1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tổng hợp công ty dệt vải công nghiệp hà nội

33 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 273,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG 1 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty2 2 1.Thời điểm thành lập công ty2 2 2.Các giai đoạn phát triển của công ty2 2 II. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5 5 1. Đặc điểm về sản phẩm thị trường5 5 2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý 9 9 3.Đặc điểm về tổ chức sản xuất, công nghệ và máy móc thiết bị 12 12 4. Đặc điểm về lao động 17 17 5. Đặc điểm về nguyên vật liệu và cung ứng 19 19 6. Đặc điểm về tài chính 20 20 III. Thực trạng và phương hướng sản xuất hoạt động kinh doanh của công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội 21 21 1. Kết quả họat động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 21 21 2. Thực trạng công tác quản lý một số hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 22 22 3. Phương hướng phát triển công ty giai đoạn 2006201027 27 KẾT LUẬN 30 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 34

Trang 1

Giới thiệu chung

- Tên công ty : Công ty Dệt Vải công nghiệp Hà Nội

- Tên giao dịch quốc tế : Ha noi Industrial Cavas Textile Company

- Tên viết tắt : Haicatex

- Địa chỉ : 93 Lĩnh Nam - Mai Động - Hai Bà Trưng - Hà Nội

- Điện thoại : 04.8624621- 04.8624849

- Fax : 04.8622601

- Website : http;//www.haicatex.com

- Email : haicatex@hn.vnn.vn

- Đơn vị chủ quản : Tổng công ty Dệt May Việt Nam

- Loại hình doanh nghiệp :

- Lĩnh vực kinh doanh : Các sản phẩm dệt vải công nghiệp

- Chức năng nhiệm vô : Sản xuất kinh doanh các loại vải dùng cho côngnghiệp như vải mành, vải bạt, vải không dệt, phục vô cho nhu cầu trongnước và xuất khẩu Nhiệm vụ chính của công ty là cung cấp những sản phẩmcủa mình thường là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác như xemáy, ô tô, các công trình giao thông, thủy lợi Ngoài nhiệm vụ chính là sảnxuất công ty còn kinh doanh các loại vật tư cho nghành dệt may như nhậpbông, sợi từ nước ngoài về bán cho những đơn vị khác như : Công ty DệtNam Định, Dệt Vĩnh Phóc

Trang 2

i quá trình hình thành và phát triển của công ty

1. Thời điểm thành lập công ty

Công ty thành lập năm 1967, trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại củagiặc Mỹ đang diễn ra ác liệt ở nước ta Là một thành viên của Liên hiệp Dệt

Nam Định sơ tán lên Hà Nội mang tên Nhà máy Dệt chăn Nhà máy chọn địa

điểm xây dựng ở xã Vĩnh Tuy -Huyên Thanh Trì - Hà Nội Sản phẩm của Nhàmáy là chăn chiên, được sản xuất từ phế liệu bông, sợi rối của Dệt NamĐịnh Vì vậy, sau khi sơ tán lên Hà Nội nhà máy phải thu mua phế liệu củacác nhà máy khác tại đây như : Dệt 8/3, Dệt Kim Đông Xuân, để thay thế

và tiếp tục đảm bảo sản xuất Nhưng do quy trình công nghệ thủ công quá lạchậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, hơn nữa nguyên liệu để sản xuất tạp nham từnhiều nguồn và lại được cung cấp thất thường nên đã làm đội giá thành sảnphẩm lên quá cao, do vậy dẫn đến tình trạng Nhà nước phải bù lỗ liên miêntrong thời bao cấp

2. Các giai đoạn phát triển

Có thể chia ra 3 giai đoạn phát triển của công ty như sau :

2.1 Giai đoạn từ 1967 đến 1973 ( Giai đoạn tiền thân của công ty )

Sau khi được thành lập nhà máy gặp vô vàn những khó khăn trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh Sự thiếu thốn về dây chuyền sản xuất nóichung và công nghệ nói riêng đẩy nhà máy vào làm ăn thua lỗ trong suốt mộtthời gian dài và phải được Nhà Nước bù lỗ

Năm 1970 Nhà máy được lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ sợibông để cung cấp cho Nhà máy cao su Sao Vàng làm lốp xe đạp Dây chuyềnnày do nước bạn Trung Quốc giúp đỡ nước ta về máy móc thiết bị và côngnghệ Năm 1972 dây chuyền này đã đi vào sản xuất ổn định, giúp cho Nhàmáy từ chỗ thua lỗ liên tục đã có lợi nhuận và mang một hướng đi mới cho

Trang 3

hoạt động sản xuất kinh doanh cho Nhà máy trong tương lai Năm 1973, đểchuẩn bị lắp đặt dây chuyền vải bạt Nhà máy đã trả dây chuyền dệt chăn cho

Liên hiệp Dệt Nam Định và đổi tên thành Nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà Nội

Kể từ sau khi mang tên Nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà Nội sản phẩm chínhcủa Nhà máy là chăn chiên và vải mành Thị trường chủ yếu là miền Bắc vớimột số khách hàng quen thuộc như Cao su Sao Vàng, và các công ty thươngnghiệp ở miền Bắc

2.2 Giai đoạn từ năm 1974 đến 1988

Đây có thể coi là giai đoạn tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế tập chung baocấp Từ quy mô lúc đầu rất nhỏ, giá trị tổng sản lượng là 158507 đồng ( theogiá 1968 ), số vốn 475406 đồng ( theo giá năm 1968 ) và số cán bộ công nhânviên là 174 người Nhà máy vừa sản xuất vừa tiến hành xây dựng cơ bản : nhàxưởng, kho tàng, đường xá nội bộ, khu nhà quản lý, đầu tư máy móc thiết

bị, lao động, vất tư, tiền vốn, một cách tương đối hoàn chỉnh Đến năm

1988 tổng số vốn kinh doanh đạt trên 5 tỷ, giá trị tổng sản lượng đạt trên 10

tỷ ( theo thời giá 1986 ), sè cán bộ công nhân là 1079 người trong biên chếlúc cao nhất

Do cơ chế làm ăn bao cấp nên kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm củanhà máy ổn định, năm sau cao hơn năm trước Mục tiêu chính của giai đoạnnày là bằng mọi cách đạt được kế hoạch sản xuất được giao, cho nên nhiềukhi tốc độ tăng sản lượng không cân đối với tốc độ tăng trưởng Năm 1988nhà máy đạt đỉnh cao về tiêu thụ sản phẩm : 3.308 triệu m2 vải mành, 2,8triệu m2 vải bạt các loại

Nhìn chung, các phong trào thi đua, công tác đoàn thể đều nhằm mục tiêucho phục vụ sản xuất và thực hiện công tác do nhà máy đề ra

2.3 Giai đoạn từ năm 1989 đến nay

Trang 4

Đây là giai đoạn tăng trưởng theo cơ chế thị trường Cơ chế thị trường thời

mở cửa đã tạo cho các doanh nghiệp không Ýt cơ hội phát triển và cũng kèmtheo nó là những khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đứng vững trênthương trường đầy khốc liệt Nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng vàkhó tính toán hơn rất nhiều so với thời bao cấp trước kia, bên cạnh đó thịhiếu của khách hàng ngày càng đa dạng và yêu cầu ngày càng được nâng cao

Để thích thích ứng và theo kịp thị trường nhà máy đã luôn luôn tìm tòi, ápdụng khoa học kỹ thuật đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị máy móc và

đa dạng hóa củng loại, cũng như màu sắc, mẫu mã của các sản phẩm để kịpthời đáp ứng được những yêu cầu cuả thị trường Do mạnh dạn đầu tư trangthiết bị công nghệ mới nên sản phẩm của nhà máy có chất lượng ngày càngcao đáp ứng được những yêu cầu của những khách hàng khó tính

Bước sang những năm đầu của thập kỷ 90 các nước đông âu khủng hoảngchính trị dẫn đến sự xụp đổ hàng lọat của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là

sự tan rã của Liên Xô đã làm ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩmcủa nhà máy Đây là những năm nhà máy gặp rất nhiều khó khăn bế tắc trongviệc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm Mặt khác sự chuyển đổi cơ chế quản

lý kinh tế từ tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước đã đặt ra cho nhà máy những thử thách gay gắt Song chính trong nhữnglúc khó khăn đó toàn thể cán bộ công nhân viên của nhà máy đã đoàn kết mộtlòng, cùng nhau chung lưng đấu cật, nỗ lực phấn đấu đưa nhà máy thoát khỏikhó khăn và phát triển đi lên Vào thời điểm này lãnh đạo nhà máy đã đề rahàng lọat các giải pháp như tổ chức sắp xếp lại lao động, tinh giảm bộ máyquản lý, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí,

Ngày 23/8/1994 nhà máy được đổi tên thành công ty dệt vải công nghiệp

Hà Nội theo giấy phép số 100151 ngày 23/8/1994 của ủy ban kế họach Nhànước với chức năng hoạt động đa dạng hơn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thểcủa công ty và xu thế tất yếu của cơ chế thị trường hiện nay

Trang 5

Năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư trang bị một dây chuyền may, thiết bịđược nhập toàn bộ của Nhật, với 150 máy may công nghiệp Dây chuyềnmay đã đi vào họat động từ năm 1998 Trong việc thực hiện đa dạng hóa sảnphẩm, chuyên môn hóa sản xuất, công ty chủ động tìm kiếm đối tác liêndoanh liên kết để chế thử vải mành nylon 6 ( năm 1993) dùng để làm lốp xemáy, xe ô tô mà thị trường đang có nhu cầu tiêu thụ lớn

Ngày 15/10/2002 công ty đã đưa nhà máy sản xuất vải địa không dệt vớitổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng vào hoạt động Đây là bước đột phá mới vềcông nghệ trong ngành dệt, đáp ứng nhu cầu sử dụng loại vải này ngày cànggia tăng trong các ngành như : thủy lợi, giao thông, xây dựng, nhằm từngbước thay thế hàng ngoại nhập hiện nay trên thị trường

Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển công ty dệt vải công nghiệp Hà Nộitiền thân là nhà máy dệt vải công nghiệp luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ mànhà nước giao cho, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường và có tốc

độ tăng trưởng nhanh Công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩmbằng việc áp dụng thành công hệ thống ISO 9001-2000 do BVQi cấp chứngnhận Với chất lượng sản phẩm nh hiện nay sản phẩm của công ty đã từngbước thay thế hàng nhập khẩu và tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm ra nướcngoài Những cố gắng của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên của công tytrong suốt gần 40 năm qua đã được ghi nhận bằng hai huân chương lao độnghạng hai và hạng ba do Nhà nước trao tặng

Hiện nay công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp Nhà Nướcloại vừa thuộc khối công nghiệp TW trực thuộc tổng công ty dệt may ViệtNam

II CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠTĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1 Đặc điểm về sản phẩm và thị trường

Trang 6

1.1 Đặc điểm về sản phẩm của công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội

Hiện nay công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội có 4 loại sản phẩm chủ yếusau :

3500 tấn/năm và dự kiến sẽ nâng công suất lên 7000 tấn/năm Nguyên liệuchủ yếu là sợi nylon 6.6, 840D/I, 1260D/I, PA, được nhập từ Đài Loan,Nhật Bản, Hàn Quốc, Sau khi sản xuất ra, vải mành được cuộn thành từngcuộn với khổ 92cm đến 145cm và chiều dài tùy theo yêu cầu của khách hàng.Vải mành nhúng keo của công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000, Hiệnnay đây là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty

+ Đối với vải không dệt : Là mặt hàng mới của công ty, dây chuyền sản xuấtchính thức đi vào sản xuất tháng 10 năm 2002 Sản phẩm được sử dụng dùngcho các công trình giao thông, thủy lợi, làm lót giầy, làm thảm, Vải khôngdệt là mặt hàng hoàn toàn mới, lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam trêndây chuyền công nghệ thuộc loại hiện đại nhất hiện nay được chuyển giaocông nghệ từ phía nhà cung cấp là tập đoàn DILO - CCHLB Đức, là một tậpđoàn nổi tiếng của châu âu và thế giới trong lĩnh vực sản xuất vải không dệttheo công nghệ xuyên kim Nguyên liệu chính là xơ PES, PP được nhập 100%

Trang 7

từ nước ngoài ( Đức, Hàn Quốc, Đài Loan ) Trọng lượng vải từ 80g/m2 đến2000g/m2, khổ vải rộng 5m, chiều dài tùy theo khách hàng yêu cầu Dâychuyền sản xuất cũng đã được cấp chứng nhận ISO 9001:2000 với công xuất

2300 tấn/năm tương đương 10 triệu m2 vải /năm Vải địa kỹ thuật không dệtcùng với vải mành nhúng keo hiện là những sản phẩm chủ lực của công ty,chiếm 60% đến 70% doanh thu của công ty

+ Đối với vải bạt, vải dân dông : Đây là mặt hàng truyền thống lâu năm củacông ty Sản phẩm được dùng làm ống dẫn nước, giầy vải các loại, quần áo,găng tay bảo hộ, ba lô, Nguyên liệu là sợi nylon PE, cotton, mua trongnước Trọng lượng vải 700g/m2, khổ vải từ 90cm đến 150 cm, chiều dài tùytheo yêu cầu của khách hàng, dây chuyền có công suất 3 triệu m2/năm Sảnphẩm này hiện nay đang trên đà giảm sót, máy móc cũ kỹ, lạc hậu khóchuyển đổi sang sản xuất hàng dân dụng nên công ty đang tiến tới thu hẹp rồixóa bỏ hoàn toàn dây chuyền vải bạt Đây có thể nói là quyết định đúng đắncủa lãnh đạo công ty phù hợp với xu thế của thị trường

+ Đối với sản phẩm may : sản phẩm chủ yếu do khách hàng đặt với nhữngyêu cầu cụ thể về chất lượng, kích thước, màu sắc, kiểu dáng, còng nh thờigian giao hàng Công suất dây chuyền đạt 1 triệu sản phẩm/năm Nguyên liệu

là vải trong nước và nhập khẩu từ Đài Loan, Đức, Nhật Bản, HànQuốc, Sản phẩm may của công ty là quần áo bảo hộ lao động và hàng maygia công xuất khẩu

1.2 Đặc điểm về thị trường của công ty

Sản phẩm của công ty phần lớn là nguyên liệu đầu vào cho các nhàmáy công ty khác như : Vải mành làm lốp xe đạp, xe máy, ôtô ; vải khôngdệt sử dụng trong các công trình giao thông, thủy lợi, nội thất,

Sản phẩm của công ty có thị trường cả trong nước và nước ngoài Sản phẩmnước ngoài như sản phẩm may xuất khẩu sang thị trường EU ( Tiệp Khắc,

Trang 8

Anh, ), thị trường Mỹ Sản phẩm vải địa kỹ thuật với lợi thế là sản phẩmsản xuất trên dây chuyền công ngệ hiện đại, kỹ thuật cao nên khả năng cạnhtranh với các sản phẩm cùng loại về chất lượng là cao, song từ cuối năm

2003 và đầu năm 2004 thì công ty không còn giữ vị trí độc tôn trong sản xuấtvải địa kỹ thuật không dệt nữa nên công ty đã phải giảm giá liên tục để cạnhtranh với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh Ở trong nước hiệnnay các đại lý của công ty mở ở cả ba miền nên có thể trải rộng thị trường rakhắp cả nước nắm bắt kịp thời tình hình thị trường ở từng khu vực, bên cạnh

đó công ty cũng thường xuyên có kế hoạch cử các nhân viên thị trường đi tiếpthị ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam

Sản phẩm vải mành đã được công nhận đạt chứng chỉ ISO 9001:2000, làmột sản phẩm hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường, các kháchhàng của mặt hàng này thường là các khách hàng truyền thống như công tyCao Su Sao Vàng, công ty Cao su Miền nam, Hiện công ty đang tích cực

mở rộng thị trường vào miền Nam

Thị trường vải bạt của công ty đang dần bị thu hẹp do sù thay đổi của toànngành giầy, mà vải bạt của công ty chủ yếu dùng để sản xuất giầy vải Hiệnnay, giầy vải không còn được ưa chuộng bên cạnh những loại giầy như giầy

da Công ty đang tiến tới thu hẹp và xóa bỏ dây chuyền này vì dây chuyềnsản xuất của công ty quá lạc hậu không thể chuyển đổi sang mặt hàng vải dândụng khác được

Hiện công ty vẫn đang tiếp tục ngiên cứu các chủng loại vải mành để làmlốp ô tô ( 1890D/2 ), vải không dệt như HD 600, HD 1700

Các khách hàng chủ yếu của công ty thường là các đơn vị sản xuất, banquản lý dự án, các đơn vị thi công, sở giao thông vận tải,

+ Đối với vải mành lốp : Công ty cao su Sao Vàng, Cao su Miền nam, cao suDina, Cao su Đà Nẵng, Cao su Shifna,

Trang 9

+ Đối với vải không dệt : Công ty TNHH Hải Trần, các công ty thuộc tổngcông ty Vinaconex,

+ Đối với sản phẩm vải bạt các loại : Cộng ty giầy Thượng Đình, giầy ThụyKhuê, công ty giầy Thăng Long,

+ Đối với sản phẩm may : Các công ty trong nước nh công ty Cao su SaoVàng, tổng công ty lắp máy Việt Nam, công ty Honda, Lilama, và xuấtkhẩu sang các nước thuộc khối EU nh Đức, Anh, và thị trường Mỹ Nhưngnhững hợp đồng này thường là những đơn hàng nhỏ lẻ trị giá gia công thấp

2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý

2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Sơ đồ 1 : Bé máy tổ chức của công ty dệt Vải công nghiệp Hà Nội

Phßng SX KDXNK

Phßng TCH-KT

Phßng KTH-§T

Phßng TC-HC

Phßng BV-QS

Phßng DV-§S

XN

XN Mµnh

XN May

XN v¶i kh«ng dÖt

XN B¹t

Trang 10

Bé máy quản lý của công ty được tổ chức thành 2 cấp quản lý với môhình trực tuyến chức năng Đi kèm với mỗi cấp quản lý là các phòng ban chứcnăng tham mưu cho mỗi cấp, cụ thể như sau :

Cấp 1 : Cấp công ty bao gồm giám đốc công ty cùng 2 phó giám đốc giúpviệc cho giám đốc và các phòng ban chức năng Các phòng ban chức năngkiểm tra và đưa ra các thông tin của toàn công ty về lĩnh vực mà mình theodõi để báo cáo giám đốc Giám đốc trên cơ sở các thông tin đã thu thập đượchoắc trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ đưa ra các quyết định

Cấp 2 : Cấp xí nghiệp bao gồm các xí nghiệp bạt, xí nghiệp mành, xínghiệp vải không dệt, xí nghiệp may Các xí nghiệp này bao gồm 2 phòngchức năng là phòng quản lý - phòng kỹ thuật và các tổ sản xuất Mỗi tổ sảnxuất chịu sự điều hành quản lý của các tổ trưởng và chịu sự điều hành củagiám đốc xí nghiệp

+ Các bộ phận sản xuất của công ty

Trang 11

- Phân xưởng chuẩn bị : Có nhiệm vụ chuẩn bị nguyên liệu cho phânxưởng dệt

 Bộ phận phụ trợ

- Trạm điện : Cung cấp điện năng cho sản xuất và sửa chữa máy móc thiết

bị bị háng

- Xưởng cơ khí : Có nhiệm vụ sửa chữa các máy móc thiết bị khi có sự cố

và trong điều kiện cho phép chế tạo ra các phụ tùng thay thế cho máy mócthiết bị của công ty

+ Các bộ phận quản lý của công ty

Trong công ty tùy theo trách nhiệm quyền hạn, lĩnh vực cụ thể mà các thànhviên trong ban giám đốc, các phòng ban chức năng, cũng như các giám đốc xínghiệp có các chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng lại phối hợp chặt chẽvới nhau để đảm bảo cho sự vận hành của công ty được thông suốt

- Giám đốc công ty : Gồm 1 người, là người chịu trách nhiệm cao nhất vềmọi mặt sản xuất kinh doanh của công ty và là người lãnh đạo chung toàn bộcông ty Giám đốc công ty là người đề ra chính sách chất lượng và công tácquản lý chất lượng

- Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất ( KTH- SX ) gồm 1 người, là ngườithay thế giám đốc giải quyết mọi vấn đề của công ty khi giám đốc đi vắng.Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất là người chỉ đạo trực tiếp các công việc về

kỹ thuật, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, còng nh chất lượngcủa sản phẩm Đồng thời xem xét nhu cầu đào tạo nhân sự phụ trách phòngsản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kế toán và phòng kỹ thuật đầu

- Phó giám đốc phụ trách hành chính tổ chức ( HC-TC ) : Gồm 1 người, làngười chỉ đạo trực tiếp các công việc về tổ chức, hành chính, chăm lo đời

Trang 12

sống cán bộ công nhân viên và phụ trách các phòng là phòng tổ chức hànhchính, phòng bảo vệ và phòng dịch vụ đời sống

- Phòng kỹ thuật - đầu tư ( KTH-ĐT ) : Hướng dẫn, tổ chức và giám sátthực hiện các quy trình công nghệ, lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máymóc thiết bị toàn công ty Bên cạnh đó lập các dự án về đầu tư mở rộng vàđầu tư đổi mới công nghệ

- Phòng tài chính - kế toán ( TCH-KT ) :Theo dõi tình hình tài chính củacông ty, tình hình sản xuất, tiêu thô, giá thành sản phẩm từ đó tổng hợp sốliệu và phân tích tình hình tài chính cũng như lập báo cáo tài chính của công

ty

- Phòng tổ chức hành chính ( TC- HC ) : Chịu trách nhiệm về mặt tổ chứcnhân sù, tổ chức cán bé, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp bố trí nhân lực

và các chính sách về chế độ lao động - tiền lương và là bộ phận hành chínhvăn thư của công ty

- phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ( KDXNK ) : Quản lý quátrình kinh doanh và xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm củacông ty

- Phòng bảo vệ - quân sù ( BV-QS ) : Chịu trách nhiêm về công tác anninh, trật tù, bảo vệ tài sản của công ty và thực hiện các công tác dân quân tự

vệ, phòng cháy chữa cháy

- Phòng dịch vụ đời sống ( DV-ĐS ) : Chăm lo đời sống của toàn bộ côngnhân viên và các bữa ăn ca của công nhân viên

- Giám đốc xí nghiệp ( GĐXN ) : Gồm 4 người tương ứng với 4 xí nghiệp

là người chiu trách nhiệm về mọi mặt của hoạt động của xí nghiệp mình phụtrách ; Lập kế hoạch, kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản xuấtđược giao theo đúng tiến độ và chiến lược phát triển ; giao dịch với khách

Trang 13

hàng và tiêu thụ sản phẩm ; chịu trách nhiệm về mặt an toàn lao động chonngười công nhân và thiết bị trong xí nghiêp

3 Đặc điểm về tổ chức sản xuất, công nghệ và máy móc thiết bị

Tổ chức sản xuất của công ty được chia thành 4 xí nghiệp chính với 4 sảnphẩm chủ đạo của công ty là xí nghiệp sản xuất vải mành, xí nghiệp sản xuấtvải không dệt, xí nghiệp sản xuất sản phẩm may, xí nghiệp sản xuất vảibạt Quy trình công nghệ sản xuất như sau :

3.1 Quy trình sản xuất vải mành

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất vải mành

Quy trình được tiến hành như sau : Sợi dọc được xe tùy thuộc yêu cầucủa khách hàng ( Trên cơ sở đơn công nghệ ) Sợi đơn được chế biến thànhsợi ngang Sợi dọc kết hợp với sợi ngang thành vỉa mành, vỉa mành đượcnhúng qua keo sau đó được đóng cuộn

Trang 14

3.2 Quy trình sản xuất vải không dệt

Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất vải không dệt

Vải không dệt được sản xuất với quy trình hoạt động tự động công nghệhiện đại của Đức Chỉ cần đưa nguyên liệu xơ tổng hợp Staple qua quy trìnhmáy móc tự động chế biến thành các cuộn vải lớn Sau đó tùy theo yêu cầucủa khách hàng mà để nguyên kiên hay cắt xén với chiều rộng khổ vải lớnnhất là 5m và chiều dài tùy ý

3.3 Quy trình sản xuất sản phẩm may

Trang 15

Ban đầu cụng ty thu mua cỏc nguyờn vật liệu cần thiết Trờn cơ sở yờucầu của đơn hàng cụng ty thiết kế kiểu dỏng mẫu mó sản phẩm Sau khi đóhoàn thành khõu thiết kế, cỏc nguyờn vật liệu được đem đi cắt sau đú đượcmay ở phõn xưởng may Sau khi may hoàn chỉnh sản phẩm được kiểm trachất lượng và đúng gúi nhập kho những sản phẩm đạt tiờu chuẩn Những sảnphẩm khụng đủ tiờu chuẩn tựy theo mức độ sai hỏng sẽ được chia loại để tiờuthụ hoặc loại thành phế phẩm

Sơ đồ 4 : Quy trỡnh cụng nghệ sản xuất sản phẩm may

3.4 Quy trỡnh sản xuất vải bạt

Sản phẩm vải bạt của cụng ty mặc dự là sản phẩm truyền thống nhưng hiệnnay sản phẩm này khụng cũn được tiờu thụ mạnh trờn thị trường nờn cụng tysản xuất với số lượng ngày càng ít đi Bờn cạnh đú dõy chuyền sản xuất vảibạt là dõy chuyền lạc hậu và cũ kỹ nờn cụng ty đang tiến tới xúa bỏ dõychuyền cũ kỹ này

Nguyên liệu

Cắt,trải vải, giáp mẫu,đính

May:may cổ, tay,ghép thành phẩm

Thành phẩm

Kiểm,đòng gói,

Trang 16

3.5 Bảng thống kê máy móc thiết bị

Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội là một trong những doanh nghiệp sảnxuất có số lượng thiết bị lớn và công nghệ thiết bị hiện đại thuộc vào hàngđứng đầu trong cả nước Quá trình sử dụng thiết bị trong một vài năm trở lạiđây được thể hiện dưới bảng dưới đây

Bảng 1 : Chỉ tiêu sử dụng thiết bị của công ty trong 5 năm gần đây.

Ngày đăng: 09/09/2015, 18:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w