Luận văn: Khó khăn tâm lý của học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu

111 6.8K 52
Luận văn: Khó khăn tâm lý của học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn: Khó khăn tâm lý của học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu MỞ ĐẦU1 1. Lí do chọn đề tài1 2. Mục đích nghiên cứu2 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu2 5. Giả thuyết khoa học3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu3 7. Phương pháp nghiên cứu.3 8. Cấu trúc luận văn4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề5 1.1.1. Ở nước ngoài5 1.1.2. Ở Việt Nam8 1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT10 1.2.1. Học sinh THPT10 1.2.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT11 1.3. Khó khăn tâm lý của học sinh THPT17 1.3.1. Khó khăn tâm lý17 1.3.2. Những khó khăn tâm lý cơ bản của HS THPT18 1.4. Những nhân tố tác động gây nên khó khăn tâm lý của học sinh THPT .25 1.4.1. Nhân tố khách quan25 1.4.2. Nhân tố chủ quan29 Tiểu kết chương 1...........................................................................................31 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT32 2.1. Một vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu32 2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu32 2.1.2 Vài nét về khách thể nghiên cứu33 2.2. Tổ chức nghiên cứu34 2.3. Các phương pháp nghiên cứu34 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận34 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi34 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn37 2.3.4.Phương pháp nghiên cứu trường hợp39 2.3.5. Phương pháp thống kê toán học39 Tiếu kể chương 240 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HS THPT TRƯỜNG THCS VÀ THPT TẠ QUANG BỬU41 3.1. Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu41 3.1.1. Khó khăn tâm lý chung của học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu41 3.1.2. Khó khăn trong học tập của học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu44 3.1.3. Khó khăn về sự phát triển tâm sinh lý của bản thân45 3.1.4. Khó khăn trong quan hệ với bạn bè(bạn cùng giới, khác giới, tình yêu học trò)48 3.1.5.Khó khăn trong quan hệ với cha mẹ, người thân50 3.1.6. Khó khăn trong định hướng nghề nghiệp52 3.2. Khác biệt về khó khăn tâm lý giữa các cấp học và giới tính54

LUN VĂN: KH KHĂN TÂM L CA HC SINH TRƯNG THCS V THPT T QUANG BU LI CM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học sư phạm Hà Nội, Phòng sau đại học đã giúp đỡ tôi và có những ý kiến đóng góp quý giá trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tâm, chu đáo cũng như động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh trường THPT Tạ Quang Bửu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu. Tôi xin cám ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này. Do còn hạn chế về thời gian và năng lực nghiên cứu nên đề tài khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2015 Tác giả  2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. THPT Trung học phổ thông 2. THCS Trung học cơ sở 3. HS Học sinh 4. GV Giáo viên 5. KKTL Khó khăn tâm lý 6. ĐHQG Đại học Quốc gia 7. ĐHBKHN Đại học Bách khoa Hà Nội 8. CNTT Công nghệ thông tin 9. TLHĐ Tâm lý học đường 10. TB Trung bình 11. XD Xây dựng 12. KS Khảo sát MỤC LỤC DANH MỤC BNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1.Nhân tố khách quan gây nên khó khăn trong học tập Error: Reference source not found Biểu đồ 3.2. Nhân tố chủ quan gây nên khó khăn trong học tập Error: Reference source not found Biểu đồ 3.3. Nhân tố khách quan tác động tới quan hệ bạn bè Error: Reference source not found Biểu đồ 3.4. Nhân tố chủ quan tác động tới quan hệ bạn bè Error: Reference source not found Biểu đồ 3.5. Nhân tố khách quan ảnh hưởng tới định hướng nghề nghiệp Error: Reference source not found Biểu đồ 3.6. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới định hướng nghề nghiệp Error: Reference source not found Biểu đồ 3.7. Cách thức trợ giúp tâm lý học sinh mong muốn nhận được . Error: Reference source not found Biểu đồ 3.8. Mức độ mong muốn của học sinh trong việc phòng ngừa những khó khăn tâm lý Error: Reference source not found Biểu đồ 3.9. Các hình thức trang bị kiến thức, kĩ năng các em mong muốn Error: Reference source not found Biểu đồ 3.10. Đối tượng hs mong muốn nhận được sự trợ giúp Error: Reference source not found MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển không ngừng của văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội con người được hưởng thụ nhiều thành quả từ sự phát triển đó. Tuy nhiên, với mỗi cá nhân, trong quá trình hoạt động của mình sẽ gặp phải những khó khăn nhất định đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực vượt qua để hoàn thành công việc và đạt được mục đích đã đề ra. Giải quyết những khó khăn gặp phải sẽ giúp con người thành công trong xã hội và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Do đó, việc tìm hiểu những khó khăn và thông qua đó có những biện pháp khắc phục khó khăn là rất cần thiết. Đối với học sinh trung học phổ thông, các em phải đương đầu với nhiều vấn đề và những mối quan hệ có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống. Học sinh phải đối mặt với học tập, vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, với những kỳ thi cam go, những thử thách của xã hội dẫn đến những lo lắng, bất an về tâm lý. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh đã chỉ ra những khó khăn trong giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè cũng tác động không nhỏ tới tâm lý của học sinh. Qua quan sát của chúng tôi, học sinh gặp những áp lực khi nhận được sự kỳ vọng quá cao cả bố mẹ, những mâu thuẫn, bất đồng trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và những người quen biết mà không thể giải quyết. Vấn đề giới tính, mâu thuẫn trong chính bản thân học sinh cũng chiếm phần không nhỏ trong các vấn đề khó khăn của học sinh THPT. Những điều đó rất dễ dẫn tới tình trạng lo hãi, stress, rối loạn cảm xúc, bạo lực học đường. Hơn nữa với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi đầu thanh niên, các em luôn muốn khẳng định bản thân, muốn bắt chước và học theo cách ứng xử của người lớn nhưng lại không thể giải quyết được vấn đề do ít kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống. Vì vậy, bất kể một sự không thành công hay đổ vỡ nào cũng có thể dẫn tới tổn thương tâm lý, rồi tùy cách ứng phó của học sinh trung học phổ 7 thông mà có thể dẫn tới những rối nhiễu tâm trí như trầm cảm, trầm nhược, tử tự hay các hành vi sai lệch xã hội như: bạo lực, sử dụng chất kích thích, bỏ học, bỏ nhà đi lang thang… rồi trở thành tội phạm. Vì vậy nghiên cứu và khảo sát những khó khăn tâm lý của học sinh THPT để trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp trợ giúp học sinh phát triển và hoàn thiện nhân cách là một việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên chúng tôi chọn đề tài: “Kh! khăn tâm l) c+a học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý và những nhân tố tác động gây khó khăn tâm lý ở học sinh THPT trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu; khảo sát mong muốn của học sinh trong việc giải quyết những khó khăn tâm lý của bản thân; trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị góp phần phòng ngừa và can thiệp tâm lý cho các em. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Khó khăn tâm lý của học sinh THPT trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu. 3.2 Khách thể nghiên cứu Đề tài tiến hành trên 213 học sinh các khối lớp 10, 11 và 10 giáo viên trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu khó khăn của học sinh trung học phổ thông trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu trong 4 lĩnh vực: (1) Học tập; (2) Phát triển tâm sinh lý của bản thân; (3) Tình bạn khác giới; (4) Định hướng nghề nghiệp; (5) Quan hệ với cha mẹ. 8 4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm 213 học sinh trong phạm vi các khối lớp 10, 11 trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu; 10 giáo viên trong trường. 4.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, 94A Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 5. Giả thuyết khoa học Học sinh lớp 10 có khó khăn chủ yếu tập trung vào ba lĩnh vực là: (1) học tập, (5) quan hệ với cha mẹ và (2) phát triển tâm sinh lý. Học sinh lớp 11 chủ yếu (3) khó khăn trong tình bạn khác giới và (4) định hướng nghề nghiệp. Có sự khác nhau về khó khăn tâm lý trong từng lĩnh vực giữa các khối lớp và giữa hai nhóm học sinh nam, học sinh nữ. Khó khăn tâm lý của học sinh THPT do nhiều nhân tố tác động , trong đó chủ yếu là do: (1) đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, (2) cách giáo dục của cha mẹ và nhà trường, (3) ảnh hưởng của internet & mạng xã hội. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1.Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan tới tâm lý, khó khăn tâm lý của HS THPT. 6.2Khảo sát thực trạng về khó khăn tâm lý của học sinh THPT và những nhân tố tác động gây nên những khó khăn đó. 6.3. Thực trạng mong muốn của học sinh THPT trong việc giải quyết những khó khăn tâm lý của bản thân. Đề xuất một số khuyến nghị góp phần phòng ngừa và can thiệp hỗ trợ tâm lý cho học sinh THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu. 7.1. Phương pháp nghiên cứu l) luận Trên cơ sở tham khảo, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chính chúng tôi sử dụng để nghiên cứu trong luận 9 văn này. Sử dụng phiếu điều tra nhằm điều tra vấn đề khó khăn tâm lý của học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu gặp phải hiện nay và những nhân tố dẫn tới những khó khăn đó của các em. 7.3. Phương pháp phỏng vấn Nhằm thu thập thêm thông tin hỗ trợ cho quá trình điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh và giáo viên trong trường để tìm hiểu khó khăn tâm lý mà các em gặp phải, thu thập thông tin, những bức xúc, nhu cầu, mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ của các em khi gặp những khó khăn trong cuộc sống, học tập và trong các mối quan hệ. 7.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu sâu 1 trường hợp điển hình ở trường THCS và THPT Tạ Quang nhằm tìm hiểu sâu và minh họa rõ hơn về khó khăn tâm lý của các em và những nhân tố tác động tới khó khăn này. 7.5. Phương pháp thống kê toán học Để lượng hoá các kết quả thu được từ quá trình điều tra viết, quá trình quan sát và phỏng vấn, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS, các công cụ của toán thống kê để xử lý các kết quả điều tra. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp sau nhằm hỗ trợ thu thập thêm thông tin cho quá trình điều tra. - Phương pháp khảo sát bằng hệ thống câu hỏi mở. - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. 8. Cấu trúc luận văn  : Cơ sở lý luận nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh THPT : Tổ chức và phương pháp nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh THPT : Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh THPT trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu 10 [...]... hội và cho thấy hầu hết học sinh Phổ thông trung học muốn lên Đại học và muốn vào các trường, các nghề thiên về làm việc “trí óc” Ý thức nghề nghiệp và sự lựa chọn kế hoạch sống cho tương lai của học sinh Phổ thông trung học càng bị quy định và chi phối bởi xu hướng của nền kinh tế, xã hội của từng thời kì và sự phát triển của đất nước 22 1.3 Khó khăn tâm lý của học sinh THPT 1.3.1 Khó khăn tâm. .. khăn tâm lý, nguyên nhân và những ảnh hưởng của chúng đến nhân cách của sinh viên [31, tr120] Tác giả Đặng Thị Lan trong nghiên cứu “Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh viên những năm đầu ở trường Đại học ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội” đi vào tìm hiểu những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên và mức độ khó khăn giữa sinh viên nam và nữ, ảnh hưởng của khó khăn tâm. .. triển tâm sinh lý của các em lứa tuổi THPT 1.4.1.3 Do tác động từ nhà trường Nhà trường quản lý học sinh, dưới khía cạnh là những phương diện hoạt động công ích của nhà trường nhằm quản lý, tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp 32 học sinh thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập tại trường Công tác quản lý học sinh sẽ bao gồm tất cả tiện ích do nhà trường cung cấp nhằm tạo điều kiện cho học sinh. .. khó khăn này [2] 14 Nghiên cứu về khó khăn trong học tập có “Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị thành niên và cách ứng phó của các em” của nhà nghiên cứu Lưu Song Hà đã tập trung tìm hiểu những biến đổi về tâm sinh lý, môi trường học tập từ tiểu học lên trung học cơ sở đã tạo ra những khó khăn tâm lý đặc trưng nào và liệt kê những kiểu ứng phó của trẻ vị thành niên khi gặp khó khăn trong học. .. CỨU VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lịch sử nghiên cứu, vấn đề khó khăn tâm lý đã được nhiều nhà tâm lý xem xét dưới những góc độ khác nhau, với nhiều khách thể và lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu khó khăn tâm lý và nhân tố dẫn tới những khó khăn đó ở học sinh THPT còn ít được đề cập tới 1.1.1 Ở nước ngoài 1.1.1.1 Những nghiên cứu khó khăn tâm lý trong... những khó khăn tâm lý, ảnh hưởng của nó tới các hoạt động khác trong đời sống…Tuy nhiên, nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông lại chưa được nghiên cứu cụ thể, không thấy được mối liên hệ giữa những khó khăn và yếu tố đặc điểm sinh lý trong đó Vì lẽ đó, mà lứa tuổi học sinh THPT cần được nghiên cứu sâu hơn và tìm hiểu cụ thể hơn nữa về những khó khăn tâm lý ở lứa tuổi THPT 13... trường THPT là việc làm cần thiết được đẩy mạnh trong nghiên cứu 1.2 Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT 1.2.1 Học sinh THPT Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi từ 15 đến 18 – 19 Theo tâm lý học lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông nằm trong lứa tuổi thanh niên, bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thức vào tuổi người lớn Đối với tuổi thanh niên, là thời kỳ từ 14 – 15 đến 25 tuổi, trong đó... chuẩn bị của gia đình, nhà trường và xã hội nên trẻ có tâm lý vui, thích, sẵn sàng đi học, về sau giảm dần khát vọng và chán học Trong nghiên cứu, tác giả còn đề cập tới ảnh hưởng của những khó khăn đó đến đời sống của trẻ và một số biện pháp giải quyết khó khăn Tác giả đã đi sâu nghiên cứu vào khó khăn tâm lý trong học tập nhưng chỉ đi sâu vào đối tượng lớp 1 Theo các nhà tâm lý học Maurice debesse, trong... triển tâm lý, nhân cách của sinh viên năm nhất và những nhân tố khách quan và chủ quan gây ra những khó khăn tâm lý đó [21, tr107] Nghiên cứu “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông” của tác giả Dương Thị Diệu Hoa đưa ra kết quả nghiên cứu rằng hầu hết học sinh được khảo sát đều có trạng thái tâm lý lo lắng với các mức độ khác nhau về các lĩnh vực có liên quan tới học tập,... đặc; nội dung môn học khó/yêu cầu học tập ngày càng cao/nhiệm vụ học tập khó khăn; khó chấp nhận phương pháp giảng dạy của giáo viên; bị điểm kém nhiều lần Học sinh THPT, hoạt động chủ đạo vẫn là hoạt động học Vấn đề các em quan tâm nhất vẫn là làm như thế nào để có thể có kiến thức vững vàng, hoàn thành việc học với kết quả cao Chính vì vậy, những khó khăn trong học tập của học sinh THPT luôn là vấn . bao gồm 213 học sinh trong phạm vi các khối lớp 10, 11 trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu; 10 giáo viên trong trường. 4.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, 94A Lê. THPT : Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh THPT trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPT 1.1. Lịch sử nghiên cứu. những nhân tố tác động gây khó khăn tâm lý ở học sinh THPT trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu; khảo sát mong muốn của học sinh trong việc giải quyết những khó khăn tâm lý của bản thân; trên cơ sở

Ngày đăng: 05/09/2015, 10:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan