Ảnh hưởng tỷ giá đến hoạt động xuất nhật khẩu tại công ty minh tâm

41 402 0
Ảnh hưởng tỷ giá đến hoạt động xuất nhật khẩu tại công ty minh tâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng tỷ giá đến hoạt động xuất nhật khẩu tại công ty minh tâm

Chương1: LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. Một số lý luận về tỷ giá hối đoái 1.1.1. Các khái niệm chung 1.1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷ giá hối đoái do cách tiếp cận vấn đề khác nhau hoặc do cách diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, một cách thông dụng và tổng quát nhất, tỷ giá hối đoái được hiểu là giá cả của một đồng tiền này tính bằng đồng tiền khác hoặc số lượng một đồng tiền có thể đem ra trao đổi lấy một đơn vị đồng tiền khác. Về bản chất, tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của một loại hàng hóa đặc biệt: tiền tệ. 1.1.1.2. Khái niệm mất giá và lên giá Mất giá: Đồng tiền X bị giảm về mặt giá trị so với đồng tiền khác, hay cần một số lượng tiền X lớn hơn để mua một đơn vị ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là tỷ giá tăng lên nếu áp dụng yết giá trực tiếp và tỷ giá giảm xuống nếu áp dụng yết giá gián tiếp Lên giá: Đồng tiền X tăng về mặt giá trị so với đồng tiền khác hay cần một số lượng tiền X ít hơn để mua một đơn vị ngoại tệ. Điều đó có nghĩa là tỷ giá giảm xuống nếu áp dụng yết giá trực tiếp và tỷ giá tăng lên nếu áp dụng yết giá gián tiếp. 1.1.1.3. Phương pháp yết giá Yết giá trực tiếp: thể hiện giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ. Ví dụ: VND 20855/USD. Yết giá gián tiếp: thể hiện giá ngoại tệ của một đơn vị nội tệ. Ví dụ: USD 0,00004795/VND. 1.1.1.4. Nâng giá và phá giá Nâng giá đồng tiền: đề cập đến sự thay đổi trong chế độ tỷ giá cố định bằng cách làm đồng tiền tăng giá trị. Phá giá đồng tiền: đề cập đến sự thay đổi trong chế độ tỷ giá cố định bằng cách làm đồng tiền giảm giá trị. 1.1.2. Các cơ chế tỷ giá hối đoái 1.1.2.1. Chế độ tỷ giá cố định Là chế độ tỷ giá trong đó Ngân hàng trung ương (NHTW) công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm, trong một biên độ dao động hẹp đã được định trước. Để duy trì tỷ giá trung tâm trong biên độ hẹp ấy, NHTW buộc phải can thiệp bằng cách mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối khi thị trường có sự biến động, do đó đòi hỏi NHTW phải có nguồn dự trữ ngoại hối nhất định. Giống như các thị trường hàng hóa khác, cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối luôn luôn biến động làm cho tỷ giá cũng biến động theo. Khi chính phủ cố định tỷ giá sẽ dẫn đến tỷ giá trung tâm bị lệch khỏi tỷ giá cân bằng cung - cầu, đồng nội tệ sẽ được đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với đồng ngoại tệ dẫn đến việc phá giá hay nâng giá nội tệ. Để tránh áp lực đó NHTW buộc phải hấp thụ toàn bộ độ lệch giữa cung và cầu ngoại tệ bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối. a) Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định - Đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế, ổn định giá cả tạo ra môi trường an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không phải lo về rủi ro của biến động tỷ giá, tạo niềm tin không những cho dân chúng mà còn cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Làm giảm bớt ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế từ bên ngoài tới nền kinh tế trong nước. Điều này có ý nghĩa lớn đối với những nền kinh tế nhỏ vốn tự nó không thể chống đỡ được các tác động ngoại lai mạnh mẽ. b) Nhược điểm của tỷ giá cố định - Thị trường ngoại hối không phát triển và luôn tiềm ẩn những hạn chế và tình trạng mất cân đối cung cầu - Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tận dụng chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ, chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế để đầu cơ tiền tệ, khiến thị trường biến động mạnh, tình trạng thừa thiếu ngoại tệ rất khó dự báo, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chính sách tiền tệ của NHNN - Chế độ tỷ giá cố định đòi hỏi một quốc gia phải có quỹ dự trữ ngoại tệ đủ lớn để ổn định tỷ giá trước những biến động của cung, cầu ngoại tệ, lạm phát và lãi suất… - Trên thực tế không phải quốc gia nào cũng có đủ khả năng nắm bắt và cung cấp chính xác các số liệu thống kê có liên quan trong việc xác định tỷ giá nên sự lựa chọn mức tỷ giá hối đoái cố định chịu sai số lớn. Sai số này có thể gây ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế. 1.1.2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi Là chế độ mà trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW. Trong chế độ này sự biến động của tỷ giá là không giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua hoạt động mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối. Vai trò của NHTW hoàn toàn trung lập. NHTW để cho tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do bởi quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Nhưng trên thực tế, chính phủ cũng sẽ có ít nhiều can thiệp trước sự biến động bất thường của tỷ giá, tuy nhiên sự can thiệp này là tùy ý và không đặt ra bất cứ mục tiêu bắt buộc cụ thể nào phải đạt được. a) Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi - Phản ánh kịp thời các biến động, các xu thế kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế quốc gia hòa nhập vào tiến trình vận động chung của nền kinh tế thế giới. - Tạo điều kiện cho cạnh tranh bình đẳng, buộc những người làm kinh tế phải năng động trước thời cơ, thường xuyên học hỏi, động não để đánh giá các xu thế kinh tế và đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời có lợi nhất cho hoạt động kinh doanh. - Tỷ giá thả nổi hoàn toàn do cung cầu ngoại tệ trên thị trường quyết định, chính phủ không can thiệp vào tỷ giá nên không cần phải có một quỹ bình ổn tỷ giá hối đoái, tiết kiệm ngoại tệ phục vụ cho những mục đích khác. b) Nhược điểm của tỷ giá thả nổi - Nền kinh tế trong nước luôn chịu ảnh hưởng của những cú sốc kinh tế thế giới, gây ra những biến động lớn trong tỷ giá, tác động xấu tới sản xuất nội địa cũng như hoạt động ngoại thương, làm mất lòng tin trong dân chúng về chế độ kinh tế chính trị trong nước - Là nguyên nhân gây nên sự bất ổn do các hoạt động đầu cơ làm méo mó, sai lệch thị trường, có khả năng gây nên lạm phát cao - Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá - Mức biến động tỷ giá khó xác định trước trong chế độ tỷ giá thả nổi có thể gây ra những quyết định vĩ mô sai lầm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Khi mới ra đời, chế độ tỷ giá thả nổi tự do được cho là phương thức hữu hiệu vạn năng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế chứng minh rằng, càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém ổn định. Bởi lẽ, biến động của tỷ giá rất phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, tâm lý, xã hội đặc biệt là nạn đầu cơ. Trên thực tế thì lại không có thị trường thuần tuý nên không thể có một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường ngoại hối làm cho tỷ giá hối đoái có những diễn biến thuận lợi hơn nên chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý ngày càng được nhiều quốc gia lựa chọn đặc biệt là các nước đang phát triển. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Có 4 nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái: Cán cân thương mại, dòng vận động của vốn, tỷ lệ lạm phát tương đối, tâm lý đám đông và đầu cơ tích trữ ngoại tệ. 1.1.3.1. Cán cân thương mại Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hóa dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm giảm tỷ giá hối đoái. Ngược lại khi nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và sẽ phải đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá. 1.1.3.2. Dòng vận động của vốn Cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doanh nghiệp,…) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu,…). Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra ngước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Đầu tư ra ngước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hóa, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của chính phủ. 1.1.3.3. Tỷ lệ lạm phát tương đối Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hóa dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nước. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá môt cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. 1.1.3.4. Tâm lý đám đông Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷ giá hối đoái đó là tâm lý đám đông. Người dân, nhà đầu cơ, các ngân hàng và tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ảnh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại. Mặt khác, giá ngoại tệ cũng rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng. Đầu cơ tích trữ ngoại tệ có thể gây ra những thay đổi lớn về tiền, đặc biệt trong điều kiện thông tin liên lạc hiện đại và công nghệ máy tính ngày nay, có thể giúp trao đổi hàng tỷ USD giá trị tiền tệ mỗi ngày. Trong thực tế, tỷ giá hối đoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với mức độ mạnh yếu khác nhau của từng nhân tố, tùy vào thời gian và hoàn cảnh nhất định. Việc tách rời và lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể. Các nhân tố không tách rời nhau mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay áp chế lẫn nhau, dẫn đến tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng 1.2. Một số lý luận về hoạt động kinh doanh 1.2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữu các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng với mục đích là thu được lợi nhuận nhằm mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được hiểu là một quá trình liên tục từ nghiên cứu thị trường và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh . - Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp - Kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình này càng phát triển. - Kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động - Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. 1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh Doanh thu: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị sản xuất kinh doanh. Doanh thu là số tiền thu về được tính trên số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu càng tăng lên càng có điều kiện để tăng lợi nhuận và ngược lại. Chi phí: Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó các công ty cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách rất cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố cấu thành chi phí gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… Lợi nhuận: là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản,… hoặc vô hình như uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và phần trăm thị trường mà doanh nghiệp chiếm được. Hiệu quả sử dụng tài sản: gồm nhiều chỉ số, nói lên khả năng doanh nghiệp sử dụng các tài sản hiện có như tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định,… để tạo ra lợi nhuận sinh lời. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Thông thường người ta phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp ,doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh được nó, các yếu tố khách quan là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh và kiểm soát được. 1.2.3.1. Các nhân tố khách quan Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố chính trị, luật pháp, văn hoá, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và quan hệ kinh tế, đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được đồng thời nó có tác động chung đến tất cả các doanh nghiệp trên thị trường. Nghiên cứu những yếu tố này doanh nghiệp không nhằm để điều khiển nó theo ý kiến của mình mà tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của mình. a) Yếu tố chính trị và luật pháp Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận,buôn lậu Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanhnghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường. b) Yếu tố kinh tế Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, nghành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả nghành hàng khác. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng , các yếu tố kinh tế bao gồm : Hoạt động ngoại thương : Xu hướng đóng mở của nền kinh tế cóảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp ,các điều kiện canh tranh ,khả năng sử dụng ưu thê quốc gia về công nghệ, nguồn vốn . [...]... ngạch nhập khẩu của công ty là 500.412 USD Sang năm 2012, kim ngạch nhập khẩu là 716.592 USD, và sang năm 2013 tăng lên 749.574 USD Đến năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng mạnh lên mức 844.099 USD Vì hiện tại công ty không có hoạt động xuất khẩu nên kim ngạch nhập khẩu của công ty chiếm 100% tổng kim ngạch Chính vì vậy mà ta chỉ xét ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí nhập khẩu trong... chính Để phân tích sự biến động kim ngạch nhập khẩu và tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu như thế nào ta sẽ tách riêng sự biến động về lượng và giá ra để phân tích từng biến động - Biến động lượng: Để phân tích sự biến động của kim ngạch nhập khẩu ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu ta sẽ cố định tỷ giá không đổi và phân tích sự thay đổi của kim ngạch nhập khẩu - Biến động giá: Tương tự như trên, ta... thì công ty cũng cần phải sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá vì nếu như tỷ giá giảm thì sẽ gây thiệt hại cho công ty Công ty nên sử dụng các công cụ như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá Đối với khoản phải trả, đây là khoản nợ của công ty khi nhập khẩu hàng hóa, công ty phải trả cho người bán trong một thời gian tới, vì vậy có thể bị rủi ro tỷ giá, cho nên công ty. .. KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN AN 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến tỷ giá hối đoái và hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tiến An 2.1.1 Tổng quan về tình hình biến động tỷ giá của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2014 2.1.1.1 Tình hình biến động tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2012 Bảng 1: Tỷ giá VND/USD năm 2011 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Tỷ giá VND/USD có... Công ty vẫn gặp một số hạn chế trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu mà nguyên nhân chính là vấn đề tỷ giá Đối với những hợp đồng đã được ký kết, bất kỳ sự biến động bất thường nào của tỷ giá cũng ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện hợp đồng và chính điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty Bên cạnh đó, Công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán khi mà tỷ giá biến động. .. hành tỷ giá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được sự ổn định để chủ động xây dựng kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh Ông Nguyễn Tiến Vượng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến An cho rằngcông ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của tỷ giá Nên khi năm 2014 là một năm tỷ giá ổn định, hoạt động sản xuất - kinh doanh sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn 2.2 Thực trạng ảnh hưởng của biến động. .. lao động với trình độ phổ thông Công ty đã nhận đào tạo công nhân, tạo công ăn việc làm giúp nhà nước một phần trong giải quyết công ăn việc làm cho lao động thất nghiệp 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự Công ty hiện có 55 cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty Cơ cấu lao động tại trụ sở của công ty được mô tả ở bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu lao động công ty Chỉ tiêu lao động Nhân viên kinh doanh Nhân... 2.2.2 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến khả năng cạnh tranh Trong hoạt động nhập khẩu, khi tỷ giá tăng làm tăng chi phí nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu dẫn tới chi phí đầu vào tăng Khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ cùng ngành khi tham gia chào các dự án Dù có chất lượng hàng hóa tốt, dịch vụ chăm sóc chu đáo nhưng giá cả vẫn là một yếu tố tác động đến khả... nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng nhà xưởng, các thiết bị chuyên dùng … Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh … 1.3 Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh 1.3.1 Ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận Với các doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá có ảnh hưởng mạnh đến doanh thu Khi tỷ giá hối đoái... trường Còn yếu tố tỷ giá thì công ty không thể điều chỉnh được Khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng chi phí của công ty Chính vì vậy công ty cần sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho công ty mình 2.2.1.3 Kim ngạch nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu của công ty TNHH Tiến An các năm Đơn vị tính: USD Kim ngạch NK theo cơ cấu Thanh nhựa Kính Tổng cộng Năm 2011 Giá trị % 195.845 . cứu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh 1.3.1. Ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận Với các doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá có ảnh hưởng mạnh đến doanh thu. Khi tỷ giá. luôn luôn biến động làm cho tỷ giá cũng biến động theo. Khi chính phủ cố định tỷ giá sẽ dẫn đến tỷ giá trung tâm bị lệch khỏi tỷ giá cân bằng cung - cầu, đồng nội tệ sẽ được đánh giá quá cao hoặc. chế lẫn nhau, dẫn đến tỷ giá hối đoái luôn biến động không ngừng 1.2. Một số lý luận về hoạt động kinh doanh 1.2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán trao

Ngày đăng: 01/09/2015, 18:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan