SKKN hướng dẫn luyện tập từ vựng và cấu trúc qua các trò chơi cho học sinh lớp 11

25 860 2
SKKN hướng dẫn luyện tập từ vựng và cấu trúc qua các trò chơi cho học sinh lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY THÌ BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: Tên sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn luyện tập từ vựng và cấu trúc qua các trò chơi cho học sinh lớp 11 Môn: Tiếng Anh Tổ bộ môn: Khoa học Xã hội Mã: 61 Người thực hiện: Phạm Thu Huyền Điện thoại: 01695346126 Email: phamthuhuyen.gvnguyenduythi@vinhphuc.edu.vn Vĩnh Phúc, năm 2015 1 34.61.03 MỤC LỤC Trang PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Lý do chọn đề tài. 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 4 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 5 1. Cơ sở lý luận 5 2 . Thực trạng nghiên cứu 6 3. Các biện pháp cụ thể 7 4. ứng dụng thực tiễn vào công tác giảng dạy 12 5. Kết quả thu được 22 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24 1.Kết luận chung 24 2 .Những kiến nghị 24 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay ngành giáo dục đã và đang không ngừng đổi mới các phương pháp giảng dạy trong các trường trung học phổ thông. Đổi mới phương pháp gắn liền với thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy được khả năng tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức. Có rất nhiều các cuộc hội thảo về các phương pháp giảng dạy mới đang được áp dụng rộng rãi nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất cho học sinh. Tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung là một môn học khó, nhất là khi học sinh mới vào học THPT vùng khó khăn và vùng núi, vừa học văn hoá, vừa phải học một ngôn ngữ mới, phải bắt đầu cách nghĩ bằng Tiếng Anh và phải diễn đạt bằng Tiếng Anh . Để việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông có kết quả tốt, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh sử dụng tốt vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình một cách linh hoạt. Thông qua một số hoạt động trò chơi “Chơi mà học, học mà chơi” nhưng không gò bó nhắm giúp cho các em tiếp thu các kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Qua đó giúp các em nhớ từ và cấu trúc nhanh hơn dựa trên cơ sở vận dụng hài hoà các kỹ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết.(Listening, Speaking, Reading and writing). 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi học tập bộ môn Tiếng Anh, từ đó tạo hứng thú cho các em trong việc học và giúp các em nhớ từ và cấu trúc dễ dàng hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cách thức tổ chức các trò chơi trong hoạt động dạy từ vựng và cấu trúc 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11A1 trường THPT Nguyễn Duy Thì trong năm học 2014- 2015. - Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động tổ chức trò chơi trong qúa trình dạy và học bộ môn Tiếng Anh lớp 11A1. 3 5. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về chương trình , nội dung sách giáo khoa, đối tượng học sinh và việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh hiện nay của trường THPT Nguyễn Duy Thì. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: phân tích- tổng hợp- khái quát - Nghiên cứu thực tiễn: kinh nghiệm bản thân và đồng nghiệp trong qua quan sát, thực hành, kiểm tra, đối chiếu chất lượng. 7. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Phần I: Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài. - Mục đích nghiên cứu. - Nhiệm vụ nghiên cứu. - Đối tượng và khách thể nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu. - Cấu trúc của SKKN. Phần II: Nội dung - Cơ sở lý luận. - Thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Các biện pháp cụ thể. - Ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy. - Kết quả thực hiện Phần III: Kết luận và kiến nghị - Kết luận chung - Kiến nghị 4 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. Trong quá trình dạy - học : kiến thức là yếu tố quan trọng nhất, nhưng cũng cần phải chú ý đến phương pháp truyền đạt các kiến thức đó tới học sinh như thế nào trong mỗi tiết dạy, giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và có sự say mê và yêu thích môn học. Khi dạy ngoại ngữ,đặc biệt là môn Tiếng Anh giáo viên phải làm thế nào để giúp học sinh tiếp cận, nhận biết được những yếu tố nhỏ nhất và cơ bản đầu tiên để thành lập được một ngôn ngữ đó chính là dạy từ vựng và cấu trúc câu. Dạy từ vựng và cấu trúc cho học sinh là dạy những thành phần ngôn ngữ nhỏ nhất trong bất kỳ một thứ ngôn ngữ nào đó. Để sau một thời gian hay một quá trình học học sinh có thể phát triển ngôn ngữ giao tiếp của mình một cách sáng tạo. Do đó việc luyện tập, thực hành sau khi làm quen với từ và cấu trúc mới là rất quan trọng và cần thiết. Ngoài ra việc vận dụng tốt các kiến thức đã học như từ vựng và cấu trúc phải thông qua việc sử dụng hài hoà 4 kỹ năng cơ bản : Nghe, Nói , Đọc, Viết ( Listening, Speaking, Reading and writing). Điều quan trọng là phải lấy học sinh làm trung tâm, còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn, trò chủ động tiếp thu kiến thức. Phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh là một vấn đề giáo học pháp nên có phạm vi rất rộng. Trong đề tài này tôi chỉ muốn đề cập đến việc áp dụng một số trò chơi trong khi luyện tập từ và cấu trúc ngữ pháp trong, sau mỗi bài học. Đặc biệt là học sinh trung học phổ thông có thể nhớ dược từ và cấu trúc câu, sử dụng từ và cấu trúc để thực hành, luyện tập là vô cùng quan trọng. Để làm tốt được điều này người giáo viên cần phải sáng tạo, áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy để bài giảng có hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng lớp dạy của mình. Qua các đợt tập huấn, hội thảo và bồi dưỡng về chuyên môn, mỗi giáo viên đều được học hỏi và tiếp thu những phương pháp dạy học mới phù hợp với từng kiểu bài, dạng bài lên lớp. Bên cạnh đó mỗi giáo viên cần phải học hỏi thêm các phương pháp dạy học hay của đồng nghiệp bằng cách đi dự giờ, trao 5 đổi phương pháp để rút ra kinh nghiệm và cách dạy học sao cho phù hợp ,sáng tạo hơn. Bộ sách giáo khoa mới có nhiều ưu điểm , nhưng cũng đòi hỏi học sinh phải chủ động học tập và tiếp thu kiến thức và các bài học có tính giao tiếp cao. Điều đó đòi hỏi các em phải có và biết vận dụng kỹ năng nghe - nói tốt hơn . Để giúp các em học sinh, nhất là các em còn rụt rè ngại giao tiếp có cơ hội và hứng thú học tốt Tiếng Anh tôi đã dạy và luyện tập từ vựng, cấu trúc câu thông qua một số trò chơi. Vì vậy trong đề tài này tôi đưa ra cách thức chơi một số trò chơi được áp dụng trong hoạt động luyện tập từ vựng và cấu trúc câu trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh ở cấp trung học phổ thông để hoạt động dạy và học có hiệu quả cao hơn. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Nhìn chung trình độ nhận thức của các em chưa đồng đều, điều kiện và môi trường sống của các em chưa đủ để giúp các em học tập tốt, đa phần các em mất kiến thức nền nên việc học thêm môn ngoại ngữ cũng gây cho các em không ít khó khăn. - Phần lớn các em chưa chuyên cần, dẫn đến việc các em học trước quên sau và đó là nguyên nhân chính làm cho chất lượng học tập của các em chưa cao. - Một số em tuy rất chăm chỉ học tập song chưa có phương pháp học sao cho có hiệu quả, có thể tiếp thu kiến thức từng bài tốt nhưng chưa biết cách tổng hợp và vận dụng các kiến thức về từ vựng , cấu trúc ngữ pháp để giao tiếp với bạn bè và thầy cô. - Giáo viên còn chủ quan khi cho rằng mình đã dạy trọng tâm vào từng phần trong các tiết học cụ thể, và học sinh đã hiểu bài là có thể thực hành tốt các cấu trúc ngữ pháp cũng như từ vựng và giao tiếp tốt với bạn bè trong lớp. - Trong thực tế việc áp dụng các bước, các tình huống giao tiếp cho học sinh một cách triệt để trong quá trình dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đòi hỏi phải có đầy đủ phương tiện, cơ sở vật chất và tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh. - Trong một đơn vị bài học đa số là các dạng bài: Nghe, nhắc lại, đọc, hỏi và trả lời thông qua các hoạt động theo cặp, nhóm. Việc sử dụng các trò chơi 6 trong khi thực hành và luyện tập từ – cấu trúc nhằm kích thích học các em khả năng nghe - nói trong khi giao tiếp. Giáo viên dễ dàng sửa lỗi về phát âm cho học sinh(nếu có). 3. Các biện pháp cụ thể. - Có rất nhiều các trò chơi mà giáo viên có thể sử dụng để luyện tập từ và cấu trúc cho các em nhằm tạo hứng thú, sự mạnh dạn trong giao tiếp với bạn bè trong lớp. Đồng thời thông qua các trò chơi giáo viên có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh đến đâu để từ đó có thể bổ xung và mở rộng hơn cho các em. Tôi thường sử dụng một số trò chơi sau : + Bingo + Matching + Chaingame + Guessing games + Hangman + Word square + Jumbled words + Slap the board + Lucky number + Networks + Jumbled letters + Survey + Noughts and crosses + Brainstorming + Rub out and remember + Substitution drill. …………… - Giáo viên cần phải nghiên cứu từng bài học cụ thể , từng tiết học cụ thể xem có thể sử dụng trò chơi nào thì phù hợp và đạt hiệu quả cao khi luyện tập để áp dụng triệt để, chứ không nhất thiết không phải sử dụng cùng lúc tất cả các trò chơi cho một bài, thậm chí chỉ dành cho từng phần: thực hành từ vựng, thực hành cấu trúc, hoặc cả hai. - Các trò chơi được chia theo hai nhóm chính : 1- Nhóm dành cho luyện tập từ vựng 2- Nhóm luyện tập từ vựng kết hợp với cấu trúc. *Nhóm trò chơi để luyện tập từ vựng gồm có: + Hangman + Shark attact + Slap the board + Rub out and remember + Bingo 7 + Jumbled letters + Wordsquare + Brainstorming + Matching + Networks + Simon says ……… *Nhóm trò chơi để luyện tập từ vựng kết hợp với cấu trúc gồm có: + Noughts and crosses + Take a survey + Lucky number + Jumbled words + Chaingames + Substitution drill + Matching + Networks ………… A - Nhóm trò chơi để luyện tập từ vựng 1- Hangman, Shark attact - Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngắn trên bảng. ( _ _ _ _ _ _ _ ) : Mỗi chỗ gạch ngang biểu thị cho một chữ cái - Yêu cầu học sinh đoán các chữ có trong từ.(Đọc các chữ cái theo cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh) - Nếu học sinh đoán sai , giáo viên gạch một gạch (theo thứ tự trong hình vẽ “Hangman”), hoặc bước xuống một bậc “Shark attact” - Học sinh đoán sai 8 lần thì bị thua (bị treo cổ), đoán sai 3 hoặc 4 lần sẽ bị rơi vào mồm cá mập (bị cá mập ăn thịt), sau đó giáo viên giải đáp từ. 8 *Hangman *Shark attact 2- Slap the board - Giáo viên viết một số từ mới hoặc dán tranh lên bảng. - Gọi 2 nhóm học sinh lên bảng (mỗi nhóm từ 2 đến 4 học sinh) - Yêu cầu 2 nhóm đứng cách bảng một khoảng cách bằng nhau. - Giáo viên hô to từ tiếng Việt nếu trên bảng là từ tiếng Anh và ngược lại. - Lần lượt học sinh ở 2 nhóm chạy lên bảng và vỗ vào từ mà cô giáo vừa đọc. - Nhóm nào vỗ được nhiều từ hơn ( ghi được nhiều điểm hơn) thì thắng. 3- Rub out and remember - Giáo viên viết từ mới hoặc dán tranh lên bảng, cho học sinh đọc vài lần để ghi nhớ. - Xoá dần từng từ tiếng Anh và yêu cầu học sinh nhìn từ tiếng việt để đọc lại các từ bị xoá. - Khi các từ đã bị xoá hết, yêu cầu học sinh lên viết lại. 4- Bingo - Giáo viên chuẩn bị một dãy số hoặc từ vựng. - Yêu cầu học sinh vẽ một bảng gồm 9 ô vuông. - Học sinh tự viết vào 9 ô vuông 9 con số hoặc 9 từ bất kỳ. - Giáo viên đọc to lần lượt các con số hoặc từ trong dãy số, từ vựng mà mình đã chuẩn bị sẵn. - Học sinh lắng nghe và đánh dấu vào ô có con số, từ mà giáo viên vừa đọc. - Học sinh nào có 3 ô liên tiếp ở hàng ngang, dọc hoặc chéo thì hô lớn : BINGO, học sinh nào hô BINGO trước sẽ thắng. 9 5- Jumbled letters - Để kiểm tra mức độ nhớ từ của học sinh giáo viên viết một số từ là các chữ cái đã bị xáo trộn lên bảng.(có thể chuẩn bị sẵn trên bìa) - Chia học sinh làm 2 nhóm chơi để tính điểm. - Từng em đại diện nhóm lên sắp xếp lại các chữ cái để tạo thành từ có nghĩa. - Nhóm nào sắp xếp được nhiều từ hơn sẽ thắng. 6- Wordsquare - Giáo viên viết ô chữ lên bảng hoặc chuẩn bị sẵn lên bìa. - Nêu chủ điểm của các từ và số lượng từ cần tìm trong ô chữ. - Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng khoanh tròn các từ đã tìm thấy( theo hàng dọc, ngang, chéo…) - Nhóm nào tìm được nhiều từ hơn sẽ thắng. 7- Brainstorming, Networks - Giáo viên viết chủ đề từ vựng lên bảng. - Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có khoảng 2 phút chuẩn bị để liệt kê các từ liên quan đến chủ điểm của nhóm. -Mỗi nhóm cử đại diện luân phiên nhau lên bảng viết từ theo chủ điểm của nhóm mình. - Nhóm nào viết được nhiều từ hơn và nhanh hơn sẽ thắng. 8- Matching - Giáo viên viết các từ mới hoặc từ muốn ôn lại cho học sinh thành cột. Cột khác viết ý nghĩa, từ tiếng Việt, hoặc vẽ thành một cột khác không theo thứ tự của các từ ở cột kia. - Yêu cầu học sinh nối các từ tương ứng ở 2 cột với nhau.(có thể ghép từ với tranh) - Sau đó giáo viên kiểm tra lại kết quả của học sinh. 9 - Simon says - Giáo viên có thể chia lớp thành 2 nhóm.(mỗi nhóm có thể đứng thành vòng tròn) - Giáo viên hoặc một em học khá làm người hô (chỉ đạo) 10 [...]... các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng đó thông qua các trò chơi sẽ giúp cho các em học sinh dễ nhớ từ và cấu trúc hơn Các hoạt động trò chơi cũng giúp các em tập trung vào bài học hơn và có hứng thú với môn học hơn, đồng thời tạo môi trường và phát triển được khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho các em Từ đó học sinh học bài, tiếp thu bài trên lớp, thực hành luyện tập không còn thụ động nữa - Thông qua mỗi trò. .. mới, vừa giúp các em nhớ lại các kiến thức cũ đã học ở các bài học trước - Đồng thời giáo viên còn có thể sử dụng một số trò chơi để kiểm tra việc học bài cũ của học sinh vào đầu giờ các tiết học - Qua các hoạt động trò chơi học sinh có thể tự đánh giá được kết quả học tập và khả năng giao tiếp của chính bản thân mình và giáo viên biết được mặt mạnh, yếu của các em để từ đó giúp các em học tập tốt hơn... Kết quả cụ thể - Qua những lần tiến hành luyện tập từ vựng và cấu trúc cho các em bằng các trò chơi, thực hiện một cách nghiêm khắc theo đúng trình tự như vậy tôi và học sinh của tôi đã đạt được những kết quả nhất định Kết quả tốt nhất chính là lớp học rất sôi nổi, học sinh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn, nhiều học sinh còn yếu ở bộ môn Tiếng Anh nay đã mạnh dạn giao tiếp cùng bạn bè Học sinh có thể nắm... trò chơi các em còn có cơ hội để giao lưu, trao đổi kiến thức, củng cố vốn ngữ pháp và từ vựng của mình Từ đó giúp các em hình thành kỹ năng kỹ xảo để thực hành tốt các hoạt động , các trò chơi, các bài tập trong các giờ học trên lớp, và khơi dậy lòng say mê hứng thú học tập bộ môn tiếng Anh hơn - Trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên cần biết kết hợp nội dung kiến thức với các hình thức luyện tập. .. viên đưa ra một câu mẫu - Các nhóm lần lượt đặt câu nối tiếp câu của cô giáo và của nhóm khác - Nhóm nào đặt được nhiều câu hơn thì thắng cuộc 5- Substitution drill - Sau khi đã dạy học sinh cấu trúc câu mới Cho học sinh lặp lại câu có cấu trúc cần luyện tập - Giáo viên đưa ra một số từ cần thay thế - Học sinh đặt câu với từ mà giáo viên đã đưa ra bằng cách thay thế từ trong cấu trúc mà cô giáo đã đưa... ngôn ngữ sao cho thích hợp và có hiệu quả nhất Giáo viên có thể sử dụng các hoạt động trò chơi ngay cả khi kiểm tra bài cũ, dạy ngữ liệu mới, đưa tình huống để giới thiệu chủ đề bài học … và phối hợp với các bài tập nhằm nâng cao trình độ cho học sinh để không gây cho học sinh sự nhàm chán 2 Những kiến nghị - Đề nghị cấp trên trang bị thêm đài, băng, máy để phục vụ cho việc học tập của học sinh cũng như... bài học đến 90% tại lớp - Đây là kết quả ba bài kiểm tra viết định kỳ của học sinh lớp 11A1 trong đầu năm học 2014 – 2015 - Tổng số học sinh : 31 - Trong đó Bài kiểm tra Bài số 1 Bài số 2 Bài số 3 Giỏi 1 3 5 Khá 7 9 11 Nam : 20 / Nữ : 11 em Trung bình 10 8 8 Yếu 13 11 7 % TB 58% 65% 77% 23 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận chung - Thủ thuật dạy từ vựng và cấu trúc cũng như việc thực hành các. .. group (Các phần giáo án còn lại của bài) to write their answers on the board - Gives feedback - Leads to the lesson: “Today we are going to talk about some postal services” (Các phần giáo án còn lại của bài) 5 Kết quả thu được a- Tiểu luận - Nhìn chung khi giảng dạy Tiếng Anh ở các lớp, tuỳ theo tình hình học sinh và thời gian có thể cho phép, tôi đã hướng dẫn các em học sinh vừa học từ vựng và cấu trúc. .. đã cho - Sau đó so sánh với bạn hoặc nhóm của mình - Giáo viên tập hợp các thông tin phản hồi từ học sinh 4 Ưng dụng thực tiễn vào công tác giảng dạy - Trong quá trình giảng dạy bài mới như dạy từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp, giáo viên cần chú ý tới đặc điểm của học sinh, phải đảm bảo tính tích cực, tự lực, tính sáng tạo của học sinh Việc thực hiện đúng nội dung chương trình , tìm ra cách dạy học. .. cách dạy học sao cho vừa phù hợp với đặc điểm và khả năng tiếp thu bài 12 học của học sinh, vừa phải phát huy được tính sáng tạo, kích thích sự say mê môn học cho các em - Để làm tốt được điều này cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa thầy và trò: Thầy là người hướng dẫn, Trò chủ động tích cực tiếp thu kiến thức Tôi nghĩ rằng nếu làm điều đó thì hoạt động dạy và học sẽ có hiệu quả cao Các ví dụ cụ thể: . một số trò chơi trong khi luyện tập từ và cấu trúc ngữ pháp trong, sau mỗi bài học. Đặc biệt là học sinh trung học phổ thông có thể nhớ dược từ và cấu trúc câu, sử dụng từ và cấu trúc để. học sinh khi học tập bộ môn Tiếng Anh, từ đó tạo hứng thú cho các em trong việc học và giúp các em nhớ từ và cấu trúc dễ dàng hơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cách thức tổ chức các trò. các trò chơi cho một bài, thậm chí chỉ dành cho từng phần: thực hành từ vựng, thực hành cấu trúc, hoặc cả hai. - Các trò chơi được chia theo hai nhóm chính : 1- Nhóm dành cho luyện tập từ

Ngày đăng: 01/09/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • UNIT 3: A PARTY

  • E. LANGUAGE FOCUS

  • C. Procedure:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan