1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn hóa học lớp 12

31 907 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2 MB

Nội dung

Sử dụng bản đồ tư duy trong học tập, học sinh không những dễ dàng tiếp thu kiến thức mà còn tái hiện kiến thức đó một cách sáng tạo, logic mà các phương pháp học truyền thống không đáp ứ

Trang 1

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,

sáng tạo của học sinh là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội và là yếu tố quyết định

trong nền giáo dục nước nhà trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Trang 2

Mục tiêu cơ bản mà ngành giáo dục hướng tới trong việc đổi mới phương pháp dạy học là hình thành ở học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà gọi chung đó là năng lực.Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những

ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục Để hướng học sinh có cách thức học tập tích cực và tự chủ, giáo viên không chỉ cần giúp các em khám phá kiến thức mới

mà còn giúp các em hệ thống được những kiến thức đó Việc xây dựng một phương pháp học tập thể hiện được mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích về các mặt: ghi nhớ, nhận thức, tư duy, sáng tạo, mà một trong những công cụ mang lại được các mặt trên đó chính là bản đồ tư duy.

Chương trình Hóa học lớp 12 có nhiều bài dài, nội dung lí thuyết nhiều vì vậy mà đối với học sinh của TTGDTXTP nhìn chung ít hứng thú học tập do đặc điểm của học sinh GDTX đầu vào có chất lượng rất thấp, đa số các em không bị hổng kiến thức, một số em thì lại phải vừa đi làm ,vừa đi học nên không có nhiều thời gian học bài nên khả năng tiếp thu kiến thức rất khó khăn Qua trải nghiệm sử dụng các phương pháp mới trong dạy học tôi nhận thấy rằng việc sử dụng bản đồ

tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó.

Khi sử dụng bản đồ tư duy giáo viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với học sinh nhiều hơn, hiểu được sở thích và tính cách của từng em từ đó phát huy được tính sáng tạo của học sinh hơn.

Sử dụng bản đồ tư duy trong học tập, học sinh không những dễ dàng tiếp thu kiến thức mà còn tái hiện kiến thức đó một cách sáng tạo, logic mà các phương pháp học truyền thống không đáp ứng được.

Trang 3

Bởi vì những lí do trên mà bản thân chúng tôi đã lựa chọn đề tài: " Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn Hóa Học 12- tại Trung tâm GDTX Thành phố Thanh Hóa”

II Phương pháp nghiên cứu

- Ki n th c: Ch t p trung nghiên c u ph n Hóa h c l p 12 ến thức: Chỉ tập trung nghiên cứu phần Hóa học lớp 12 ức: Chỉ tập trung nghiên cứu phần Hóa học lớp 12 ỉ tập trung nghiên cứu phần Hóa học lớp 12 ập trung nghiên cứu phần Hóa học lớp 12 ức: Chỉ tập trung nghiên cứu phần Hóa học lớp 12 ần Hóa học lớp 12 ọc lớp 12 ớp 12

- Không gian: th c nghi m t i Trung tâm GDTX Th nh Ph ực nghiệm tại Trung tâm GDTX Thành Phố ệm tại Trung tâm GDTX Thành Phố ại Trung tâm GDTX Thành Phố ành Phố ố

- Th i gian th c hi n: 1 n m h c ( 2012 -2013) ời gian thực hiện: 1 năm học ( 2012 -2013) ực nghiệm tại Trung tâm GDTX Thành Phố ệm tại Trung tâm GDTX Thành Phố ăm học ( 2012 -2013) ọc lớp 12

PHẦN B NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

I.1 Quan niệm về bản đồ tư duy

Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng

cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích

cực Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể

vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm

từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng bản đồ

tư duy theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa năng lực sángtạo của mỗi người.

Bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (cácnhánh) Có thể vận dụng bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức

Trang 4

sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì… và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.

I.2 Nguồn gốc của bản đồ tư duy

Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”.

Bản đồ tư duy một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuậthình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc.

I.3 Cách lập bản đồ tư duy

BĐTD có thể vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hoặc các phần mềm bản đồ tư duy.

Khi vẽ bản đồ tư duy chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:

Trang 5

- Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng.

- Sử dụng màu sắc để ghi.

Tuy nhiên trong quá trình lập bản đồ tư duy giáo viên và học sinh lưu ý là cần tránh ghi chép:

- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.

- Ghi qua nhiều ý không cần thiết.

- Dành qúa nhiều thời gian để ghi chép.

I.4 Chức năng của bản đồ tư duy dạy học

Bản đồ tư duy có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Trong triển khai kế hoạch cơ quan, tổ nhóm; ghi chép hội họp Trong dạy học bản đồ tư duy sử dụng được vào hầu hết các khâu cả quá trình dạy học như:

- Sử dụng bản đồ tư duy để kiểm tra kiến thức cũ.

- Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng bài mới.

- Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức.

- Sử dụng bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà.

- Sử dụng bản đồ tư duy để tổng hợp kiến thức 1 chương hoặc nhiều bài học.

I.5 Vai trò của bản đồ tư duy trong dạy học Hóa Học

I.5.1 Đối với giáo viên:

Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp cho giáo viên;

- Tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng của mình.

- Giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một "sơ đồ" thể hiện liên kết chặt chẽ của kiến thức.

Trang 6

- Thông qua dạy học bằng bản đồ tư duy còn giúp cho giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học.

I.5.2 Đối với học sinh

- Qua nghiên cứu và thực nghiệm tôi thấy rằng nếu được hình thành thói quen vẽ bản đồ

tư duy kiến thức sẽ giúp cho học sinh hứng thú, sáng tạo và các em sẽ nhớ bài lâu hơn, vận dụng kiến thức đã học tốt hơn

- Việc vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách tổng thể, khoa học chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng Khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo cấp số nhân Vì

vậy sử dụng bản đồ tư duy rèn cho các em khả năng tư duy logic để có thể vận dụng vào cuộc

sống và công việc sau này khi các em học lên, trưởng thành

- Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập mộtcách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên bản đồ tưduy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các

ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Ngoài việc vẽ bản đồ tư duy trong học tập, nên tập cho các em có thói quen sử dụng bản

đồ tư duy tự ghi tóm lược nội dung chính của cuốn sách dưới dạng bản đồ tư duy khi các em đọc

Trang 7

sách Hoặc gợi ý cho các em lập kế hoạch học tập, vạch kế hoạch cho bản thân để biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai, các kế hoạch này có thể được bổ sung dần dần theo năm tháng bằng cách vẽ thêm nhánh khi mỗi người có sự điều chỉnh kế hoạch.

II Cơ sở thực tiễn

II.1 Thực trạng chung

- Trong quá trình dạy học tại TTGDTX-TP tôi thấy rằng rất ít giáo viên sử dụng bản đồ

tư duy trong dạy học mà vẫn còn tình trạng đang dùng các phương pháp dạy học cũ là đọc chép, giáo viên ghi bảng học sinh chép vào vở vì vậy mà hiệu quả dạy và học không cao.

Trang 8

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, học sinh rất sôi nổi, hào hứng khi được học bằng bản đồ

tư duy, tự mình với óc sáng tạo và kiến thức hội họa tạo ra cho bản thân học sinh một bản đồ kiến thức Mặt khác đối với những em ít hoạt động trong lớp, ít tham gia thảo luận tập thể thì đây

là cơ hội để các em hòa đồng với các bạn Giáo viên sẽ có cơ hội tiếp xúc và uốn nắn những sai lệch của học sinh nhiều hơn.

- Mặt khác khi dạy học hầu như giáo viên là người chủ động truyền thụ kiến thức, học sinh lại mang tính thụ động Như vậy vô tình chúng ta đã không phát huy được tính sáng tạo ở học sinh mà đẩy học sinh vào tình thế ép buộc phải tiếp thu kiến thức.

II.2 Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy bộ môn Hóa Học lớp 12 tại TTGD_TX Thành Phố

Qua thực tế giảng dạy ở Trung tâm GDTX Thành Phố, tôi thấy rõ là mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá rất cao mức độ cần thiết cùng ý nghĩa to lớn của Bản đồ tư duy trong dạy học nói chung và dạy học Hóa Học nói riêng Song thực tế sử dụng lại chưa cao và còn đang hạn hẹp ở một số giáo viên, một số môn học Muốn đổi mới phương pháp dạy học thì việc dạy học theo bản đồ tư duy là không thể thiếu Vì vậy để tăng hiệu quả của việc dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học thì việc dạy học bằng bản đồ

tư duy và hướng cho học sinh ghi chép bài bằng bản đồ tư duy là một việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết mà tất cả các giáo viên nên làm.

III Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa Học 12.

Để sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học của giáo viên và ghi chép bài của học sinh một cách thường xuyên lâu dài thì trước hết giáo viên phải giới thiệu về bản đồ tư cho học sinh Giáo viên treo một bản đồ tư duy hoàn chỉnh lên bảng và

Trang 9

giới thiệu cách lập bản đồ tư duy cho học sinh Giáo viên nên hình thành cho học sinh thói quen khi tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên bản đồ tư duy Khi ghi chép trên bản đồ giáo viên và học sinh lưu ý là:

+ Nghĩ trước khi viết.

+Viết ngắn gọn.

+ Viết có tổ chức.

+ Viết lại ý của mình.

+ Nên trừ khoảng trống để bổ sung ý khi cần thiết.

III.1 Quy trình thiết kế một bản đồ tư duy:

Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên

Ví dụ: Để sử dụng bản đồ tư duy trong dạy mục II - Cấu tạo phân tử trong bài

“Bài 5- Glucozơ” giáo viên hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy bằng các gợi ý

sau:

- Glucozơ có công thức phân tử như thế nào?

- Để xác định cấu tạo của glucozơ dựa vào các phản ứng hóa học nào?

Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết

minh về bản đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.

Trang 10

Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay.

Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy

về kiến thức của bài học đó

Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh bản đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một bản đồ tư duy

Giáo viên cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức của bài học thông qua một bản đồ tư duy do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc bản đồ tư duy mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện Vì bản đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm học sinh có chung một kiểu bản đồ tư duy, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức nếu cần.

Ví dụ: Sau khi thảo luận xong mục 3 Cách làm mềm nước cứng trong Bài

26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiền thổ Giáo viên

dùng bản đồ tư duy sau để học lên trình bày, thuyết minh về kiến thức cách làm mềm nước cứng:

Trang 11

III.2 Ứng dụng bản đồ tư duy trong một bài của Hóa học lớp 12- Ban cơ bản III.2.1 Sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ

Việc kiểm tra bài cũ trong dạy học hiện nay tuy dễ thực hiện nhưng nhiều giáo viên không chú trọng thực hiện khâu này trong tiến trình lên lớp Nếu có thực hiện thì thường dành 5 - 7 phút hỏi bài cũ, do thời gian quá ngắn nên yêu cầu của giáo viên là không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một nội dung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi mà giáo viên nêu ra, giáo viên sẽ chấm điểm tùy thuộc vào

Trang 12

mức độ thuộc bài của học sinh Cách làm này đã vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng, đối phó mà không hiểu bài.

Sử dụng bản đồ tư duy trong hỏi bài cũ đầu giờ vừa giúp giáo viên việc kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học trước Các bản đồ tư duy mà giáo viên đưa ra có dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh với từ chìa khóa trung tâm.

Ví dụ 1: Trước khi đi vào học Bài 31: Sắt, giáo viên đưa ra bản đồ khuyết và

gọi em học sinh lên bảng điền thông tin vào bản đồ khuyết đó:

Trang 13

Ví dụ 2: Trước khi đi vào học Bài 14:Vật liệu polime, giáo viên sử dụng bản đồ

khuyết sau để hỏi bài cũ

Sau khi học sinh lên bảng điền thông tin khuyết xong, giáo viên yêu cầu một học sinh khác nhận xét bài làm của bạn, tiếp theo giáo viên sẽ đánh giá và cho điểm.

Nhận xét chung :

- Khi sử dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra bài cũ sẽ biết được mức độ nắm kiến thức và hệ thống hóa kiến thức của học sinh Việc hoàn thành một bản đồ

Trang 14

khuyết thông tin là yêu cầu đơn giản, không mất nhiều thời gian nhưng với học sinh không học thuộc bài thì không điền được thông tin hoặc điền không chính xác.

- Giáo viên có thể vẽ bản đồ tư duy khuyết thông tin đó trên bạt để sử dụng hỏi bài cũ được nhiều lớp và trở thành đồ dùng dạy học cho bản thân mình.

- Từ bản đồ khuyết thông tin này giáo viên có thể sử dụng để vào bài mới, hoặc dùng để củng cố kiến thức của chính bài đó sau mỗi tiết học.

III.2.2 Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới

Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày mới Giáo viên thay

vì gạch đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện được một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan Toàn bộ nội dung cần truyền đạt đến học sinh được thâu tóm trên bản đồ mà không bị sót ý Học sinh thay vì cắm cúi ghi chép thì chọn lọc các thông tin quan trọng, sơ đồ hoá chúng bằng các mối quan hệ và thể hiện lại theo cách hiểu của mình Với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cực hơn Giáo viên vừa giảng bài vừa thể hiện trên bản đồ tư duy hoặc vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức vừa hoàn thành bản đồ tư duy Học sinh được nghe giảng, nhìn bản đồ, trả lời câu hỏi, đọc sách giáo khoa, ghi chép… sự tập trung chú ý được phát huy, cường độ học tập theo đó cũng được đẩy nhanh, học sinh học tập tích cực hơn.

Khi dạy học trên lớp giáo viên có thể sử dụng bản đồ tư duy để dạy cả 1 tiết học hoặc dạy một phần nào đó trong bài Tuy nhiên không phải bài nào, mục nào cũng có thể sử dụng bản đồ tư duy Giáo viên nên chọn những bài nào, mục nào

Trang 15

mà dung lượng kiến thức vừa phải và giữa các phần mục có liên quan mật thiết với nhau Đặc biệt là chọn những bài khó dạy theo phương pháp cũ.

III.2.2.1 Dùng bản đồ tư duy dạy học cả một bài.

Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm - tiết 1 Đây là một bài dạy tương đối

dài, nhiều kiến thức, nếu dạy theo phương pháp cũ có thể dạy không hết bài Do đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn phương pháp dạy theo kiểu bản đồ tư duy.

Cấu trúc của bài học; Gồm 5 phần chính

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử.

- Tính chất vật lí.

- Tính chất hóa học

- Ứng dụng - trạng thái tự nhiên.

- Sản xuất nhôm.

Thực hiện tiết dạy như sau:

Hoạt động 1: bài cũ: Nguyên tử nguyên tố X có Z = 13, viết cấu hình electron và xác định vị trí trong bảng tuần hoàn của X? Gọi HS lên bảng trả lời

Hoạt động 2: Chia nhóm, giao nhiệm vụ

Ngày đăng: 03/09/2015, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w