1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỒNG đầu tư THEO mô HÌNH đối tác CÔNG tư PPP

12 418 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 29,16 KB

Nội dung

là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014 Chủ thể Tất cả các nhà đầu tư đ

Trang 1

HOẠT ĐỒNG ĐẦU TƯ THEO MÔ HÌNH ĐỐI TÁC CÔNG TƯ - PPP

1 Đặc điểm của mô hình PPP

- 1 Có sự tham gia của nhà nước: Nhà nước là một bên, một đối tác của hợp đồng, thực hiện cam kết, chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư, kiểm soát về chất lượng và hiệu quả đầu tư

- 2 Thường là một cam kết hợp tác lâu dài trong đó quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên phân bổ tương ứng với phần tham gia của mỗi bên

- 3.Tạo ra cơ chế năng động trong việc phân công hợp lý giữa các bên trong hợp đồng dự án PPP (khu vực công và khu vực tư): bên nào có khả năng làm tốt hơn một công việc cụ thể sẽ được phân công thực hiện phần việc đó, đồng thời được hưởng các quyền lợi từ phần việc đó

- 4 Đảm bảo quyền và nghĩa vụ hài hòa giữa các bên: nhà nước và các nhà đầu tư cùng ký một hợp đồng để phân chia lợi ích, rủi ro cũng như trách nhiệm của mỗi bên trong việc xây dựng một cơ sở hạ tầng hay cung cấp một dịch vụ công nào đó

- 5 Việc đầu tư theo mô hình PPP vừa tháo gỡ khó khăn cho ngân sách nhà nước về nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hạn chế được các khoản vay nước ngoài, không làm tăng nợ công Khi thực hiện dự án PPP, nguồn lực về tài chính sẽ không chỉ phụ thuộc vào mỗi nhà nước mà sẽ được san sẻ cho cả đối tác tư nhân Như vậy, nguồn lực đầu tư sẽ được tăng cường hơn trong trường hợp ngân sách Nhà nước còn hạn chế Đồng thời Chính phủ sẽ tránh được những khoản nợ, giữ mức nợ công trong giới hạn an toàn, không làm tăng thâm hụt ngân sách

- 6.Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu, quản lý: khi thực hiện hợp đồng PPP, Nhà nước nắm quyền sở hữu đối với công trình, dự án được đầu tư

Hợp đồng PPP với hợp đồng BCC có những điểm j giống, khác?

2 So sánh hợp đồng PPP với hợp đồng BCC

a Giống nhau:

Trang 2

- Đều được ghi nhận là hình thức đầu tư Các dự án được triển khai dựa trên nguồn vốn của nhà đầu tư

b Khác nhau:

Trang 3

Tiêu chí Hợp đồng BCC Hợp đồng PPP

Khái niệm là hợp đồng được ký

giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế

là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014

Chủ thể Tất cả các nhà đầu tư

đều có quyền tham gia

ký kết hợp đồng

Không có sự tham gia của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền

Một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, một bên là nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án

Lĩnh vực

đầu tư

Có quyền được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực

mà pháp luật không cấm

Các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công CP quy định chi tiết các lĩnh vực được phép đầu tư theo mô hình PPP này

Mục đích

của các bên

khi tham

gia hợp

đồng

Tìm kiếm lợi nhuận và chia sẻ rủi ro -Nhà nước: tìm kiếm nguồn vốn nhằm sansẻ gánh nặng tài chính trong việc phát triển

cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

-Nhà đầu tư: tìm kiếm lợi nhuận và các quyền lợi ưu đãi từ phía Nhà nước

Phương

thức thực

hiện và

chấm dứt

hợp đông

- Không thành lập tổ chức kinh tế mới

-Các bên tự nguyện thực hiện theo các thỏa thuận mà các bên đã

- Phải thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án

-Nhà đầu tư chỉ có quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định sau đó phải chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước

Trang 4

ký kết trong khuôn khổ cho phép của pháp luật

Nội dung

của hợp

đồng

Các thỏa thuận thể hiện tính hợp tác kinh doanh như thỏa thuận

về tỷ lệ góp vốn, phân chia lợi nhuận và rủi ro…

Bao gồm các thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước

Thời hạn

thực hiện

hợp đồng

Thường là hợp đồng ngắn hạn, tùy theo thỏa thuận của các bên trong quan hệ đầu tư

Đa số là thời gian dài vì sau khi hoàn thành nhà đầu tư còn được vận hành trong một thời hạn nhất định rồi mới chuyển giao cho Nhà nước

Phương

thức thực

hiện hợp

đồng

Không thành lập tổ chức kinh tế mới Phải thành lập doanh nghiệp dự án để thựchiện dự án

I Nội dung

1 Trình tự thực hiện dự án

Bước 1 Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố dự án

Bước 2 Lập, thẩm đinh, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Bước 3 Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán và ký kết thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án

Bước 4 Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án

Bước 5 Triển khai thực hiện dự án

Bước 6 Quyết toán và chuyển giao công trình

Trang 5

Tùy theo tính chất và quy mô của từng dự án mà có thể lược bỏ các bước nhất định (trường hợp đối với Dự án nhóm C thì không phải thực hiện Bước 2, Bước 4; Và câu hỏi sẽ đc dặt ra dự án nhóm C là những dự án ntn mà nó……

bởi dựa trên việc phân loại dự án đầu tư được quy định cụ thể tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì các dự án nhóm C là các dự án Quy mô nhỏ; Thuận lợi cho việc phát triển xã hội, phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là với các dự án nông nghiệp, phát triển nông thôn,… )

a Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố dự án:

Điều kiện lựa chọn dự án: dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác

công tư phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư do pháp luật Đầu tư Việt Nam quy định;

- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;

- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;

- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và các dự án là công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

(Khoản 1, điều 15 NĐ15/2015 NĐ/CP)

- Còn Đối với các dự án chưa có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì phải được

Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ sung theo thẩm quyền hoặc

trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Khoản 2, điều 15 NĐ15/2015 NĐ/CP)

Trang 6

NOTE: Nếu có nhiều dự án đáp ứng được tất cả các điều kiện trên thì dự án nào

có khả năng thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh thì được ưu tiên lựa chọn

Một điểm mới: Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, nhà đầu tư được quyền lập đề xuất

dự án, tuy nhiên nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước thì phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án (khoản 2, điều 20 ndd15)

??? Vì sao các doanh nghiệp Nhà nước phải liên danh với các doanh nghiệp khác để đề xuất dự án?

 Theo quan điểm của nhóm :Vì nếu như chỉ có doanh nghiệp nhà nước đứng ra

đề xuất dự án thì bản chất của hình thức này là hợp tác theo mô hình “công-công” chứ không phải là mô hình công – tư như theo định hướng của mô hình PPP, hơn nữa nếu doanh nghiệp nhà nước đề xuất dự án, sau khi được phê duyệt, vay vốn ngân hàng nhà nước do chính Nhà nước bảo lãnh đến lúc gặp khó khăn không vượt qua được thì trả lại cho Nhà nước, lúc này không những

dự án đầu tư không thể thực hiện được mà nhà nước còn phải gánh thêm một khoản nợ chứ không phải là được san sẻ bớt gánh nặng tài chính theo kỳ vọng của mình

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh

tổ chức thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án nhóm A, B, C

Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư của nhà nước, căn cứ mức vốn và nguồn vốn

dự kiến sử dụng, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng trước khi phê duyệt đề xuất dự án (điều 17 ND15/2015)

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đề xuất dự án được phê duyệt, Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh công bố dự án, danh mục dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu (theo Điều 18 khoản 1 Nghị định 15/2015/NĐ-CP)

Trang 7

Trong trường hợp đề xuất dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ,

bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện các

dự án cần bảo mật, nhà đầu tư có thể thỏa thuận với Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh về nội dung công bố (Khoản 2, điều 23, nđ 15)

b Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi:

- Dự án nhóm C không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng phải có thiết kế cơ sở và phương án tài chính trong đề xuất dự án làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án (k3, đ.25, nd 15)

Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh và nhà đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu khả thi đối với các dự án do mình lập đề xuất

Note: Việc giao cho nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản (đ.24, nđ.15)

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, Hội đồng thẩm định nhà nước tự mình thẩm định hoặc thuê cơ quan thẩm định tư vấn thẩm định một phần hoặc toàn bộ nội dung thẩm định của các dự án quan trọng quốc gia, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Trong thời hạn 40 ngày đối với dự án nhóm A và 30 ngày đối với dự án nhóm B

kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thẩm định, các đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP

tổ chức thẩm định hoặc thuê cơ quan thẩm định tư vấn thẩm định 1 phần hoặc toàn

bộ nội dung thẩm định đó trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt báo cáo NC khả thi, trừ dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo (Đ.27, NĐ.15)

NX: Việc yêu cầu dự án phải được nghiên cứu kĩ càng và chuẩn bị bài bản trước khi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án là một trong những điểm mới nổi bật của nghị định 15 Thời gian qua cách làm “nhanh trước, chậm sau” vẫn diễn ra rất phổ biến, gây ra tình trạng việc xác định dự án và nhà đầu tư rất nhanh trong khi giai

Trang 8

đoạn triển khai lại gặp nhiều khó khăn, việc nghiên cứu và chuẩn bị chi tiết kĩ lưỡng sẽ khắc phục được tình trạng trên

c Lựa chọn nhà đầu tư và ký kết thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án:

Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo hình thức đấu thấu rộng rãi hoặc chỉ định thầu Để khuyến khích việc các nhà đầu tư chủ động trong việc tìm kiếm các dự án mới cần thiết cho việc phát triển KT-CT-XH pháp luật Đầu tư có quy định về việc ưu đãi cho các nhà đầu tư có đề xuất dự án (đối với dự án thuộc nhóm

C ) hoặc các nhà đầu tư có báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (Điều 29 nđ)

Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán hợp đồng dự án và tiến hành ký kết thỏa thuận đầu tư nhằm xác nhận về

dự thảo hợp đồng dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư sẽ ký kết hợp đồng dự án sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (k1, đ 31

nđ 15)

Đối với các dự án thuộc nhóm C, sau khi đàm phán về hợp đồng dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trực tiếp ký kết hợp đồng dự án (k2 điều 31

nđ, 15) Bởi các dự án thuộc nhóm C không cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (k3, d39, nđ)

Tại Điều 40 Luật Đầu tư 2014 có quy định cụ thể về các nội dung bắt buộc phải

có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đủ điều kiện, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải có các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;

Trang 9

- Tên dự án;

- Mục tiêu, quy mô, yêu cầu và điều kiện thực hiện dự án (nếu có);

- Địa điểm thực hiện dự án và diện tích đất sử dụng;

- Tổng vốn đầu tư của dự án; cơ cấu nguồn vốn;

- Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án;

- Giá trị, tỷ lệ, tiến độ và điều kiện giải ngân nguồn vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Các ưu đãi đầu tư (nếu có);

Đối với dự án BT, ngoài những nội dung nêu trên thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần phải quy định thêm về điều kiện thực hiện Dự án khác (k2, đ.41 nđ) Sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư tiến hành ký kết hợp đồng dự án, nhà đầu tư tiến hành thành lập doanh nghiệp dự án Việc xây dựng nội dung của hợp đồng dự án tùy thuộc vào mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án mà hai bên tự thỏa thuận toàn

bộ hoặc một số nội dung cơ bản sau:

- Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án;

- Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp;

- Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;

Tại Chương II Nghị định 15/2015/NĐ-CP đã có những quy định rõ ràng và cụ thể về nguồn vốn thực hiện dự án, theo đó nguồn vốn thực hiện dự án bao gồm nguồn vốn từ nhà đầu tư và vốn đầu tư của Nhà nước

Vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài

Nguồn vốn từ nhà đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động, trong đó phần vốn chủ sở hữu phải thỏa mãn điều kiện về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư

Note: vốn đầu tư của Nhà nước không được tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Trang 10

- Điều kiện, tỷ lệ và tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan;

- Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

- Thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán dự án;

- Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao công trình;

- Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;

- Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay, tổ chức được chỉ định; Trong trường hợp nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án không thực hiện được các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng dự án hoặc hợp đồng vay thì bên cho vay có quyền tiếp nhận hoặc chỉ định tổ chức đủ năng lực tiếp nhận một phần hoặc toàn

bộ nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (theo Điều 33 khoản 1 Nghị định 15/2015/NĐ-CP)

- Phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư; sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;

- Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);

- Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh chấp;

- Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;

- Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho bên cho vay hoặc cho nhà đầu tư khác nếu như việc chuyển nhượng đó không làm ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn, kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và đáp ứng được các điều kiện đầu tư, kinh doanh các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng dự án (theo Đ34 khoản 2 NĐ)

- Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết

Hợp đồng dự án được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam, tuy nhiên nếu một trong hay bên ký kết là nhà đầu tư nước ngoài hoặc các hợp đồng được Chính phủ bảo lãnh nghĩa vụ theo Điều 57 Nghị định 15/2015/NĐ-CP thì các bên ký kết có thể áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh hợp đồng, tuy nhiên, việc thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài này không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam (theo Điều 37 NĐ)

Ngày đăng: 10/09/2015, 09:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w