Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la Nghiên cứu đặc diểm thực vật và thành phần hóa học tinh dầu một loài thuộc chi elsholtzia willd mọc hoang ở mộc châu, tỉnh sơn la
Trang 1B ộ YTẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
-fìỵ> fyo Q3
-HOÀNG HẢI YẾN
NGHIÊN c ú u ĐẶC ĐIỂNI THỰC VẬT VÀ t h a n h p h ầ n h ó a h ọ c ■ ■ ■ ■
TINH DẦU MỘT LOÀI THUỘC CHI ELSHOLJZtAWUữ.m m
MỌC HOANG ở MỘC CHÂU, TỈNH SON LA■ m *
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2003 42007) " N
Giáo viên hướng dẫn: DS: Lê Đình Bícỉr
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lòi cảm ơn tới:
DS Lê Đình Bích, PGS-TS Nguyễn Thị Tâm nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội, đã quan tâm hướng dẫn em tận tình trong quá trình thực hiện đề tài
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Viết Thân
Các giảng viên, các kỹ thuật viên bộ môn Thực vật, bộ môn Dược liệu đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài
Để có được thành quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắctới Ban Giám Hiệu, Đảng ủy nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo trường Đại Học Dược Hà Nội, trường Đại Học Y Khoa Thái Nguyên cùng gia đình, người thân, bạn bè và tập thể lớp CT 38 đã hết lòng giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Hoàng Hải Yến
Trang 3MỤC LỤC
Trang 42.2.3 Nghiên cứu về hóa học 26
học
b Phân tích các thành phần trong tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí 34kết hợp khối phổ (GC/MS)
c.Nghiên cứu sự tích lũy của tinh dầu trong lá cây Elsholtzia winitana 36Craib
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỂ
Nằm ở độ cao 1050 m so với mực nước biển, với đặc trưng của khí hậu
cận ôn đới, đất đai mầu mỡ phì nhiêu, cao nguyên Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn
La là nơi có thảm thực vật phong phú trong đó có rất nhiều cây thuốc và các cây có tinh dầu
Trong số rất nhiều loài được dùng làm thuốc như Hoài sơn, Ngũ gia bì chân chim, Ngũ gia bì hương, Đẳng sâm, Ba gạc, Nần nghệ, Nần đen, Ngải cứu còn có nhiều loài cho tinh dầu thuộc nhiều họ thực vật khác nhau, trong
số đó có một số loài thuộc chi Elsholtzia sp họ hoa môi (Lamiaceae), chi này
rất đa dạng và cũng đã có một số tác giả đã nghiên cứu về thực vật học và thành phần hóa học tinh dầu
Với mong muốn đóng góp những kết quả nghiên cứu bổ sung thêm vào
nguồn tài nguyên tinh dầu chi Elsholtzia sp, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần tỉnh dầu một loài thuộc
chi Elsholtzia ở Mộc Châu - Sơn La” Gồm một số nội dung sau:
1- Nghiên cứu đặc điểm thực vật, đặc điểm vi học góp phần nhận dạng dược liệu, đặc điểm sinh thái
2- Nghiên cứu thành phần hóa học và đặc biệt xác định hàm lượng tinh dầu, thành phần hoá học tinh dầu trong các mẫu thu được theo thời vụ tương ứng với thời kỳ sinh trưởng của cây
Trang 6PHẦN I - TỔNG QUAN
1.1 Vài nét về cao nguyên Mộc Châu.
Cao nguyên Mộc Châu - thuộc huyện Mộc Châu nằm ở phía Đông nam tỉnh Sơn La với địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình so vói mặt nước biển từ 930 - 970 m Độ cao lớn nhất là đỉnh Pha Luông cao 1889m Địa hình của huyện được nằm nghiêng theo hướng Tây nam - Đông bắc, có các dãy núi
đá vôi xen kẽ chia cắt huyện, tạo thành các thung lũng nhỏ có nhiều nơi sâu
và hiểm trở, nhất là vùng ven sông Đà Do có các dãy núi chia cắt nên huyện Mộc Châu có một số tiểu vùng khí hậu tương đối riêng biệt
Khí hậu Mộc Châu được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh Gió hình thành theo 2 hướng Đông bắc (rất ẩm) - Tây nam (nóng), mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 09, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau Tổng lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 7,8) là 175,18
đó diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn là 99,265 ha chiếm 49% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi đất bạc mầu
Cơ cấu hành chính huyện gồm 2 thị trấn và 25 xã, trong đó có 323 thôn bản - tiểu khu, với 12 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Thái, Mường ), mỗi
Trang 7dân tộc đều có những phong tục tập quán khác nhau, với những kinh nghiệm chữa bệnh lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Mộc Châu có rừng Xuân Nha - khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên,
có nhiều loại động thực vật quý hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học và phục
vụ du lịch sinh thái trong tương lai
1.2 Đặc điểm thực vật của họ Lamỉaceae và chi Elsholtzia.
1.2.1 Vị trí phân loại
Chi kinh giới (Elsholtzia Willd.) thuộc:
Họ Bạc Hà - Lamiaceae.
Bộ hoa Môi - Lamiales
Liến bộ Hoa môi - Lamianae
Phân lớp Hoa môi - Lamiidae
ở ngọn của cuống cụm hoa chung;(iii) Xim dày đối mang trên những vòng giả; (iv) Xim tiêu giảm chỉ còn 1 hoa ở kẽ lá Đài tồn tại, hàn liên cá thùy tiêu
giảm hoặc hai môi Tràng liền hai môi Nhị 4, đính trên tràng, so le với thùy của tràng, 2 trội, bao phấn 2 ô, song song, choãi ra hoặc tách xa nhau bởi trung đới kéo dài Bầu rời phân 4 thùy rõ hoặc dính ở gốc, vòi dính gốc, Đĩa đều nhau có thùy, xen kẽ với noãn Quả bế tư, 3, 2 hoặc 1 do tiêu giảm Có
4000 loài ở vùng nhiệt đới
Đông Dương gồm 7 tribus, 41 chi và 143 loài (Ocimum: 3 loài ; Acrocephaỉus: 1 loài; Geniosporum: 2 loài; Basilỉcum: 1 loài; Mesona: 6 loài;
Trang 8Orthosiphon: 8 loài; Anisochilus: 3 loài; Plectranthus: 10 loài; Ceratanthus:
5 loài; Coleus: 4 loài; Hyptis: 2 loài; Colebrookia: 1 loài; Dýophylla: 11 loài; Pogostemon: 8 loài; Elsholtzia: 5 loài; Meltha: 2 loài; Perilla: 2 loài; Mosla:
5 loài; Calamintha: 2 loài; Melissa: 2 loài; Glechoma: 1 loài; Scutellata: 10 loài; Brunella: 1 loài; Colquhounia; 2 loài; Craniotome: 1 loài; Anisomeles: 1 loài; Paraphlomis: 2 loài; microtoena: 1 loài ;Leucas: 7 loài; Leonotis: 1 loài; Leonurus: 1 loài; Stachys: 2 loài; Gomphostemma: 9 loài; Teucrinum: 4 loài; Kinostemon: 1 loài; Cymaria: 1 loài; Ajuga: 1 loài; Leucosceptrum: 1
lại Bầu nhẵn hay có lông, vòi nhụy xẻ 2 thuỳ ờ đỉnh Đĩa phát triển mạnh ở
phần phía sau của bầu Quả hình bầu dục hay hình thuôn, nhấn hay có lông,
có nốt sần [8]
b Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Elsholtzia ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến nay đã phát hiện ra 7 loài thuộc chi Eỉshoỉtiia, đặc
điểm thực vật chúng như sau [8] [5]
❖ Elsholtzia blanda Benth - Chùa dù, Kinh giới rừng, Kinh giới núi, tả
hoàng dồ, Dê sùa tùa (H’mông)
Trang 9Thân vuông, có lông mềm, phân nhánh nhiều Lá mọc đối, hình mác, mép có răng cưa không đều đôi khi có viền hơi tím, cuống ngắn 0,3 - 0,5cm
Cụm hoa hình bông dày, hơi lệch bên, mọc ở kẽ lá và đầu cành Hoa mầu trắng xếp dày thành vòng sít nhau, đài hình chuông ngắn, có lông ở mặt ngoài,
có 4 thùy gần bằng nhau, nhị 4, hai cái dưói hơi thò Lá bắc ngắn hơn hoa, hình mũi mác, hẹp dài Quả hình bầu dục, dẹt, mầu nâu đen
giới, Khương giới, Giả tô, Nhả nát hom (Thái), Phac hom khao (Tày)
Thân vuông, mọc đứng , có lông mịn Lá mọc đối, hình thuôn, đầu nhọn gốc hình nêm, mép có răng cưa, cuống lá dài 2 - 3 cm Cụm hoa thành bông
lệch về một bên, mọc ở đầu cành Hoa nhỏ, đài hoa hìmh chuông, có lông tơ,
5 thuỳ hình tam giác nhọn, tràng màu tím nhạt, có lông, chia 2 môi, môi trên
2 thuỳ xẻ nông, môi dưới 3 thuỳ, nhị 4 hơi thò khỏi tràng vòi nhụy xẻ đôi, bầu nhẵn Lá bắc hình trứng rộng hay gần tròn khồng cuống Quả bế tù nhỏ, thuôn dài, màu nâu đậm
*1* Elsholtzia communis (Coll et Hemsl.) Diels - Kinh giới phổ biến,
Kinh giới dại, Kinh giới bông
Thân mảnh, màu tím nhạt, có lông tơ Lá mọc đối, phiến hình trứng hay thuôn, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá xẻ răng cưa, cuống lá dài 0,5 - lcm Cụm hoa dạng bông dày dài 5 - 6 cm, hoa có đài hình ống, 5 thùy gần bằng nhau, tràng hoa màu trắng đốm tím hay màu tím nhạt, có lông, chia hai môi, môi trên hai thùy, môi dưới 3 thùy, nhị 4, hơi thò khỏi tràng, bầu nhẩn, vòi xẻ hai thùy ngắn Lá bắc hẹp dày Quả hình bầu dục, dài 0,5 - 0,7 mm, màu nâu nhạt
♦♦♦ Elsholtzia penduliflora w w Sm - Kinh giới rủ, Chùa dù.
Thân vuông, có lông mềm, phân nhánh nhiều Cây bụi thấp, cao 1 - 2m,
có lông thưa và điểm tuyến ở phần non Lá mọc đối, phiến lá hình ngọn giáo, đến ngọn giáo thuôn hay ngọn giáo hình trứng, cuống bé dài 5 - 12mm Cụm
Trang 10hoa dạng chùm, dài, sau khi hoa nở thường rủ xuống Hoa có đài hình chuông,
có 10 gân dọc, 5 thuỳ nhọn gần bằng nhau, tràng màu trắng, hai mổi: môi trên hai thùy, xẻ nông, môi dưới 3 thùy, thùy giữa gần tròn, nhị 4 hơi thòng bầu nhẵn, vòi xẻ đôi Lá bắc hình dải, dài hơn cuống hoa Quả hình trứng, dài lmm, màu đen, nhẵn
❖ Elsholtzia pilosa (Benth.) Benth - Kinh giới lông
Thân phân nhánh nhiều và phủ lông tơ dày màu vàng Lá có phiến hình bầu dục, đầu nhọn, gốc tròn hay hình nêm, mép xẻ răng cưa, có lông tơ màu vàng ở cả hai mặt Cụm hoa dạng bông ở ngọn, cành dài 5 - 7 cm, cánh hoa như dạt về một phía, đài hoa hình chuông, dài 1 , 5 - 2 mm, 5 thùy nhọn gần bằng nhau, tràng màu đỏ nhạt hay tía, có lông, hai môi: môi trên 2 thùy xẻ nông, môi dưới 3 thùy, nhị 4, hơi thò khỏi tràng, bầu nhẵn, vòi xẻ đôi Lá bắc hình trứng, dài 5 - 6mm, có lông dài Quả thuôn dài 0,6 - 0,8 mm, màu nâu
Kinh giới sần
Thân vuông, có lông tơ ngắn, dày, màu trắng Lá hình bầu dục, trứng hay hình thoi, đầu nhọn, mép có răng hình tam giác, mặt dưới có lông cứng và
các nếp nhăn, cuống lá dài 2 - 3cm Cụm hoa dạng chùm ở ngọn cành, đài hoa
hình chuông, có lông màu trắng xám ở phía ngoài, 5 thùy hình tam giác gần bằng nhau, tràng cao 4,5 - 5 mm màu trắng điểm tía, có lông ở phía ngoài, hai môi: môi trên 2 thùy xẻ nông, môi dưới 3 thùy, nhị 4 hơi thò khỏi tràng, chỉ nhị có lông, bầu nhấn, vòi nhị xẻ đôi Lá bắc hình ngọn giáo nhọn, có lông Quả hình trứng, màu nâu, không có lông
♦♦♦ Elsholtzia winitiana Craib - Kinh giới đất, Kinh giới dày.
Thân vuông có 4 rãnh, có lông mịn dày trắng sau màu nâu Lá mọc đối chữ thập, phiến thon, nhọn hai đầu, mặt trên màu lục sẫm, lông ngắn, mặt
dưới nhạt có lông trắng dày ở các gân sau chuyển thành những tuyến nhỏ màu
đỏ, gân nổi rõ, mép khứa răng cưa đều Lá bắc hẹp, dài, có lông và lớn hơn
Trang 11hoa, cụm hoa dạng bông ở ngọn cành, đài hoa hình chuông dài 1-1,5 mm có lông và điểm tuyến ở phía ngoài, 5 thùy nhọn gần bằng nhau, tràng màu trắng ngà, dài 2 - 3 mm, có lông, hai môi: môi trên hai thùy xẻ nông, môi dưới 3 thùy với thùy giữa lớn hơn và có đỉnh tròn, nhị 4 hơi thò, bầu nhẵn, vòi nhụy
xẻ đôi Quả hình bầu dục, màu nâu
c, Những nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài Elsholtzia.
- Hàm lượng tinh dầu - Thành phần hoá học của tinh dầu
Nhiều loài trong chi Elsholtzia có tinh dầu, trong các bộ phận trên mặt đất của cây, nhưng tập trung nhiều ở lá và hoa Thành phần và hàm lượng tinh
dầu đa dạng và thay đổi khác nhau giữa các loài và trong từng loài
• Elsholtzia blanda Benth (Kỉnh giới rừng, Chùa dù)
Hiện nay đã phát hiện được 5 type hoá học của loài Chùa dù tại ViệtNam
Theo GS Nguyễn Xuân Dũng và các cộng sự nghiên cứu loài Elsholtzia blanda của Việt Nam có đến 5 dạng hoá học [12] [10]:
Dạng 1: Chứa 1,8 cineol phát hiện 35 hợp chất trong tinh dầu, trong đó 1,8 cineol là thành phần chủ yếu (62%)
Dạng 2: Chứa 1,8 cineol (53%) và linalol (15%)
Dạng 3: Chứa 1,8 cineol (10%) và linalol (20%) và geranylacetat (31%) Dạng 4: Chứa 1,8 cineol (64%) và geranylacetat (11%)
Dạng 5: Chứa chủ yếu Serquiterpen (99%)
Trang 12Loài phân bố ở Tây Nguyên trong lá có từ 0,5 - 1,3% tinh dầu, hàm lượng citral trong tinh dầu từ 55 - 75% là loài cây tài nguyên cung cấp citral đáng chú ý [11].
• Elsholtzia penduliflora w w Smith: Kinh giới rủ
Loài mọc ở Sapa hàm lượng tinh dầu đạt 1,2% Thành phần chính là
Eucalyptol 64% [9]
• Elsholtzia communis Coll et Hemsl.: Kinh giới bông
Trong lá và hoa tươi hàm lượng tinh dầu đạt khoảng 0,3 - 0,4%
Xác định 32 hợp chất tinh dầu: Trong đó Elsholtzia Keton (82%); P- carryophyllen 4,5%;a- humalen (1,4%); gemacren (1,3%) [16]
• Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland (Elsholtzia cristata Willd.)
Tập trung chủ yếu trong lá và hoa, hàm lượng trong cây tươi biến động0,3 - 0,6% Tinh dầu có mùi thơm dịu, nhẹ hơn nước, để lâu biến màu
Hàm lượng từng chất và tinh dầu dao động khá lớn, tuỳ điều kiện thổ nhưỡng hiện nhận dạng được 30 hợp chất, trong đó có các chất chính gồm limonene (0,8 - 14,2%), neral (15,2 - 20,5%), geranial (19,5 - 26,5%) và a - famesen (10,8 - 11,7%) [16]
d, Phân bố - Sinh thái
Trên thế giới đến nay đã phát hiện chi này có khoảng 40 loài khác nhau, nhiều loài trong đó có chứa tinh dầu [8]
Đa số các loài trong chi Elsholtzia đều mọc hoa trên các vùng ôn đới hay núi cao nhiệt đới thuộc Châu á, một số loài ở Châu Mỹ và Châu Âu
- Một số loài như Elsholtzia ciliata, Eỉshoỉtiìa blanda có vùng phân bố
tương đối rộng (Việt Nam, ấn Độ, Nêpan, Myanma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđonêxia, Malaysia, một số nước Châu
Âu, Châu Mỹ )
Trang 13- Ở nước ta, chi Elsholtzia đa số mọc hoang ở các tỉnh trung du và miền
núi (Lào Cai, Hà Giang, Lâm Đồng, Kon Tum ) Cây ưa ánh sáng và ẩm,
hay gặp ở các bãi hoang, ven đồi, ven đường, bờ ruộng, ở độ cao trên 600m Riêng có loài Eỉshoỉtiia ciliata thích nghi noi đất phù sa, đất thịt, được trồng
làm rau gia vị khắp nơi trong nước
- Các loài trong chi Elsholtzia đều là cây hàng năm, tái sinh bằng hạt,
một số loài được trồng bằng giâm cành Hàng năm cây ra hoa khoảng tháng 7
đến tháng 10, quả tháng 10 đến tháng 12 (loài Elsholtzia winitiana: ra hoa
tháng 10 đến tháng 12, quả tháng 12 năm nay đến tháng 3 năm sau) [8]
e ứng dụng của dược liệu
* ứng dụng của tinh dầu [5], [1]
Tinh dầu kinh giới thử với phương pháp khuyếch tán có tác dụng kháng
khuẩn theo thứ tự giảm dần đối vối các chủng vi khuẩn: Bacillus subtilis, Shigella dysenteriae, Sh.fleneri, Mycobacterium tuberculosis, Salmonella typhi, Bacillus mycoides, Candida albicans và Klebsiella sp.
Tinh dầu kinh giới có tác dụng diệt Entamoeba mosh Kowskii vói nồng
độ ức chế thấp nhất 1:1280
Úc chế sự phát triển của các chủng phẩy khuẩn tả: Inaba, Ogawa, Eltor Tinh dầu kinh giới ở Nhật Bản dùng làm thuốc hạ nhiệt và lợi tiểu.
Tuy nhiên tinh dầu các loài Elsholtzia chưa được khai thác để sử dụng
một cách quy mô, hiện nay được dùng chủ yếu dưới dạng xoa bóp và uống Trạm nghiên cứu dược liệu tỉnh Lai Châu đã bào chế dầu xoa gồm tinh dầu
kinh giới núi cElsholtzia blanda) phối hợp vói tinh dầu bạc hà để sản xuất dầu
xoa có tên là “Dầu xoa Sìn Hồ” có tác dụng giải nhiệt, giảm đau, sát khuẩn rất tốt [5]
* ứng dụng của dược liệu trong y học cổ truyền.
Trang 14- Theo y học cổ truyền, kinh giới có vị cay, tính ấm vào hai kinh: phế và can, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, trừ sốt nóng, khứ phong, chỉ ngứa, tán hàn, phá kết, tán ứ.
Tuy nhiên, mỗi loài cũng có tác dụng dược lý riêng và cách sử dụng khác nhau [5], [7]
+ Kinh giới (Elsholtzia ciliata):
Dùng phần cây trên mặt đất, thường dùng trị:
Cảm cúm mùa hè, say nắng, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu Viêm dạ dày ruột cấp, hơi thở nặng Bại liệt, phong thấp, đau xương, đau mình Cũng còn được dùng để chữa băng huyết, thổ huyết, rong huyết, đại tiện ra máu
Dùng ngoài giã cành lá tươi đắp trị viêm mủ da, mụn nhọt [7]
+ Kinh giới đất (.Elsholtzia winitiana Craib.)
Dùng cành lá - thường gọi là Bạch hương nhu
Cũng có tác dụng như kinh giới, làm thuốc tiêu độc, cầm máu, chỉ hoắc loạn, đau bụng, mặt mắt phù nề, cước khí và viêm dạ dày cấp tính
Nước sắc dùng để ngậm chữa thối miệng, viêm lợi chảy máu [7]
+ Kinh giói nhăn (Elsholtzia rugulosa Hemsl)
Dùng toàn cây - Herba Elsholtziae rugulosae.
Vị cay tính mát, ở Trung Quốc được dùng trị cảm mạo, phong hàn, đau đầu, nôn mửa, viêm dạ dày, ruột cấp tính, sản hậu đau bụng, lỵ, ăn uống
không tiêu, ỉa chảy, ngoại thương xuất huyết, rắn cắn
+ Kinh giói núi (.Elsholtzia blanda Benth) [5]
Dùng cả cây
Ngoài dùng chữa cảm cúm, ho, sốt, dưới dạng thuốc sắc, xông [15]
Người Dao, H’mong dùng toàn cây tươi giã nát đắp vào ngực để chữa ho, sốt ở trẻ em Rễ được dùng trị sốt rét [5]
ở Trung Quốc, Kinh giới núi còn được dùng chứa viêm thận dưới dạng
bột, chữa kiết lỵ dùng lá tươi vò nát, vắt lấy nước uống
Trang 15*Những ứng dụng khác của dược liệu
gia vị
Loài Elsholtzia cỉliata, Elsholtzia rugulosa hoa là nguồn nuôi ong mật Loài Elsholtzia penduliflora hạt chứa nhiều dầu béo, rang ăn ngon [8], [4].
Trang 16PHẦN II - THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1.1 Nguyên liệu
- Nguyên liệu: Phần trên mặt đất (lá, hoa, quả) của cùng một loài
Elsholtzia winitiana mọc hoang tại khu vực đội 2 thuộc nông trường Cờ Đỏ,
Mộc Châu - Sơn La
- Thời gian thu mẫu:
Lần 1: Tháng 10 năm 2006, thu lá khi cây chỉ còn lại ít hoa(mẫu 1).Lần 2: Tháng 1 năm 2007, thu lá (mẫu 2) và quả (mẫu 3) khi cây đã cóquả
Lần 3: Tháng 4 năm 2007, thu lá tái sinh (mẫu 4)
Lần 4: Tháng 5 năm 2007, thu hoa (mẫu 5)
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 17Tủ sấy SELLAB
Cân phân tích PRECISA
Kính hiển vi LEICA CME
* Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu theo từng bộ phận lá, hoa, quả qua các mùa, mùa thu, mùa đông, mùa xuân
- Xác định hàm lượng tinh dầu bằng bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến của Bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Thị Tâm thiết kế
- Thòi gian cất: 3 giờ kể từ khi có dịch ngưng chảy vào ống
- Đo độ ẩm bằng máy SARTORIUS (Germany)
- hàm lượng tinh dầu được tính trên dược liệu khô tuyệt đối
* Phân tích thành phần tinh dầu và xác định hàm lượng tinh dầu trên máy sắc
ký kết hợp khối phổ liên hợp GCMS - QP 2010 Shimadzu
+ Chuẩn bị dung dịch thử: Hòa 1 jil tinh dầu vào n - Hexan (Merck), lắc
Chương trình nhiệt độ: 65 - 220°C; tốc độ tăng 8°c/ phút
Thể tích tiêm mẫu: 1 ịil
Hệ số tách dòng: 50
+ Đánh giá kết quả:
Xác định và tính tỉ lệ % các chất bay hoi có trong tinh dầu Elsholtzia.
* Phân tích dịch chiết của cây trong methanol bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) sử dụng máy chấm sắc ký CAMAG-Linomat
Trang 185.0 với phần mềm điều khiển WINCATS, bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 của hãng MERCK (Đức).
Các bước tiến hành:
- Chuẩn bị dịch chấm sắc ký: Cho 2g dược liệu vào bình nón 250ml thêm 50ml methanol Ngâm trong 48 giờ Lọc lấy dịch chiết, cô lấy cắn, hòa với H20 , đun sôi cách thủy trong 10 phút, lọc qua bông và giấy lọc thu được dịch, đem cô lấy cắn, hòa tan trong methanol đem chấm sắc ký
- Chất hấp phụ: Bản mỏng tráng sẵn Silicagen GF254 chuẩn của hãng MERCK Bản mỏng được hoạt hóa ở 110°c trong 1 giờ cắt bản mỏng thành các bản 10 X 10 (cm), 20 X 10 (cm)
- Chấm sắc ký: Sử dụng máy chấm sắc ký CAMAG-Linomat 5.0 với phần mềm điều khiển WINCATS
- Điều khiển quá trình chấm bằng máy vi tính: Dữ liệu cho mỗi lần chấm được khai báo và lưu trong một file Cần đánh dấu vào các lựa chọn và nhập vào các thông số cần thiết: chế độ vết (sử dụng dạng vết ngang dài 0,6cm), vị trí vết (có thể chấm một vết hay nhiều vết trong một lần chấm), chế độ thổi khí (dùng không khí nén), thể tích mẫu chấm (có thể điều khiển các thể tích khác nhau của các vết trong một lần chấm để khảo sát) Sau khi nhập dữ liệu, quá trình chấm vết được tự động tiến hành, xilanh di chuyển đều theo chiều ngang vết để phun mẫu, đồng thòi có sự thổi khí nén làm khô vết chấm
Trang 19+ Phun hiện màu bằng thuốc thử vanillin trong acid H2S04 đặc, sấy ngay bản mỏng đã phun ở nhiệt độ 130 - 150°c trong 1 - 2 phút.
- Chụp ảnh sắc ký: Hình ảnh sắc ký được chụp khi chưa phun thuốc thử dưới ánh sáng 254nm và 366nm, và sau khi phun thuốc thử dưói ánh sáng thường bằng máy ảnh CAMAG Reprosta 3 với sự hỗ trợ của phần mềm
- Xử lý kết quả: Kết quả sắc ký được xử lý bằng phần mềm Videoscan bao gồm đồ thị biểu diễn các pic thu được và bản giá trị Rf, chiều cao (H), diện tích (A) và giá trị % hàm lượng của chất tương ứng có trong mẫu
Trang 202.2 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm thực vật
A Đặc điểm hình thái (Hình 1)
- Cây thảo, cao 0,8-1,5 m, sống dai
- Thân già hơi tròn, thân non và cành vuông có 4 cạnh, màu tím, có lông mịn dày trắng sau màu nâu
- Lá mọc đối chữ thập, phiến thon, nhọn hai đầu, mặt trên màu lục sẫm,
có lông ngắn, mặt dưới nhạt có lông tráng dày ở các gân sau chuyển thành những tuyến nhỏ màu đỏ, gân nổi rõ, mép lá khía răng cưa hơi tròn, đều Cuống lá dài 0,8 - lmm Phiến dài 4 - 4cm, rộng 2 - 3cm
Hình 1: Cành mang hoa
- Cụm hoa chùm gồm nhiều bông xim co, một bông, mọc thẳng đứng ở ngọn và 2- nhiều bông khác ở bên, mỗi bông dài 3-2,5cm., các hoa ở trên một xim co, xếp sít nhau thành vòng quanh trục bông (hình 2)
Trang 21- Hoa không đều lưỡng tính, lá bắc hẹp, dài, có lông và dài gần bằng hoa.
- Đài hoa hình chuông dài 1,5 mm., có 5 thùy nhọn gần bằng nhau, thùy dài 0,5 mm có lông che chở đa bào một dãy dày đặc ở phía ngoài
- Tràng màu trắng ngà, dài 3 mm, có lông mịn phủ dày đặc ở phía ngoài, phần dưới hình ống, dài 1,5cm phía trên chia thành hai môi: môi trên xẻ nông thành hai thùy, môi dưới 3 thùy với thùy giữa lớn hơn và có đỉnh tròn, nhị 4 có hai nhị hơi dài hơn (bộ nhị hai trội), bầu nhẵn, có 4 ngăn, vòi nhụy xẻ đôi, đính ở gốc bầu (hình 3)
- Quả bế tư, quả bế hình bầu dục dài, dài 0,8 mm, rộng 0,3 mm, màu nâu, có những nhóm vảy rất nhỏ, ngắn phân bố đều trên bề mặt quả bế
Hình 4: Quả bế
Trang 22Hình 2: Cụm hoa và hoa2.1,2.2 Cụm hoa; 2.3 Hoa nguyên; 2.4 Đài; 2.5 Hoa tách ra
Trang 23Hình 3: Nhị và bộ nhụy3.1 Nhị; 3.2 Bộ nhụy và đĩa tuyến mật (nhìn ngang);
3.3 Bộ nhụy và đĩa tuyến mật (nhìn từ trên xuống)
B Đặc điểm giải phẫu
a Thân cây: cắt ngang thân cây,tẩy nhuộm kép rồi quan sát dưới kính hiển vi
ta thấy từ ngoài vào trong gồm các lớp sau (hình 5)
Hình 2.3 Cấu tạo thân (Nhìn tổng quát)
Trang 24- Rất nhiều lông che chở đa bào một dãy.
- Lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào nằm rải rác xen lẫn lông che chở
- Tế bào biểu bì gồm một lớp đều nhau nhỏ hơn tế bào mô dày
- Mô dày góc, ở góc của thân cây gồm nhiều tế bào xếp lộn xộn, vách tế bào thường dày lên ở góc Mô dày phiến nằm dọc theo các cạnh của thân xếp thành những dãy đều đặn, vách tiếp tuyến của tế bào dày lên rõ rệt
Hình 6 Cấu tạo thân (một phần)
1 Mô mềm; 2 Lông tiết; 3 Mô dày; 4 Biểu bì; 5 Mô cứng ; ó.Lông che chở; 7 Gỗ; 8 Libe; 9 Mô mềm ruột; 10 Tượng tầng
Trang 25- Mồ mềm vỏ 8-10 lớp tế bào hình đa giác vách tế bào bằng cellulosa bắt màu đỏ trong phương pháp nhuộm kép, các tế bào sắp xếp lộn xộn và to nhỏ
không đều nhau, thường những tế bào ở ngoài nhỏ hơn.
- Nội bì, trụ bì, li be cấp một, bị biến dạng không nhận rõ
- Mô cứng gồm nhứng đám nhỏ bao bên ngoài bó li be gỗ cấp hai
- Các bó li be gỗ cấp hai thường liền nhau thành vòng liên tục, tuy nhiên
có thể gặp những bó đứng riêng lẻ có độ lớn to hơn các bó khác Các bó li be cấp hai tạo thành vòng liên tục gồm các tế bào mô mềm libe và các mạch rây
có kích thước nhỏ không phân biệt được với tế bào li be Các bó gỗ cấp hai cũng tạo vòng liên tục thường có độ lớn gấp đôi bó li be, gồm các mạch gỗ xếp thành dãy dọc Gỗ cấp một nằm ngay dưói gỗ cấp hai, giữa li be cấp hai
và gỗ cấp hai là tượng tầng; một lớp tế bào mỏng
- Ruột chiếm phần lớn vùng trung tâm của thân gồm các tế bào đa giác, những tế bào nhỏ ở vùng ngoại vi và những tế bào lớn dần về phía trung tâm
- Tia ruột khá nhỏ giữa các bó li be gỗ (hình 6)
b Cấu tạo của cuống lá:
Cắt tẩy nhuộm kép quan sát
Từ ngoài vào trong gồm các lớp sau:
- Lông che chở như ở thân, lông tiết như ở thân.
- Tế bào biểu bì, gồm một lớp tế bào nhỏ đều
- Mô dày gồm 2-3 lớp tế bào có vách dày nằm sát tế bào biểu bì
- Mô mềm, các tế bào hình đa giác có khoảng gian bào, Những tế bào ở
trung tâm lớn hơn tế bào vùng ngoại vi
- Mô cứng gồm một vòng tế bào bao quanh li be bắt màu xanh xám
- Bó li be gỗ, gồm 5-7 bó chồng kép lớn nhỏ không đều nhau, xếp thành
hình vòng cung Li be ở hai đầu bó gỗ Bó gỗ gồm nhiều mạch gỗ xếp thành
dãy (hình 7)
Trang 26Hình 7 Cấu tạo cuống lá
1 Lông che chở; 2 Biểu bì; 3 Mô dày; 4 Mô mềm; 5 Mô cứng;
6 Li be; 7 Gỗ
c Cấu tạo phiến lá:
Từ ngoài vào trong gồm những lớp sau:
- Biểu bì trên, dưới có lông che chở đa bào
- Mô dày trên dưới gồm 2-3 lớp tế bào nhỏ vách dày bắt màu đổ đậm
- Mô mềm
- Mô cứng bao quanh li be
Trang 27Có 3 bó li be gỗ, một bó lớn ở chính giữa, hình cung (bó này đôi khi
phân thành hai nửa hình cung) và hai bó nhỏ ở hai đầu của bó lớn, hai bó này
có hướng ngược vái bó lớn
- Li be hình cung ôm lấy bó gỗ bó gỗ
- Gỗ tạo hình vòng cung ở chính giữa
- Biểu bì trên, dưới có lông che chở đa bào, lông tiết thường bị rụng đi trong quá trình xử lí tiêu bản
- Mô giậu trên gồm 2 lớp tế bào hình chữ nhật dựng đứng như bức giậu
- Mô khuyết
c , Xác định tên khoa học
Sau khi mô tả đặc điểm hình thái, phân tích hoa, và căn cứ vào khóa phân loại của [17], so với các tài liệu của Võ Văn Chi [7], Phạm hoàng Hộ [13], Từ điển thực vật [8], được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn chúng tôi xác
định tên khoa học của loài này là: Elsholtzia winitiana Craib.
2.2.2 Phân bố - Sinh thái của loài Elsholtzia winitiana.
- Chi Elsholtzia có vùng phân bố tương đối rộng [17] (Việt Nam, ấn Độ,
Nêpan, Myanma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđonêxia, Malaysia, một số nước Châu Âu, Châu Mỹ
- Ở nước ta, loài Elsholtzia winitiana mọc hoang ở các tỉnh trung du và
miền núi (Lào Cai, Hà Giang, Lâm Đồng, Kon Tum ) Cây ưa ánh sáng và
ẩm, hay gặp ờ các bãi hoang, ven đồi, ven đường, bờ ruộng, ở độ cao trên
600m
- Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của loài Elsholtzia winitiana sống
ở Mộc Châu chúng tôi có những nhận xét sau:
- Là cây sống lâu năm, tuy vậy trong một năm cây phát triển theo các chu kỳ sau: Vào cuối mùa đông cây khô hết lá chỉ còn lại quả và phần gốc của cây vẫn sống chờ Hạt chín rơi xuống và chờ sang xuân (tháng 3 - 4) thì nẩy mầm Cây phát triển mạnh vào tháng 7 - 8, ra hoa rộ nhất vào
Trang 28tháng 8 - 9 và kéo dài đến tháng 1 năm sau (27/01/07) trên những cây sống trong các thung lũng ít bị sương muối, kết quả từ tháng 10 cho đến khi hết hoa.Cây sau khi kết quả chỉ lụi đi, phần gốc vẫn sống và nẩy chồi lại trong năm sau.
Hình 9: các giai đoạn phát triển của hạt sau nảy mầm