1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam

116 443 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 764 KB

Nội dung

Xuất khẩu sản phẩm là việc bán và cung cấp sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán

Trang 1

Giới thiệu chung 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4

1 Khái niệm “Xuất khẩu” và các yếu tố ảnh hưởng đến Xuất khẩu thuỷ sản 4

1.1 Khái niệm “Xuất khẩu” 4

1.2 Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Ngành thuỷ sản Việt Nam 5

1.2.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường 5

1.2.2 Xây dựng kế hoạch và lập phương án giao dịch 6

1.2.3 Giao dịch đàm phán trước ký kết 7

1.2.4 Ký kết hợp đồng 8

1.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 8

1.2.6 Đánh giá hiệu quả thực hiện 9

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 10

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 10

1.2.2 Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản 11

1.2.3 Ảnh hưởng của công cụ và các chính sách kinh tế vĩ mô 16

1.2.4 Yếu tố chính trị và luật pháp 17

1.2.5 Ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ 17

2 Vị trí vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 18 2.1 Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá 18

2.2 Xuất khẩu thuỷ sản góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam 19

2.3 Xuất khẩu thuỷ sản mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước 19

3 Giới thiệu tổng quan về tổ chức WTO 20

3.1 Thông tin chung 20

3.2 Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc cơ bản 20

3.2.1 Mục tiêu 20

3.2.2 Chức năng 21

3.2.3 Nguyên tắc cơ bản 21

a Thương mại không phân biệt đối xử 21

b Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường đàm phán) 22

c Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch 23

Trang 2

d Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn 24

e Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển 25

4 Những hiệp định và cam kết gia nhập WTO có ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản 25

4.1 Hiệp đinh về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật SPS 25

4.2 Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại 26

4.3 Hiệp định về chống bán phá giá 30

4.4 Cam kết về thuế xuất nhập khẩu 33

4.5 Cam kết của Việt Nam về trợ cấp 35

4.6 Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ 36

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN 37

1 Thực trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 37

1.1 Thực trạng sản xuất, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản 37

1.2 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 39

1.2.1 Giai đoạn trước khi gia nhập WTO 39

a Tình hình chung 39

b Tình hình xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường 42

1.2.2 Tình hình xuất khẩu thuỷ sản 2 năm gia nhập WTO 53

a Năm 2007 53

b Năm 2008 58

2 Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản 68

2.1 Tác động tích cực và những cơ hội 68

2.1.1 Tác động đến cải cách kinh tế, môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư 68

2.1.2 Tác dộng đến kim ngạch xuất khẩu 71

2.1.3 Tác động đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp thuỷ sản 72

2.1.4 Tác động đến chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam 76

2.1.5 Tác động đến mở rộng thị trường 76

2.2 Tác động tiêu cực và những khó khăn 78

Thứ nhất, tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thuỷ sản ngày càng tăng lên 78

Thứ hai, những khó khăn thách thức nảy sinh từ phía thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam 80

Trang 3

Thứ ba, Việt Nam là thành viên thứ 150 trên tổng số 151 thành viên

của WTO nên phải chịu nhiều bất lợi thế của nước đi sau 82

Thứ năm, vấn đề thương hiệu của hàng thuỷ sản Việt Nam còn nhiều bất cập 83

Thứ sáu, mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu 84

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 86

1 Mục tiêu tổng quát 86

2 Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020 86

3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 88

3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu 88

3.1.1 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 88

3.1.2 Giải pháp tiết kiệm năng lượng: 94

3.1.3 Xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hoá sản phẩm 95

3.1.4 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất 97

3.2 Giải pháp đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm 97

3.3 Xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển thị trường 99

3.4 Các biện pháp đảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững 102

3.5 Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành 105

Kết luận 107

Danh mục tài liệu tham khảo 109

Trang 4

Danh mục bảng biểu

Bảng 1 - Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển

Việt Nam 13

Bảng2 – Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 18

Bảng 3 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính 34

Bảng 4 - Thay đổi mức bảo hộ thực tế đối với một số ngành và sản phẩm 36

Bảng 5 - Diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản 37

Bảng 6 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch sang các thị trường năm 2005 39

Bảng 7 - Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN qua các thời kỳ 41

Bảng 8 - Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam 44

Bảng 9 - Sản lượng thuỷ sản năm 2007 54

Bảng 10 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo thị trường 55

Bảng 11 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo mặt hàng 58

Bảng 12 - Đầu tư nước ngoài trong một số ngành cơ bản 70

Bảng 13 - Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm 2000 – 2008 71

Bảng 14 - Sản lượng thuỷ sản năm 2007 và 2008 73

Bảng 15 - Trị giá xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường tính sơ bộ 11 tháng năm 2008 78

Biểu đồ 1 - Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 1997 – 2005 42

Trang 5

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

song phương Việt Mỹ

Critical Control Point System

Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất

Barriers to Trade hàng rào kỹ thuật thương mại

khẩu thuỷ sản Việt Nam

Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

Giới thiệu chung

Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế trên thếgiới WTO được coi là kênh hội nhập quan trọng nhất, chứng tỏ sự gia nhập gầnnhư hoàn toàn của một nền kinh tế Gia nhập WTO sẽ mở nhiều cơ hội pháttriển cho các nền kinh tế, song cũng mang lại không ít những thách thức mà mộtnền kinh tế phải đương đầu khi hội nhập Sau hai năm gia nhập WTO, kinh tếViệt Nam có nhiều thay đổi sâu sắc và toàn diện Việc gia nhập WTO đem lạirất nhiều cơ hội cho nhiều ngành kinh tế của Việt Nam Một trong số các ngànhchịu tác động lớn nhất phải kể đến ngành thủy sản Năm 2007, sản lượng thủysản cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn, trong đó, khai thác đạt 1,95 triệu tấn, nuôitrồng 1,95 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu 3,75 tỷ USD Năm 2008 kimngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 4,5 tỷ USD Con số này giúp thủy sản tiếp tục duytrì ngôi vị thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thờikhẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.Những con số này đã cho thấy việc gia nhập WTO có ảnh hưởng tích cực đếnkinh tế Việt Nam nói chung và ngành Thủy sản nói riêng Tuy nhiên bên cạnhnhững cơ hội là những khó khăn: bị kiện bán phá giá, đương đầu với những quyđịnh chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểmdịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT), các quy định về

dư lượng kháng sinh trong chế biến, nuôi trồng Trong bối cảnh đó, phân tíchđánh giá những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và gia nhậpWTO nói riêng đối với thuỷ sản là hết sức cần thiết để tìm ra những giải pháphiệu quả, phù hợp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, thực hiệnmục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững Đây là một vấn đề cần được quan tâm và

đề cập khá nhiều Mặt khác, vấn đề này cũng là mối quan tâm của bản thân tácgiả Chính vì lý do trên, sau một thời gian tìm hiểu tác giả quyết định chọn đề tài

Trang 7

“Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản”

Câu hỏi nghiên cứu:

Trả lời câu hỏi tổng quát: Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động nhưthế nào tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản

Để trả lời câu hỏi tổng quát đó, đề tài xin đi vào giải quyết từng câu hỏi cụthể

Xuất khẩu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản? Vai tròxuất khẩu thuỷ sản đối với nền kinh tế?

WTO là gì? Chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, những cam kếtnào của Việt Nam với WTO có ảnh hưởng tới thuỷ sản?

Thực trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sản trước gia nhập WTO?

Thực trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sản sau gia nhập WTO?

Gia nhập WTO tác động như thế nào tới thuỷ sản: những cơ hội và nhữngkhó khăn thách thức gì?

Giải pháp nào nhằm giải quyết những khó khăn và đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu thuỷ sản?

Phương pháp nghiên cứu: kết hợp một số các phương pháp như nghiên

cứu tại chỗ, tổng hợp, phân tích và hệ thống

Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu một số vấn đề về xuất khẩu

thuỷ sản Việt Nam và những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàngthuỷ sản Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và những camkết WTO liên quan đến thuỷ sản; Đề tài đưa ra đánh giá tác động và giải phápthúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản, song sẽ tập trung vào các giải pháp đẩy mạnhkhẩu thuỷ sản trên một số thị trường xuất khẩu chính

Trang 8

Về thời gian: số liệu thu thập và nghiên cứu chủ yếu qua các năm 2000 – 2008

Kết quả dự kiến:

Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về xuất khẩu thuỷ sản

Làm rõ những yêu cầu cam kết của WTO đối với các thành viên khi gia nhập vànhững cam kết đối của Việt Nam với WTO có ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷsản

Phân tích thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trước và sau khi gia nhậpPhân tích, đánh giá những tác động của gia nhập WTO đối với thuỷ sản

Đưa ra một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản

Kết cấu của đề tài: Ngoài phần giới thiệu chung, mục lục, danh mục tài liệu

tham khảo, danh mục bảng biểu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung

Chương 2: Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản ViệtNam

Trang 9

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1 Khái niệm “Xuất khẩu” và các yếu tố ảnh hưởng đến Xuất khẩu thuỷ sản

1.1 Khái niệm “Xuất khẩu”

Xuất khẩu sản phẩm là việc bán và cung cấp sản phẩm là hàng hóa vàdịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanhtoán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hoặc làngoại tệ đối với cả hai quốc gia Mục đích của hoạt động xuất khẩu sản phẩm làkhai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong phân công lao động quốc tế

Có thể nói rằng xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoạithương Hình thức này đã ra đời từ rất lâu và ngày càng phát triển bởi vai trò vànhững lợi ích thiết thực quan trọng mà nó mang lại Hình thức đầu tiên của xuấtkhẩu là buôn bán hàng đổi hàng thật đơn giản Còn ngày nay các hình thức củaxuất khẩu đã phát triển thật phong phú và đa dạng

Như chúng ta thấy hoạt động diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau củađời sống, trong mọi điều kiện kinh tế, từ việc xuất khẩu những hàng hóa tiêudùng thiết yếu đến những tư liệu dùng để sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ

kĩ thuật cao Những hoạt động trao đổi này đều nhằm mang lại lợi ích cho cácdoanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế quốc gia nói chung và rộng hơn là nền kinh

tế thế giới

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi bất kể rộng hay hẹp về cảkhông gian và thời gian Thời gian diễn ra hoạt động xuất khẩu có thể rất ngắnnhưng cũng có thể rất dài Về không gian xuất khẩu diễn ra trên lãnh thổ của haihay nhiều quốc gia nhưng đòi hỏi có sự tham gia của các chủ thể mang quốc tịchkhác nhau

Trang 10

Đi đôi với hoạt động xuất khẩu là việc đẩy mạnh xuất khẩu là những việc làm có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường tiềm lực quân sự Đẩy mạnh xuất khẩu là những biện pháp nhằm thúc đẩy việc cung cấp, bán hàng hóa và dịch vụ cho các quốc gia trên thế giới trên cơ sở trao đổi ngang giá hay thu được ngoại tệ Ngày nay dù là cường quốc hay các nước nhỏ đều coi việc đẩy mạnh xuất khẩu là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách

để làm giàu cho mỗi quốc gia trên thế giới

1.2 Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Ngành thuỷ sản Việt Nam

Nội dung hoạt động xuất khẩu thuỷ sản: hoạt động xuất khẩu thuỷ sản cũng như các hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác, phải tiến hành hàng loạt các việc từ nghiên cứu thị trường xuất khẩu thuỷ sản, chuẩn bị hàng thuỷ sản xuất khẩu, xây dựng kế hoạch lập phương án giao dịch, đàm phán trước khi ký kết,

ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và đánh giá hiệu quả thực hiện

1.2.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường.

Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên với bất kỳ một doanhnghiệp nào muốn tham ra vào thị trường thế giới Đối với doanh nghiệp xuấtkhẩu, nghiên cứu thị trường thế giới phải trả lời được câu hỏi: xuất khẩu cái gì?dung lượng thị trường đó là bao nhiêu? người trong giao dịch là ai? sử dụngphương thức nào? và chiến lượng kinh doanh trong từng giai đoạn ?

* Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu

Để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu trước tiên cần dựa vào nhu cầu sản xuất,tiêu dùng về quy cách, chất lượng, chủng loại, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũngnhư tập quán của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất Từ đó tiến hành xem xétcác khía cạnh của hàng hoá thế giới

Ngoài ra để lựa chọn mặt hàng xuất khẩu cũng cần phải nắm vững tỷ suấtngoại tệ của các mặt hàng xuất khẩu Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu là số lượng

Trang 11

ngoại tệ bỏ ra để thu được một đơn vị ngoại tệ Nếu tỷ suất ngoại tệ tính ra thấphơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì việc xuất khẩu có hiệu quả.

Việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu không những chỉ dựa vào tính toán hayước tính mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của những người nghiên cứu thịtrường để dự đoán xu hướng biến động của giá cả thị trường trong nước cũngnhư ngoài nước, dự đoán được các khả năng có thể xảy ra

* Nghiên cứu dung lượng thị trường.

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên pham

vi một thị trường nhất định trong một thời kỳ nhất định (thường là mộtnăm) Nghiên cứu dung lượng thị trường thì cần xác định nhu cầu thực củakhách hàng, kể cả dự trữ, xu hướng biến động biến động của nhu cầu trong từngthời điểm Cộng với việc nắm bắt nhu cầu là nắm bắt khả năng cung cấp của thịtrường

Một vấn đề nữa là tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng hàng hoátrên thị trường để có biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn

* Lựa chọn đối tác kinh doanh

Việc lựa chọn đối tượng giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quantrọng để thực hiện thắng lợi các hoạt động xuất khẩu Người ta thường dựa trên

cơ sở nghiên cứu sau:

Một là, tình hình sản xuất kinh doanh của đối tác

Hai là, khả năng về vốn cơ sở vật chất kỹ thuật của bên đối tác

Ba là, thái độ và quan điểm kinh doanh của đối tác

Tóm lại, công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường là nhằm thực hiệnphương châm hành động: chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình cósẵn

1.2.2 Xây dựng kế hoạch và lập phương án giao dịch.

Trang 12

Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về những nhân tố ảnhhưởng đến giao dịch Doanh nghiệp phải lập phương án giao dịch, trong đó cócác điểm sau:

- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh

- Xác định số lượng xuất khẩu

- Lựa chọn thị trường, khách hàng, phương thức giao dịch

- Lựa chọn thời điểm, thời gian giao dịch…

- Các biện pháp để đạt được mục tiêu như: Mời khách, quàng cáo…

1.2.3 Giao dịch đàm phán trước ký kết.

* Các hình thức đàm phán

- Đàm phán bằng thư, điện tín, điện thoại, fax…

- Đàm phán bằng trực tiếp gặp gỡ: Hình thức này thường được áp dụngkhi có hợp đồng lớn, cần trao đổi cặn kẽ, chi phí nhiều nhưng hiệu quả côngviệc cao hơn

* Các bước đàm phán

- Chào hàng:

Là đề nghị của một bên (người bán hoặc người mua) gửi cho bên kia, biểuthị muốn bán hoặc mua một hoặc một số hàng nhất định theo những điều kiệnnhất định về giá cả, thời gian giao hàng, phương tiện thanh toán…

- Hoàn giá (mặc cả):

Trong trường hợp người nhận được thư chào hàng không chấp nhận hoàntoàn với các điều kiện trong chào hàng đó mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghịmới gọi là hoàn giá

- Chấp nhận: Là sự đồng ý tất cả các điều kiện của chào hàng hoặc tất

cả các điều kiện khi đã hoàn giá, do hai phía cùng chấp nhận

Trang 13

- Xác nhận: Là sự khẳng định sự thoả thuận mua bán bằng văn bản xácnhận của bên mua hoặc bên bán hoặc của cả hai bên.

1.2.4 Ký kết hợp đồng.

Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn đến việc ký kết hợp đồngmua bán ngoại thương Nội dung hợp đồng phải thể hiện đầy đủ quyền hạn vànghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia ký kết Hình thức văn bản của hợp đồng làbắt buộc đối với các đơn vị xuất nhập khẩu của ta trong quan hệ với nước ngoài.Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồngmua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh

ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa

vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) mộttài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; bên mua có nghĩa vụ phải nhận hàng và trảtiền hàng

1.2.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Sau khi hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất nhậpkhẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Thựchiện hợp đồng xuất khẩu là một công việc rất phức tạp Nó đòi hỏi phải tuân thủluật quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo được quyền lợi quốc gia và đảm bảo

uy tín kinh doanh của đơn vị Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện cáckhâu công việc, để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải

cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, phải nâng cao tính doanh lợi và hiệu quảcủa toàn bộ nghiệp vụ giao dịch

* Kiểm nghiệm hàng hoá:

Đây là công việc cần thiết đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, ngăn chặnkịp thời những hậu quả xấu

Trang 14

Công tác kiểm tra hàng xuất khẩu được tiến hành ngay sau khi hàngchuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở sản xuất, về phẩm chất, số lượng, trọnglượng, chất lượng, bao bì hàng hoá việc kiểm tra, kiểm dịch phải được tiến hành

ở hai cấp : tại cơ sở do bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hoá KCS kiểm tra vàtại cửa khẩu do công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu, cục thú y, cục bảo

vệ thực vật tiến hành trước khi xuất hàng và cấp giấy chứng nhận phẩm chấthàng hoá

do Tổng cục trưởng tổng cục hải quan quy định

- Xuất trình hàng hoá và nộp thuế

- Thực hiện các quyết định của hải quan

* Thanh toán hợp đồng

Có thể nói thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của tất cảcác giao dịch trong kinh doanh quốc tế Thông thường có hai phương thức thanhtoán chủ yếu thanh toán bằng thư tín dụng và thanh toán bằng phương thức nhờthu (bên xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ)

* Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng , khi hàng hoá có tổn thất hoặc mấtmát …dẫn đến tranh chấp về kinh tế thi hai bên căn cứ vào điều khoản tranhchấp trong hợp đồng để đưa ra cánh giaỉ quyết hợp lý, đỡ tốn kém

1.2.6 Đánh giá hiệu quả thực hiện.

Kết quả kinh doanh xuất khẩu được xác định bằng lợi nhuận đem lại Lợinhuận được tính toán trên cơ sở chi phí và doanh thu Doanh thu của doanh

Trang 15

nghiệp là số tiền mà nó thu được qua việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ trong mộtthời gian nhất định, thường là một năm Chi phí của một doanh nghiệp là nhữngphí tổn cần thiết phải bỏ ra trong qúa trình sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặcdịch vụ trong thời kỳ đó Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu so với chi phí,hay còn gọi là lãi, chi phí càng thấp thì lợi nhuận càng cao.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Tuy nhiên, nếu chỉ tính chỉ tiêu lợi nhuận không thì chưa phản ánh hếtđược kết quả của họat đông kinh doanh Trong thực tế người ta còn phải xácđịnh chi tiêu tỷ suất doanh lợi ngoại thương Tỷ suất doanh lợi ngoại thươngphản ánh kết quả tài chính của hoạt động ngoại thương thông qua việc đánh giákết quả thu được từ một đồng chi phí thực tế bỏ ra

Cụ thể:

LXDx= - x 100 %

CXDx: là tỷ suất doanh lợi

Lx: là lợi nhuận về bán hàng xuất khẩu tính thao ngoại tệ được chuyển đổi

ra tiền Việt Nam theo giá được công bố của ngân hàng Nhà nước

Cx: là tổng chi phí thực hiện hoạt động xuất khẩu

* So sánh tỷ suất xuất khẩu và tỷ giá hối đoái

+Tỷ suất xuất khẩu > tỷ giá hối đoái: tức là chi nhiều hơn thu, điều đó chothấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu không có hiệu quả

+Tỷ suất xuất khẩu < tỷ giá hối đoái: tức là chi ít hơn thu, cho thấy hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 16

Bờ biển Việt Nam có hình chữ S với chiều dài 3.260km với 112 cửa lạchlớn nhỏ với độ nông sâu khác nhau, 41% cửa có độ sâu từ 1,6-3m, tình trungbình cứ 100km2 diện tích tự nhiên có 1km bờ biển và gần 30km bờ biển có mộtcửa sông lạch Lợi dụng nước triều dâng, tàu cá có thể ra vào dễ dàng, ở nhiềucửa sông có thể xây dựng các bến cảng bến cá Đây cũng là nơi cư dân tập trungtạo nên các cộng đồng đông đúc có điều kiện phát triển kinh tế hải sản, góp phầnkinh tế biển cũng như kinh tế xã hội nói chung Vùng biển nội thuỷ và lãnh hảirộng 226.000km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 gấp 3 lầndiện tích đất liền Việt Nam thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nằm trongđiểm giao lưu giữa Đông Bắc Á với Đông Nam Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn

Độ Dương tạo nên điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển nói chung vàkinh tế thuỷ sản nói riêng

Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽcủa gió mùa nhiệt đới và gió tây khô nóng nên Việt Nam có nhiều tiểu vùng khíhậu, mà sự phân cách rõ rệt nhất là hai vùng Nam và Bắc đèo Hải Vân tạo nên

sự đa dạng của vùng sinh thái ven biển, tác động sâu sắc đến sản xuất nghề cá

Đặc điểm tự nhiên với điều kiện thuận lợi và phức tạp như vậy sẽ là lợithế rất lớn của ngành thuỷ sản cũng như xuất khẩu thuỷ sản

1.2.2 Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản

Điều kiện địa lý vùng biển và các mặt nước nội địa của Việt Nam đã tạonên những vùng sinh thái khác nhau đối với các loài thuỷ sinh vật Có thể chiathành 4 dạng môi trường sống cơ bản đối với các loài thuỷ sinh vật: vùng nướcmặn xa bờ, vùng nước mặn gần bờ, vùng nước lợ và vùng nước nội địa (vùngnước ngọt)

Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi hải sản Việt Nam có: 75 loàitôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài rong biển, trong đó rong kinh tế

Trang 17

chiếm 14% (90 loài), san hô (loài san hô cứng) tạo rạn có 298 loài, thuộc 76giống, 16 họ và trên 10 loài san hô sừng cá có trên 2100 loài, trong đó hơn 100loài có giá trị kinh tế.

Môi trường nước mặn

- Môi trường nước mặn xa bờ

Đây là vùng nước ngoài khơi thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế Mặc dùkhu vực này chưa có nhiều nghiên cứu về nguồn lợi, nhưng những năm gần đây,hoạt động khai thác thuỷ sản đã diễn ra rất mạnh ở nhiều khu vực thuộc cả 5vùng biển khơi: vịnh Bắc Bộ, duyên hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ và vịnh TháiLan

Trên cơ sở các tài liệu đã có kết hợp với phân tích thực tiễn khai thác cácvùng khơi những năm gần đây có thể thấy rằng, nguồn lợi hải sản vùng xa bờcủa Việt Nam nhìn chung không giàu, mức phong phú trung bình, độ sâu cànglớn, mật độ càng giảm và nguồn lợi hải sản cũng ít phong phú Nguồn lợi mangtính phân tán, quần đàn nhỏ, nên khi tiến hành khai thác ở quy mô công nghiệprất khó đạt hiệu quả kinh tế cao Hơn nữa, điều kiện khí hậu thuỷ văn của vùngbiển này rất khắc nghiệt, nhiều dông, bão, làm cho quá trình khai thác chịu nhiềurủi ro và tăng thêm chi phí sản xuất

- Môi trường nước mặn gần bờ

Là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với các loài thuỷ sinh vật Vùng này

có nguồn thức ăn dồi dào do phù sa và các loại chất vô cơ cũng như hữu cơ hoàtan từ các cửa sông lạch đổ ra Đó là nguồn thức ăn rất tốt cho tôm, cá Vì vậy,vùng này là bãi sinh sản, cư trú, phát triển của nhiều loài thuỷ sản

+ Vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ là vùng sinh thái có sản lượngkhai thác cao nhất, có thể chiếm tới 67% tổng lượng hải sản khai thác của ViệtNam

+ Vinh Bắc Bộ với hàng nghìn hòn đảo tạo nên nhiều bãi triều quanh đảo,

Trang 18

có thể nuôi các loài nhuyễn thể có giá trị như trai ngọc, vẹm xanh, vẹm nâu, hàusông, hàu biển, bào ngư, sò huyết, sò lông, ngao dầu, ngao mật…

Nhiều nhà khoa học cho rằng, lượng hải sản vùng ven bờ đã bị khai thácquá mức, sản phẩm khai thác có cả các cá thể chưa trưởng thành hay cả nhữngđàn đi đẻ Tỷ lệ cá con ở vịnh Bắc Bộ hàng năm chiếm tới hơn 20-25%, thậmchí tới 40% tổng sản lượng khai thác

Bảng 1 - Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá

biển Việt Nam

Vùng

biển Loài cá

Độ sâu

Trữ lượng Khả năng khai thác Tỷ lệ

(%) Tấn Tỷ lệ (%) Tấn Tỷ lệ (%)

Cộng 2.075.889 100,0 830.456 100,0

Trang 19

300.000 120.000

Toàn bộ 4.180.133 1.669.985 100,0

Nguồn : Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng

Theo đánh giá của Viện Hải Sản, có thể nói, nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam

đã bị khai thác với cường lực quá cao, thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quágiới hạn cho phép Những kết quả điều tra nguồn lợi hải sản gần đây nhất chothấy, nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước Vìvậy, cần phải hạn chế và giảm dần cường lực khai thác, đồng thời cũng nên thậntrọng khi phát triển đội tàu đánh cá Khai thác hải sản của Việt Nam nên dừnglại ở mức tổng sản lượng hải sản không vượt quá 1,7 triệu tấn/năm Việc pháttriển nghề cá xa bờ nhằm giảm áp lực khai thác vùng ven bờ cần phải có kếhoạch đồng bộ bao gồm đội tàu, kỹ thuật khai thác, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, dựbáo ngư trường… nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả khai thác gắn với bảo vệnguồn lợi thuỷ sản

Môi trường nước lợ

Đây là vùng giàu chất dinh dưỡng cho động, thực vật thủy sinh có khả năng thích nghi với điều kiện nồng độ muối luôn thay đổi, là nơi cư trú, sinh

Trang 20

sản, sinh trưởng của tôm he, tôm nương, tôm rảo, tôm vàng, cá đối, cá vược, cá tráp, cá trai, cá bớp, cua biển,

Tổng diện tích mặt nước mặn lợ có khả năng đưa vào nuôi trồng thuỷ sản khoảng 965.000 ha bao gồm vùng triều 873.000 ha, eo vịnh 92.000 ha Đây là vùng môi trường sống cho nhiều loài thủy đặc sản có giá trị như tôm, rong câu, các loài cua, cá mặn lợ Đặc biệt, rừng ngập mặn là bộ phận quan trọng của vùng sinh thái nước lợ, nơi hình thành nguồn thức ăn quan trọng từ thảm thực vật cho các loài động vật thủy sinh và nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng giống hải sản Vùng nuôi lợ vừa có ý nghĩa sản xuất, vừa có ý nghĩa không thay thế được trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn lợi Ở Đông Nam Á, trong vùng rừng ngập mặn đã thống kê được có 230 loài giáp xác, 211 loài thân mềm, hàng trăm loài cá và động vật không xương sống khác Diện tích rừng ngập mặn ven biển Việt Nam giảm từ 400.000 ha xuống 250.000 ha Những năm gần đây, việc phá rừng ngập mặn làm ao tôm và lấy củi đun đã làm mất đi hàng trăm hecta Hiện diện tích rừng ngập mặn trong cả nước chỉ còn trên dưới 100.000 ha

Các vùng nước lợ đang được huy động vào mục đích phát triển nuôi trồngthuỷ hải sản nhất là nuôi tôm và các loại cá có giá trị cao phục vụ xuất khẩu

Môi trường nước ngọt

Nước ta có những thuỷ vực tự nhiên rất rộng lớn thuộc hệ thống sông ngòi

và các kênh rạch chằng chịt, hệ thống hồ chứa tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều luôn bổ sung nguồn nước cho các thuỷ vực Khí hậu ấm áp làm cho các giống loài sinh vật có thể phát triển quanh năm Tuy nhiên, cho tới nay mới chỉ có 80% diện tích các

ao, hồ nhỏ đã phát triển nuôi theo mô hình VAC, còn các mặt nước lớn như các dòng sông, các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo, các vùng đất ngập nước, ruộng trũng chưa được sử dụng nhiều Một số nơi đã bắt đầu khai thác những mặt nước này rất hiệu quả như hồ Trị An, vùng sông Tiền và sông Hậu của An

Trang 21

Giang để nuôi những loài cá có giá trị cao cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa như cá basa, bống tượng Điều đó cho thấy, tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong các thuỷ vực nước ngọt còn rất lớn.

Tóm lại, Việt Nam có nhiều loài thủy sản quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao Mặt khác, lợi thế địa lý gần những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn,

có khả năng giao lưu hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy, đường không rất thuận lợi đã tạo cho ngành thủy sản Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển Tuy nhiên, đặc điểm nhiều gió bão (hàng năm có tới 4 - 5 cơn bão), lũ, lụt, gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường đã gây ra những khó khăn, thiệt hại không nhỏ cho phát triển nuôi trồng thủy sản vùng cửa sông, ven biển và khai thác hải sản Nguồn lợi thủy sản tuy đa dạng, nhưng trữ lượng mỗi loài không nhiều, không tập trung thành những quần đàn lớn Đây cũng là một yếu tố không thuận lợi cho hoạt động khai thác và chế biến thủy sản Vấn đề bồi, lắng, xói lở vùng cửa sông, ven biển xảy ra thất thường cũng gây ra những khó khăn cho công tác xây dựng các cơ sở hạ tầng nghề cá

Nguồn lợi mặt nước tiềm năng như trên là điều kiện để phát triển nuôitrồng, chế biến, xuất khẩu nước ta

1.2.3 Ảnh hưởng của công cụ và các chính sách kinh tế vĩ mô

Trong lĩnh vực xuất khẩu những công cụ, chính sách chủ yếu thường được sử dụng để điều tiết hoạt động này

Thuế quan: thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu và xuất

khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu) Thuế xuất khẩu là một công cụ mà cácnước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia

Giấy phép xuất khẩu: mục đích của Chính phủ khi sử dụng giấy phép xuất

khẩu là nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu có hiệu quả hơn và thông qua đó điều

Trang 22

chỉnh các loại hàng hoá xuất khẩu đồng thời bảo vệ tài nguyên môi trường cũng như cải thiện cán cân thanh toán.

Tỷ giá và đòn bẩy có liên quan khuyến khích xuất khẩu: Chính sách tỷ giá

hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định và

ở mức thấp Kinh nghiệm thực tế cho thấy các chính sách hướng về xuất khẩu làđiều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức giá tương quan với chi phí và giá trong nước

1.2.4 Yếu tố chính trị và luật pháp

Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng tới trực tiếp tới hoạt động mua bán quốc tế Vì vậy, khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cần phải tuânthủ các quy định của Chính phủ, các tập quán kinh tế và các luật pháp Quốc tế như:

- Các quy định của Chính phủ Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu

- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia

- Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ thương mại

- Các vấn đề pháp lý và tập quán Quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu

1.2.5 Ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là nhân tố có tác động rất lớn, trực tiếp đối với sựthành công của ngành thủy sản, qua đó góp phần tác động tới việc đẩy mạnhxuất khẩu thuỷ sản Để thuỷ sản Việt Nam có thể xuất khẩu sang các thị trườnglớn và khó tính thì yếu tố khoa học công nghệ là rất cần thiết trong việc trang bị

cơ sở vật chất kỹ thuật, phương pháp công nghệ, trang bị điều kiện cho côngnghiệp chế biến Do đó, khoa học công nghệ là yếu tố quyết định thành công đếnchất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh của thuỷ sản xuấtkhẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế

Trang 23

2 Vị trí vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân

2.1 Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá.

Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu không chỉ là sản phẩm xuất khẩu thô màphần lớn là sản phẩm chế biến mang lại doanh thu cao Phát triển xuất khẩu thuỷsản thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biên, từ đó góp phầnthúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý và hiệu quả, phù hợp với

xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng

tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sảntương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Điều đó chứng tỏngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sangsản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá

Bảng2 – Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

Công nghiệp Xây dựng - Dịch vụ

-Nông - Lâm - Thuỷ sản

Trang 24

Nguồn: Niên giám Thống kê Nông - Lâm - Thuỷ sản

2.2 Xuất khẩu thuỷ sản góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộclẫn nhau Đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản nói riêng có vai trò tăng cường hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Đến nay, thuỷ sản có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ đứng vững chắc trên thị trường truyền thống và dần trở nên quen thuộc với thị trường mới Năm 2000, thuỷ sản Việt Nam đứng thứ 11 về giá trị xuất khẩu thì năm 2007 đã vươn lên vị trí thứ 6 Có thể nói, vị thế của thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và mở rộng

Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷsản đã tạo dựng được uy tín lớn Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ,Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thườngxuyên của ngành Năm 2005, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thịtrường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trịkim ngạch

Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngànhthuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài họckinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vàokhu vực và thế giới

2.3 Xuất khẩu thuỷ sản mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Trong những năm qua, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đã chiếm tỷ trọng lớn

Trang 25

và trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Năm 2000 giá trịkim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,48 tỷ USD, con số này lên tới 3,36 tỷ USD năm

2006, năm 2007 là 3,75 tỷ USD tăng gần 12 % so với năm 2006, năm 2008 là4,5 tỷ USD tăng 20% so với năm 2007, đưa nước ta nằm trong top 10 nước xuấtkhẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới Nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu thuỷ sản sẽgóp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá một cách cóhiệu quả vững chắc, đạt mục tiêu biến nước ta thành nước công nghiệp vào năm2020

Với vai trò quan trọng như vậy, xuất khẩu thuỷ sản của nước ta đang đượcĐảng và Nhà nước quan tâm và càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng củamặt hàng này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay

3 Giới thiệu tổng quan về tổ chức WTO

3.1 Thông tin chung

WTO là tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, được thành lập vào ngày 01tháng 01 năm 1995, hiện có 151 Thành viên (Việt Nam là thành viên thứ 150).Tiền thân của WTO là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT),được 23 quốc gia ký kết vào năm 1947 nhằm tăng cường giao lưu thương mạigiữa các quốc gia thông qua việc cắt giảm các hàng rào bảo hộ ở mỗi nước thànhviên Trong lịch sử gần 50 năm của mình, GATT đã tổ chức được 8 vòng đàmphán đa phương về thương mại Vòng thứ 8 diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994tại Marrakesh thủ đô của Marocco (còn gọi là Vòng đàm phán Uruguay và Hiệpđịnh thành lập WTO còn gọi là Hiệp định Marrakesh) nội dung là cải tổ GATT

để lập ra một định chế thương mại toàn cầu mới có tên là Tổ chức Thương mạithế giới, viết tắt là WTO

3.2 Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc cơ bản

Trang 26

- Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới;

- Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá

3.2.2 Chức năng

WTO có năm chức năng cơ bản như sau:

- Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, vận hành và thúc đẩy mục tiêucủa các Hiệp định của WTO

- Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các thành viên về quan hệ thương mạigiữa các nước này về các vấn đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTOcũng như các vấn đề mới thuộc thẩm quyền của mình, và tạo khuôn khổ để thựcthi kết quả của các cuộc đàm phán đó

- Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trên cơ sở Quy định và Thủtục Giải quyết Tranh chấp

- Thực hiện rà soát chính sách thương mại thông qua Cơ chế Rà soátChính sách Thương mại

- Nhằm đạt được một sự nhất quán hơn nữa trong việc hoạch định chínhsách thương mại toàn cầu, WTO sẽ hợp tác phối hợp với các tổ chức kinh tếquốc tế như IMF, WB

3.2.3 Nguyên tắc cơ bản

WTO hoạt động dựa trên một hệ thống Hiệp định tương đối dài và phứctạp do chúng là những văn bản pháp lý điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương

Trang 27

mại quốc tế Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở nămnguyên tắc cơ bản của WTO.

a Thương mại không phân biệt đối xử

Nguyên tắc này thể hiện ở hai nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xửquốc gia

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN):

Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng, cácquốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTOphải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng như nhữngđối tác "ưu tiên nhất" Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mìnhmột hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối xử tương tự như vậyđối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất cả các quốc gia thành viênđều được "ưu tiên nhất" Và như vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất

kỳ đối tác thương mại nào

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT):

Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tựsản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhậpkhẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tạicửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng(không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước

b Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường đàm phán)

Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thịtrường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt

Trang 28

giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạnngạch, giấy phép ).

Trong quá trình đàm phán, mở cửa thị trường, do trình độ phát triển củamỗi nền kinh tế của mỗi nước khác nhau, "sức chịu đựng" của mỗi nền kinh tếtrước sức ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thị trường là khácnhau, nói cách khác, đối với nhiều nước, khi mở cửa thị trường không chỉ cóthuận lợi mà cũng đưa lại những khó khăn, đòi hỏi phải điều chỉnh từng bướcnền sản xuất trong nước

Vì thế, các hiệp định của WTO đã được thông qua với quy định cho phépcác nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoátừng bước Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuếquan được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thựchiện

c Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch

Ðây là nguyên tắc quan trọng của WTO Mục tiêu của nguyên tắc này làcác nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trướcđược về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắtđược lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế củanước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinhdoanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới

kế hoạch kinh doanh của họ Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài tinchắc rằng hàng rào thuế quan, phi thuế quan của một nước sẽ không bị tăng haythay đổi một cách tuỳ tiện Ðây là nỗ lực của hệ thống thương mại đa biên nhằmyêu cầu các thành viên của WTO tạo ra một môi trường thương mại ổn định,minh bạch và dễ dự đoán

Trang 29

Nội dung của nguyên tắc này bao gồm các công việc như sau:

Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:

Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãi, nhânnhượng thuế quan cho nhau Song để chắc chắn là các mức thuế quan đã đàmphán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế suất, gây bất lợicho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ đượcghi vào một bản danh mục thuế quan Ðây gọi là các mức thuế suất ràng buộc

Về các biện pháp phi thuế quan:

Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chếđịnh lượng khác như quản lý hạn ngạch Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệnhũng nhiễu, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo thương mại, gây khókhăn cho doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu lành mạnh, thiếu minh bạch,cản trở tự do thương mại Do đó, WTO chủ trương các biện pháp này sẽ bị buộcphải loại bỏ hoặc chấm dứt

Ðể có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO yêu cầuchính phủ các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công khai ("minhbạch") các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại của mình Ðồngthời, WTO có cơ chế giám sát chính sách thương mại của các nước thành viênthông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại

d Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn

Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mạisong trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định vềbảo hộ Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cựccủa các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hoặccác biện pháp bảo hộ khác

Ðể thực hiện được nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào là cạnh

Trang 30

tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó được phép hay khôngđược phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá

e Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển

WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải cáchkinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dànhcho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sựtham gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên

Ðể thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển,các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất địnhtrong việc thực hiện các hiệp định của WTO

Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và không phảithực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước nàymột thời gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể

là thời gian quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chỉnh chính sách củamình Ngoài ra, WTO cũng quyết định các nước kém phát triển được hưởngnhững hỗ trợ kỹ thuật ngày một nhiều hơn

4 Những hiệp định và cam kết gia nhập WTO có ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản

4.1 Hiệp đinh về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật SPS

Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary andPhytosanitary Measure – sau đây viết tắt là biện pháp SPS) được hiểu là tất cảcác quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tếnhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thôngqua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của cácdịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật

Trang 31

Hình thức của các biện pháp SPS có thể rất đa dạng (ví dụ, đó có thể là yêu cầu

về chất lượng, về bao bì, về quy trình đóng gói, phương tiện và cách thức vậnchuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê…)

Hiệp định SPS quy định các nước thành viên khi ban hành và áp dụng các biện pháp SPS phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

 Chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ conngười, động vật, thực vật và phải căn cứ vào các nguyên tắc khoa học (trừmột số ngoại lệ, ví dụ dịch bệnh khẩn cấp);

 Không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không có căn cứhoặc gây ra cản trở trá hình đối với thương mại;

 Phải dựa vào các tiêu chuẩn, hướng dẫn, khuyến nghị quốc tế, nếu có;

 Khuyến khích việc hài hoà hoá các biện pháp SPS giữa các nước

Một biện pháp SPS không tuân thủ một trong các nguyên tắc trên có thể là viphạm WTO và có thể bị buộc phải huỷ bỏ Vì vậy, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến các nguyên tắc này để nhận biết và kịp thời phát hiện các trường hợpbiện pháp SPS vi phạm WTO để có hình thức tự khiếu nại, khiếu kiện hoặcthông báo cho Chính phủ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình

4.2 Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Agreement onTechnical Barriers to Trade - viết tắt là TBT ) là một trong những hiệp định của

WTO điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa Đối tượng của

hiệp định TBT là các biện pháp kỹ thuật Trong phạm vi điều chỉnh của hiệpđịnh, các biện pháp kỹ thuật được chia thnàh 3 nhóm

Các quy định kỹ thuật Đó là những quy định mang tính bắt buộc đối với

các bên tham gia Điều đó có nghĩa nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứngđược các quy định kỹ thuật sẽ không được phép bán trên thị trường

Trang 32

Các tiêu chuẩn kỹ thuật Ngược lại với các quy định kỹ thuật, các tiêu

chuẩn kỹ thuật được đưa ra chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là các sản phẩmnhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay cá khi sản phẩm đó không đápứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật

Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn là

các thủ tục kỹ thuật như: Kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phùhợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật

Hiệp định TBT hoạt động nhằm mục đích: bảo vệ sức khỏe và an toàn chongười tiêu dùng, bảo vệ đời sống của động thực vật bảo vệ môi trường ngănchặn các thông tin không chính xác và các mục đích khác liên quan đến các quyđịnh về chất lượng, hài hòa hóa

Hiệp định TBT có 6 nguyên tắc cơ bản:

Nguyên tắc 1: Không đưa ra những cản trở không cần thiết đến hoạt động

Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử.

Giống như các hiệp định khác của WTO, nguyên tắc không phân biệt đối

xử của hiệp định TBT được thể hiện qua hai nguyên tắc là nguyên tắc đối xử tốihuệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) MFN và NT được ápdụng cho cả các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn

Nguyên tắc 3: Hài hòa hóa.

Trang 33

Hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên sử dụng các tiêu chuẩnquốc tế trong xuất khẩu, các tiêu chuẩn quốc gia (toàn bộ hoặc một phần) trừ khiviệc sử dụng đó không phù hợp, làm mất tính hiệu quả trong thực hiện một mụcđích nào đó; khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các Tổ chức tiêuchuẩn quốc tế như OIE, FAO, WHO, IPPC… Là những tổ chức đã thiết lậpnhững bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động củacác tổ chức này.

Hiệp định TBT còn đề cập đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt với cácthành viên WTO là các nước đang và chậm phát triển Về những đối xử đặc biệt

và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển

ra trong một khoảng thời gian khá dài sẽ tạo điều kiện cho nước áp dụng có cơhội từ chối không áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế Việc tuânthủ nguyên tắc bình đẳng sẽ góp phần làm cho các nhà sản xuất phải tuân thủcác quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật chăth chẽ hơn

Nguyên tắc 5: Công nhận lẫn nhau.

Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định kỹthuật của nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác nhauđòi hỏi một chi phí nhất định Những chi phí này sẽ nhân lên nhiều lần khi nhàxuất khẩu phải tiến hành các thủ tục này tại các nước nhập khẩu khác nhau

Trang 34

Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật vàthủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ chỉphải tiến hành kiểm tra, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quảkiểm tra và chứng nhận tại quốc gia đó sẽ được các nước khác công nhận

Ngoài ra, hiệp định TBT còn quy định khi kết quả của các tổ chức đánhgiá sự hợp chuẩn tương thích với những chỉ dẫn liên quan do các tổ chức tiêuchuẩn hóa quốc tế ban hành thì kết quả đó được xem là bằng chứng về một trình

- Ngay khi hiệp định TBT có hiệu lực, các nước tham gia phải thông báocho các nước thành viên khác về các biện pháp thực hiện và quản lý các quyđịnh, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước mình, cũng như cá thay đổi sau này cảu cácbiên pháp đó

- Khi các nước thành viên WTO tham gia kỹ kết các hiệp định songphương và đa phương với các quốc gia khác có lên quan đến các quy định, tiêuchuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn; nếu các hiệp định này có ảnhhưởng về thương mại đến các nước thành viên khác thì phải thông qua Ban thư

kỹ WTO thông báo về các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định,kèm theo 1 bản mô tả vắn tắt hiệp định

Cuối cùng, để tăng thêm sự đảm bảo tính minh bạch trong thực thi hiệpđịnh TBT, WTO cũng đã thành lập một cơ quan chuyên trách đó là Ủy BanTBT Ủy ban này sẽ cung cấp cho các thành viên WTO các thông tin liên quan

Trang 35

đến hoạt động của hiệp định và việc xúc tiến thực hiện các mục đích của hiệpđịnh.

Theo hiệp định TBT, các quy định về hỗ trợ kỹ thuật được thể hiện trên các mặt sau:

- Hỗ trợ kỹ thuật được tiến hành từ khâu chuẩn bị ban hành các quy đinh,tiêu chuẩn kỹ thuật và thành lập Hội đồng tiêu chuẩn quốc gia cho đến khi thamgia vào Hội đồng tiêu chuẩn hóa quốc tế và các bước tiếp theo để các nước đangphát triển thâm nhập vào các hệ thống đánh giá sự hợp chuẩn của khu vực vàtrên thế giới

- Chương trình hỗ trợ kỹ thuật thuộc hiệp định TBT bao gồm 2 hoạt độngchủ yếu là cung cấp dịch vụ tư vấn kinh tế, luật và đào tạo trong quá trình thựcthi hiệp định

- Hỗ trợ kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc TBT được Ban thư kỹ WTOtiến hành Nội dung của các hoạt đọng hỗ trợ kỹ thuật thường được đưa ra trongcác hội thảo hỗ trợ kỹ thuật cấp khu vực Gần đây, các hội thảo hỗ trợ kỹ thuậtcủa WTO được phối hợp tổ chức với các tổ chức quốc tế và khu vực

- Hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện trực tiếp giữa nước phát triển với nướcđang và chậm phát triển, hoặc được thực hiện thông qua chương trình hợp tác kỹthuật của Ban thư ký WTO

- Các yêu cầu về hỗ trợ kỹ thuật của các nước chậm phát triển luôn được

ưu tiên hơn so với các yêu cầu của các nước đang phát triển

4.3 Hiệp định về chống bán phá giá

Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi

một loại hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.

Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến

Trang 36

nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào

nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm

nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bánphá giá

Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices ADA) chi tiết hoá Điều VI GATT (các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện -điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể) Mỗi nước lại có quyđịnh riêng về vấn đề chống bán phá giá (xây dựng trên cơ sở các nguyên tắcchung liên quan của WTO) Các vụ kiện chống bán phá giá và việc áp thuếchống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định nội địa này

-Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: 1- biên độ phá giá

từ 2% trở lên; 2- số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩucủa các hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng sốcác hàng hóa tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bánphá giá chiếm trên 7%)

Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc

so sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được xuất khẩusang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh đượcnày mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sảnxuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản chi phí hợp lý cho quảntrị, bán hàng, các chi phí chung khác và một khoản lợi nhuận Như vậy, có thểhiểu rằng biên độ phá giá là mức chênh lệch giá thông thường của hàng hóatương tự với mức giá xuất khẩu hiện tại Việc xác định giá thông thường đượctính toán rất phức tạp dựa trên cơ sở sổ sách và ghi chép của nhà xuất khẩu hoặcnhà sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù

Trang 37

hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và phản ánh được mộtcách hợp lý các chi phí.

Theo quy định trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO thì việcđiều tra chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuấttrong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước Đơn yêucầu sẽ được coi là đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu nhưđơn này nhận được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sảnlượng của sản phẩm tương tự được làm ra Tuy nhiên, việc điều tra sẽ khôngđược bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành điều tra chiếm íthơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nướclàm ra

Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá thì chúng

có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping) như thuế chốngphá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, cam kết hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mứcgiá của nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuấttrong nước nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá giá là biện pháp phổ biếnnhất hiện nay

Thuế chống bán phá giá đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ khôngphải là thuế áp đặt chung cho hàng hóa của một quốc gia Nguyên tắc chung nêu

ra trong Hiệp định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuếchống phá giá, tức là nếu hàng hóa bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốcgia khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chốngphá giá ngang nhau Mức thuế chống phá giá sẽ phụ thuộc vào biên độ phá giácủa từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi các nhàxuất khẩu từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá giá

đã được xác định

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp đặt

Trang 38

các biện pháp chống bán phá giá Theo quy định của WTO cũng như luật phápcủa rất nhiều nước thì thuế chống bán phá giá chỉ được áp đặt khi hàng hóa đượcbán phá giá gây thiệt hại đáng kể hay đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sảnxuất ở nước nhập khẩu Như vậy, nếu một hàng hóa được xác định là có hiệntượng bán phá giá nhưng không gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mặthàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt thuế chống bán phá giá và cácbiện pháp chống phá giá khác Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước đượchiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợinhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm cho người lao động, đầu tưtới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc dẫn đến khó khăn choviệc hình thành một ngành sản xuất trong nước Chính vì những lý do trên màcác nước, nhất là những nước phát triển đã và đang sử dụng lý do chống bán phágiá để chèn ép một cách bất bình đẳng các nước đang phát triển Điển hình của

vụ việc này là các vụ kiện tôm và cá ba sa của Mỹ đối với các nhà sản xuất cácmặt hàng này của Việt Nam và một số nước khác Để đảm bảo tính công bằngtrong thương mại quốc tế, tất cả các nước liên quan cần nghiên cứu và thực hiệnđúng những quy định của Hiệp định chống bán phá giá của GATT/ WTO

4.4 Cam kết về thuế xuất nhập khẩu

Về thuế xuất khẩu, ta chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệukim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sảnphẩm khác Về thuế nhập khẩu, ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểuthuế (10.600 dòng) Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm Mức thuế bìnhquân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9%thực hiện trong 5-7 năm Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thựchiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt

Trang 39

giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20% Các mặt hàng trọng yếu, nhạycảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô -

xe máy vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định Những ngành có mức giảmthuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạokhác, máy móc và thiết bị điện - điện tử Ta đạt được mức thuế trần cao hơnmức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất là phươngtiện vận tải Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theongành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp Đây là hiệp định tựnguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một sốngành Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may

và thiết bị y tế Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 nămđối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng Về hạn ngạch thuếquan, ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối

Bảng 3 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính

Nhóm mặt hàng

Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%)

Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%)

Trang 40

6 Da, cao su 19,1 14,6

10 Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3

11 Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5

13 Hàng chế tạo khác 12,9 10,2

Nguồn Mutrap II

4.5 Cam kết của Việt Nam về trợ cấp

Thông thường, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, các nước có thểđàm phán để điều chỉnh một số nội dung so với quy định chung về trợ cấp tạiHiệp định SCM

Đối với Việt Nam, những điều chỉnh này bao gồm:

Trợ cấp đèn đỏ:

Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp này (bao gồm trợ cấp xuấtkhẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu) từ thời điểm gia nhập Riêng đối với các ưu đãi đầu tư (ưu đãi về thuế) dựa trên tiêu chí thành tích xuấtkhẩu và tỷ lệ nội địa hoá mà cơ quan Nhà nước đã cho phép doanh nghiệp đượchưởng từ trước ngày gia nhập WTO thì sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến hết 5năm kể từ ngày gia nhập

Các loại trợ cấp khác và các hình thức xử lý vi phạm hoặc biện pháp đối

kháng: Tuân thủ Hiệp định SCM (Hiệp định SCM: Bao gồm các nguyên tắc

chung có liên quan đến trợ cấp và biện pháp đối kháng mà tất cả các thành viên

Ngày đăng: 17/04/2013, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1- Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam (Trang 18)
Bảng 1 - Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá  biển Việt Nam - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 Tổng hợp kết quả đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam (Trang 18)
Bảng2 – Giá trị xuất khẩu (triệu USD) - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2 – Giá trị xuất khẩu (triệu USD) (Trang 23)
Bảng 3- Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 3 Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính (Trang 39)
Bảng 3 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 3 Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính (Trang 39)
Các loại trợ cấp khác và các hình thức xử lý vi phạm hoặc biện pháp đối - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
c loại trợ cấp khác và các hình thức xử lý vi phạm hoặc biện pháp đối (Trang 40)
Bảng 4- Thay đổi mức bảo hộ thực tế đối với một số ngành và sản phẩm - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 4 Thay đổi mức bảo hộ thực tế đối với một số ngành và sản phẩm (Trang 41)
Bảng 4 - Thay đổi mức bảo hộ thực tế đối với một số ngành và sản phẩm - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 4 Thay đổi mức bảo hộ thực tế đối với một số ngành và sản phẩm (Trang 41)
Bảng 6- Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch sang các thị trường năm 2005 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 6 Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch sang các thị trường năm 2005 (Trang 44)
Bảng 6 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch sang các thị trường năm 2005 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 6 Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch sang các thị trường năm 2005 (Trang 44)
1.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
1.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam (Trang 45)
Bảng 7- Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN qua các thời kỳ - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 7 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN qua các thời kỳ (Trang 46)
Bảng 7 - Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN qua các thời kỳ - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 7 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN qua các thời kỳ (Trang 46)
Bảng 8- Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 8 Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam (Trang 49)
Bảng 8 - Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 8 Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam (Trang 49)
Bảng 9- Sản lượng thuỷ sản năm 2007 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 9 Sản lượng thuỷ sản năm 2007 (Trang 59)
Bảng 1 0- Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo thị trường - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 0- Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo thị trường (Trang 60)
Bảng 10 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo  thị trường - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 10 Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo thị trường (Trang 60)
Bảng 1 1- Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo mặt hàng - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 1- Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo mặt hàng (Trang 63)
Bảng 11 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo  mặt hàng - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 11 Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo mặt hàng (Trang 63)
Bảng 1 2- Đầu tư nước ngoài trong một số ngành cơ bản - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 2- Đầu tư nước ngoài trong một số ngành cơ bản (Trang 75)
Bảng 12 - Đầu tư nước ngoài trong một số ngành cơ bản - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 12 Đầu tư nước ngoài trong một số ngành cơ bản (Trang 75)
Bảng 13 - Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm 2000 – 2008 20002001200220032004200520062007 2008 KNXK (triệu  - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 13 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm 2000 – 2008 20002001200220032004200520062007 2008 KNXK (triệu (Trang 76)
Bảng 13 - Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm 2000 – 2008 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 13 Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam qua các năm 2000 – 2008 (Trang 76)
Bảng 1 4- Sản lượng thuỷ sản năm 2007 và 2008 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 4- Sản lượng thuỷ sản năm 2007 và 2008 (Trang 78)
Bảng 14 - Sản lượng thuỷ sản năm 2007 và 2008 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 14 Sản lượng thuỷ sản năm 2007 và 2008 (Trang 78)
Bảng 1 5- Trị giá xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường tính sơ bộ 11 tháng năm 2008 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1 5- Trị giá xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường tính sơ bộ 11 tháng năm 2008 (Trang 83)
Bảng 15 - Trị giá xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường tính sơ bộ 11  tháng năm 2008 - Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
Bảng 15 Trị giá xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường tính sơ bộ 11 tháng năm 2008 (Trang 83)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w