1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN cách sửa lỗi sai của học sinh trong quá trình nói tiếng anh

11 614 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quan trọng trong giai đoạn đất nước chúng ta đang bước vào con đường hội nhập với thế giới. Chúng ta nói tiếng anh trên khắp thế giới, chúng ta sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp với những người, những nước khác nhau trên thế giới. Từ thực tế trên thì việc dạy tiếng Anh, đặc biệt là việc nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh càng trở nên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Mục đích của nó là để đào tạo cho học sinh – những người đang học nói tiếng Anh sử dụng ngôn ngữ này để giao tiếp với những người, những vùng, những miền khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, khi nói tiếng Anh, một thực tế thường hay xảy ra là học sinh thường mắc quá nhiều lỗi sai, kể cả những học sinh khá giỏi. Rõ ràng, có nhiều nguyên nhân cho việc mắc lỗi đó. Và nếu giáo viên không sửa cho học sinh những lỗi sai như vậy thì vấn đề gì sẽ xảy ra? Nếu sửa thì giáo viên nên sử dụng những kĩ thuật như thế nào? Vì thế tôi chọn đề tài “ Cách sửa lỗi sai của học sinh trong quá trình nói tiếng Anh” làm vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. Mục đích: Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một vài ý kiến và kinh nghiệm của mình về cách sửa lỗi sai cho học sinh trong quá trình học sinh nói hay giao tiếp tiếng Anh từ đó tôi mong muốn giúp các đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng vào thực tế giảng dạy của mình một cách hiệu quả nhất. III. Đối tượng nghiên cứu: Bắt đầu từ cấp Trung Học Cở Sở đến Trung Học Phổ Thông, bộ môn tiếng Anh chia chương trình học ra làm bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết và một phần trọng tâm ngữ pháp. Tuy nhiên trong đề tài của mình, tôi chỉ tập 1 trung vào kĩ năng nói, đặc biệt là những cách sửa lỗi có hiệu quả của giáo viên đối với những lỗi sai do học sinh tạo ra trong quá trình nói và giao tiếp tiếng Anh. Từ đó giúp giáo viên có những cách xử lí tốt nếu học sinh của mình nói sai một từ, một cấu trúc ngữ pháp hay một ý nghĩa câu nào đó. IV. Phạm vi nghiên cứu: Năm học 2013 – 2014 V. Cơ sở nghiên cứu: Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên những cơ sở sau: - Dựa vào thực tế giảng dạy của bản thân. - Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của những giáo viên đã công tác lâu năm. - Dựa vào việc lấy ý kiến của một nhóm học sinh. - Dựa vào một số tài liệu. 2 PHẦN NỘI DUNG: I. Thái độ của giáo viên đối với những lỗi sai mà người học mắc phải: Với những tài liệu cũ, giáo viên thường tập trung chủ yếu vào ngữ pháp và khi chương trình học áp dụng những tài liệu mới. Lúc này, học sinh phải tập trung nhiều hơn cho kĩ năng giao tiếp. Kết quả là, chúng cảm thấy hỗn độn và khó giao tiếp bằng ngôn ngữ mà mình đang học. Từ đó, có thể nhận thấy rất rõ ràng là phần lớn các em khó có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong quá trình học. Đôi khi họ giao tiếp được với nhau nhưng họ lại mắc phải khá nhiều lỗi sai và không đạt được độ trôi chảy cũng như sự chính xác. Giáo viên khi đó là những người sửa lỗi, thường là ngay lập tức và với thái độ giận dữ vì thế mà học sinh dần