2 Để có thể lắp ráp và cài đặt hoàn chỉnh một máy tính thì chúng ta phải hiểu được tổng quan về máy tính, các thành phần chính và cấu trúc vi tính, nắm được chức năng, nguyên lý hoạt độn
Trang 21 Về thái độ, ý thức của Sinh viên:
………
………
………
………
2 Về đạo đức, tác phong của Sinh viên: ………
………
………
………
………
3 Về năng lực, chuyên môn của Sinh viên: ………
………
………
………
………
4 Kết luận: Nhận xét: ………
………
………
………
………
………
………
Điểm: ………
……….,ngày tháng……năm…
Giảng viên hướng dẫn
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 3
PHẦN A: GIỚI THIỆU 4
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO 6
KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 6
CHƯƠNG I: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU 6
I Các định luật cơ bản trong mạch điện một chiều 6
1 Định luật omh: 6
2 Định luật Joule- Lenxơ: 6
3 Định luật Faraday: 6
4 Định luật kiêchop: 7
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ C Ơ BẢN 8
I Điện trở và cách đọc điện trở 8
1 Những thông số cơ bản của điện trở 8
2 Kí hiệu và ghi nhãn điện trở 9
3 Cách đọc giá trị của điện trở: 9
II Tụ điện và cách đọc tụ điện: 12
1 Cấu tạo 13
2 Những thông số cơ bản của tụ điện 13
3 Kí hiệu và phân loại 13
CHƯƠNG III CÁC MẠCH ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG 17
THỰC TẬP KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP 19
CHƯƠNG I : LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH 19
Trang 4I Chuẩn Bị 19
1 Chọn thiết bị : 19
2 Chọn thiết bị theo mục đích sử dụng 19
3 Tính tương thích khi chọn thiết bị 20
4 Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính 20
II Quy trình lắp ráp một bộ máy tính theo trình tự hợp lý 24
III Cài đặt 30
1 Thiết lập BIOS 30
2 Hướng dẫn phân vùng (chia) ổ đĩa bằng PartitionMagic 32
3 Cài đặt hệ điều hành Windows XP 38
4 Cài đặt Driver 46
5 Cài đặt Office 47
IV Giải quyết các lỗi khi lắp ráp và cài đặt 49
V Sao lưu và phục hồi hệ thống 51
1 Sao lưu hệ thống với phần mềm Norton Ghost 51
2 Phục hồi hệ thống với phần mềm Norton Ghost 54
CHƯƠNG II SỬA CHỮA MÁY TÍNH 56
I Các hỏng hóc cơ bản và cách sửa chữa 56
1 Khắc phục và xử lý các lỗi do phần mềm 56
2 Các hỏng hóc liên quan đến phần cứng 59
CHƯƠNG III MÁY IN VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP, CÁCH SỮA CHỮA 67
I Cách cài đặt Driver cho máy in 67
1 Chuẩn bị 67
2 Tiến hành cài đặt 67
II Một số lỗi thường gặp 68
CHƯƠNG IV MÁY PHOTOCOPY TOSHIBA E-STUDIO 723 71
I GIỚI THIỆU 71
Trang 5II CHỨC NĂNG MÁY PHOTOCOPY TOSHIBA E-STUDIO 723 73
1 Chức năng Copy đảo 2 mặt 73
2 Chức năng scan trắng đen qua mạng 73
3 Chức năng in qua mạng 73
4 Chức năng chỉnh sửa hình ảnh bản sao khi thực hiện copy: 73
5 Chức năng sao chụp kết hợp 74
6 Chức năng chèn ký hiệu vào bản sao 74
7 Chức năng lưu trữ tài liệu vào ổ cứng máy photocopy 74
8 Chức năng tiết kiệm điện năng 74
9 Chức năng tiết kiệm mực 74
10 Chức năng bảo mật người sử dụng 74
11 Gắn thêm chức năng Fax cho máy photocopy 74
III THÔNG SỐ KĨ THUẬT MÁY PHOTOCOPY TOSHIBA E-STUDIO 723 75
IV MÔ TẢ THÀNH PHẦN CHÍNH 77
V BÀN ĐIỀU KHIỂN 78
VI TOUCH PANEL/MÀN HÌNH CẢM ỨNG 80
VII BẬT TẮT THIẾT BỊ 81
1.Bật máy: 81
2.Tắt máy : 81
VIII ĐẶT GIẤY VÀO TRONG KHAY 82
IX HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CƠ BẢN 84
X ĐỒNG BỘ HÓA THIẾT BỊ 86
TC TẬP TỐT NGHIỆP 87
CHƯƠNG I: XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN 87
Trang 6I Lý thuyết thiết kế mạng lan 87
1 Khảo sát hiện trạng 87
2 Phân tích 88
3 Thiết kế 88
4 Cài đặt 91
b Cài đặt và cấu hình phần mềm 91
5 Kiểm thử 91
6 Bảo trì 91
II Thiết Kế Và Thi Công Mạng Peer to Peer cho một phòng NET : 92
1 Khảo Sát : 92
2 Phân Tích : 92
3 Thiết kế: 93
4 Thi Công : 98
5 Cài Đặt: 102
6 Kiểm tra 127
KẾT LUẬN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM 128
Trang 71
LỜI M Ở ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới không ngừng của khoa học công nghệ, nhiều lĩnh vực
đã và đang phát triển vượt bậc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin Thành công lớn nhất là sự ra đời của máy tính, kể từ đó máy tính được coi là một phương tiện trợ giúp đắc lực cho con người trong mọi lĩnh vực Nhưng tất cả các máy tính đều đơn lẻ và không thể chia sẻ thông tin cho nhau
Chính vì vậy công nghệ thông tin - đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ vào năm 1995 (Wiles và Bondi, 2002) và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới Ngày nay, thật khó có thể hình dung được công nghệ thông tin đã phát triển nhanh đến thế nào? Có thể nói ngành công nghệ thông tin là ngành phát triển nhanh nhất trong tất cả các ngành và nó được ứng dụng trong mọi lĩnh vực Để có được như vậy thì cần phải có một mạng máy tính để chia sẻ dữ liệu và dùng chung dữ liệu Mang máy tính được các tổ chức sử dụng để chia sẻ thông tin, dùng chung tài nguyên và cho phép giao tiếp trực tuyến trên mạng như: mail, thư điện tử
Cùng với sự phát triển đó, làm thúc đẩy các ngành kinh tế khác cũng phát triển theo Trong đó có ngành Giáo Dục cũng đang triển khai, áp dụng công nghệ thông tin vào trong công việc quản lý, giảng dạy, điều hành Tất cả mọi hoạt động giải trí, kinh doanh, mua bán… đều nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả cao
Ở Việt Nam trong công nghệ thông tin tuy phát triển rất nhanh nhưng số đông người dân còn khá xa lạ với công nghệ thông tin Với xu hướng tin học hoá toàn cầu, việc phổ cập tin học cho người dân là hết sức quan trọng Vì vậy việc thiết kế và lắp đặt mạng cho các cơ quan xí nghiệp và trường học là rất cần thiết
Trang 82
Để có thể lắp ráp và cài đặt hoàn chỉnh một máy tính thì chúng ta phải hiểu được tổng quan về máy tính, các thành phần chính và cấu trúc vi tính, nắm được chức năng, nguyên lý hoạt động của các thành phần bên trong máy tính như CPU, mainboard … và các bộ nhớ, hệ thống BUS, các thiết bị input, output,
để từ đó lựa chọn được các thiết bị lắp ráp, thiết lập được BIOS – CMOS, phân vùng ổ cứng, cài đặt hệ điều hành đa nhiệm (Windows), đơn nhiệm (Dos) và các phần mềm ứng dụng (Office chẳng hạn), bảo mật dữ liệu, sao lưu hay phục hồi
và giải quyết được các lỗi khi lắp ráp và cài đặt
Với đề tài Lắp ráp và cài đặt máy tính này, hy vọng sẽ giúp em có thêm những kiến thức thực tế bổ ích trong quá trình thực tập mang lại, cũng như giúp
em rèn luyện được kỹ năng Tay nghề khi ra trường
Nội dung của bài báo cáo thực tập nghề nghiệp và tốt nghiệp được em tham khảo từ nguồn Internet, với các khái niệm, hướng dẫn, lời khuyên, nguyên nhân và cách khắc phục khi lắp ráp và cài đặt máy tính, cũng như các thiết bị ngoại vi khác Nó mô tả lại quá trình em học hỏi tại nơi thực tập
Trong quá trình biên soạn, có thể nội dung chưa đầy đủ như trong quá trình thực tập hay có những sai sót – rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của quý thầy cô để em hoàn thiện hơn!
Trang 93
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành đến cô Trần thị Thu Tuyền, cùng tất cả quý thầy cô Khoa Điện – Điện tử, Trường Cao Đẳng Nghề Phú Yên đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Em đã được quý thầy cô cung cấp và truyền đạt tất cả kiến thức chuyên môn cần thiết và quý giá nhất Ngoài ra, em còn được rèn luyện một tinh thần học tập và làm việc độc lập, sáng tạo Đây là tính cách hết sức cần thiết để có thể thành công khi bước chân ra khỏi trường
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị nhân viên công
ty TNHH TMDV Lộc Bảo Tín đã hướng dẫn và giúp đỡ em những kiến thức cần thiết để em có thể hoàn thành tốt lần thực tập này
Cuối cùng, em xin kính gửi đến tất cả quý thầy cô trong khoa lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành nhất của em!
Trang 104
PHẦN A: GIỚI THI ỆU
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LỘC BẢO TÍN
Địa chỉ : Số 81B Trần Phú, Phường 7, TP Tuy Hoà, Phú Yên
Giấy phép kinh doanh : 4400983954 - ngày cấp: 23/12/2013
uy tín
Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Lộc Bảo Tín hoạt động trên lĩnh vực công nghệ thông tin và thiết bị văn phòng Công ty phân phối đến tay người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao của nhiều nhà sản xuất tên tuổi như SONY, HP, LENOVO, EPSON, DELL, CANON Ngoài ra, dựa trên nền tảng của sự trải nghiệm nhiều năm trên thực tế, công ty còn cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và các giải pháp chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
Với phương châm “Nhanh Chóng, Tận tâm, Hậu Mãi”, Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Lộc Bảo Tín đang thể hiện vai trò của mình như một nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ hàng đầu, cam kết thoả mãn tất cả nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật khắc khe nhất của khách hàng, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả trong công việc
Năng động, Sáng tạo và Tin tưởng vào khả năng cũng như sự nổ lực bản thân, không ngừng học hỏi, dám quyết định nhanh chóng, tập thể Công Ty
Trang 115
TNHH Thương Mại Dịch Vụ Lộc Bảo Tín sẽ xây dựng một công ty điển hình về kinh doanh và quản lý, bắt kịp bước tiến của nền kinh tế thị trường trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung
Sau nhiều năm phát triển Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Lộc Bảo Tín có những khách hàng tiêu biểu như: UBND Hòa Tâm, Trường CĐCN Phú Yên, Bệnh viện Huyện Đông Hòa, Trường ĐHSP Phú Yên và các doanh nghiệp,
cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh
Trang 126
PHẦN B: NỘI DUNG BÁ O CÁ O
KỸ TH UẬT ĐIỆN – ĐIỆ N TỬ
CHƯƠNG I: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU
I Các định luật cơ bản trong mạch điện một chiều
2 Định luật Joule- Lenxơ:
Nhiệt lượng tỏa ra trong một vật dẫn tỷ lệ thuận với điện trở của vật dẫn với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện đi qua
I : cường độ dòng điện qua bình điện phân
t : thời gian dòng điện chạy qua
Trang 137
4 Định luật kiêchop:
Định luật kiêchop 1 và 2 là hai định luật cơ bản để nguyên cứu và tính toán mạch điện
a Định luật kiêchop 1: nói lên mối quan hệ giữa các dòng điện tại một nút
Tổng đại số các dòng điện tại một nút thì bằng không
b.Định luật kiêchop 2: chỉ rõ các mối liên hệ giữa điện áp trong một vòng kín
Đi theo một vòng kín với chiều tùy ý, tổng đại số điện áp rơi trên các nhánh bằng không
U
Định luật kiêchop 2 phát biểu lại như sau:
Đi theo một vòng kín với chiều tùy ý, tổng đại số các điện áp rơi trên các nhánh bằng tổng đại số các sđđ có trong vòng, trong đó các sđđ và dòng điện nào có chiều trùng với chiều đi của vòng sẽ mang dấu dương ngược lại mang dấu âm
Trang 14trong đó:
U : là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V)
I : là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ămpe (A)
R : là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω
1 Những thông số cơ bản của điện trở
c Công suất định mức
Công suất định mức là công suất tổn hao lơn nhất mà điện trở chịu được một thời gian dài làm việc mà không ảnh hưởng đến trị số của điện trở
d Hệ số nhiệt của điện trở
Khi nhiệt độ làm việc thay đổi thì trị số điện trở cũng thay đổi Sự thay đổi trị số tương đối khi nhiệt độ thay đổi 1°C gọi là hệ số nhiệt của điện trở Khi tăng 1°C trị số tăng khoảng 0.2%( trừ loại điện trở nhiệt)
Trang 159
2 Kí hiệu và ghi nhãn điện trở
a Kí hiệu : R
b Ghi nhãn :
Điện trở ghi bằng số : Giá trị ghi bằng số , sai số đựơc ghi bằng % hoặc
kí hiệu : M= 5% ; J =15% ; P =20% Ngoài ra các kí hiệu công suất , hãng sản xuất… có hoặc không được ghi
Tác dụng: Dùng để hạn chế dòng điện.Chính xác hơn là tạo ra dòng điện có giá
trị xác định nhờ định luật Ôm có thể tính được
Phân loại: Trên thị trường có nhiều loại điện trở khác nhau Tuỳ nhiệm vụ của
bạn mà dùng các loại trở khác nhau
Kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch:
Hình ảnh của 1 số loại trở
3 Cách đọc giá trị của điện trở:
Cách đọc giá trị các điện trở này thông thường cũng được phân làm 2 cách đọc, tuỳ theo các ký hiệu có trên điện trở Giá trị của điện trở được vẽ trên thân điện trở Đối với điện trở 4 vạch màu thì 3 vạch đầu tiên biểu thị giá trị của điện trở, vạch thứ 4 là sai số của điện trở
Dưới đây là hình về cách đọc điện trở theo vạch màu trên điện trở:
Trang 1711
Đối với điện trở 4 vạch màu
+ Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
+ Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
+ Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá
trị điện trở
+ Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Đối với điện trở 5 vạch màu
+ Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
+ Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
+ Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
+ Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị
điện trở
+ Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ như trên hình vẽ, điện trở 4 vạch màu ở phía trên có giá trị màu lần lượt là: xanh lá cây/xanh da trời/vàng/nâu sẽ cho ta một giá trị tương ứng như bảng màu lần lượt là 5/6/4/1% Ghép các giá trị lần lượt ta có 56x104Ω=560kΩ và sai
số điện trở là 1%
Tương tự điện trở 5 vạch màu có các màu lần lượt là: Đỏ/cam/tím/đen/nâu sẽ tương ứng với các giá trị lần lượt là 2/3/7/0/1% Như vậy giá trị điện trở chính là 237x100=237Ω, sai số 1%
Ví dụ:
Trang 1812
Đối với điện trở nhỏ hơn 10 Ôm(Ohm):
Giá trị của điện trở bằng : vạch 1+ vạch 2 chia cho 10 mũ vạch 3
Vạch 3: đen =0 ;vàng = 1; bạc 2;
Ví dụ:
II Tụ điện và cách đọc tụ điện:
là linh kiện cũng được dùng phổ biến như điện trở Sự khác nhau giữa tụ điện và điện trở đó là sự cản trở của tụ điện phụ thuộc vào tần số điện áp Đặc
trưng cho tính cản trở của tụ là dung kháng
Tính theo công thức sau:
Trang 1913
1 Cấu tạo
Cấu tạo của tụ gồm hai phiến dẫn điện có dây dẫn ra Ở giữa hai phiến là chất cách điện (điện môi) , toàn bộ được đặt trong vỏ bảo vệ Tụ có các loại khác nhau: tụ giấy, tụ nica, tụ gốm, tụ hóa …
2 Những thông số cơ bản của tụ điện
a Điện dung danh định
Đại lượng đặt trưng cho khả năng chứa điện tích của tụ điện gọi là điện dung của tụ điện Kí hiệu : C Đơn vị : Fara ( F )
b Dung kháng của tụ điện
Tụ điện ngăn không cho dòng điện một chiều đi qua nhưng có thể có một dòng nạp ban đầu và lại ngừng ngay khi tụ điện vừa mới nạp đầy
Đối với dòng điện xoay chiều thì dòng điện này tác động lên tụ điện với hai nữa chu kì ngược nhau , làm cho tụ điện có tác dụng dẫn dòng điện đi qua
Tụ có điện dung nhỏ cho tần số cao đi qua dễ
Tụ có điện dung lớn cho tần số thấp đi qua dễ
Dung kháng của tụ được tính theo công thức : Xc = 1/2лfC Trong đó : Xc
là điện kháng của tụ (Ω) f là tần số dòng điện xoay chiều qua tụ ( Hz )
Trang 2014
b.Phân loại :
Tụ điện được chia thành 2 loại chính :
+ Loại không phân cực với nhiều dạng khác nhau
+ Loại phân cực có cực tính xác định khi làm việc và có thể bị hỏng nếu nối ngược cực
4 Tụ màng nhựa, màng nhựa kim loại :
Trị số điện dung ổn đinh, điện trở cách điện lớn, nhiệt độ làm việc thấp
5 Tụ biên đổi ( tụ xoay) :
Trang 2115
Thường dùng trong các mạch cộng hưởng cao tấn ở máy thu, phát Tụ biến đổi chỉ thay đổi trị số điện dung nhỏ từ 10 -:- 60 pF thường dùng để điều chỉnh lại các trị số điện dung gọi là tụ tinh chỉnh
Trên tụ hóa và tụ giấy người ta có ghi các tham số như :
Điện dung của tụ, điện áp công tác, sai số
Đối với tụ khác có điện dung nhỏ pF người ta ghi điện dung theo mã số bằng 3 chữ số Trong đó số thứ 3 là số 0 thêm vào hai số đầu
Ví dụ: 403 = 40.000pF ; 271 = 270pF
6 Tụ hóa :
Dùng trong các mạch điện như bộ lọc mạch nắn điện, nối tầng ở mạch tần
số thấp Khi để lâu không dùng thì trị số điện dung giảm Nếu đấu ngược cực tụ
sẽ hỏng
Tụ hóa là một loại tụ có phân cực Chính vì thế khi sử dụng tụ hóa yêu cầu người sử dụng phải cắm đúng chân của tụ điện với điện áp cung cấp Thông thường, các loại tụ hóa thường có kí hiệu chân cụ thể cho người sử dụng bằng các ký hiệu + hoặc = tương ứng với chân tụ
Có hai dạng tụ hóa thông thường đó là tụ hóa có chân tại hai đầu trụ tròn của tụ (tụ có ghi 220μF trên hình a) và loại tụ hóa có 2 chân nối ra cùng 1 đầu trụ tròn (tụ có ghi giá trị 10μF trên hình a) Đồng thời trên các tụ hóa, người ta thường ghi kèm giá trị điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được Nếu trường hợp điện áp lớn hơn so với giá trị điện áp trên tụ thì tụ sẽ bị phồng hoặc nổ tụ tùy thuộc vào giá trị điện áp cung cấp Thông thường, khi chọn các loại tụ hóa này người ta thường chọn các loại tụ có giá trị điện áp lớn hơn các giá trị điện áp đi qua tụ để đảm bảo tụ hoạt động tốt và đảm bảo tuổi thọ của tụ hóa
Trang 2216
7 Tụ Tantali
Tụ Tantali cũng là loại tụ hóa nhưng có điện áp thấp hơn so với tụ hóa Chúng khá đắt nhưng nhỏ và chúng được dùng khi yêu cầu về tụ dung lớn nhưng kích thước nhỏ
Các loại tụ Tantali hiện nay thường ghi rõ trên nó giá trị tụ, điện áp cũng như cực của tụ Các loại tụ Tantali ngày xưa sử dụng mã màu để phân biệt Chúng thường có 3 cột màu (biểu diễn giá trị tụ, một cột biểu diễn giá trị điện áp) và một chấm màu đặc trưng cho số các số không sau dấu phẩy tính theo giá trị μF Chúng cũng dùng mã màu chuẩn cho việc định nghĩa các giá trị nhưng đối với các điểm màu thì điểm màu xám có nghĩa là giá trị tụ nhân với 0,01; trắng nhân 0,1 và đen là nhân 1 Cột màu định nghĩa giá trị điện áp thường nằm ở gần chân của tụ và có các giá trị như sau:
Vàng = 6,3V Đen = 10V Xanh lá cây = 16V
Xanh da trời= 20V Xám= 25V Trắng = 30V
Hồng = 35V
Trang 2418
III Mạch phát xung với ic Timer 555
IV Nguồn tín hiệu nhạc với ic UM66
Trang 2519
THỰC TẬP KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
CHƯƠNG I : LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
Để có thể lắp ráp và cài đặt hoàn chỉnh một bộ máy tính thì trước tiên ta phải hiểu được tổng quan về máy tính để từ đó có thể lựa chọn các thiết bị cũng như lắp ráp cài đặt hoàn chỉnh cho bộ máy đó, giải quyết được các lỗi xảy ra
I Chuẩn Bị
1 Chọn thiết bị :
Việc làm cần thiết khi lắp một bộ máy vi tính, nếu thiết bị chọn không đúng cách có thể làm cho máy chạy không ổn định, không tối ưu về tốc độ hoặc không đáp ứng được công việc
Chọn tốc độ cần dựa trên các yếu tố:
+ Tạo phim hoạt hình
Cần thiết phải sử dụng cấu hình:
+ Chíp Pentium tốc độ từ 1,8 GHz trở lên
+ Bộ nhớ RAM từ 512MB trở lên
+ Mainboard có Card video rời
+ Card video 8x với bộ nhớ 32MB trở lên
+ Ổ cứng từ 40GB trở lên
Trang 2620
Nếu cấu hình thấp hơn thì máy sẽ chậm và không đảm bảo cho công việc, nếu cấu hình cao hơn thì càng tốt
Máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng như:
+ Soạn thảo văn bản
+ Truy cập Internet
+ Học tập
+ Nghe nhạc, xem phim
+ Các công việc khác
3 Tính tương thích khi chọn thiết bị
Trong máy tính có 3 thiết bị có tính tương thích, ta phải chọn động bộ nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng, ba thiết bị đó là:
+ Mainboard
+ CPU
+ Bộ nhớ RAM
Ba thiết bị này rằng buộc ở tốc độ Bus, ta hãy chọn theo nguyên tắc sau:
+ Chọn Mainboard trước, Main phải đáp ứng được các yêu cầu của công việc sử dụng
+ Chọn CPU có tốc độ Bus (FSB) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ + Chọn RAM có tốc độ Bus >= 50% tốc độ Bus của CPU
4 Chuẩn bị thiết bị cho một bộ máy tính
Một bộ máy tính tối thiểu cần những thiết bị sau:
a Case (Hộp máy)
Trang 2721
Case là vỏ máy, hãy chọn case sao cho đảm bảo được độ thoáng mát cho máy, bộ nguồn thường đi theo case hoặc bán rời, ta nên dùng nguồn có công suất >= 350W
Nguồn điện: là nơi chuyển điện từ ngoài vào trong máy Nguồn điện là thiết bị quan trọng trong việc giữ cho điện áp ổn định, giúp các thiết bị trong case được
an toàn khi có sự cố Nguồn điện có công suất lớn phù hợp với những máy gắn nhiều thiết bị tiêu tốn điện năng như quạt làm mát bằng nước, ổ cứng có tốc độ quay cao, ổ DVD nhiều chức năng …
b Mainboard
Mainboard là thiết bị quan trọng nhất mà ta cần quan tâm, Mainboard nó quyết định trực tiếp đến tốc độ và độ bền của máy, nên chọn Mainboard của các hãng uy tín như Intel, Gigaby, Asus, và một số hãng khác và có sử dụng chipset của Intel
c CPU
Phải chọn CPU thích hợp với Mainboard mà ta đã chọn và CPU đó phải
có tốc độ đảm bảo với yêu cầu công việc của khách hàng
d RAM
Trang 28g Keyboard
Ta có thể chọn một bàn phím bất kỳ theo sở thích
h Mouse
Ta có thể chọn một con chuột bất kỳ theo sở thích
Và bộ máy tính đầy đủ cần bổ sung các thiết bị sau:
i Ổ đĩa CD ROM
Trang 2923
Ta có thể lắp hay không lắp ổ CD ROM đều được, nhưng khi muốn cài đặt phần mềm ta phải cần đến nó, có thể dùng ổ CD ROM cũ hay mới đều được
mà không ảnh hưởng đến độ tương thích của máy
k Card Sound (Nếu Mainboard chưa có)
Nếu Mainboard ta chọn mà không có Card sound on board thì sẽ không nghe được nhạc, để có thể nghe nhạc ta cần lắp thêm Card sound rời
m Loa
Ta có thể mua một bộ loa bất kỳ tùy theo sở thích miễn là loa đó có bộ khuếch đại công suất âm tần ở trong
n Card Net (Nếu Mainboard chưa có)
Khi có nhu cầu nối mạng LAN hay mạng Internet thì cần phải lắp Card Net nếu như Mainboard chưa có Card on board
Trang 3024
II Quy trình lắp ráp một bộ máy tính theo trình tự hợp lý
Là người sử dụng máy tính, rất có thể một lúc nào đó bạn sẽ phải tự tay thay linh kiện hoặc tự ráp cho mình một hệ thống Đây thực sự là một công việc thú vị và đơn giản, có điều nếu không nắm rõ trình tự lắp đặt, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí là làm hỏng hóc linh kiện
Sau đây là 11 bước lắp ráp một bộ máy tính theo trình tự hợp lý và thuận
Bộ nhớ trong: 3x2GB Gskill RIPJAWS
Card đồ họa: MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC
Trang 3125
Ngay sau khi bắt ốc đệm, việc tiếp theo cần làm ngay là lắp chặn main Đây là bước người dùng rất hay quên và chỉ sực nhớ ra khi đã gắn linh kiện xong xuôi Hậu quả là phải… tháo ra lắp lại toàn bộ
Bước 2: Gắn chip xử lý và bôi keo tản nhiệt
Nếu vừa mua chip xử lý mới từ cửa hàng, bạn không cần trét keo vì nhà sản xuất đã bôi sẵn một lớp trên tản nhiệt đi kèm chip Thao tác tuyệt đối cẩn thận đối với phần socket trên bo mạch Đây là các chân lệnh tiếp xúc giữa bo mạch chủ và bộ xử lý Nếu chẳng may làm cong hoặc gãy chân socket, hệ thống của bạn sẽ mất ổn định hoặc tệ hơn là không thể hoạt động Đặc biệt nhà sản xuất sẽ từ chối bảo hành sản phẩm trong trường hợp socket bị tổn thương Vì thế
Trang 3226
các hành động như lau chùi chip xử lý phải được phải thực hiện cách xa socket, không vệ sinh linh kiện khi socket không được che đậy (tránh bị vải mắc vào)
Bước 3: Lắp tản nhiệt cho chip xử lý
Quên lắp tản nhiệt cũng là một sơ sót thường gặp khi ráp máy tính Các thùng máy giá rẻ đều không khoét lỗ ở phần bắt clip cho tản nhiệt ở phía sau bo mạch chủ, nên nếu trót quên lắp tản nhiệt trước khi gắn bo mạch chủ vào case, bạn cũng sẽ phải… tháo ra lắp lại
Bước 4: Lắp bo mạch chủ vào thùng máy và bắt ốc
Phần việc này khá đơn giản và không có gì cần lưu ý Tuy nhiên, xin được nhắc lại: đừng bắt thừa ốc đệm sai vị trí lỗ bắt ốc trên bo mạch chủ
Bước 5: Nối các dây tín hiệu ngoại vi của thùng máy vào bo mạch chủ
Các dây này bao gồm dây USB, dây audio (phone + mic) và chùm dây tín hiệu power + reset + power led + HDD led Trong khi chân cắm audio và USB
có thể nhận biết và nối rất dễ dàng, thì chùm dây tín hiệu lại phức tạp hơn một chút Có tổng cộng 8 chấu cắm xếp thành 2 hàng được bố trí như sau:
Trang 3327
Dây tín hiệu
Các dây audio và USB
Bước 6: Cắm dây cấp điện cho quạt case vào bo mạch chủ
Trong trường hợp bo mạch chủ không đủ chấu cấp điện cho quạt case, bạn sẽ phải dùng đến cái chuyển như thế này để lấy điện từ bộ nguồn (thường đi kèm khi mua quạt):
Bước 7: Lắp đặt nguồn và đi dây trong khoang giấu dây (nếu có)
Nếu đang sở hữu một thùng máy có khoang giấu dây, hãy tận dụng nó để cho không gian bên trong được thông thoáng Và nhớ bắt ốc cho bộ nguồn
Trang 3428
Fractal Design Core 3000 – một thùng máy có khoang đi dây
Bước 8: Lắp ổ cứng
1 tín hiệu nối vào bo mạch chủ, và 1 cấp điện của nguồn
Bước 9: Cắm RAM và card đồ họa
Bước này được đặt ở áp chót để tránh vướng víu gây sứt vẻ khi thao tác
Bước 10: Cắm các dây cấp từ nguồn vào linh kiện
Khi đã lắp đặt hoàn chỉnh linh kiện, cắm dây cấp điện từ bộ nguồn là phần việc sau cùng Nếu thực hiện thao tác này trước, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc lắp ráp do bị vướng dây Các dây cần cắm là: 4 pin (hoặc 4+4 pin hoặc 8 pin) cho CPU, 24 (hoặc 20+4 pin) cho bo mạch chủ và 6 pin (hoặc 8 pin) cho card đồ họa (nếu có)
Trang 3529
Bước 11: Bỏ gọn các đoạn dây còn thừa
Thao tác này là rất cần thiết để thùng máy thông thoáng và lưu thông khí tốt Do thùng máy người viết sử dụng để thực hiện bài viết có khoang đi dây nên tránh được khoản này
Kiểm tra ta và đóng lắp case trở lại
Tiếp đến cắm màn hình và bật máy
Khởi động đầu tiên:
Đây là thời điểm quan trọng nhất trong quá trình ráp máy Kiểm tra lần cuối cùng rồi bật máy Nếu mọi việc đều ổn, trong vòng 10 giây, màn hình phải
Trang 3630
lên và BIOS tiến hành kiểm tra máy Nếu trong 10 giây, màn hình không lên là
có chuyện gay go, phải lập tức tắt máy và kiểm tra lại các thành phần sau: Jumper (kiểm tra lại các jumper tốc độ mainboard), tốc độ CPU, điện thế CPU
có đúng chưa?
III Cài đặt
1 Thiết lập BIOS
BIOS thực hiện chức năng gì?
Phần mềm BIOS đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, nhưng vai trò quan trọng nhất là nạp hệ điều hành Khi mở máy, hãy kiểm tra màn hình khởi động,
đa số đều có gợi ý “nhấn phím DELETE” để vào trình SETUP Với AmiBios yêu cầu nhấn phím DEL để vào trình setup, ở một số dòng mainboard khác nhấn F2 (hoặc F12)
Bây giờ, ta sẽ thấy tương tự như hình dưới đây, chọn BOOT và chọn Boot Device Priority và chọn thiết bị khởi động đầu tiên là CD-ROM thiết bị thứ nhì
là HARD DRIVE ta cần nhấn F10 để lưu cài đặt
Trang 3731
Đối với Award Bios ta sẽ thấy màn hình tương tự như hình dưới đây, chọn phím như “gợi ý” để vào trình SETUP Vẫn là phím DEL
Bây giờ chọn: Advanced Bios Features
Và chỉnh: First Boot Device to CDROM và Second or third to HDD-0 và nhấn F10 để lưu vào
Trang 3832
Bây giờ chọn: Boot Sequence và chọn CD-ROM bằng cách nhấn phím - +
và nhấn phím “khoảng trắng” để kích hoạt nó Bấm ESC và chọn Save settings and exit (nhấn F10 để lưu nó)
2 Hướng dẫn phân vùng (chia) ổ đĩa bằng PartitionMagic
PartitionMagic – chương trình phân vùng ổ đĩa tốt nhất hiện nay PartitionsMagic – chương trình phân vùng ổ đĩa không mất dữ liệu, không dễ sinh lỗi
Ta phải khởi động máy tính MSDOS mode (dùng đĩa mềm hoặc “Restart
in MSDOS mode” với Win9x) thì mới có thể chạy PartitionMagic được Màn hình chính của PartitionMagic như sau (có thể khác trên máy khác, tùy thuộc vào tình trạng hiện thời của đĩa cứng đang có trên máy)
Trên cùng là Menu của chương trình, ngay phía dưới là ToolBar
Tiếp theo là một loại các khối “xanh xanh đỏ đỏ” biểu thị các partition hiện có trên đĩa cứng hiện thời
Cuối cùng là bảng liệt kê chi tiết về thông số của các partition hiện có trên ổ đĩa Nút Apply dùng để ghi các chỉnh sửa của ta vào đĩa (chỉ khi nào nhấn Apply thì
Trang 39a Tạo partition:
Ta có thể thực hiện thao tác này bằng cách:
Chọn phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê Vào menu Operations rồi chọn Create…
Hoặc click phải mouse lên phần đĩa cứng còn trống trong bảng liệt kê rồi chọn Create… trên popup menu
Sau khi ta chọn thao tác Create Một dialog box (hộp thoại) sẽ xuất hiện:
Trong phần Create as, ta chọn partition mới sẽ là Primary Partition hay là Logical Partition
Trang 4034
Trong phần Partition Type, ta chọn kiểu hệ thống file (FAT, FAT32…) cho Partition sẽ được tạo Partition mới sẽ được tự động format với kiểu hệ thống file mà ta chọn
Phần Size là để ta chọn kích thước cho Partition mới
Và đến đây ta chỉ phải click vào nút OK là hoàn tất thao tác
b Format Partition:
Chọn 1 partition trong bảng liệt kê rồi vào menu Operations, chọn Format… hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Format… Hộp thoại Format sẽ xuất hiện
Ta chọn kiểu hệ thống file ở phần Partition Type, nhập vào “tên” cho partition ở ô Label (tùy chọn, có thể để trống) Gõ chữ OK vào ô Type OK to confirm partition format (bắt buộc), và nhấn OK để hoàn tất thao tác
c Xóa Partition:
Chọn 1 partition trong bảng liệt kê, vào menu Operations rồi chọn Delete… hoặc right click lên 1 partition trong bảng liệt kê rồi chọn Delete… Hộp thoại Delete sẽ xuất hiện