Thị trường hàng hóa sức lao động là một trong những thị trường cơ bản của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và trong thị trường này Tiền lương, tiền công là giá cả của loại hàng hóa đặc biệt – hàng hóa sức lao động. Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là số tiền mà người sử dụng lao động (mua sức lao động) trả cho người lao động (bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương, mặt khác do tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động mà tiền lương không phải thuần túy là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, liên quan đến đời sống và trật tự xã hội, đó là quan hệ xã hội. Trong quá trình hoạt động nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với các chủ doanh nghiệp, tiền lương là một phần của chi phí cấu thành, chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ. Phần thu nhập chủ yếu với đa số lao động trong xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ, phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của mọi người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng của mình. Để thúc đẩy sản xuất phát triển thì doanh nghiệp cần có những chính sách, chiến lược quan tâm đúng mức đến người lao động. Các khoản về trích nộp, trả lương, trả thưởng ... phải phù hợp với định hướng phát triển của công ty, cũng như không được trái với chính sách mà nhà nước quy định. Quá trình xét thưởng và khen thưởng phải được tiến hành một cách công khai, toàn diện, tính đúng, tính đủ và trích nộp các khoản theo lương của người lao động cũng như việc trả thưởng cho người lao đúng hạn và hợp lý. Phù hợp với định hướng phát triển của công ty là một trong những nhân tố giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhằm tăng thu nhập cho doanh nghiệp và cho cả người lao động, đồng thời là biện pháp thu hút người lao động, cũng như gắn bó người lao động với doanh nghiệp Tiền lương có vai trò rất quan trọng, nó là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình có thể đảm bảo cuộc sống và tái sản xuất sức lao động. Hay nói cách khác, tiền lương có vai trò là đòn bẩy kinh tế có tác dụng trực tiếp đến người lao động. Đối với người Việt Nam thì nguồn thu nhập chủ yếu là từ tiền lương. Để người lao động có thể an tâm làm việc, có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp thì cần có một chính sách tiền lương hợp lý. Các chính sách, quy định về tiền lương của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của người lao động. Nếu một doanh nghiệp có một chính sách tiền lương hợp lý thì không những đảm bảo được đời sống của người lao động mà còn tạo động lực giúp người lao động cống hiến hết khả năng và sức lao động, hăng say với công việc, tăng năng suất lao động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào. Bởi vậy, một tổ chức muốn thu hút, giữ gìn và phát triển được nguồn nhân lực thì phải tạo ra động lực khuyến khích họ. Một trong những động lực quan trọng nhất đó là tiền lương. Khả năng kiếm được tiền công cao hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức. Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức và phương pháp trả lương hợp lý, quy định các chế độ trả lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động, trên cơ sở đó xây dựng quy chế trả lương theo quy định của pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và lợi ích doanh nghiệp. Trên cơ sở kiến thức đại cương về tiền lương và mong muốn được học hỏi thêm về thực tế công việc, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế em đã tìm hiểu về công tác tiền lương của công ty để viết về đề tài: “ Các hình thức trả lương tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế”
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ 3
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của IDP Error: Reference source not found 3
DANH MỤC BẢNG 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 5
1.1.Một số khái niệm tiền lương 5
1.1.2 Tiền lương tối thiểu 7
1.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 8
1.2.1 Trả lương theo thời gian 9
1.2.2 Trả lương theo sản phẩm 10
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức trả lương 17
1.4 Sự cần thiết hoàn thiện các hình thức trả lương của Doanh nghiệp 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA QUỐC TẾ 21
2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần sữa Quốc tế 21
2.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Bộ máy tổ chức 24
2.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực của IDP 25
2.2 Thực trạng các hình thức trả lương của công ty Cổ phần sữa Quốc tế 27
2.2.1 Hình thức trả lương thời gian 28
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thức trả lương của công ty Cổ phần sữa Quốc tế 44
2.4 Đánh giá chung về thực trạng các hình thức trả lương tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế 45
2.4.1 Những mặt đạt được 45
Trang 22.4.2 Những mặt còn hạn chế 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA QUỐC TẾ 48
3.1 Định hướng của công ty trong việc hoàn thiện các hình thức trả lương 48
3.1.1 Định hướng kinh doanh của công ty Cổ phần sữa Quốc tế 48
3.1.2 Định hướng hoàn thiện các hình thức trả lương của công ty 49
3.2 Giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế 51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58
1 Kết luận 58
2 Khuyến nghị 58
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của IDP Error: Reference source not found
Trang 4DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ 3
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của IDP Error: Reference source not found 3
DANH MỤC BẢNG 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 5
1.1.Một số khái niệm tiền lương 5
1.1.2 Tiền lương tối thiểu 7
1.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 8
1.2.1 Trả lương theo thời gian 9
1.2.2 Trả lương theo sản phẩm 10
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức trả lương 17
1.4 Sự cần thiết hoàn thiện các hình thức trả lương của Doanh nghiệp 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA QUỐC TẾ 21
2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần sữa Quốc tế 21
2.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Bộ máy tổ chức 24
2.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực của IDP 25
2.2 Thực trạng các hình thức trả lương của công ty Cổ phần sữa Quốc tế 27
2.2.1 Hình thức trả lương thời gian 28
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hình thức trả lương của công ty Cổ phần sữa Quốc tế 44
2.4 Đánh giá chung về thực trạng các hình thức trả lương tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế 45
2.4.1 Những mặt đạt được 45
2.4.2 Những mặt còn hạn chế 46
Trang 5CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA
QUỐC TẾ 48
3.1 Định hướng của công ty trong việc hoàn thiện các hình thức trả lương 48
3.1.1 Định hướng kinh doanh của công ty Cổ phần sữa Quốc tế 48
3.1.2 Định hướng hoàn thiện các hình thức trả lương của công ty 49
3.2 Giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế 51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 58
1 Kết luận 58
2 Khuyến nghị 58
Trang 6GIẢI THÍCH NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7IDP Công ty Cổ phần sữa Quốc tế
Trang 8nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với các chủ doanh nghiệp,tiền lương là một phần của chi phí cấu thành, chi phí sản xuất kinh doanh Vìvậy, tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ Đối với người laođộng tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ Phần thu nhập chủyếu với đa số lao động trong xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của
họ, phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của mọi người lao động Mụcđích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng củamình
Để thúc đẩy sản xuất phát triển thì doanh nghiệp cần có những chínhsách, chiến lược quan tâm đúng mức đến người lao động Các khoản về tríchnộp, trả lương, trả thưởng phải phù hợp với định hướng phát triển của công
ty, cũng như không được trái với chính sách mà nhà nước quy định Quá trìnhxét thưởng và khen thưởng phải được tiến hành một cách công khai, toàndiện, tính đúng, tính đủ và trích nộp các khoản theo lương của người lao độngcũng như việc trả thưởng cho người lao đúng hạn và hợp lý Phù hợp với địnhhướng phát triển của công ty là một trong những nhân tố giúp doanh nghiệptiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nhằm tăng thu nhậpcho doanh nghiệp và cho cả người lao động, đồng thời là biện pháp thu hútngười lao động, cũng như gắn bó người lao động với doanh nghiệp
Tiền lương có vai trò rất quan trọng, nó là phần cơ bản nhất trong thunhập của người lao động, giúp cho họ và gia đình có thể đảm bảo cuộc sống
và tái sản xuất sức lao động Hay nói cách khác, tiền lương có vai trò là đònbẩy kinh tế có tác dụng trực tiếp đến người lao động
Đối với người Việt Nam thì nguồn thu nhập chủ yếu là từ tiền lương Đểngười lao động có thể an tâm làm việc, có thể cống hiến lâu dài cho doanhnghiệp thì cần có một chính sách tiền lương hợp lý Các chính sách, quy định
về tiền lương của doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của người
Trang 9lao động Nếu một doanh nghiệp có một chính sách tiền lương hợp lý thìkhông những đảm bảo được đời sống của người lao động mà còn tạo động lựcgiúp người lao động cống hiến hết khả năng và sức lao động, hăng say vớicông việc, tăng năng suất lao động, điều đó cũng đồng nghĩa với việc đem lạilợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất đốivới bất kỳ tổ chức nào Bởi vậy, một tổ chức muốn thu hút, giữ gìn và pháttriển được nguồn nhân lực thì phải tạo ra động lực khuyến khích họ Mộttrong những động lực quan trọng nhất đó là tiền lương Khả năng kiếm đượctiền công cao hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập đểnâng cao giá trị của họ đối với tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sựđóng góp cho tổ chức
Mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức và phương pháp trả lương hợp
lý, quy định các chế độ trả lương, thưởng, phụ cấp và các chế độ phúc lợikhác cho người lao động, trên cơ sở đó xây dựng quy chế trả lương theo quyđịnh của pháp luật, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và lợi íchdoanh nghiệp
Trên cơ sở kiến thức đại cương về tiền lương và mong muốn được họchỏi thêm về thực tế công việc, trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phầnsữa Quốc tế em đã tìm hiểu về công tác tiền lương của công ty để viết về đềtài: “ Các hình thức trả lương tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế”
Kết cấu gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về tiền lương
Chương 2: Thực trạng các hình thức trả lương tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Cổ phần sữa Quốc tế
Trang 11CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG
1.1 Một số khái niệm tiền lương
1.1.1 Tiền lương
Theo nghĩa rộng “Tiền công” bao trùm tất cả các hình thức bù đắp màmột doanh nghiệp dành cho người lao động Nó bao gồm tiền lương, tiền hoahồng, tiền thưởng và các hình thức trả tiền khác
Phần chính của tiền công là tiền lương do đó trong thực tiễn chúng tathường dùng khái niệm tiền lương với nghĩa là tiền công
Tiền lương (tiền công) là một phạm trù kinh tế, nó là số tiền mà người sửdụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc gì đó.Tiền lương có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau phụ thuộc vào từng thời
kỳ và cách tiếp cận khác nhau
Đối với thành phần kinh tế nhà nước tư liệu lao động thuộc sở hữu nhànước, tập thể lao động từ giám đốc đến công nhân đều là người bán sức laođộng, làm thuê cho nhà nước và được nhà nước trả công dưới dạng tiềnlương Ở đây, tiền lương mà người lao động nhận được là số tiền mà cácdoanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan tổ chức nhà nước trả theo hệ thốngthang bảng lương của nhà nước quy định Còn trong các thành phần, khu vựckinh tế ngoài quốc doanh, sức lao động đã trở thành hàng hóa vì người laođộng không có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất mà họ đang sử dụng, họ làngười làm thuê cho các ông chủ, tiền lương do các xí nghiệp, tổ chức ngoàiquốc doanh trả nhưng việc trả lương ấy lại chịu tác động chi phối của thịtrường sức lao động Tiền lương trong khu vực này vẫn nằm trong khuôn khổpháp luật và theo chính sách hướng dẫn của nhà nước, nhưng những thỏathuận cụ thể giữa người lao động và người sử dụng lao động có tác động trựctiếp đến phương thức trả lương Thời kỳ này sức lao động được nhìn nhận
Trang 12thực sự như một hàng hóa, do vậy tiền lương không phải một cái gì khác màchính là giá cả của sức lao động.
Sức lao động là yếu tố quyết định trong các yếu tố cơ bản của quá trìnhsản xuất nên tiền lương là vốn đầu tư ứng trước quan trọng nhất, là giá cả sứclao động và là một phạm trù kinh tế, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khi thựchiện quá trình sản xuất Sức lao động là hàng hóa cũng như mọi hàng hóakhác, nên tiền công là phạm trù trao đổi, nó đòi hỏi phải ngang với giá cả các
tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động
Như vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội thì tiền lương là một phạm trùkinh tế tổng hợp quan trọng trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thànhphần hiện nay
Với quan điểm mới này tiền lương đã đánh giá đúng giá trị sức lao động,tiền tệ hóa tiền lương triệt để hơn, xóa bỏ tính phân phối cấp phát và trả lươngbằng hiện vật đồng thời khắc phục quan điểm coi nhẹ lợi ích cá nhân nhưtrước kia, tiền lương đã được khai thác triệt để vai trò đòn bẩy kinh tế, nó kíchthích người lao động gắn bó hăng say với công việc hơn
Đối với người quản lý, tiền lương được coi như một công cụ quản lý.Tiền lương là một khoản cấu thành nên giá thành của sản phẩm, do vậy nó làmột khoản khấu trừ vào doanh thu khi tính kết quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên, tiền lương được chủ các doanh nghiệp dùng nhưmột công cụ tích cực tác động tới người lao động Tiền lương gắn chặt vớiquy luật nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm thời gian lao động Bởi vìtăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương đồng thời là động lực thúcđẩy việc tăng số lượng và chất lượng sản phẩm Tiền lương là lợi ích vật chấttrực tiếp mà người lao động được hưởng từ sự cống hiến sức lao động họ bỏ
ra sẽ có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực lao động, quan tâmhơn nữa đến kết quả lao động của họ Từ đó tạo điều kiện tăng năng suất lao
Trang 13động, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đối với người lao động, sức lao động thuộc quyền sở hữu của người laođộng, góp phần tạo ra giá trị mới nên trong phần thu nhập, tiền lương là khoảnthu nhập chính đáng của họ Tiền lương là phương tiện để duy trì và khôiphục năng lực lao động trước, trong và sau quá trình lao động (tái sản xuấtsức lao động) Tiền lương nhận được là khoản tiền họ được phân phối theolao động mà họ đã bỏ ra
Tóm lại, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả chongười lao động khi hoàn thành công việc nào đó Tiền lương được biểu hiệnbằng giá cả sức lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào số lượnglao động cũng như mức độ phức tạp, chất độc hại của công việc để tínhlương cho người lao động Tuy nhiên, trong bước đầu thay đổi hệ thống tiềnlương dẫ dần theo kịp những yêu cầu đổi mới trong toàn bộ nền kinh tế nóichung cũng như doanh nghiệp nói riêng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bảnhướng dẫn chi tiết về tiền lương và các chế độ thực hiện trong mỗi doanhnghiệp, thể hiện là Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 về chế độ tiền lương mớitrong doanh nghiệp Như vậy, tiền lương phải phản ánh đúng giá trị sức laođộng, chỉ có như vậy, tiền lương mới phát huy hết được những vai trò to lớncủa nó trong mỗi doanh nghiệp nói chung và trong nền kinh tế nói riêng
1.1.2 Tiền lương tối thiểu
Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong
điều kiện bình thường của xã hội Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo
vệ Tiền lương tối thiểu có những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Được xác định ứng với trình độ lao động giản đơn nhất
- Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện laođộng bình thường
- Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết
Trang 14- Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trungbình.
Tiền lương tối thiểu là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả chocác loại lao động khác Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm traviệc trao đổi mua bán sức lao động Tiền lương tối thiểu còn nhằm điều tiếtthu nhập giữa các thành phần kinh tế
1.1.3 Tiền lương cơ bản
Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp
đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chínhthức Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọngcủa công việc mà người lao động đảm nhận
Trong khu vực Nhà nước Tiền lương cơ bản được xác định như sau:
Tiền lương cơ bản = Tiền lương tối thiểu * Hệ số lương (1)
1.1.4 Tiền lương danh nghĩa
Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người lao động nhận đượchàng tháng từ kết quả lao động của mình Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộctrực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụthuộc vào trình độ, thâm niên ngay trong quá trình lao động
1.1.5 Tiền lương thực tế
Tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa, dịch vụ cầnthiết mà người lao động có thể trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩacủa mình Do đó tiền lương thực tế không những liên quan đến tiền lươngdanh nghĩa mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của giá cả hàng hóa
và các công việc phục vụ
1.2 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp
Lựa chọn loại hình trả lương hợp lý có tác dụng kích thích tăng năngsuốt lao động, sử dụng thời gian lao động hợp lý, năng cao chất lượng sản
Trang 15phẩm, với mục đích phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp tronglĩnh tiền lương mà nhà nước quy định Về nguyên tắc có hai hình thức chủyếu đó là: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
1.2.1 Trả lương theo thời gian
Là hình thức trả lương căn cứ vào cấp bậc, chức vụ và thời gian làm việcthực tế của công nhân viên chức
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làmcông tác quản lý, đối với công nhân lao động bằng máy móc hoặc đối vớinhững công việc không thể tiến hành một cách chặt chẽ và chính xác, hay vìtính chất của sản xuất nếu trả công theo sản phẩm thì không đảm bảo chấtlượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực
Hình thức trả lương theo thời gian chưa gắn được thu nhập của mỗingười với kết quả lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc
Tùy theo trình độ và điệu kiện quản lý thời gian lao động hình thức trảlương này có thể theo hai cách: theo thời gian có thưởng và thời gian đơngiản
• Hình thức trả lương theo thời gian
Hình thức trả lương trả lương theo thời gian đơn giản là hình thức trảlương mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do mức lương cấp bậc caohay thấp và thơi gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định
Hình thức trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định được mứclao động chính xác , khó đánh giá công việc
Tiền lương được tính như sau:
(2)
: Tiền lương thực tế người lao động nhận được
Trang 16: Là tiền lương cấp bậc được tính theo thời gian.
T : Thời gian làm việc
Có ba loại lương theo thời gian đơn giản:
Lương giờ: tính theo cấp bậc giờ và số giờ làm việc
Lương ngày: tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc.Lương tháng : tính theo cấp bậc tháng
Cách trả lương này mang tính bình quân, không khuyến khích sử dụnghợp lý thời gian, tập trung công suất máy…
• Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng
Hình thức trả lương này là sự kết hợp giữa hình thức trả lương đơn giảntheo thời gian và tiền thưởng khi đạt được các chỉ tiêu về số lượng và chấtlượng đã quy định
Hình thức trả lương này chủ yếu chỉ áp dụng với công nhân phụ làmcông việc phục vụ Ngoài ra còn áp dụng ở công nhân chính làm công việcsản xuất , có trình độ cơ khí hóa, tự động hóa, hoặc những công việc phải đảmbảo chất lượng
X
Thời gian làm việc thực tế
+ Tiền
thưởng (3)
Hình thức trả lương không những phản ánh sự thành thạo của trình độvăn hóa và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thâm niên công táccủa tùng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được Vì vậy nókhuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả công tác của mình Do đócùng với ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật chế độ trả lương này ngày càngđược mở rộng hơn
1.2.2 Trả lương theo sản phẩm
Trang 17Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựatrực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành Đây làhình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhất là cácdoanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm làm tăng năng suất của người laođộng Trả lương theo sản phẩm khuyến khích người lao động ra sức học tậpnâng cao trình độ lành nghề, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, pháthuy sáng tạo, nâng cao khả năng làm việc và tăng năng suất lao động
Hình thức trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao
và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong côngviệc của ngươi lao động
Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng cacdoanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Phải xây dựng được các định mức lao động có căn cứ khoa học Đây là điềukiện quan trọng làm cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹtiền lương và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp
Đảm bảo tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc: nhằm đảm bảo cho người laođộng có thể hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ giảm tối thiểu thờigian phục vụ cho tổ và phục vụ kỹ thuật
Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: kiểm tra nghiệm thunhằm đảm bảo cho sản phẩm được sản xuất ra đúng theo chất lượng đã quyđịnh, tránh chạy theo số lượng
Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm của người lao động
• Hình thức trả lương trực tiếp theo sản phẩm cá nhân.
Hình thức trả lương này áp dụng rộng rãi đối với người sản xuất trực tiếptrong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối cóthể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt
Trang 18Tiền lương trong kỳ mà một công nhân được hưởng theo chế độ trả lương sảnphẩm trực tiếp cá nhân được tính như sau:
L1=ĐG x Q1 (4) L1: tiền lương thực tế mà công nhân nhận được.
ĐG: đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm.
Q: mức sản lượng của công nhân trong kỳ
T: mức thời gian hoành thành một đơn vị sản phẩm.
Ưu điểm: là khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năngsuất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp, đễ dàng tính tiền lương trựctiếp trong kỳ
Nhược điểm: dễ làm cho công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ítquan tâm đến chất lượng sản phẩm
• Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể.
Hình thức trả lương này được áp dụng cho một nhóm người lao động khi
họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định Hình thức trả lương tậpthể được áp dụng đối với một công việc được nhiều người tham gia
Hình thức được trả lương được tính như sau:
L1=ĐG x Q1 (7)
Trang 19L1: tiền lương thực tế mà công nhân nhận được.
T0: Mức thời gian của tổ
N: số công nhân trong tổ
Việc chia lương cho từng cá nhân trong tổ rất quan trọng trong hìnhthức trả lương tập thể Có hai phương pháp chia lương thưởng được áp dụng
đó là : phương pháp dùng hệ số điều chỉnh và phương pháp dùng hệ số giờ
• Theo phương pháp dùng hệ số điều chỉnh lương thực tế của công nhânđược tính toán như sau:
Bước một: xác định hệ số điều chỉnh (Hđc)
L1: tiền lương thực tế của tổ nhận được
L0: tiền lương cấp bậc của tổ.
Bước hai: tiền lương của từng công nhân nhận được:
Hi: hệ số bậc I trong thang lương.
Bước hai: Tính tiền lương cho một giờ làm việc của công nhân bâc i.
Trang 20: tiền lương một giờ của công nhân bậc I tính theo lượng thực tế.
: tiền lương thực tế cả tổ nhận được.
: tổng số giờ bậc i sau quy đổi
Bước ba: Tính tiền lương thực tế của công nhân nhận được ( )
Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thứctrách nhiệm, tinh thần hợp tác và phân phối có hiệu quả giữa các công nhânlàm việc trong tổ để cả tổ làm việc hiệu quả , khuyến khích cả tổ làm việctheo quy mô hình tự quản
Tuy nhiên hình thức này không khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân
• Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lươngcho các lao động làm công việc phục, phụ trợ, phục vụ cho hoạt động củacông nhân chính
Tiền lương thực tế của công nhân phụ, phụ trợ được tính như sau:
ĐG: đơn giá tiên lương của công nhân phụ, phụ trợ.
L: lương cấp bậc của công nhân phụ, phụ trợ.
M: mức sản lương của một công nhân chính.
Q1: mức hoàn thành kế hoạch của công nhân chính.
L1: tiền lương thực tế của công nhân phụ.
Ngoài ra, tiền lương thực tế của công nhân phụ, phục vụ còn có thể đượctính dựa vào mức năng suất lao động thực tế của công nhân chính:
Trang 21L1= (17)
In: là chỉ số hoàn thành năng suất lao động của công nhân chính.
Ưu điểm: khuyến khích công nhân phụ, phụ trợ phục vụ tốt hơn cho
hoạt động của công nhân chính góp phần nâng cao năng suất lao động
Nhược điểm: tiền lương của công nhân nhân phụ, phụ trợ phụ thuộc vào
kết quả làm việc của công nhân chính, của cả tổ chứ không phụ thuộc vào kếtquả làm việc của bản thân họ
•Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng.
Là sự kết hợp giữa trả lương theo sản phẩm và có thưởng Hình thức nàygồm :
Phần trả lương theo đơn giá cố định, số lượng sản phẩm thực tế đã hoànthành
Phần tiền thưởng được tính dựa vào trình độ hoàn thành và vượt mức kếhoách cả về số lượng và chất lượng
Tiền lương theo sản phẩm được tính:
Lth: tiền lương sản phẩm có thưởng.
L: tiền lương thông thường.
m: tỉ lệ tiền thưởng.
h: tỉ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức kế hoạch được tính thưởng.
Ưu điểm: khuyến khích công nhân tích cực làm việc vượt mức kế hoạch.Nhược điểm: việc phân tích tính toán, xác định các chỉ tiêu tính thưởng
Trang 22không chính xác có thể làm tăng năng chi phí tiền lương, bội thu tiền lương.
• Hình thức trả lương sản phẩm lũy tiến.
Hình thức trả lương này được áp dụng ở “khâu xung yếu” trong sản xuất
Đó là khâu có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sàn xuất
Hình thức trả lương này có hai loại đơn giá:
-Đơn giá cố định dùng để trả lương cho sản phẩm thực tế đã hoàn thành.-Đơn giá lũy tiến: dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mứcquy định Đơn giá lũy tiến là loại đơn giá cố định nhân vớ tỉ lệ tăng đơn giátiền lương theo sản phẩm lũy tiến được tính theo công thức sau:
Llt = Đg x Q1 + ĐG x K x (Q1- Q0) (20) Llt: tổng tiền lương trả theo sản phẩm lũy tiến.
Q1: sản lượng sản phẩm thực tế.
Q0: sản lượng đạt mức khởi điểm.
Đg: đơn giá cố định theo sản phẩm.
K: tỉ lệ tăng lên có được trong đơn giá lũy tiến
Tỉ lệ tăng đơn giá hợp lý được xác định dựa vào phần tăng chi phí sảnxuất gián tiếp cố định và được xác định như sau:
K: tỉ lệ tăng đơn giá hợp lý.
Ddc: Tỉ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành sản
phẩm
Ttc: Tỉ lệ của số tiền về tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định
dùng để tăng dơn giá
Dl: Tỉ trọng của tiền lương công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm
khi vượt mức kế hoạch
Ưu điểm: làm cho công nhân tích cực làm việc tăng năng suất lao động
Trang 23Nhược điểm: sản phẩm có chất lượng vả tiêu chuẩn kỹ thuật không cao
Li: tiền lương thực tế công nhân nhận được
Đgk: đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc.
Qi: số lượng sản phẩm hoàn thành.
Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán làm cho người lao động pháthuy sáng kiến tích cực cải tiến lao động để tối ưu hóa quá trình làm việc, giảmthời gian lao động, hoàn thành công việc giao khoán
Tuy nhiên, hình thức trả lương này việc xác định đơn giá giao khoanphức tạp nhiều khi khó xác định
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức trả lương
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Mỗi doanh nghiệp chọn hình thức trả lương luôn phải căn cứ vào tìnhhình thực tế của công ty như: đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quytrình công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực trong đó có chất lượng cán bộquản lý và càn bộ làm công tác tiền lương
- Quan điểm của lãnh đạo công ty:
Việc lựa chọn hình thức trả lương phụ thuộc nhiều vào quan điểm củalãnh đạo công ty hay mức độ coi trọng công tác tiền lương của lãnh đạo công
ty Nói chung, quan điểm của lành đạo công ty là nhân tố ảnh hưởng nhiềunhất đến việc lựa chọn các hình thức trả lương của công ty
Quan điểm của đội ngũ lãnh đạo công ty cũng có ảnh hưởng rất nhiềuđến việc xây dựng và áp dụng hình thức trả lương trong doanh nghiệp, nếu
Trang 24đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn và kiến thức về tiền lương thì hình thức trảlương được xây dựng sẽ thể hiện rõ ràng những hiểu biết của các cấp lãnhđạo, mặc dù họ không phải là người trực tiếp xây dựng các hình thức trảlương
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách về lao động – tiền lương:
Tiếp theo hình thức trả lương còn phụ thuộc vào trình độ của cán bộ làmcông tác tiền lương và quản trị nhân lực của công ty, vì chính họ là người xâydựng các yếu tố hình thành nên hình thức trả lương, họ phải bao quát và nắm
rõ tình hình và đặc điểm của công ty, đồng thời họ là người thực hiện và kiểmtra lại quan điểm của đội ngũ lãnh đạo trong công ty
Đối tượng áp dụng hình thức trả lương trong công ty cũng là yếu tố cầnquan tâm, với từng loại đối tượng khác nhau, công công thức của hình thứctrả lương cần nhấn mạnh vào tèng đặc điểm riêng, nên chọn yếu tố quan trọngnhất chính là điểm họ hay mắc sai phạm để họ có ý thức chỉnh sửa đồng thờitạo được kỷ luật trong lao động
Do đó, hình thức trả lương có hiệu quả không chỉ mang tư tưởng của độingũ lãnh đạo, phù hợp với công ty mà còn phải tạo được động lực lao động,thúc đẩy người lao động làm việc tự giác và sáng tạo
- Các chính sách, quy định của nhà nước:
Các chính sách, quy định của Nhà nước điều chỉnh rất nhiều đến cáchình thức trả lương trong doanh nghiệp, cũng như việc trả lương của cácdoanh nghiệp khác, cùng khu vục, cũng loại sản xuât kinh doanh ảnh hưởngrất nhièu đến việc lựa chọn hình thức trả lương, vì nó quyết định lớn trong thuhút nguồn nhân lực vào công ty cũng như việc giữ chân người lao động
- Một số yếu tố khác:
Cung cầu lao động trên thị trường lao động đặt ra yêu cầu lớn đối vớicán bộ tiền lương trong việc thực hiện tốt chức năng của tiền lương là kích
Trang 25thích người lao động cũng như thu hút và giữ chân, gắn bó ngòi lao động vớicông ty
Các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng rất lớn đếntình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu đồng thời cũng ảnh hưởng đến việcxây dựng hình thức phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh
Đồng thời, doanh thu và doanh số bán hàng, kinh doanh cũng ảnh hưởngđến hình thức trả lương, phụ thuộc vào sự ổn định của nó
1.4 Sự cần thiết hoàn thiện các hình thức trả lương của Doanh nghiệp
Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng với kinh
tế thế giới Hội nhập tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi nhưng đồng thời cũngđặt ra thách thức rất lớn Một trong những thách thức đó năng lực cạnh tranhcủa Doanh nghiệp Chìa khóa để các DN cạnh tranh có hiệu quả đó là nângcao chất lượng nguồn nhân lực Năng suất của các nguồn nhân lực vật chấtsuy cho cùng là do năng suất của nguồn nhân lực tạo nên và quyết định Vìvậy việc quản trị nhân lực thực ra mà cho nguồn nhân lực có động lực, đượckhuyến khích phát huy các mức năng suất cao nhất, sản sinh ra năng lực cạnhtranh mạnh mẽ cho DN, là nhân tố của tăng trưởng và phát triển kinh tế xãhội Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương trongcác Doanh nghiệp thể hiện ở những điểm sau:
Một là, do yêu cầu, do thúc ép phải tăng cường năng lực cạnh tranh và
nâng cao hiệu quả Hiệu quả chung của doanh nghiệp là sự góp nhập hiệu quảtại từng bộ phận, từng lĩnh vực, từng mặt hoặc là sự bù trừ giữa các bộ phận,các lĩnh vực trong đó bao gồm cả hiệu quả công tác tổ chức tiền lương với tưcách là các bộ phận của quản lý nguồn nhân lực
Hai là, từ sự tăng cường chất lượng nguồn nhân lực được sử dụng Để
nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, các DN đềuxây dựng chiến lược xây dựng chiếc lược đào tạo để năng cao nguồn nhân
Trang 26lực Muốn vậy, quản lý nguồn nhân lực phải được đổi mới, kéo theo công tác
tổ chức tiền lương một phân hệ của quản lý nguồn nhân lực cũng phải đượcthay đổi cho phù hợp để đạt được các mục hiệu quả nguồn nhân lực
Ba là, do sự phát triển của khoa học và công nghệ Trong điều kiện hội
nhập những thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng vào sản xuấtkinh doanh và quản lý rất nhanh chóng Sự ảnh hưởng của khoa học và côngnghệ không chỉ đặt ra những thách thức mới đối với công tác tổ chức tiềnlương, mà tự nó cũng tạo ra những điều kiện, tiền đề, những thúc đẩy để côngtác tổ chức tiền lương phát triển, đổi mới
Bốn là, do yêu cầu tự hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nói chung Khi
thực hiện chủ trương tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, các lĩnh vựcquản lý, các mặt, các khâu quản lý kinh tế, các lĩnh vực quản lý, các khâu củaquản lý cũng phải được đổi mới, hoàn thiện, trong đó có quản lý nhân lực vàcông tác tổ chức tiền lương trong DN
Trang 27CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA QUỐC TẾ
2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần sữa Quốc tế
2.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần sữa Quốc tế
- Tên viết tắt: IDP
- Văn phòng đại diện: Số 15 đường Tây Hồ, phường Quảng An, quậnTây Hồ, TP.Hà Nội
- Điện thoại: 84-04-62580220/18 Fax: 0438238132
- Công ty Chương Mỹ: Km29, QL6, Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-33811949/50 Fax: 043811082/950
- Công ty Ba Vì: Thôn Đức Thịnh, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-33811949/50 Fax: 043811082/950
- Địa chỉ website: www.idp,vn
Được thành lập năm 2004, Công ty cổ phần sữa quốc tế (IDP) có trụ sở
và Côn ty chế biến các sản phẩm sữa đặt tại hai địa danh có nguồn nguyênliệu lớn của nước ta Công ty sữa Chương Mỹ cách trung tâm thủ đô Hà Nội
25 Km về phía tây Và Công ty Sữa Ba Vì tại xã Tản Lĩnh, Huyện Ba Vì, HàNội đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2010, với các mốc phát triển lớn:
Ngày 4/9/2004: Thành lập Công ty TNHH Chế Biến Sữa và Thực Phẩm
Trang 28sản phẩm sữa chua ăn z’DOZI.
Năm 2007: Ra đời sản phẩm sữa tiệt trùng Disney, sữa chua ăn Disney
dành cho trẻ em
Tháng 6/2008, Công ty lần đầu tiên sản xuất các sản phẩm sữa Thanh
trùng Ba Vì, Sữa tươi Ba Vì, Sữa chua ăn Ba Vì
Tháng 9/2010: Khánh thành Công ty sữa Ba Vì có địa chỉ tại xã Tản
Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội
Ngay từ những ngày đầu bước vào hoạt công ty đã thực hiện đầu tư muasắm lắp đặt dây chuyền sản xuất sữa hiện đại, công nghệ tiến tiến từ các hãngnổi tiếng trên thế giới như: dây truyền chế biến sữa của tập đoàn APV ÂuChâu, dây chuyền thiết bị đóng gói khép kín của tập đoàn Tetra Pak ThuỵĐiển Đây là hệ thống dây chuyền thiết bị công nghệ vào loại hiện đại bậcnhất tại Châu Á và Thế Giới
Dòng sản phẩm chủ đạo của công ty đưa ra thị trường mang thương
hiệu “Ba Vì” bao gồm: sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa chua ăn
Ba Vì Ngoài ra còn có các dòng sản phẩm khác như: sữa tươi tiệt trùngz'Dozi nhiều hương vị, sữa thanh trùng Purina
Các sản phẩm của Công ty IDP đã được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố
Hà Nội công nhận là “Sản phẩm Công Nghiệp chủ lực” của Thành Phố Tháng 3 năm 2010 thương hiệu sữa Ba Vì đã được tổ chức “Trade Leaders
Club” có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha quyết định trao cúp và giấy chứng
nhận giải thưởng “Europe Golden Award for Quality” (Giải thưởng Cúp
Vàng Châu Âu về Chất lượng)
Lễ trao tặng cúp vàng và chứng nhận có sự tham dự của các Đại sứ quán
và các doanh nghiệp đến từ hơn 30 Quốc gia trên toàn Thế giới
Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vàđang thực hiện những hoạt động xúc tiến để đưa sản phẩm xuất khẩu sang thị
Trang 29trường các nước trong khu vực Đông Nam Á
Bằng việc mở rộng quy mô hoạt động như trên, chứng tỏ công ty Cổphần sữa Quốc tế đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, công ty đã
có những chính sách nhạy bén và linh hoạt sữa tươi trong tổ chức thực hiệnnhiệm vụ của mình, được uy tín vững chắc với người tiêu dùng các sản phẩmsữa tươi, sữa thanh trùng mang nhãn hiệu sữa tươi Ba Vì nguyên chất, thơmngon do công ty Cổ phần sữa Quốc tế sản xuất như: sữa tươi z’Dozi cóđường, sữa tươi z’Dozi socola, sữa tươi z’Dozi dâu, sữa tươi z’Dozi cam, cácdòng sản phẩm sữa tươi Ba Vì thanh trùng 900ml, sữa tươi Ba Vì có đường,sữa tươi Ba Vì dâu 110ml và 180ml để phù hợp với mọi nhu cầu của ngườitiêu dùng, sữa chua Ba vì 100gr… được người tiêu dùng rất ưa chuộng và tindùng sản phẩm Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ của công ty ngày càng pháttriển, doanh thu năm sau cao hơn năm trước cùng với hoạt động sản xuất vàhoạt động kinh doanh tạo nên sự toàn diện của Công ty
Tuy nhiên, do tình hình suy thoái kinh tế mà năm qua công ty cũngkhông tránh khỏi những khó khăn:
- Một số chế độ chính sách còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tế trong sản xuất kinh doanh dịch vụ Tình trạng sản phẩm mang thương hiệu
Ba Vì bị làm giả, nhái làm mờ đi thương hiệu Ba Vì trong một thời gian ngắngây cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế
- Những năm bị thiên tai lũ lụt nặng nề, giá cả một số mặt hàng tăng cao
và đột biến do ảnh hưởng của thị trường thế giới dẫn đến chỉ số giá cả hànghóa dịch vụ tặng chậm sức mua giảm sút
Trang 302.1.2 Bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức của IDP
Đại hội đồng cổ đông
Phòng DVKH
Phòng Marketing
Ban Kế toán
Ban Hành chính Quản trị
Trang 312.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực của IDP
Cơ cấu nguồn nhân lực về số lượng
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực về số lượng
0 2011
2012
So sánh tương đối2011/2010
So sánh tươngđối 2012/2011Chênh
lệch
Tỷ lệ(%)
Chênhlệch
Tỷ lệ(%)Tổng số lao động 599 370 450 -229 (38.23) 80 21.62
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự - IDP)
Trong đó, tại phân xưởng sản xuất có:
- 10 dây truyền sản xuất với công suất 200.000 (lít)/ngày
- Số công nhân trung bình trên mỗi dây truyền là 15 người
- Số máy trung bình trên mỗi dây truyền là 3 máy
- Độ tuổi trung bình của công nhân là 25 tuổi
Cơ cấu nguồn nhân lực về chất lượng
Trang 32Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực về trình độ, chuyên môn
So sánh tương đối 2011/2010
So sánh tương đối 2012/2011 Chênh
lệch
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 599 370 450 -229 (38.23) 80 21.62
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự - IDP)
Về việc tuyển và sử dụng nhân lực, công ty có những yêu cầu và quy
Trang 33trình tuyển dụng nghiêm ngặt về nhân lực làm việc tại các vị trí liên quanđến kỹ thuật, chất lượng Các vị trí về kỹ thuật, quản lý chất lượng sảnphẩm, điều hành kỹ thuật…đều là các kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạođúng chuyên ngành tại các trường như: Đại học Bách khoa, Đại học Nôngnghiệp I Về khối làm việc gián tiếp về kế toán, hành chính… việc tuyểndụng và yêu cầu chuyên ngành không khắt khe như các vị trí kỹ thuật nênvẫn còn những CBCNV làm trái chuyên ngành của mình Tuy nhiên sau khiđược đào tạo, các CBCNV đó đều có thể làm thành thạo và đảm nhận tốt côngviệc được giao.
Về tình hình biến động lao động của công ty, tổng số lao động năm 2011giảm so với 2010 là 229 người tương ứng giảm 38.23% do biến động của nềnkinh tế (khủng hoảng kinh tế) năm 2011 IDP phải thu hẹp sản xuất cắt giảmcông nhân Đến cuối năm 2011 IDP đã dần hồi phục sản xuất, nhưng chưa đạtđược mức của 2010 2012 tổng số lao động đã tăng 80 người so với 2011(tăng 21.60%) Điều này cho thấy công ty đã tạo được niềm tin với thị trường,với người lao động, nhiều người có tinh thần gắn bó lâu dài với công ty, bêncạnh đó thu hút them lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2 Thực trạng các hình thức trả lương của công ty Cổ phần sữa Quốc tế
Hiện nay công ty Cổ phần sữa Quốc tế đang áp dụng các hình thức trảlương riêng biệt, không tuân theo thang, bảng lương, hệ số của Nhà nước Tuynhiên công ty vẫn đảm bảo tuân theo chính sách, các quy định của Nhà nước
về các nguyên tắc chung của tiền lương và các hình thức trả lương
Hiện nay công ty Cổ phần sữa Quốc tế thực hiện và sử dụng hai hìnhthức trả lương chính đối với người lao động là:
- Trả lương theo thời gian làm việc (trả lương theo thời gian lao động)
- Trả lương theo các hình thức khoán (trả lương khoán)
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng với các phòng ban hành
Trang 34chính, khối phân xưởng làm việc theo ca Hình thức trả lương khoán được ápdụng với các hoạt động thuê ngoài Riêng đối với bộ phận giám sát bán hàngđược trả kết hợp ngoài lương thời gian được hưởng theo quy định có kèmtheo kết quả kinh doanh (có khoán sản lượng bán ra) Nhưng trong phạm vinghiên cứu viết khóa luận này em chỉ xin đề cập và phân tích đến hình thứctrả lương theo thời gian vì đây là hình thức trả lương chính mà công ty đang
áp dụng Bên cạnh đó em cũng tìm hiểu về các khoản phụ cấp theo quy địnhliên quan tới lương và thu nhập của CBCNV trong công ty
Mỗi CBCNV đều có hai mức lương riêng của mình:
- Lương cơ bản: Mức lương được tính theo quy định của nhà nước theotrình độ của mỗi cá nhân Mức lương này được sử dụng để tính đóng và chitrả BHXH, BHYT cho người lao động
- Lương cơ sở: Mức lương tương ứng với từng mức độ phức tạp, tráchnhiệm công việc mà người lao động đảm nhận Mức lương này được sử dụng
để tính lương và thu nhập cho người lao động
2.2.1 Hình thức trả lương thời gian
Hiện nay đối với CBCNV trong công ty, công ty trả lương dựa trên mứclương tối thiểu hiện nay do nhà nước quy định, tiền lương được tính theo trình
độ của mỗi cá nhân này là cơ sở để tính đóng các loại phí, BHXH, BHYT,không phải tiền lương thực lĩnh của mỗi cá nhân Mức lương thực tế của mỗi
cá nhân nhận được còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc, trọngtrách đảm nhiệm và chức vụ trong công ty, đồng thời kết hợp với thời gianlàm việc thực tế của cá nhân người lao động Hiện nay, mức lương tối thiểu
mà công ty đang áp dụng theo quy định của Luật lao động Việt Nam là:1.284.200 (đồng)
Đối với người lao động mới đang thử việc công ty có quy định về mứclương như sau: