Thực tập tổng hợp về tổ chức CECI và dự án ILMC

27 257 0
Thực tập tổng hợp về tổ chức CECI và dự án ILMC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 I ) Khái quát chung vể tổ chức CECI và dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá: 2 1.Giới thiệu chung về tổ chức CECI 2 2.Khái quát về dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá: 4 2.1 Cơ sở lý luận của dự án : 4 2.2. Mục tiêu của dự án: 5 2.3.Nhiệm vụ của dự án: 5 2.4. Cơ cấu tổ chức dự án: 6 II.Thực trạng quá trình hoạt động dự án : 11 1. Cơ sở hạ tầng: 15 2. Tín dụng. 16 3. Nông nghiệp: 17 4. Giáo dục: 17 5. Y tế: 18 6. Vấn đề giới: 18 III ) Định hướng phát triển trong tương lai: 24 Kết Luận 26

LỜI NÓI ĐẦU CECI ( Centre Canada d'Etude et de Coopreation Inter Nationable) Là : Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada. Đang tiến hành thực hiện Dự án nâng cao đờI sống dân sinh cộng đồng miền núi Tỉnh Thanh Hoá (ILMC) phốI hợp vớI UBND Tỉnh Thanh Hoá nhầm nâng cao đờI sống của các huyện miền núi góp phần cào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Nhận thấy đây là một Dự án phù hợp vớI chuyên ngành đã được học ở trường vì vậy em đã xin được thực tập ở Dự án ILMC và đã được Dự án tiếp nhận thực tập từ ngày 8/1/2006. Trong quá trình thực tập từ ngày 8/1/2006 đến ngày 19/2/2006. Em đã tiến hành tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Dự án cũng như chức năng và nhiệm vụ của Dự án và đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Bản báo cáo gồm 3 phần như sau: Phần1: GiớI thiệu chung về tổ chức CECI và Dự án ILMC Phần 2: Thực trạng hoạt động của Dự án ILMC Phần 3: Định hướng phát triển của Dự án Để có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập này, em xin được gửI lờI cảm ơn sâu sắc tớI thầy giáo: TS. Nguyễn Ngọc Sơn, thầy đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong suôt quá trình viết bài. Em cũng xin được gủI lờI cảm ơn sâu sắc tớI anh: Nguyễn Thanh Thuỳ điều phốI viên của Dự án ILMC ngườI đã trực tiếp hưỡng dẫn em trong thờI gian en thực tập ở Dự án cùng toàn thể các cán bộ Dự án ILMC đã tạo moi điều kiện thuận lợI để em hoàn thành bài viêt của minh. I ) Khái quát chung vể tổ chức CECI và dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá: 1.Giới thiệu chung về tổ chức CECI CECI CECI là tên viết tắt tiếng Pháp của “Centre Canadien d’Etude et de Cooperation Internationale”, dịch sang tiếng Việt là Trung tâm Nghiên cứu & Hợp tác Quốc tế Canada. Thành lập năm 1958, CECI là một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận. Phương châm hoạt động của CECI có thể được tóm tắt như sau: Nhiệm vụ của CECI là xóa đói giảm nghèo và chống lại sự phân biệt xã hội; phát triển năng lực cho các cộng đồng khó khăn; hỗ trợ các sáng kiến vì hòa bình, nhân quyền và bình đẳng; huy động nguồn lực và thúc đẩy quá trình chuyển giao tri thức. Để đạt được phương châm hoạt động, trong những năm vừa qua CECI đã không ngừng nỗ lực hợp tác với đối tác tại các quốc gia đang phát triển cùng với các tổ chức tại Canada, Pháp, Úc, Hoa Kỳ CECI cũng đã tổ chức rất nhiều các hoạt động tuyên truyền tại Canada, đặc biệt là ở Québec; LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG • Hợp tác với các đối tác quốc tế trong các dự án phát triển cộng đồng. • Cung cấp các khóa đào tạo liên quan tới lĩnh vực phát triển. • Gây quỹ để phục vụ cho các dự án phát triển và từ thiện. • Tiến hành các hoạt động cộng đồng. • Tiến hành các dự án phát triển cộng đồng và nghiên cứu các sáng kiến nâng cao. Trụ sở chính CECI Montreal. CECI có rất nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, lập kế hoạch và quản lý các chương trình hoặc dự án liên quan tới các lĩnh vực khác nhau mà đòi hỏi mức độ chuyên nghiệp cao. ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Từ khi bắt đầu thành lập năm 1958, CECI đã có mặt ở hầu hết các quốc gia nghèo trên thế giới. Hiện nay CECI hoạt động ở 20 quốc gia tại châu Phi, châu Mĩ, châu Á và Đông Âu. Đây chính là những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tại châu Á, CECI đã và đang tiến hành các dự án tại 4 nước sau: Nepal, Ấn Độ, Campuchia và Việt Nam CECI tại Việt Nam CECI đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1991. Đầu tiên CECI tập trung vào cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình Việt Nam quá độ lên nền kinh tế thị trường thông qua các chương trình hợp tác với các trường đại học, hỗ trợ các trường trong việc tin học hóa quản lý và liên kết với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Từ đó, CECI đã không ngừng phát triển tính chuyên nghiệp trong các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận. CECI cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ vùng sâu vùng xa của Việt Nam từ cấp xã tới cấp tỉnh. CECI đã có những hỗ trợ tích cực cho các đối tác Việt Nam tại các tỉnh trong việc lập kế hoạch và tiến hành các dự án phát triển theo đúng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân; hỗ trợ và giám sát quy trình phân quyền xuống các cấp cơ sở; xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; thiết lập và hỗ trợ phát triển các cơ sở tài chính vi mô và mô hình HTX; quản lý tài nguyên thiên nhiên & giảm nhẹ thiên tai; bảo tồn di sản văn hóa và quản lý đô thị; nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế và dinh dưỡng. Các hoạt động sẽ tiến hành tại Việt Nam Cùng với chiến lược phát triển của chính phủ Việt Nam, CECI sẽ vẫn tiếp tục duy trì sự hợp tác với các đối tác Việt Nam nhằm hỗ trợ các vùng sâu vùng xa, đồng bào thiểu số và các cộng đồng khó khăn tại các khu vực thường xảy ra thiên tai hạn hán. Với mục đích góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, CECI sẽ tiếp tục tập trung vào các hoạt động nâng cao năng lực, phát triển kinh tế, nâng cao khả năng tiếp cận cho người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản theo đúng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người hưởng lợi. Số lượng cán bộ của CECI tại Việt Nam Cán bộ người nước ngoài: 3 (và 10 tình nguyện viên Canada đang công tác tại shiện trường thuộc các vùng dự án của Việt Nam) Cán bộ Việt Nam: 6 (và 26 nhân viên dự án đang công tác tại hiện trường thuộc các vùng dự án của Việt Nam) Ngân sách hoạt động tại Việt Nam: Trung bình hàng năm là 2.000.000 USD 2.Khái quát về dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá: Dự án ILMC bắt đầu năm 2001 tạI hai huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá: Bá Thước và Như Xuân. Dự án được ký kết giữa tổ chức CIDA và UBND tỉnh Thanh Hoá vớI ngân sách 9,5 triệu $. Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada (CECI) là đơn vị ký kết vớI tổ chức CIDA trong việc cung cấp các hỗ trợ về mặt kỹ thuật và quản lý cho Dự án ILMC. 2.1 Cơ sở lý luận của dự án : Dự án sẽ thực hiện phương pháp tập trung vào phát triển kinh tế cộng đồng để tăng cường năng lực của người nghèo trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của họ; Tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác với các cơ quan đối tác; tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn là định hướng quá trình phát triển nhằm mục đích tăng cường quyền lực cho các đối tác và cộng đồng thực hiện thay thế dần vai