Tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động củacông ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế cạnh tranhđược tìmthấy ở một ( hay nhiều hơn ) của các hoạt động này
• Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhìnvào chuỗi giá trị gồm các hoạt động chi tiết khác nhau
• Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản lý
và chiến lược quản trị
Trang 6Nhà cung ứng đầu vào Nhà sản xuất Nhà chế biến Nhà phân phối Nhà tiêu dùng
1.1.2.2 Tiếp cận “filière” (phân tích ngành hàng– Commodity Chain Analysis)
Một khái niệm khác tương tự với chuỗi giá trị trong một vài khía cạnh là khái
niệm “filière” (từ tiếng Pháp có nghĩa là chuỗi, mạch) gồm các trường phái tư duy và
truyền thống nghiên cứu khác nhau Khởi đầu phương pháp này được dùng để phântích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địaPháp Phân tích chủ yếu là công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hoạt động sảnxuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su, bông, cà phê và dừa) được tổ chức tại các nướcđang phát triển Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến các hệthống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuấtkhẩu và khâu tiêu dung cuối cùng
Do đó, khái niệm chuỗi (filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệmthực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác địnhnhững người tham gia vào các hoạt động Tính hợp lý của chuỗi cũng tương tự nhưkhái niệm rộng về CGT (đã trình bày ở trên) Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tậptrung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật được tóm tắt trong sơ
đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi thông qua nhữngngười tham gia chuỗi (hình 2)
Hình 2: Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière
Khái niệm này được sử dụng để mô tả dòng đầu vào vật chất và dịch vụtrong quá trình sản xuất ra một sản phẩm sau cùng (hàng hóa hay dịch vụ) và thựcchất không khác gì dòng giá trị của Porter trên phương diện liên quan đến các mốiquan hệ kỹ thuật định lượng và có các đặc điểm chính là:
• Tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vậtchất trong chuỗi
• Sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất
• Sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm
Trang 7• Phân tích trên quy mô ngành hay quốc gia
Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối phân tíchchính Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu
là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngànhhàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương và quốc tế
và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự đóng góp của
nó vào GDP Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược, đánh giá sự ảnhhưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả của từng tác nhân thamgia ngành hàng, xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể
1.1.2.3 Tiếp cận toàn cầu
“Chuỗi giá trị toàn cầu” bắt nguồn từ khái niệm “Value chain – chuỗi giá trị”của Michael Porter là một tập hợp các hoạt động để đưa một sản phẩm từ khái niệmđến khi đưa vào sử dụng và cả sau đó Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động như thiết
kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau khi bán cho người tiêudùng cuối cùng Chuỗi giá trị này có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vựcđịa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu
Dựa trên quan điểm này của Michael Porter, năm 2002 hai nhà khoa học Mỹ làRaphael Kaplinsky và Mike Morris đã đưa ra khái niệm: “Chuỗi giá trị toàn cầu làmột dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hóa, trong đó cónhiều nước tham gia, chủ yếu là các doanh nghiệp tham gia vào các công đoạn khácnhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng” (Sổ taynghiên cứu chuỗi giá trị Raphael Kaplinsky và Mike Morris) Thực tế, chuỗi giá trịtoàn cầu chỉ là một cách tiếp cận mới, toàn diện hơn về phân công lao động quốc tế,nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp nào có tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩmxuất khẩu đều có thể coi là đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Vì vậy chuỗi giá trịtoàn cầu đã xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới
1.2 Tại sao cần đến nghiên cứu chuỗi giá trị
Phương pháp tiếp cận CGT có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển bền vữngsản phẩm hoặc ngành hàng bởi vì:
Trang 8• Phân tích chuỗi giá trị được xem như là công cụ đắc lực giúp cho những nhàquản trị, người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu là nhữnghoạt động chính của một tổ chức, một ngành hàng, và xác định xem mỗi hoạt động đãgóp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của tổ chức, của ngànhhàng như thế nào.
• Phân tích chuỗi giá trị là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trịkiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi Làmột công cụ có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc người phân tích phải xem xét
cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi, nhằm chỉ rađược năng lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng… có thể bị ảnh hưởng dotính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong chuỗi giá trị
• Giúp cho nhà quản trị đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, củangành hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi
để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp
• Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định phân phối lợiích – chi phí của những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tácgiữa các khâu trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ranhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh
• Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có nhữnggiải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô
• Giúp cho quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (chi phí sản xuất thấp) từ đầu vàođến đầu ra và quản lý chất lượng tốt (từ đầu ra trở về đầu vào) nhằm nâng cao giá trịgia tăng của ngành hàng (giá thành cạnh tranh, chất lượng tốt)
• Giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi có nhận thức, năng động và tráchnhiệm đến sản phẩm cuối cùng
• Giúp cho việc nâng cấp chuỗi giá trị kịp thời, hiệu quả từ việc nâng cao tráchnhiệm từng tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi
Trang 9Phần 2 Mô hình nghiên cứu chuỗi giá trị của Michael Poter.
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ lưỡng môitrường bên trong của doanh nghiệp nhằm xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu củadoanh nghiệp mình, từ đó doanh nghiệp cần có biện pháp để cải tổ, thay đổi nhữngyếu tố tác động xấu đến doanh nghiệp, phát huy những điểm mạnh để đạt được ưu thếcạnh tranh tối đa
Việc phân tích môi trường bên trong để xác định những điểm mạnh, điểmyếu gắn với quá trình phân tích dây chuyền chuỗi giá trị của doanh nghiệp Do vậy màdoanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên lợi thế cạnhtranh thường dễ bị mất dần do những hành động bắt chước của đối thủ Do đó cầnsớm nhận thức được tác động của các nhân tố bên ngoài cũng như phân tích và tậndụng hiệu quả nguồn nhân lực của công ty và khai thác tốt chúng thì doanh nghiệp sẽtạo ra được lợi thế cạnh tranh bền vững
2.1 Chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Theo Michael Porter, Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt độngchuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra Khách hàng sẽ nhìn nhận và đánh giá giátrị các sản phẩm (đầu ra) của doanh nghiệp theo quan điểm của họ Khách hàng sẽ sẵnsàng trả mức cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu như họ đánh giácao và ngược lại, nếu họ đánh giá thấp họ sẽ trả mức giá thấp Do đó hoạt động củadoanh nghiệp là các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị sản phẩm
2.2 Mô tả chuỗi giá trị doanh nghiệp
Để hiểu rõ hơn về các hoạt động của doanh nghiệp nhằm phát triển lợi thế cạnhtranh và tạo ra giá trị gia tăng Một công cụ hữu ích để phân cách doanh nghiệp trong
một chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng được gọi là: value chain.
Theo M Porter, chuỗi giá trị (Value chain) là một mô hình thể hiện một chuỗicác các hoạt động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận
từ các hoạt động này Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhauhoặc theo thứ tự song song Mô hình này phù hợp ở cấp độ đơn vị kinh doanh(business unit) của một ngành cụ thể
Trang 10Lợi n
huận
Hình 3: Chuỗi giá trị doanh nghiệp
Chuỗi giá trị bao gồm 3 thành phần:
2.2.1 Hoạt động chính
Bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của doanh nghiệp Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong mọi doanh nghiệp, các hoạt động chính có
thể chia làm năm loại tổng quát như hoạt động đầu vào, chế tạo (sản xuất), hoạt động
đầu ra, tiếp thị và bán hàng và dịch vụ hậu mãi Mỗi loại lại được chia thành nhiều
hoạt động riêng rẽ, tùy thuộc vào từng ngành và chiến lược riêng của doanh nghiệp:
Trang 11Hoạt động đầu vào (Inbound Logistics): Các hoạt động liên quan đến tiếp
nhận hàng tồn kho, phân phối các đầu vào của sản phẩm chẳng hạn như quản lýnguyên vật liệu, lưu kho và quản lý tồn kho, kiểm soát chi phí đầu vào
Hoạt động sản xuất (Operations): Bao gồm tất cả các hoạt động nhằm
chuyển các yếu tố đầu vào thành sản phẩm cuối cùng như triển khai sản xuất, quản lýchất lượng, vận hành và bảo trì thiết bị
Hoạt động đầu ra (Outbound Logistics): Bao gồm các hoạt động nhằm đưa
sản phẩm đến các khách hàng của công ty: bảo quản, quản lý hàng hóa, phân phối, xửlý các đơn hàng
Bán hàng và tiếp thị (Marketing & sales): Các hoạt động liên quan đến việc
cung cấp phương tiện để khách hàng mua sản phẩm ví dụ như quảng cáo, khuyến mãi,bán hàng, báo giá, lựa chọn kênh phân phối, quan hệ với các kênh phân phối và làmgiá Đây là hoạt động có vai trò quan trọng, nếu thực hiện kém sẽ làm cho ba hoạtđộng trên kém theo
Dịch vụ hậu mãi (Service): Đây cũng là hoạt động quan trọng, ngày càng được
các nhà quản trị quan tâm Nó bao gồm các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch
vụ nhằm tăng cường hoặc duy trì giá trị của sản phẩm như lắp đặt, sửa chữa, huấnluyện khách hàng, cung cấp phụ tùng, điều chỉnh sản phẩm, giải quyết các thắc mắc
và khiếu nại của khách hàng
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Bao gồm nhiều hoạt động như quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính kếtoán, pháp lý, tương tác với cơ quan nhà nước, quản trị chất lượng, hệ thống thông tin
và quản lý chung Đóng vai trò hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động trong dây chuyền giá
Trang 12trị kể cả các hoạt động chính cũng như các hoạt động hỗ trợ khác
Quản lý nguồn nhân lực:
Bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến tuyển dụng, thuê lao động, huấn luyện,phát triển và vấn đề thu nhập của tất cả các loại nhân sự Quản lý nguồn nhân lực hỗtrợ các hoạt động chính cũng như các hoạt động hỗ trợ khác Quản lý nguồn nhân lựcgiúp nhà quản trị xác định khả năng hiện tại, xem xét và đánh giá tay nghề, trình độchuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và kết quả đạt được của từng nhân viên, từ đóhoạch định các kế hoạch đào tạo, huấn luyện … để nâng cao chất lượng
Phát triển công nghệ
Công nghệ được triển khai rộng khắp trong nhiều doanh nghiệp Công nghệgắn liền với tất cả các hoạt động tạo giá trị trong một doanh nghiệp Nó gắn liền vớiviệc đổi mới và đầu tư công nghệ- kỹ thuật, khai thác và sử dụng thiết bị mới, khảnăng cạnh tranh công nghệ Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động có thể tậphợp lại trên diện rộng thành những nổ lực để cái tiến sản phẩm và quy trình Phát triểncông nghệ có khuynh hướng kết hợp với bộ phận kỹ sư hoặc nhóm phát triển Pháttriển công nghệ có thể hỗ trợ bất cứ loại công nghệ nào hiện diện trong các hoạt độnggiá trị, ví dụ như phát triển công nghệ viễn thong cho hệ thống đặt hàng, tự động hóavăn phòng cho bộ phận kế toán…
Mua hàng
Đây là hoạt động thu mua các yếu tố đầu vào được sử dụng trong dây chuyềngiá trị của doanh nghiệp Công tác thu mua đầu vào bao gồm nguyên liệu thô, cácnguồn cung ứng và những sản phẩm để tiêu thụ khác cũng như các tài sản: máy móc,thiết bị thí nghiệm, thiết bị văn phòng, nhà xưởng… Các hoạt động thu mua nàythường liên kết với các hoạt động chính nhưng chúng cũng xuất hiện trong mọi hoạtđộng của chuỗi giá trị kể cả hoạt động hỗ trợ Ví dụ như các nguồn cung ứng cho việcthí nghiệm và dịch vụ thử nghiệm độc lập là đầu vào của phát triển công nghệ Cáchoạt động mua sắm được hoàn thiện sẽ dẫn tới yếu tố đầu vào có chất lượng tốt hơnvới mức chi phí thấp