MỤC LỤC CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA 1 1. Sự hình thành và phát triển của công ty 1 2. Chức năng và nhiêm vụ của Công ty 2 3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty 3 3.1. Ban điều hành: 3 3.1.2. Các Phó giám đốc Công ty: 5 3.2. Các phòng, ban nghiệp vụ: 6 4. Một số đặc điểm kinh tế của Tổng công ty 8 4.1. Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh 8 4.2. Các đặc điểm cơ bản về vốn, lao động của Công ty 8 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 11 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 2. Về thị trường và bạn hàng xuất nhập khẩu 12 3.Các mặt hàng chủ yếu được xuất nhập khẩu 13 4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 14 5.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 15 5.1. Đánh giá những thành tựu đạt được 15 5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUÂT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC TỔNG CÔNG TY THỦY TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG – VIGLACERA 19 I: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHUNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 19 1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh chung của Công ty 19 1.1. Phương hướng phát triển của Công ty 19 1.2. Mục tiêu chung của Công ty 20 2. Những mục tiêu cụ thể về hoạt động xuất khẩu 20 2.1. Mục tiêu về giá trị 20 2.2. Mục tiêu về thị trường. 21 II. BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUÂT KHẨU CỦA CÔNG TY 22 1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 22 2. Chú trọng công tác ký kết hợp đồng 22 3. Xây dựng giá bán hợp lý 22 4. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm 23 5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xuât khẩu. 23
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU - VIGLACERA 1. Sự hình thành và phát triển của công ty Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu với tên giao dịch quốc tế là Trading And Export – Import Company, viết tắt là Tradimex là một công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng. Công ty được thành lập ngày 17/5/1998 theo quyết định số 217/BXD – TCLĐ của Bộ Xây Dựng trên cơ sở sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ Xây Dựng. Công ty là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ như luật định, tự chụi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong số vốn do tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty thủy tinh, gốm xây dựng. Tổng công ty bao gồm gần 40 nhà máy, xí nghiệp thành viên với trên 10 000 cán bộ công nhân viên. Đến nay, do có sự sát nhập của nhiều nhà máy, đơn vị nên hiện nay Tổng công ty còn 26 đơn vị trực thuộc. Hiện nay, Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là một công ty lớn, có uy tín tại Việt Nam với các chuyên viên giỏi, có năng lực thực hiện công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất cho các đơn vị thành viên. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ về kỹ thuật, kinh tế với nhiều đối tác tại trên 22 quốc gia trên các lĩnh vực: - Nhập khẩu công nghệ, thiết bị dây truyền sản xuất - Trao đổi chuyên gia - Hợp tác sản xuất kinh doanh - Xuất khẩu sản phẩm Trải qua gần 10 năm họat động, với bề dày kinh nghiệm Công ty đã và đang đi vào ổn định củng cố và ngày càng phát triển xứng đáng là một trong những Công ty hàng đầu kinh doanh và xuất nhập khẩu lớn ở Việt Nam. 2. Chức năng và nhiêm vụ của Công ty Trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị của Tổng công ty thủy tinh, gốm xây dựng và một số đơn vị thuộc bộ xây dựng, trong quyết định số 217/BXD- TCLĐ có nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu như sau: • Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất để xây dựng phương án tiêu thụ làm cho công tác sản xuất kinh doanh của tổng công ty hòa nhập và đáp ứng nhu cầu của thị trường. • Đại diện các đơn vị thành viên và nhận ủy thác của các đơn vị này trong việc nhập khẩu nguyện liệu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm của Tổng công ty ra thị trường nước ngoài. • Xây dựng tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, của hàng, cộng tác viên… hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty. • Cân đối lập kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm do các đơn vị thành viên sản xuất, trình ban quản lý và Tổng giám đốc phê duyệt. • Xây dựng chương trình tiếp thị ngắn hạn, dài hạn trình Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ được giao, điều tiết ổn định thị trường. Các chi nhánh: Hiện nay, Công ty có hai chi nhánh trực thuộc tại thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang được Tổng công ty giao cho quản lý. Các chi nhánh này đóng vai trò là đại diện và đầu mối phân phối các sản phẩm của Tổng công ty tại khu vực Miềm Nam và Miền Trung. 3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty Để đáp ứng sự phát triển của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty thủy tinh, gốm xây dựng, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao và yêu cầu của thị trường trong giai đoạn mới Công ty đã thực hiện công tác tổ chức kinh doanh và xuất nhập khẩu của bộ máy 210 cán bộ, nhân viên theo sơ đồ sau: 3.1. Ban điều hành: Ban điều hành của công ty bao gồm: Giám đốc Công ty và các phó giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Công ty thông qua các phòng ban nhiệm vụ. 3.1.1. Giám đốc Công ty có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Là đại diện pháp nhân của Công ty và chụi trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu được Chủ Giám đốc Phó Giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc kinh doanh Phòng Hành chính Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Tài chính kế toán Phòng kinh doanh tịch HĐQT phê duyệt tại Quyết định số 64/TCT – HĐQT ngày 11 tháng 7 năm 2000. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty. - Nhận vốn và tài sản (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước do Tổng công ty giao để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Tổng công ty giao. - Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao, xây dựng quy chế huy động vốn sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, báo cáo Tổng công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện quy chế đó đạt hiệu quả. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dìa hạn và hàng năm Công ty trình Tổng công ty phê duyệt. - Tổ chức điều hành các hoạt động của Công ty; chụi trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty; chụi trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty và trước pháp luật về kết quả kinh doanh của Công ty, về những sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện. - Thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương do Tổng Công ty ban hành, xây dựng và đề nghị Tổng công ty phê duyệt một số định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức tiền lương phù hợp với các quy định chung của Tổng công ty. - Đề nghị Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó gián đốc, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty ở nước ngoài; các Trưởng phòng nghiệp vụ; Quyết định điều độn, bổ nhiệm, miễn nhiệ, kỷ luật, khen thưởng Phó chi nhánh; Phó phòng nghiệp vụ của Công ty. - Xây dựng và trình Tổng Công ty phê duyệt phương án bổ sung và thành lập mới các đơn vị trực thuộc và bộ máy quản lý của Công ty. - Giám đốc công ty được tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động, cho thôi việc đối với CBCNV trong Công ty theo phân cấp quản lý của Tổng công ty. - Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kế hoạch các đơn vị trực thuộc về quản lý tài sản, về an toàn vệ sinh lao động và các mặt hoạt động khác nhằm điều chỉnh nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh giữa các đơn vị trực thuộc và toàn Công ty. - Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. - Chụi sự chỉ đạo của Tổng công ty và chụi sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ điều hành của mình. - Uỷ quyền cho 01 Phó giám đốc Công ty thay thế khi vắng mặt trên 05 ngày. 3.1.2. Các Phó giám đốc Công ty: Phó giám đốc Công ty là người giúp Giám đốc Công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc Công ty, chụi trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao. 3.1.2.1. Phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu - Là người giúp Giám đốc Công ty thực hiện mọi công tác xuất nhập khẩu của Công ty theo đúng ủy quyền của Tổng công ty, chụi trách nhiệm trước Giám đôc Công ty về mọi hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. Và thay mặt Giám đốc Công ty giải quyết các công việc khi được ủy quyền. - Kiểm tra kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm do phòng XNK xây dựng và báo các Giám đốc đề xuất biện pháp, nguồn lực bảo đảm thực hiện theo đúng kề hoạch đề ra. 3.1.2.2. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh. - Là người giúp Giám đốc Công ty thực hiện mọi công tác kinh doanh các sản phẩm Viglacera của Công ty theo đúng ủy quyền của Tổng công ty, chụi trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty tại khu vực phía Bắc. - Thay mặt Giám đốc Công ty giải quyết các công việc khi được ủy quyền. - Chỉ đạo công tavcs hành chính quản trị. - Một số công việc khác do Giám đốc trực tiếp giao. - Kiểm tra và giám sát công tác cung ứng hành hóa cho chi nhánh. - Lập phương án nghiên cứu, tổ chức triển khai mở rộng thị trường. - Xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của Công ty trước mắt và lâu dài. - Thu thập thông tin và xử lý những thông tin về thị trường, giá cả tại từng thời điểm để có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong kinh doanh. - Tổ chức điều hành Phòng kinh doanh thực hiện đảm bảo kế hoạch doanh thu tháng, quý, năm. - Có các phương án quản lý, thu hồi công nợ. 3.2. Các phòng, ban nghiệp vụ: Ngoài ban điều hành bộ máy giúp việc của công ty bao gồm 3.2.1. Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ: xây dựng phương án và triển khai công tác kinh doanh của Công ty trước mắt và lâu dài; tổ chức điều hành phòng kinh doanh, tập trung trọng tâm tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhằm đảm bảo và thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng, hàng quý của Công ty; Tìm hiểu, khai thác, thu thập thông tin về thị trường, lập phương án kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 3.2.2. Phòng xuất nhập khẩu Phòng xuất khẩu có nhiện vụ: thực hiện công tác xuất nhập khẩu của Công ty; lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm trình Phó giám đốc phụ trách xem xét và báo các Giám đốc đề xuất biện pháp, nguồn lực đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đề ra; xây dựng chiến lược về cơ cấu sản phẩm, thị trường xuất khẩu trên cơ sở đa dạng hóa lĩnh vực kinh daonh xuất nhập khẩu các mặt hàng trong và ngoài Tổng công ty; xây dựng phương án mở vănb phòng đại diện tại nươc ngoài để hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trên thế giới. 3.2.3. Phòng xuất khẩu lao động Phòng xuất khẩu lao động có nhiệm vụ: giao dịch, tìm kiếm đối tác nước ngoài, kết hợp với đối tác nươc ngoài theo dõi tình hình làm việc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động ở nươc ngoài; khai thác nguồn lao động trong nước; đào tạo tiếng nước ngoài và giáo dục định hướng cho người lao động; tuyển dụng người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; làm tất cả các thủ tục đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 3.2.4. Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ: quản lý tổ chức hành chính; hoạch toán kinh tế; đánh giá kết quả của Công ty theo kế hoạch, theo dõi và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế; quyết toán với cơ quan cấp trên (Tổng công ty) và các cơ quan hữu quan, các tổ chức tài chính ngân hàng hàng năm… 3.2.5. Phòng Tổ chức hành chính Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ: thực hiện công tác lao động; công tác quản lý định mức lao động, tiền lương; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động; công tác quản trị hành chính; công tác bảo vệ trật tự trị an, chăm lo sức khỏe ban đầu cho người lao động; quản lý con dấu theo quy định của Nhà nước; quản lý và điều hành phương tiện làm việc cho CBCNV Công ty; chuẩn bị các cuộc hội nghị, hội thảo của Công ty, thực hiện đón, hướng dẫn và sắp xếp lịch làm việc đối với khách đến liên hệ công tác tại Công ty; công tác thông tin, báo chí, tuyên truyền. 4. Một số đặc điểm kinh tế của Tổng công ty 4.1. Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh Phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao, Công ty tập trung kinh doanh và xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực sau: • Kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng, bao gồm: - Kính tấm xây dựng các loại: kính trắng, kính mờ, kính an toàn, kính phản quang, kính màu, kính hoa dâu… - Các sản phẩm từ thủy tinh: bông sợi thủy tinh cách nhiệt, thủy tinh lỏng… - Sứ thủy tinh, bồn tắm, gạch lát nền và gạch ốp tường tráng men… - Tấm lợp và các sản phẩm phục vụ cho trang trí nội thất… - Vật liệu chụi lửa: như gạch Chammot, gạch kiềm tính và các loại bột vữa tương ứng. - Gạch ngói thông dụng: gạch xây các loại có độ rỗng từ 30- 70%, ngói thường, ngói tráng men và các sản phẩm khác làm từ đất sét nung. - Vật liệu ma sát: Má phanh ôtô, Carton chụi nhiệt. • Trực tiếp xuất nhập khẩu vật tư, hóa chất, phụ tùng thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng. Phạm vi hoạt động của Công ty không chỉ giới hạn trong nước mà còn vươn ra cả nước ngoài. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số hoạt động khác như: Xuất khẩu ủy thác, gia công ủy thác… 4.2. Các đặc điểm cơ bản về vốn, lao động của Công ty 4.2.1. Về vốn: Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty thủy tinh, gốm xây dựng tiền thân là phòng kinh doanh của Tổng kinh doanh nên năm đầu thành lập vốn kinh doanh của công ty còn ít nhưng vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm điều đó một phần phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Năm 1998 là năm đầu tiên công ty đi vào hoạt động ban đầu vốn kinh doanh của công ty là 29 tỷ đồng. Trong đó vốn vay Ngân hàng là 19 tỷ đồng và vốn do nhà nước cấp là 10 tỷ đồng. Năm 1999 vốn đã là 34 tỷ đồng, năm 2000 vốn kinh doanh là 51 tỷ đồng, năm 2001 vốn kinh doanh là 70 tỷ đồng tăng 19 tỷ so với năm 2000, năm 2002 vốn kinh doanh là 92 tỷ đồng tăng 22 tỷ so với năm 2001. Tính đến năm 2004 vốn kinh doanh của công ty đã là 137tỷ đồng tăng 23 tỷ đồng so với năm 2003. Vốn kinh doanh của công ty được phản ánh dưới 2 dạng là vốn cố định và vốn lưu động. Năm 2004 vốn kinh doanh của công ty là 137 tỷ đồng. Trong đó: - Vốn cố định: 19.18 tỷ đồng chiếm 14% - Vốn lưu động: 117.82 tỷ đồng chiếm 86% Xét về mặt nguồn vốn thì tổng số vốn hiện có của công ty được cấu thành từ các nguồn vốn chủ yếu sau: - Vốn tín dụng Ngân hàng: 24.63 tỷ đồng chiếm 17.98% - Vốn tự huy động: 19.317 tỷ đồng chiếm 14.1% - Vốn vay ngân hàng: 13.974 tỷ đồng chiếm 10.2% - Vốn Tổng công ty cấp: 14.111 tỷ đồng chiếm 10.3% - Vốn tự có: 49.95 tỷ đồng chiếm 36.46% - Vốn góp liên doanh, liên kết: 9 tỷ đồng chiếm 10.96% Phấn đầu đến năm 2010 tổng số vốn của công ty sẽ lên đến 250 tỷ đồng. ( Nguồn: Số liệu báo cào tài chính năm 2005 -Phòng kế toán công ty) 4.2.2.Về lao động: Với chức năng là một công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu các mặt hàng của các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty và một số mặt hàng khác,với tính năng tinh giảm, nhanh gọn và hiệu quả nên số lao động trong công ty tương đối gọn nhẹ. Có thể thấy lao động của công ty thay đổi qua các năm như sau: Bảng1: Tổng số lao động và tiền lương của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số lao động (người) 45 50 53 100 180 150 210 TNBQ (1.000.000đ ) 0.78 0.85 0.988 1.344 1.488 1.522 1.597 (Nguồn: Phòng hành chính công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu) Về cơ bản, nguồn lao động của Công ty năm 2004 được tổ chức theo cơ cấu sau: - Cán bộ quản lý: 15 người chiếm 7.14% - Kỹ sư, kỹ thuật viên: 22 người chiếm 10.48% - Nhân viên kinh doanh: 48 người chiếm 22.86% - Thợ bậc cao: 61 người chiếm 29.05% - Lao động phổ thông: 64 người chiếm30.47 % Xét về trình độ chuyên môn thì có: - Trình độ đại học và trên đại học: 96 người chiếm 45.7% - Trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp: 89 người chiếm 42.4% - Còn lại: 25 người chiếm 11.9% Nhìn chung, với tiềm lực kinh tế với đội ngũ lao động có trình độ, có cơ sở vật chât, kinh tế kỹ thuật khá hiện đại, hiện nay công ty Kinh doang và Xuât nhập khẩu thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng đang giữ một vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh và xuât nhập khẩu các sản phẩm thủy tinh và gốm xây dựng tại Việt Nam. [...]... 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Năm 1998 thực chất là năm đầu tiên Công ty Kinh doanh và Xuât nhập khẩu (trước đây là phòng kinh doanh của Tổng công ty) đi vào hoạt động với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh các sản phẩm mũi nhọn của Tổng công ty tại thị trường phía Nam và kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên vật... HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUÂT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC TỔNG CÔNG TY THỦY TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG – VIGLACERA 19 I: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHUNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 19 1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh chung của Công ty 19 1.1 Phương hướng phát triển của Công ty 19 1.2 Mục tiêu chung của Công ty 20 2 Những mục tiêu cụ thể về hoạt động xuất khẩu ... ………………………………………………………………………………… Đề xuất đề tài: Tổng quan về ngành thủy tinh và gồm xây dựng và một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty kinh doanh và xuât nhập khẩu thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng – Viglacera MỤC LỤC CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA .1 1 Sự hình thành và phát triển của công ty .1 2 Chức năng và nhiêm vụ của Công ty ... của công ty đã đạt mức hơn 30 triệu USD Đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ với một doanh nghiệp nhà nước còn non trẻ như Viglacera nói chung và Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu nói riêng 5.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 5.1 Đánh giá những thành tựu đạt được 5.1.1 Đánh giá về tình hình hoạt động nhập khẩu Trong giai đoạn qua Công ty đã tiến hành nhập. .. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUÂT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC TỔNG CÔNG TY THỦY TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG – VIGLACERA I: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHUNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh chung của Công ty 1.1 Phương hướng phát triển của Công ty Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nước ta có nhiều vận hội mới, song cũng... của Tổng công ty có giá trị thương mại không cao nên hoạt động kinh doanh ngoại thương chỉ đạt hiệu quả khi xuất nhập khẩu một lượng hàng lớn điều này ảnh hưởng đến thị trường và bạn hàng xuất nhập khẩu của Công ty Các bạn hàng và thị trường xuất nhập khẩu chính của Công ty bao gồm: • Thị trường Singapore: Công ty BP PTE Ltd, Công ty Offshore, Công ty Onshore PTE Ltd, ICI Singapore • Thị trường Lào: Tổng. .. CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 11 1 Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 2 Về thị trường và bạn hàng xuất nhập khẩu 12 3.Các mặt hàng chủ yếu được xuất nhập khẩu .13 4 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty .14 5.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY 15 5.1 Đánh giá những thành tựu đạt được ... sản xuất các đơn vị trong Tổng công ty Ngay từ khi đi vào hoạt động Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu đã hình thành nên đầu mối kinh doanh của Tổng công ty và hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Tổng công ty, đồng thời tạo nguồn cân đối tài chình trong việc hỗ trợ vay trả đối với các đơn vị thành viên Kết quả là năm 1999, tổng kim ngạch ngoại thương của Công ty. .. bộ máy của Công ty 3 3.1 Ban điều hành: .3 3.1.2 Các Phó giám đốc Công ty: 5 3.2 Các phòng, ban nghiệp vụ: 6 4 Một số đặc điểm kinh tế của Tổng công ty 8 4.1 Một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh 8 4.2 Các đặc điểm cơ bản về vốn, lao động của Công ty 8 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ... động nhập khẩu của công ty cũng có những thuận lợi sau: • Công ty nhập khẩu chủ yếu để phục vụ sản xuất của các đơn vị thành viên nên khi nhập khẩu về hàng hóa hay nguyên liệu không bị tồn dọng mà được sử dụng vào sản xuất và chế biến ra sản phẩm • Do nhu cầu về mặt hàng kính xây dựng trong nước tăng nên Công ty có thể nhập khẩu kinh doanh một lượng lớn mặt hàng này Dựa vào các số liệu của các báo cáo . ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Năm 1998 thực chất là năm đầu tiên Công ty Kinh doanh và Xuât nhập khẩu (trước đây là phòng kinh doanh. CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU - VIGLACERA 1. Sự hình thành và phát triển của công ty Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu với tên giao dịch quốc tế là. Giám đốc Công ty thực hiện mọi công tác xuất nhập khẩu của Công ty theo đúng ủy quyền của Tổng công ty, chụi trách nhiệm trước Giám đôc Công ty về mọi hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. Và thay