I. Các hỏng hóc cơ bản và cách sửa chữa
2. Các hỏng hóc liên quan đến phần cứng
Đây là các lỗi em đã gặp trong quá trình thực tập. Trong bài viết dưới đây hướng dẫn ta các dụng cụ đo và kiểm tra sửa chữa cơ bản như cạc test Main, đồng hồ đo, … và ở đó em cũng xin nói qua về cách sử dụng các thiết bị đó.
a. Các lỗi liên quan đến CPU
Windows chỉ chạy được khoảng 5 phút thì xuất hiện màn hình xanh thông báo lỗi (thường là “dumping blue screen”), sau đó máy có thể bị treo bất cứ lúc nào khi khởi động lại. CPU bị xác lập cho chạy quá tốc độ quy định. Cần kiểm tra xác lập lại tốc độ cho CPU, nếu vẫn còn lỗi là do CPU bị hư hỏng.
Máy treo sau khi chạy một thời gian nhất định (thí dụ 15, 20 phút)
Hệ thống giải quyết nhiệt không hoạt động hoặc hoạt động không tốt. Cần làm vệ sinh quạt giải nhiệt trên CPU, các quạt giải nhiệt khác trên bo mạch chủ và quạt giải nhiệt của bộ nguồn. Ta cần chú ý làm sạch bụi cho các tấm nhôm giải nhiệt vì nếu quạt chạy tốt mà các tấm nhôm này bị bám bụi đầy thì CPU hay các chíp vi xử lý khác cũng không thoát nhiệt được).
Máy tính thỉnh thoáng phát ra âm thanh như còi xe cấp cứu, kéo dài khoảng 20 đến 30s.
Nhiệt độ của CPU tăng quá mức quy định nên bộ phận quản lý nhiệt độ trên bo mạch chủ phát báo động. Kiểm tra lại hệ thống giải nhiệt cho CPU, ta cũng nên vào BIOS kiểm tra xem mức nhiệt độ xác lập ngưỡng báo động có thấp quá không.
b. Các lỗi liên quan đến Mainboard
60
Lỗi dạng này đa số là do các mối tiếp xúc giữa main với các Card mở rộng, RAM bị hoen, rỉ … dẫn đến không tiếp xúc tốt. Xử lý: vệ sinh sạch thử lại hoặc chuyển sang khe cắm khác, thử lại.
Lỗi 2: Chết BIOS
Lỗi đa số là do người sử dụng muốn thử chức năng “nâng cấp BIOS” mà ra. Lỗi này nếu do quá trình “nâng cấp BIOS” không thành công thì dễ xác định. Còn lại, phải dùng card test main thì mới biết được. Ở đây chỉ đề cập tới trường hợp main ta bị chết do “nâng cấp BIOS” không thành công. Xử lý: ghi nhận lại hãng sản xuất Mainboard, model … càng nhiều chi tiết càng tốt. Lên Internet Search tìm file BIN của BIOS download về mang đến những nơi có chép ROM nhờ họ copy vào. Loại máy copy ROM này chỉ có những nơi bảo hành Main lớn mới có.
Lỗi 3: Phù tụ (Rất thường xảy ra – do nguồn điện không ổn định)
Hiện tượng máy hay treo giữa chừng (màn hình đứng cứng không làm gì được, thậm chí nút Reset cũng không tác dụng, chỉ có rút điện nguồn mới được) đa phần các lỗi không ổn định, chập chờn.
Lỗi 4: Một trong các cổng chuột, bàn phím hoặc cổng USB bị mất tác dụng Nguyên nhân: Hỏng IC giao tiếp chuột, bàn phím.
Để nhận biết IC giao tiếp, ta có thể dò ngược từ các cổng chuột bàn phím về (sử dụng thang x1 đo thông mạch).
Nguyên nhân mất tác dụng cổng USB:
Với cổng USB không hoạt động, ta cần hàn lại Chipset nam (dùng máy hàn khò lại) vì tín hiệu đưa ra cổng này được lấy từ Chipset nam.
61
c. Các lỗi liên quan đến RAM Biểu hiện khi hỏng RAM
Khi RAM hỏng thường có biểu hiện sau:
Bật máy tính có 3 tiếng bíp dài, không lên màn hình.
Lưu ý: Lỗi card Video cũng có các tiếng bíp nhưng thông thường là một tiếng bíp dài ba tiếng bíp ngắn.
Nguyên nhân:
- RAM bị hỏng.
- RAM cắm vào Mainboard tiếp xúc không tốt. - RAM không được Mainboard hỗ trợ về tốc độ Bus.
Kiểm tra RAM:
- Tháo RAM ra ngoài, vệ sinh chân sạch sẽ bằng xăng sau đó lắp lại.
- Thay thử một thanh RAM mới (lưu ý phải thay RAM có Bus được Mainboard hỗ trợ).
- Trường hợp sau khi thay RAM mà vẫn còn tiếng kêu nhưng tiếng kêu khác đi thì ta cần kiểm tra Card Video hoặc hay thử card Video khác.
Lưu ý: Trong tất cả các trường hợp máy lên được phiên bản BIOS trên màn hình là RAM và Card Video đã hoạt động.
d. Các lỗi cơ bản khác, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra sửa chữa. Lỗi 1: Máy không vào điện, không có đèn báo nguồn, quạt nguồn không quay.
Nguyên nhân:
+ Hỏng bộ nguồn ATX.
62
Kiểm tra:
+ Sử dụng một bộ nguồn tốt để thử, nếu máy hoạt động được thì do hỏng bộ nguồn trên máy. Phương pháp sửa nguồn được đề cập ở chương Case và nguồn.
+ Kiểm tra công tắc tắt mở hoặc dùng Tơ vít đấu chập trực tiếp hai chân P.ON trên Mainboard. Nếu máy hoạt động là do công tắc không tiếp xúc.
Lỗi 2: Máy có đèn báo nguồn, quạt nguồn quay khi bật công tắc nhưng không lên màn hình không có tiếng kêu lỗi RAM hay lỗi Card Video. Nguyên nhân:
- Nguồn mất điện áp P.G. - Hỏng CPU.
- Lỗi phần mềm trên ROM BIOS.
- Hỏng loa bên trong máy và RAM hoặc Card video đồng thời.
Nếu các thiết bị trên tốt mà lỗi RAM hay Card Video thì có tiếng kêu khi khởi động.
Nếu hỏng các ổ đĩa thì vẫn lên màn hình, vẫn báo phiên bản BIOS.
Kiểm tra:
Ta cần kiểm tra để kết luận xem có phải do Mainboard hoặc CPU hay không?
Trước tiên hãy thay một bộ nguồn ATX tốt để loại trừ, nếu thay nguồn khác mà máy chạy được thì do hỏng nguồn trên máy, ta sửa bộ nguồn trên máy, lưu ý chân PG (màu xám) khi quạt nguồn quay chân này phải có điện áp khoảng 3V đến 4V, nếu chân này không có điện thì máy không khởi động được PG (Power Good – Nguồn tốt).
Kiểm tra loa bên trong máy và chắc chắn rằng loa bên trong máy vẫn tốt.
Tháo RAM, Card Video và các ổ đĩa ra khỏi máy chỉ để lại CPU gắn trên Mainboard rồi bật công tắc nguồn để kiểm tra.
Nếu không có tiếng kêu ở loa thì Mainboard hoặc CPU chưa hoạt động. Thiết lập lại Jumper cho đúng tốc độ BUS của CPU (với Mainboard Pentium 3 và
63
Pentium 4). Nếu đã thao tác như trên nhưng máy vẫn không có các tiếng bíp dài ở loa là hỏng Mainboard hoặc hỏng CPU.
Lỗi 3: Bật nguồn máy tính thấy có những tiếng bíp dài ở trong máy phát ra, không có gì trên màn hình.
Nguyên nhân:
- Máy bị lỗi RAM: lỗi RAM thường phát ra những tiếng bíp dài liên tục.
- Máy bị hỏng Card Video: hỏng Card Video thường phát ra một tiếng bíp dài và ba tiếng bíp ngắn.
Kiểm tra và sửa chữa:
Nếu máy có những tiếng bíp bíp bíp dài liên tục thì thông thường do lỗi RAM, ta hãy tháo RAM ra khỏi Mainboard, dùng đầu RP7 làm vệ sinh sạch sẽ chân tiếp xúc trên RAM và khe cắm, sau đó gắn vào và thử lại.
Nếu máy có một tiếng bíp dài và nhiều tiếng bíp ngắn thì thông thường là do lỗi Card Video. Ta hãy vệ sinh chân Card Video và khe cắm Card Video tương tự chân RAM.
Lỗi 4: Máy khởi động vào đến Win XP thì Reset lại, cài lại hệ điều hành Windows XP thì thông báo lỗi và không thể cài đặt
Nguyên nhân:
64
- Máy gắn 2 thanh RAM khác chủng loại hoặc khác tốc độ Bus. - Trên Mainboard bị khô hoặc bị phồng lưng các tụ hoá lọc nguồn.
Máy bị xung đột thiết bị, gắn nhiều Card lên khe PCI.
Kiểm tra và sửa chữa:
Kiểm tra RAM, nếu trên máy gắn 2 thanh thì hãy tháo thử một thanh ra ngoài rồi thử lại, khi gắn 2 thành vào máy thì phải cùng Bus, cùng chủng loại và nên có dung lượng bằng nhau.
Thay thử thanh RAM khác rồi thử lại.
Tháo hết các Card mở rộng ra, chỉ để lại Card Video trên máy rồi thử lại, nếu máy chạy được là do lỗi Card hoặc máy xung đột thiết bị.
Quan sát các tụ hoá lọc nguồn trên Mainboard nếu thấy có hiện tượng phồng lưng thì ta cần thay thế tụ mới.
65
+ Khi thay tụ hoá trên Mainboard ta phải cho thật nhiều nhựa thông sao cho khi tháo tụ ra thì mũi mỏ hàn phải chìm bên trong nhựa thông, nếu ta tháo khan có thể sẽ làm hỏng mạch in của Mainboard.
+ Ta có thể thay tụ mới có điện áp bằng hoặc cao hơn tụ hỏng và điện dung có thể thay sai số đến 20%.
Lỗi 5: Máy chạy thường xuyên bị treo hoặc chạy chậm so với tốc độ thực Nguyên nhân:
- Hỏng quạt CPU.
- Cáp tín hiệu và cáp nguồn của ổ cứng tiếp xúc chập chờn. - Máy bị nhiễm Virus.
- Lỗi hệ điều hành.
- Ổ cứng bị Bad ở phân vùng chứa hệ điều hành.
Kiểm tra và sửa chữa:
+ Kiểm tra xem quạt CPU có quay bình thường không?
+ Nếu quạt CPU không quay thì máy sẽ bị treo, sau khi chạy được vài phút. + Thay thử cáp tín hiệu của ổ cứng và làm vệ sinh chân cắm dây nguồn lên ổ cứng rồi thử lại.
Nếu cáp tín hiệu của ổ cứng tiếp xúc chập chờn sẽ làm cho máy bị treo. + Sử dụng các phần mềm mới nhất để quét Virus cho máy, phần mềm quét Virus cần phải cập nhật mới thường xuyên thì quét mới có hiệu quả.
+ Cài lại hệ điều hành cho máy.
+ Sau khi đã làm các biện pháp trên vẫn không được thì có thể ổ cứng bị Bad, nếu ổ cứng Bad nặng thì khi cài hệ điều hành sẽ bị lỗi, nếu Bad nhẹ thì ta vẫn cài đặt bình thường nhưng khi sử dụng máy hay bị treo.
66
Vào màn hình CMOS thiết lập cho ổ CD ROM khởi động trước. Cho đĩa Boot CD vào, chạy trên nền DOS, ta gõ SCANDISK C:, sau đó nhấn Enter.
Đợi cho máy tự quét kiểm tra, ta bấm Enter khi máy dừng lại sau đó sẽ xuất hiện màn hình SCANDISK như sau:
Với những trường hợp ổ đĩa thuộc phân vùng hệ điều hành bị Bad (hỏng) thì ta có thể chia lại ổ, để ổ C tránh phần Bad ra. Nếu phần Bad ít thì ta có thể cắt phần Bad đi rồi chia ổ cài lại như thường. Còn nếu trường hợp ổ Bad quá nhiều thì ta cần phải thay ổ cứng mới.
67
CHƯƠNG III. MÁY IN VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP, CÁCH SỮA CHỮA