HS mắc HCTK ở tiểu học thường là những trẻ mắc tự kỷ dạng nhẹ, tức là có những “ nét tự kỷ” hoặc những trẻ đã được can thiệp sớm ở lứa tuổi mầm non được khắc phục những khó khăn của HCTK nên được đi học trong lớp hòa nhập. Đây là dạng khuyết tật chưa có nhiều người biết đến nên chưa được quan tâm đúng mức. Những HS này chưa có sự đãi ngộ nào về chính sách giáo dục vì chúng được xem như những đứa trẻ bình thường. Các em không được hưởng một phương pháp giáo dục phù hợp do các giáo viên tiểu học chưa thực sự nắm rõ về dạng trẻ này và chưa có các kiến thức về dạy học hòa nhập, nếu có cũng chỉ là những lớp tập huấn ngắn hạn. Bên cạnh đó, những HS mắc HCTK này còn gặp rất nhiều khó khăn do HCTK mang lại, đặc biệt là vấn đề khó khăn trong giao tiếp.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA TÂM LÍ HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ cho giáo viên tiểu học quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Ánh Tuyết Giảng viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Thị Thu Hằng Đà Nẵng, Năm 2011 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Đà Nẵng, tháng 06 năm 2011 Sinh viên Phạm Thị Ánh Tuyết MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 3 7. Cấu trúc của luận văn 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC HÒA NHẬP TRẺ TỰ KỶ 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 5 1.2. Các khái niệm công cụ 7 1.3. Một số vấn đề chung về trẻ tự kỷ 8 1.4. Một số vấn đề chung về DHHN TTK 15 1.5. Người giáo viên trong DHHN TTK 27 1.6. Tiểu kết chương 1 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG DẠY HỌC HÒA NHẬP TRẺ TỰ KỶ CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32 2.1. Khái quát quá trình khảo sát 32 2.2. Thực trạng về kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ của giáo viên tiểu học quận Liên Chiểu , thành phố Đà Nẵng 34 2.3. Tiểu kết chương 2 48 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG DẠY HỌC HÒA NHẬP TRẺ TỰ KỶ CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 49 3.1.Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng chuyên sâu cho GV về DHHN TTK 49 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng phòng hỗ trợ hòa nhập trẻ tự kỷ ở các trường tiểu học 53 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi và phù hợp của biện pháp 56 3.4. Tiểu kết chương 3 58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC chúng tôi thực hiện những khảo sát trong đề tàiạm Thị Ánh Tuy DANH MỤC CÁC BÀNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 1.1. Quy trình DHHN TTK 24 2 Bảng 2.1. Mong muốn của GV về tài liệu hướng dẫn DHHN TTK 41 3 Bảng 3.1. Quy trình hỗ trợ GV DHHN lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho TTK của phòng hỗ trợ hòa nhập 56 4 Bảng 3.2. Xin ý kiến chuyên gia 57 Danh mục một số từ ngữ viết tắt DHHN : Dạy học hòa nhập GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HS : Học sinh KHGDCN : Kế hoạch giáo dục cá nhân PHHS : Phụ huynh học sinh TH : Tiểu học TTK : Trẻ tự kỷ 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Theo thống kê của dịch tễ học, tự kỷ là một rối loạn tâm lí sớm ở trẻ em, chiếm khoảng 4 – 5/ 10000 trẻ, trong đó có ½ trẻ có bệnh cảnh tự kỷ điển hình và ¾ trẻ có giới tính nam. Từ năm 2000 trở lại đây, trẻ tự kỷ xuất hiện ngày càng đông, năm sau cao gấp 2, 3 lần năm trước. Ở Việt Nam, hội chứng tự kỷ mới được chẩn đoán gần 10 năm trước nhưng đến nay, số lượng người tự kỷ đã có khoảng hơn 200.000 người. Ngày nay, hiện tượng tự kỷ đang là một vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Đây là một dạng bệnh trong nhóm rối loạn phát triển xâm nhập ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển của trẻ nhưng nhiều nhất là về kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội. Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về khả năng phát triển của não bộ tiến triển trong ba năm đầu của trẻ, có thể xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào mà không phụ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ của cha mẹ. (Theo tuyên ngôn trong hội nghị về sức khoẻ tại Alma Ata 1978). Mặc dù cho đến nay, rối loạn tự kỷ đã không còn xa lạ với nhiều người, nhưng nhận thức của mọi người về dạng rối loạn này chưa rõ ràng. Chính vì vậy, khi đến trường học, trẻ tự kỷ nghịch ngợm, phá phách thái quá sẽ bị liệt vào dạng “học sinh cá biệt”, thường xuyên bị phê bình và phạt lỗi. Còn trẻ chậm nói, ít giao lưu với bạn bè sẽ bị cho là chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ, nhiều khi bị cô lập, tẩy chay trong lớp học, điều này khiến cho bệnh của trẻ sẽ ngày càng trầm trọng hơn. TTK cũng có quyền được học tập như mọi trẻ em khác. Ngoài những khó khăn và hạn chế mà TTK gặp phải, trẻ cũng có những điểm mạnh, có những nghiên cứu đã phát hiện rằng, 10% trẻ tự kỷ có biệt tài nào đó. Một số trẻ có tài năng phi thường về nhạc, họa, điêu khắc, tính toán dù không hề được học hay luyện tập. Một số trẻ có những khả năng đặc biệt, ví dụ tự biết đọc (đọc trơn, không đánh vần), xếp hình giỏi, tính nhẩm siêu nhanh, v.v…. Hiện nay, tuy chưa có thống kê nào về số lượng TTK được đi học tại các mô hình trường lớp. Nhưng hầu hết TTK ít được nhận vào học tại các trường hòa nhập. Hoặc một số TTK phải bỏ học giữa chừng vì gặp rất nhiều khó khăn trong việc 2 theo học các chương trình ở lớp. Nhưng nếu được giáo dục trong môi trường hòa nhập, TTK có thể tiến bộ hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn. Khi tới trường hòa nhập, TTK gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, TTK cần sự cảm thông, giúp đỡ của giáo viên – người gần gũi nhất với trẻ ở trường. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu đến trường, nếu trẻ có sự hỗ trợ của một giáo viên chuyên ngành giáo dục hoà nhập hoặc giáo viên có hiểu biết về hội chứng tự kỷ, trẻ sẽ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu để tiếp tục học tập. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy có vai trò quyết định hiệu quả của giáo dục hoà nhập. Nhưng theo thống kê của Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ GD&ĐT cho đến nay, mới có khoảng hơn 6000 giáo viên tiểu học được bồi dưỡng chuyên môn dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật theo các chương trình dự án (chiếm chưa đầy 2%). Thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố quan tâm nhiều tới công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục hòa nhập. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm tới công tác này vẫn còn thiên lệch, chủ yếu chú trọng vào khu vực trung tâm thành phố. Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng là là một quận nằm ở vùng ven. Đây là địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng của chất độc màu da cam do chiến tranh, thiên tai bão lụt, ô nhiễm môi trường do gần khu công nghiệp… nên tỉ lệ học sinh khuyết tật cũng thuộc loại cao của thành phố Đà Nẵng. Địa bàn có 13 trường tiểu học trong đó đã có tới 109 trẻ khuyết tật được học hoà nhập. Chất lượng giáo dục hòa nhập, đặc biệt là năng lực của giáo viên còn đang bỏ ngỏ, chưa có một cuộc khảo sát nào cũng như tìm ra biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ cho đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn quận. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ cho giáo viên tiểu học quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng về kiến thức, kỹ năng dạy TTK học hòa nhập của giáo viên, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức, kỹ năng dạy TTK học hòa nhập. 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy hòa nhập TTK cho GV tiểu học. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hòa nhập cho TTK. 4. Giả thuyết khoa học Kiến thức, kỹ năng DHHN TTK của GV sẽ được nâng cao nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp: Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức, kỹ năng DHHN cho GV tiểu học dưới nhiều hình thức; Xây dựng phòng hỗ trợ hòa nhập tại các trường tiểu học. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu một số lý luận về dạy học hòa nhập TTK. + Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng về kiến thức, kỹ năng của giáo viên dạy hòa nhập TTK trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. + Trên cơ sở thực tiễn đưa ra những biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho giáo viên dạy hòa nhập TTK. - Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên khách thể là giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học Hồng Quang, trường tiểu học Hải Vân, trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng. Thời gian: Từ tháng 01/ 2011 đến tháng 05/2011 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận chung cho vấn đề nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu 4 - Mục đích : Đây là phương pháp nhằm tìm hiểu sâu về kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ của giáo viên. - Nội dung : Trao đổi với giáo viên về hiểu biết về hội chứng tự kỷ, đặc điểm của trẻ tự kỷ trong lớp của họ. Nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ mà giáo viên đã áp dụng. - Đối tượng : Giáo viên dạy học hòa nhập TTK 6.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm - Mục đích : Đây là phương pháp nhằm thu thập thông tin về kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ của giáo viên. - Nội dung : Quan sát giờ dạy của giáo viên trong lớp hòa nhập TTK. - Đối tượng : Giáo viên dạy học hòa nhập TTK 6.2.3. Phương pháp điều tra hồ sơ trẻ - Mục đích : Điều tra hồ sơ trẻ nhằm tìm hiểu về đặc điểm và những tiến bộ của trẻ. Từ đó, xác minh những thông tin thu được sau khi phỏng vấn sâu giáo viên. - Nội dung : Điều tra Kế hoạch GDCN; sổ theo dõi sự tiến bộ hàng tháng của trẻ; các bài kiểm tra trong năm học của trẻ. 6.3. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và hiệu quả của các biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ cho giáo viên tiểu học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận gồm 3 chương nội dung chính. Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ Chương 2: Thực trạng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ của giáo viên quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Chương 3: Biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ cho giáo viên tiểu học 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC HÒA NHẬP TRẺ TỰ KỶ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 1.1.1. Trên thế giới Những nghiên cứu về TTK: Năm 1943, bác sĩ Leo Kanner (người Mỹ gốc Áo) đã công bố nghiên cứu của mình về TTK, nghiên cứu này đã làm cho mọi người biết đến sự hiện diện của dạng tật này trong xã hội. Sau phát hiện của bác sĩ Konner, sự quan tâm của giới khoa học về hội chứng TK ngày càng gia tăng. Đã có nhiều nghiên cứu giải thích về căn nguyên của TK và mô tả chi tiết những hành vi thực sự của những trẻ này. Sau đó, nhiều phương pháp trị liệu và giáo dục đã ra đời góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của những TTK. Các nghiên cứu như: cách tiếp cận D.I.R (Developmental, Individual-Difference, Relationship-based ) của tiến sĩ Greenspan và tiến sĩ Wieder, phương pháp ABA, phương pháp Teach, Những phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với môi trường chuyên biệt hoặc chăm sóc, giáo dục tại gia đình. Chúng rất khó áp dụng để dạy học tại các lớp hòa nhập. Nghiên cứu về vấn đề đào tạo đội ngũ GV: Dự án GV cho thế kỷ mới ( Teacher for New Era Project – TNE ) là sáng kiến của Tổ chức Carnegic 2002 (Mỹ ) với 4 cơ sở đào tạo GV tham gia. Mục tiêu của Dự án là thiết lập những thay đổi cần thiết để thúc đẩy việc đào tạo những GV biết quan tâm, có năng lực và giảng dạy có hiệu quả. Ở Mỹ những năm gần đây có nhiều công trình dành cho vấn đề nội dung đào tạo GV: Nghiên cứu của Wilson và đồng nghiệp (2001) thuộc Bang Michigan giải quyết một số vấn đề về nội dung đào tạo GV : Đào tạo về bộ môn, mức độ của người GV tương lai, đào tạo về mặt nghiệp vụ sư phạm,… 1.1.2. Ở Việt Nam Nghiên cứu về TTK: Ở Việt Nam, hội chứng TK được quan tâm khoảng 15 năm trở lại đây, các khoa tâm thần của một số bệnh viện trên toàn quốc bắt đầu có những báo cáo và nghiên cứu về TTK. TTK đã bước đầu được trị liệu bằng phương pháp giáo dục đặc biệt tại các trung tâm chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật ở các trường giáo dục chuyên biệt của các tỉnh và thành phố trên cả nước. [...]... đang học tại 3 trường tiểu học: Hải Vân, Hồng Quang và Nguyễn Văn Trỗi, bước đầu phát hiện ra những khó khăn về mặt giao tiếp của học sinh mắc chứng TK Đây chính là cơ sở nền tảng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề giáo dục hòa nhập TTK trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu về đào tạo đội ngũ giáo viên: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện Dự án “ Phát triển giáo viên tiểu học. .. loạn tự kỷ Trong nghiên cứu này, tác giả đã cho thấy tính hiệu quả của phương pháp TEACH trong trị liệu TTK Gần đây, khóa luận tốt nghiệp của Đặng Thị Tâm, sinh viên lớp 06SDB, khoa Tâm lý – giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã nghiên cứu đề tài “Những khó khăn trong giao tiếp của học sinh mắc rối loạn tự kỷ ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng Trong... Nghiên cứu xây dựng Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học; Nghiên cứu xây dựng các giáo trình đào tạo GV tiểu học trình độ CĐSP và các giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học; nghiên cứu chế độ chính sách đối với GV tiểu học Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010 ” Một trong... dung của Đề án là đánh giá thực trạng đội ngũ GV Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (nay là Viện Khoa học giáo dục Việt Nam ) phối hợp với các địa phương thực hiện nhiệm vụ này Kết quả khảo sát đã giúp cho việc đề xuất các biện pháp đổi mới đào tạo, bồi dưỡng GV Tuy nhiên, các biện pháp vẫn chưa mang tính cải cách và cho đến nay vẫn chưa có sự đánh giá kết quả 6 của... bản như: Kỹ năng xác định muc tiêu (mục tiêu chung cho cả lớp và mục tiêu riêng cho TTK), kỹ năng điều chỉnh nội dung chương trình phù hợp với mức độ và khả năng hiện có của TTK; kỹ năng lập kế hoạch GDCN cho TTK; kỹ năng áp dụng những phương pháp và phương tiện đặc thù trong DHHN TTK; kỹ năng đánh giá kết quả dành cho học sinh bình thường và học sinh TK; kỹ năng phối hợp với phụ huynh học sinh, đặc... của môn học, bài học, có thể áp dụng những phương pháp điều chỉnh DHHN sau: 1.4.6.1 Phương pháp đồng loạt Những học sinh cần chăm sóc cá biệt có thể tham gia vào các hoạt động học tập thường xuyên của lớp học bằng cách làm việc như mọi học sinh khác Điều chỉnh được tiến hành cho mọi trẻ căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài học Thông thường, khi xây dựng mục tiêu cho một bài dạy giáo viên thường căn... học Có một số khuyết tật không nhận biết được một cách rõ ràng cho đến khi trẻ gia nhập trường tiểu học và do vậy rất nhiều thời gian học tập bị đánh mất Giáo viên mầm non có thể quan sát và so sánh nhiều trẻ cùng độ tuổi Điều này làm cho việc phát hiện những vấn đề cho thấy triệu chứng của một khuyết tật nào đó trở nên dễ dàng hơn Nhất là với một dạng tật rất mới và khó phân biệt như tự kỷ - Dạy học. .. trình cho phù hợp thì mới đáp ứng cho mọi trẻ em có nhu cầu, năng lực khác nhau, tốc độ học cũng không như nhau Vì thế, điều chỉnh chương trình cho phù hợp là rất cần thiết - Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác - Dạy học hòa nhập sẽ tạo ra được cho trẻ kiến thức chung, tổng thể, cân đối Muốn thế, phương pháp dạy học phải có hiệu quả và đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của HS - Muốn dạy học. .. tiêu cho một bài dạy giáo viên thường căn cứ vào yêu cầu của bài học Trên cơ sở những mục tiêu cụ thể này, giáo viên thiết kế các hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu đã đặt ra Các thiết kế này thường mang tính chủ quan của giáo viên Do vậy, trong quá trình tiến hành bài dạy, giáo viên sẽ gặp những tình huống như: những gì giáo viên muốn trẻ học, trẻ đã biết trước rồi, do vậy mục tiêu cung cấp kiến thức... phương pháp giáo dục đặc thù Để đạt được mục tiêu GDCN đã đề ra cho TTK, việc áp dụng các kỹ năng đặc thù có tầm quan trọng đặc biệt Căn cứ vào năng lực của TTK, GV là người chăm sóc trẻ cần biết và sử dụng phương pháp phù hợp đối với trẻ Điều chỉnh mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và các hoạt động học tập là một yêu cầu cần thiết trong DHHN TTK Bước 4: Đánh giá kết quả giáo dục Đánh giá kết quả giáo . thành phố Đà Nẵng 34 2.3. Tiểu kết chương 2 48 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG DẠY HỌC HÒA NHẬP TRẺ TỰ KỶ CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 49 3.1 .Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, bồi. địa bàn quận. Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ cho giáo viên tiểu học quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng . GIÁO VIÊN TIỂU HỌC QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32 2.1. Khái quát quá trình khảo sát 32 2.2. Thực trạng về kiến thức, kỹ năng dạy học hòa nhập trẻ tự kỷ của giáo viên tiểu học quận Liên