trò của cơ quan thực hiện dự án Canada (CEA) và đảm bảo tính bền vững của dự án sau khi kết thúc. Những nguyên tắc này làm nền tảng cho hai chiến lược quan trọng: - Phát triển kinh tế cho các cộng đồng địa phương thông qua việc gán kết người nghèo với thị trường và thành lập các hợp tác xã: - Phân tích nghèo đói và cung cấp thông tin phản hồi về mặt chính sách trong môi trường gắn kết vi mô - vĩ mô. 2.2. Mục tiêu của dự án: Mục tiêu của dự án “Nâng cao đời sống dân sinh cho cộng đồng miền núi tỉnh Thanh Hoá (ILMC)” là đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt nam. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao đời sống kinh tế xã hội của hộ gia đình nghèo và xã được lựa chọn trong các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá có liên quan tới quá trình tham gia lập kế hoạch phát triển cộng đồng và thực hiện kế hoạch. Làm giảm số hộ và xã thuộc diện nghèo ở vùng sâu vùng xa miền núi tỉnh Thanh Hoá. 2.3.Nhiệm vụ của dự án: - Tăng mức an toàn lương thực và thu nhập cho các hộ được lựa chọn và giảm số hộ thuộc diện nghèo. - Nâng cao khả năng của người nghèo trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản thông qua tăng cường tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khoẻ ban đầu ( bao gồm dinh dưỡng) nước và công trình vệ sinh. - Đẩy mạnh phi tập trung hoá và sự tham gia của các hộ gia đình và cộng đồng trong hoạt động đánh giá, lập kế hoặch và thực hiện các dự án và hoạt động phát triển thích hợp,bao gồm công trình hạ tầng cơ sở xã hội và cơ sở hạ tầng hiệu quả. 2.4. Cơ cấu tổ chức dự án: * Các cơ quan quản lý dự án: UBND các huyện Như Xuân và Bá Thước cùng với cơ quan thực hiện dự án cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc lập kế hoặch, quản lý, và cung cấp tổng thể các kết quả của dự án. - Cơ quan thực hiện dự án Canada(CEA): Cơ quan thục hiện dự án do CIDA hợp đồng sẽ đồng thực hiện và quản lý dự án với UBND huyện Như Xuân và Bá Thước. * Ban chỉ đạo chương trình tỉnh (PPSC) Ban Chỉ đạo chương trình cấp tỉnh sẽ do CIDA và UBND đồng chủ tịch và sẽ họp ít nhất 2 lần trong một năm và chịu trách nhiệm: + Cung cấp định hướng chiến lược cho chương trình và các dự án. + Phê duyệt các bản kế hoạch thực hiện dự án + Phân bổ các nguồn kinh phí của chương trình + Phê duyệt các kế hoạch công việc thường niên và xem xét đánh giá việc thực hiện công việc dự án + Phê duyệt ngân sách hàng năm và tái phân bổ kinh phí giữa năm và cho từng năm dự án + Phê duyệt và bổ sung sửa đổi các thủ tục quản lý và hoạt động của dự án, các điều khoản tham chiếu và trách nhiệm giải trình của bất cứ một ban, cơ quan hoặc tổ chức nào được uỷ nhiệm chịu trách nhiệm và có trách nhiệm với mọi yêu cầu về báo cáo + Công bố các báo cáo thường niên về sổ sách tài chính của chương trình và về việc thực hiện, hoàn thành các kết quả của chương trình. + Giám sát việc thực hiện chương trình và hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề nào có thể nẩy sinh trong vấn đề thực hiện. * Ban quản lý dự án: Ban quản lý dự án bao gồm ba bộ phận hoạt động riêng biệt nhưng có chức năng hỗ trợ lẫn nhau: + Ban quản lý và thực hiện dự án (PMIC), do UBND huyện và cơ quan thực hiện Canada đồng quản lý và bao gồm các thành viên là phụ trách các phòng ban liên quan ở cấp huyện và những người chịu trách nhiệm quyết định việc phân bổ nguồn lực của dự án cũng như thực hiện các hoạt động do dự án tài trợ. + Văn phòng hỗ trợ dự án (PSU) do cơ quan thực hiện Canada bố trí nhân sự và điều hành sẽ chịu trách nhiệm cấp các hỗ trợ về hành chính và kỹ thuật. + Đối tác thực hiện, là những phòng ban cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động của dự án. * Ban quản lý và thực hiện dự án: Ban quản lý và thực hiện dự án cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý và thực hiện tổng thể dự án cũng như có trách nhiệm hoàn thành các kết quả dự án. - Đối tác thực hiện : Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện,lao động và thương binh xã hội, trung tâm y tế, phòng giáo dục và đào tạo, phòng thống kê, phòng kế hoạch, trạm khuyến nông, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên. - Văn phòng hỗ trợ dự án: Có vai trò hỗ trợ và tư vấn .Văn phòng hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của cán bộ, chuyên viên các nghành liên quan, tổ chức trên cơ sở cộng đồng và nông dân nhằm đảm bảo quyền sở hữu dự án thuộc cấp địa phương. Lồng ghép các phương pháp tiếp cận dự án vào công tác lập kế hoạch chương trình thường xuyên. * Ban thẩm định và phê duyệt quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội - Ban thẩm định phê duyệt quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế: Ban thẩm định và phê duyệt quỹ xã hội sẽ được thành lập ở mỗi huyện: Thành viên bao gồm: + Đồng giám đốc dự án huyện ( có chữ ký tài khoản ngân hàng) + Nhóm trưởng hiện trường ( có chũ ký tài khoản ngân hàng). + Hai cán bộ lựa chọn từ ban quản lý và thực hiện dự án. + Trưởng phòng tài chính huyện. + Kế toán văn phòng hỗ trợ dự án. Ban thẩm định quỹ xã hội sẽ chọn một trưởng ban là một thành viên trong ban ( trừ nhóm trưởng hiện trường). Vị trí này sẽ luân chuyển hàng năm. Trách nhiệm chính: + Đề xuất việc phân bổ các khoản tài trợ không hoàn lại xuống xã cho các dự án xã hội theo ngân sách hàng năm và theo các tiêu chí cho xã dự án. + Thẩm định các đề xuất dự án được chọn phù hợp với kinh phí, giá thành, và tiêu chí lựa chọn dự án. + Trả lời và đóng góp ý kiến cho những chủ đề án không được lựa chọn khi cần thiết. + Ký hợp đồng với chủ dự án + Chuyển tiền xuống xã cho các dự án cấp xã + Chuyển tiền cho chủ dự án của các dự án dưới cấp xã + Giám sát việc quản lý tài chính chung của quỹ + Xuống địa bàn dự án theo định kỳ để giám sát tiến độ thực hiện các dự án. + Bảo đảm các khoản đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật của các chủ dự án theo như thoả thuận. + phối hợp với ban quản lý và thực hiện dự án cấp huyện ( Ban QL & TH) trong việc thực hiện chế độ kiểm tra và giám sát quỹ PTXH + Trình báo cáo tài chính và báo cáo tiến độ theo định kỳ cho ban quản lý và thực hiện dự án. + Trình báo cáo hoàn tất dự án của chủ dự án và các báo cáo thẩm định tại chỗ được xây dung trong thời gian đi thăm thực địa của ban thẩm định và phê duyệt cho ban quản lý và thực hiện dự án. + Phối hợp với Ban QL & TH dự án trong các đợt kiểm toán theo yêu cầu. + Mở và quản lý tài khoản dự án tại ngân hàng - Ban thẩm định và phê duyệt quỹ kinh tế: Ban thẩm định và phê duyệt quỹ kinh tế sẽ được thành lập ở mỗi huyện Thành viên bao gồm: + Giám đốc dự án huyện + Nhóm trưởng hiện trường + Ba cán bộ do ban quản lý và thực hiện dự án cử + Một cố vấn kỹ thuậnt của ngân hàng nông nghiệp Việt nam + Trưởng phòng tàI chính huyện + Kế toán ban hỗ trợ dự án Trách nhiệm chính: + Thẩm định các đề án + Lựa chọn và phê duyệt các dự án + Giám sát việc quản lý tàI chính chung của quỹ + Trả lời và đóng góp ý kiến cho các chủ đề án không được lựa chon khi cần thiết + ký hợp đồng với chủ dự án + Chuyển tiền cho chủ dự án của các dự án không thuộc trách nhiệm của xã + Tiến hành xuống địa bàn dự án theo định kỳ để giám sát tiến độ thực hiện các dự án do đối tác taị địa phương thực hiện + Bảo đảm các khoản đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật của chủ dự án được thực hiện theo như thoả thuận + Phối hợp với ban quản lý và thực hiện dự án cấp tỉnh trong việc thực hiện chế độ kiển tra và giám sát quỹ phát triển kinh tế + Đệ trình báo cáo tàI chính và báo cáo tiến độ theo định kỳ cho Ban QL & TH dự án + Trình báo cáo hoàn tất của chủ dự án và các báo cáo thẩm định tại chỗ được xây dung trong thời gian di thăm thực địa của ban thẩm định và phê duyệt cho ban quản lý và thực hiện dự án . + Phối hợp với ban quản lý và thực hiện dự án trong các đợt kiểm toán theo yêu cầu. + Mở và quản lý tàI khoản dự án ở ngân hàng * Ban điều phối xã : Thành viên gồm: + Chủ tịch hoặc người được bổ nhiệm của uỷ ban nhân dân xã + Kế toán xã + Đại diện hội phụ nữ + Đại diện đoàn thanh niên + Đại diện hội nhân dân + Cán bộ của ban giám hiệu nhà trường của xã + Cán bộ của hệ thống ý tế xã + Và cán bộ của các phòng ban khác … * Chiến lược quản lý dự án: Dự án sẽ áp dụng chiến lược quản lý dựa trên nguyên tắc đưa cộng đồng, lãnh đạo và tổ chức cộng đồng thực hiện cung cấp dịch vụ tiếp xúc với mô hình thực hiện các hoạt động phát triển theo phương pháp thích ứng và có sự tham ra của người dân. Chiến lược này nhằm chuyển dần trọng trách từ chuyên gia tư vấn kỹ thuật Canada và ban hỗ trợ dự án cho những người có liên quan đến dự án. Các biện pháp thực hiện việc chuyển giao sẽ được giải thích kỹ hơn trong phần chiến lược phát triển bền vững. [...]... và toàn thể cán bộ Dự án ILMC đã tận tình giúp đỡ em để em có thể hoàn thành được bài viêt này MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 I ) Khái quát chung vể tổ chức CECI và dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá: 2 1.Giới thiệu chung về tổ chức CECI 2 2.Khái quát về dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá: 4 2.1 Cơ sở lý luận của dự án : 4 2.2 Mục tiêu của dự án: 5 2.3.Nhiệm vụ của dự. .. cường và củng cố thành viên + Tập huấn hệ thống thông tin thị trường để hỗ trợ các đợt khảo sát thị trường thường xuyền + Các hoạt động của HTX sẽ tập trung vào nâng cao nhận thức, các hoạt động buôn bán vớI xã viên và hoạt động chế biến Kết Luận Trên đây là toàn bộ bài báo cáo tổng hợp của em về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Dự án ILMC mà em đã tìm hiểu được trong thờI gian thực tập tai Dự án. Sau... Bá Thước và văn phòng chi nhánh đặt tại Như Xuân Mỗi văn phòng thực địa sẽ được bố trí các cán bộ phù hợp, kinh phí và phương tiện làm việc - Cán bộ Một giám đốc dự án tại thực địa người Canada được bố trí phụ trách dự án và sẽ phân bổ thời gian cho hai huyện II .Thực trạng quá trình hoạt động dự án : Dự án nâng cao đời sống dân sinh của cộng đồng miền núi tỉnh Thanh Hoá được bắt đầu vào tháng 8 năm... tìm hiểu tổng hợp về các hợp phần hoạt động của Dự án tạI hai huyện Bá Thước và Như Xuân gồm: 1 Hợp phần Tín Dụng 2 Hợp phần Nông Nghiệp 3 Hợp phần Cơ sở hạ tầng 4 Hợp phần Y tế và Giáo Dục 5 Hợp phần Giới Em nhận thấy hợp phần Tín dụng là hợp phần phù hợp nhất vớI những kiến thực chuyên ngành mà em đã được học ở trường để giúp em có thể hoàn thành được báo cáo Chuyên ngành sau này Vì vậy em có dự kiện... của dự án C) Báo cáo về hoạt động tài chính của dự án cho tới nay CHI TIÊU CHO DỰ ÁN ĐẾN NGÀY NĂM 2005-2006 (BẰNG VND) Tỷ giá tạm tính: CN$1 = 11,770 VND CHI CHO GIAI ĐOẠN SÁCH PHÂN BỔ LẠI TRONG TRONG CHI CHO DỰ KẾ/CHUYỂN % TỔNG THỰC NĂM 1- 4 NĂM 5 ÁN % TIẾP Tháng 10 Tháng 8, 2001 2000 đến đến Tháng 3 , Tháng 7, 2001 2005 NGÂN SÁCH CÒN LẠI Tháng 4 năm 2005 đến CHO ĐẾN Tháng 9 năm % NGÂN SÁCH CHI THỰC... cuộc họp bán niên để đánh giá tiến độ dự án