dần trở nên sợ nói tiếng Anh và sợ mắc lỗi, và cũng từ đó, cảm thấy không tự tin nhất ở kĩ năng nói tiếng Anh. Cho đến nay, việc dạy tiếng Anh đã tập trung nhiều hơn đến kĩ năng giao tiếp của các em. Từ đó, thái độ của người dạy đối với những lỗi sai của người học và cách sửa lỗi cũng đã thay đổi hoàn toàn. Lúc này người ta cho rằng giáo viên nên chấp nhận những lỗi sai và coi chúng như “là một hiện tượng tự nhiên và là một phần không thể thiếu trong quá trình học ngôn ngữ thứ hai của học sinh” (theo Long and Richard, năm 1987). Ngoài ra, lỗi sai còn là dấu hiệu để chúng ta việc học thực sự đang diễn ra, đồng thời nó cũng chỉ ra được sự tiến bộ và thành công của học sinh trong quá trình học. Như vậy, thái độ đối với những lỗi sai của học sinh mắc phải đã thay đổi và kéo theo nó là sự thay đổi những kĩ thuật để sửa chúng. 3 II. Giáo viên có nên sửa lỗi của học sinh: Giáo viên nên quan tâm đến những lỗi sai và cách sửa chúng để sự sửa chữa đó có hiệu quả. Theo như một cuộc điều tra gần đây, học sinh không những mình được sửa lỗi mà còn mong muốn bản thân được sửa lỗi sai nhiều hơn nữa. Khi học sinh không thể nhận ra lỗi sai của mình, họ cần một người có thể phát hiện ra những lỗi đó, và giáo viên nên là một người sửa lỗi theo những cách nào đó mà không làm học sinh ngại hay lúng túng. Cũng có nhiều ý kiến học sinh nói rằng khi họ được sửa lỗi thì họ sẽ phát hiện ra những điều mà họ thiếu sót hay còn yếu kém ví dụ như lỗi sai về chức năng hay giới hạn của ngôn ngữ mà họ đang học. III. Khi nào giáo viên nên sửa lỗi cho học sinh: Chúng ta đều đồng ý rằng thử thách khó khăn nhất của việc dạy ngôn ngữ là tìm ra thời điểm thích hợp nhất để sửa lỗi cho học sinh, để sự sửa lỗi đó không phải là quá nghiêm khắc mà phải là có ích với học sinh. Thử thách thứ hai đó là phải xác định được khi nào chúng ta nên bỏ qua những lỗi sai đó để không làm hỏng hoạt động giao tiếp đang diễn ra. Có nhiều giáo viên thường ghi chép hoặc nhớ lại những lỗi phổ biến mà học sinh thường mắc phải và để xử lí sau khi cuộc đối thoại kết thúc. Tuy nhiên cũng có lúc giáo viên lựa chọn phương án sửa ngay lập tức những lỗi sai đó. Tôi nghĩ mỗi khi học sinh mắc lỗi, giáo viên nên dựa vào mục tiêu của bài học mà quyết định là nên sửa lỗi hay không. Nếu mục tiêu của bài học đòi hỏi độ chính xác, giáo viên nên sửa những lối sai đó ngay lập tức. Nếu bài học hay hoạt động giao tiếp đòi hỏi sự trôi chảy thì giáo viên nên để những lỗi sai đó sau khi hoạt động giao tiếp kết thúc. 4 IV. Giáo viên nên sửa những lỗi sai nào: Câu hỏi này thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục như Burt, Hendrickson, Kiparsky và cũng có rất nhiều ý kiến về vấn đề này. Lỗi sai nào nên được sửa phụ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta có làm hỏng quá trình giao tiếp không, tại sao học sinh mắc lỗi, học sinh có thể sửa lỗi cho mình được không và chúng thường mắc những lỗi như thế nào? Theo các nhà giáo dục, lỗi sai mà học sinh thường hay mắc phải chia thành hai loại: “ local errors” và “global errors”. Ở đây tôi tạm dịch là những “lỗi sai địa phương” và “ lỗi sai toàn cầu”. “Lỗi sai toàn cầu” là những lỗi sai về ngữ pháp, cách phát âm, hoặc cách sử dụng từ vựng do học sinh mắc phải. Những lỗi sai này thường gây cho người nghe hiểu nhầm thông điệp của người nói, từ đó làm hỏng quá trình giao tiếp. Vì thế mà các nhà giáo dục như tôi đã đề cập ở trên đều đề nghị rằng chúng ta nên sửa những lỗi sai dạng này để giúp học sinh giao tiếp có hiệu quả hơn trong ngôn ngữ mà mình đang theo đuổi. Ví dụ 1: Kia : How long here you for, Cheri ? Cheri : I’m here for about one year to study Swedish. Kia: So you have already been here for a year? Cheri : No, I’ve only been here several months. Ở ví dụ này, “ Lỗi sai toàn cầu” xuất hiện khi Kia muốn biết là Cheri đã ở đây được bao lâu rồi, nhưng Cheri lại hiểu là Kia muốn hỏi cô ấy sẽ ở đây trong bao lâu. Vì vậy nếu loại lỗi sai này không được sửa thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp. 5 “ Lỗi sai địa phương” là những lỗi mà không gây hiểu nhầm cho người nghe. Ở đây, người nói quên hoặc sử dụng sai một số giới từ đi kèm với động từ, thiếu sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, đánh vần sai một từ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là những lỗi sai này không làm ảnh hưởng quá trình giao tiếp. Người nghe vẫn có thể hiểu những thông điệp mà người nói muốn truyền đạt. Từ thực tế này, các nhà giáo dục đề nghị rằng “ lỗi sai địa phương” không cần thiết phải sửa để chúng ta có thể giữ được sự trôi chảy mạch lạc của hoạt động giao tiếp. Ví dụ 2: Kia: What do you want? Cheri: I want buy a pair of shoes, please. Kia : OK, here are some new modals. Trong ví dụ này, Cheri quên không sử dụng giới từ “to” sau động từ “want” nhưng Kia vẫn hiểu Cheri muốn mua giày và đưa mẫu giày mới ra cho cô ấy xem. V. Giáo viên nên sửa lỗi cho học sinh theo những cách nào: Chúng ta nên tập trung vào việc sửa lỗi sai của học sinh thích hợp và có hiệu quả để tránh tình trạng làm cho học sinh bối rối hay xấu hổ trước bạn bè của chúng. Để giúp cho các đồng nghiệp có thể sửa lỗi cho học sinh một cách có hiệu quả, tôi đã tham khảo rất nhiều ý kiến cũng như tài liệu. Và trước hết, giáo viên phải là người nhận ra những lỗi sai và chỉ ra cho học sinh cũng như cả lớp những lỗi sai đó. Dưới đây là một vài cách tôi đã tìm hiểu và tham khảo để giúp giáo viên chỉ ra lỗi sai cho học sinh: 6 1. Gật đầu vui tính một chút để chỉ ra rằng câu trả lời mới chỉ đúng một nửa, một nửa còn lại cần được cải thiện. 2. Tỏ ra lúng túng, bối rối hoặc lắc đầu một cái. 3. Lặp lại câu trả lời nhưng đên nơi lỗi sai xuất hiện thì dừng lại và tỏ ra hơi ngập ngừng. 4. Lặp lại cụm từ mà học sinh nói sai, với một giọng điệu cao hơn bình thường để tỏ sự ngạc nhiên. 5. Bỏ qua câu trả lời và lặp lại câu hỏi. 6. Giả vờ không hiểu gì về câu trả lời của học sinh. 7. Chỉ ra bản chất của lỗi sai bằng cách nói “ plural” (số nhiều), hay “ pronunciation” (cách phát âm) Sau đây là một số cách để sửa lỗi: 1. Giáo viên tự sửa lỗi sau đó hỏi lại học sinh câu hỏi đó để học sinh có thể trả lời chính xác. 2. Chọn một học sinh khác trả lời, sau đó quay trở lại học sinh ban đầu và yêu cầu học sinh đó đưa ra câu trả lời đúng. 3. Chỉ định một học sinh khác trả lời, vẫn cho tiết học diễn ra trôi chảy và chuyển qua một câu hỏi mới, có thể là dễ dàng hơn để học sinh đầu tiên có thể trả lời được. 4. Mời cả lớp đưa ra câu trả lời đồng thanh (class?) 5. Kêu gọi học sinh xung phong ( Who can help ?) rồi quay trở lại yêu cầu học sinh đầu tiên lặp lại. 6. Yêu cầu học sinh tự mình sửa lỗi sai. 7 PHẦN KẾT LUẬN: Giáo viên nên có những thái độ tích cực đối với những lỗi sai mà học sinh thường hay vấp phải. Mỗi khi học sinh mắc lỗi, giáo viên không nên coi đó là tín hiệu của sự thất bại mà hãy coi đó là một điều hay vì học sinh có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ những lỗi sai đó. Học sinh không những mong được giáo viên sửa lỗi mà còn rất muốn được sửa lỗi. Một khi học sinh nhận ra được tầm quan trọng của việc tạo ra lỗi sai, giáo viên nên sửa những lỗi sai đó một cách có hiệu quả nhằm giúp các em giao tiếp tốt hơn trong ngôn ngữ mà các em đang học. Một giáo viên giỏi sẽ quyết định sửa lỗi như thế nào để giúp các em có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy hơn, chính xác hơn.Sự thật là hầu hết các giáo viên thường sửa lỗi ngay khi học sinh mắc lỗi, dù đang trong quá trình các em đang giao tiếp. Kết quả là, học sinh cảm thấy giáo viên làm như vậy là không tôn trọng họ, điều này cũng làm giảm đi sự nhiệt tình của học sinh, từ đó chúng không muốn thể hiện bản thân thêm nữa. Vì vậy, qua đề tài này, tôi chỉ muốn đưa ra một đề nghị là chúng ta nên xác định mục tiêu của bài học hay hoạt động. Nếu bài học đòi hỏi sự chính xác, học sinh mắc phải những “lỗi sai toàn cầu” thì giáo viên nên sửa lỗi sai ngay lập tức. Nếu bài học đòi hỏi có độ trôi chảy và học sinh mắc phải một số “lỗi sai địa phương” thì giáo viên hãy để những lỗi sai đó sau khi hoạt động giao tiếp kết thúc. Giải pháp tốt nhất là lựa chọn những lỗi sai nghiêm trọng và phổ biến nhất,sau đó cả giáo viên và học sinh cùng nhau phân tích và tìm ra giải pháp. Những cách mà tôi đã đưa ra ở trên về việc sửa lỗi cho học sinh trong quá trình nói tiếng Anh hi vọng và hữu ích và mang đến cho học sinh tâm lí thoải mái khi các em mắc lỗi sai. Từ đó, tôi hi vọng chúng ta có thể tạo ra cho các em một môi trường học tập thật tốt.Và để phát huy được vai trò tự học hay vai trò trung tâm của học sinh thì tôi cho rằng những cách 8 sửa lối này hãy là sau cùng, nếu học sinh không tự mình sửa lỗi cho mình được, thì bạn bè các em rồi mới đến giáo viên chúng ta. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO Long, MH And Richard, JC (1987), Methodology in Tesol. 10 [...]... nghiên PHẦN NỘI DUNG I Lí do chọn đề tài 02 cứu V Cơ sở nghiên cứu I Thái độ của giáo 02 03 viên đối với những lỗi sai mà người học mắc phải II Giáo viên có nên 04 sửa lỗi của học sinh III Khi nào giáo viên 04 nên sửa lỗi cho học sinh IV Giáo viên nên sửa 05 những lỗi nào V Giáo viên nên sửa 05 lỗi cho học sinh theo những cách nào PHẦN KẾT LUẬN 08 11 . về cách sửa lỗi sai cho học sinh trong quá trình học sinh nói hay giao tiếp tiếng Anh từ đó tôi mong muốn giúp các đồng nghiệp có thể tham khảo và vận dụng vào thực tế giảng dạy của mình một cách. kĩ năng nói, đặc biệt là những cách sửa lỗi có hiệu quả của giáo viên đối với những lỗi sai do học sinh tạo ra trong quá trình nói và giao tiếp tiếng Anh. Từ đó giúp giáo viên có những cách xử. những lỗi sai đó. Học sinh không những mong được giáo viên sửa lỗi mà còn rất muốn được sửa lỗi. Một khi học sinh nhận ra được tầm quan trọng của việc tạo ra lỗi sai, giáo viên nên sửa những lỗi sai

Ngày đăng: 01/09/2015, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w