so với mục tiêu do họ đề ra và lập kế hoặch cho các giai đoạn tiếp theo Trong năm thứ 4, Dự án ILMC hỗ trợ thực hiện Chương trình lập kế hoặch phát triển thôn bản GTZ để thử nghiệm phương pháp phi tập trung hóa và cộng đồng lập kế hoặch tạI 10 xã Tập huấn về chu trình thực hiện đã được tổ chức với tất cả đối tac huyện và các hoạt động đã bắt đầu thực hiện... dựng năng lưc: Dự án ILMC tổ chức nhiều buổI tập huấn xây dựng năng lực cho hơn 800 nhân viên xã và huyện, sử dụng phương pháp phát triển có sự tham gia của ngườI dân, phân tích thị trường và hàng hoá, phát triển HTX, hưỡng dẫn sử dụng máy vi tính và tập huấn nghiệp vụ kế toán Các đốI tác của Dự án hiện đã có thể tự lập kế hoặch, ngân sách và nộp báo cáo tài chính và tiến độ, tất cả bằng máy tính Dự. .. các hoạt động của dự án : + Hạn chế dần hoạt động hỗ trợ của văn phòng dự án đối với các hợp tác xã và SCO, tiếp tục hỗ trợ và giám sát hoạt động kế toán của đối tác + Văn phòng dự án sẽ đảm bảo rải ngân vốn theo kế hoặch và hoàn thành tất cả các khoản chi trả dựa vào việc hoàn thành các hoạt động hỗ trợ từ nguồn vốn RDF + Văn phòng dự án sẽ tiếp tục làm việc ở văn phòng Bá Thước và sẽ chuyển giao... thú y thôn bản có bằng cấp về chăn nuôi và phòng bệnh cho gia súc gia cầm.ra hơn 17.000 tấn lúa, 4.000tấn ngô và 730 tấn lạc Về hoạt động tín dụng: Dự án ILMC đã hỗ trợ thành lập 18 tổ chức tín dụng và tiết kiệm cho 6261 thành viên (62% là nữ) Các tổ chức này đã củng cố hệ thống quản lý của mình nhờ áp dụng cơ cấu và hệ thống hợp tác theo mô hình quỹ tín dụng nhân dân (PCF) Dự án đã cho vay $1661231 để... xã viên và cung cấp đầu vào - Tư cách pháp nhân của tổ chức Tín dụng và Tiết kiệm (SCO) Giải pháp hợp lý hơn cho cả Dự án và các SCO là thành lập Quỹ Tín dụng Nhân dân tuy nhiên không phải tất cả các SCO có thể đáp ứng những đòi hỏi cần thiết đăng ký Quỹ Tín dụng Nhân dân (QTDND) vào thời điểm này, và có sự khước từ của ngân hàng nhà nước Tỉnh Thanh Hóa do thiếu sự thông biết về các SCO Dự án ILMC, thiếu . động của Dự án cũng như chức năng và nhiệm vụ của Dự án và đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này. Bản báo cáo gồm 3 phần như sau: Phần1: GiớI thiệu chung về tổ chức CECI và Dự án ILMC Phần. trách nhiệm thực hiện các hoạt động của dự án. * Ban quản lý và thực hiện dự án: Ban quản lý và thực hiện dự án cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý và thực hiện tổng thể dự án cũng. được thực tập ở Dự án ILMC và đã được Dự án tiếp nhận thực tập từ ngày 8/1/2006. Trong quá trình thực tập từ ngày 8/1/2006 đến ngày 19/2/2006. Em đã tiến hành tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt

Ngày đăng: 05/09/2015, 18:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • I ) Khái quát chung vể tổ chức CECI và dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá:

    • 1.Giới thiệu chung về tổ chức CECI

    • CECI

      • 2.Khái quát về dự án ILMC ở tỉnh Thanh Hoá:

        • 2.1 Cơ sở lý luận của dự án :

        • 2.2. Mục tiêu của dự án:

        • 2.3.Nhiệm vụ của dự án:

        • 2.4. Cơ cấu tổ chức dự án:

        • II.Thực trạng quá trình hoạt động dự án :

          • Phân tích khó khăn và giải pháp.

          • 1. Cơ sở hạ tầng:

          • 2. Tín dụng.

          • 3. Nông nghiệp:

          • 4. Giáo dục:

          • 5. Y tế:

          • 6. Vấn đề giới:

            • - Hạn chế học tập của ban qủan lý

            • - Tư cách pháp nhân của tổ chức Tín dụng và Tiết kiệm (SCO)

            • III ) Định hướng phát triển trong tương lai:

            • Kết Luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan