1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

32 71 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 548,01 KB

Nội dung

BÁO CÁO MÔN ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN Giảng viên hướng dẫn : Đinh Trần Thanh Mỹ Lớp sinh hoạt: 44K01.4 Đà Nẵng, tháng 5 năm 2020 i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 2 1.1 Tình hình quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản 2 1.1.1 Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản 2 1.1.2 Hiệp định CPTPP giữa Việt Nam và Nhật Bản 3 1.2 Thị trường cà phê nhập khẩu tại Nhật Bản 5 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRONG NƯỚC VÀ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 8 2.1 Cà phê Việt Nam 8 2.2 Thị trường Cà phê tại Nhật Bản 9 2.2.1 Điều kiện và các tiêu chuẩn hạt Cà phê để được xuất khẩu đi Nhật Bản - Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) 9 2.2.2 Tình hình xuất khẩu Cà Phê đi Nhật Bản trước hiệp định CPTPP (Giai đoạn 2017-2018) 11 2.2.3 Tình hình xuất khẩu Cà phê đi Nhật Bản sau hiệp định CPTPP – giai đoạn 2019 - 2020 15 CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT 19 3.1 Nhận xét 19 3.2 Khuyến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 DANH MỤC BẢNG BIỂU 22

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH

TẾ



BÁO CÁO MÔN ĐỀ ÁN KINH DOANH QUỐC

TẾ ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ

PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Giảng viên hướng dẫn : Đinh Trần Thanh Mỹ

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 2 1.1 Tình hình quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản 2

1.1.1 Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản 2

1.1.2 Hiệp định CPTPP giữa Việt Nam và Nhật Bản 3

1.2 Thị trường cà phê nhập khẩu tại Nhật Bản 5

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRONG NƯỚC VÀ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 8

2.1 Cà phê Việt Nam 8

2.2 Thị trường Cà phê tại Nhật Bản 9

2.2.1 Điều kiện và các tiêu chuẩn hạt Cà phê để được xuất khẩu đi Nhật Bản - Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) 9

2.2.2 Tình hình xuất khẩu Cà Phê đi Nhật Bản trước hiệp định CPTPP (Giai đoạn 2017-2018) 11

2.2.3 Tình hình xuất khẩu Cà phê đi Nhật Bản sau hiệp định CPTPP – giai đoạn 2019 - 2020 15

CHƯƠNG 3 TỔNG KẾT 19

3.1 Nhận xét 19

3.2 Khuyến nghị 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

DANH MỤC BẢNG BIỂU 22

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cà phê được đánh giá là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam, chiếm hơn 15% về tổng kinh ngạch xuất khẩu nông sản và đóng góp hơn 10%cho tổng GDP nông nghiệp trong những năm trở lại đây Hiện Việt Nam đang đứng thứ 2trên thế giới về tổng sản lượng cà phê xuất khẩu, chỉ sau Brazil Có thể thấy rằng mặt hàng

cà phê Việt Nam mang đầy triển vọng và có tầm ảnh hưởng trên thị trường thế giới, vàviệc đánh giá các thị trường tiềm năng cho mặt hàng này là điều hoàn toàn cần thiết

Nhật bản là một thị trường cực kì tiềm năng với sản lượng nhập khẩu cà phê ViệtNam luôn thuộc top 5 Điều đặc biệt là trong số 4 thị trường còn lại Nhật Bản là nước duynhất vẫn giữ được đà tăng trưởng cả về sản lượng và giá trị, trong thời điểm năm 2020 làmột năm cực kỳ biến động với dịch bệnh và thiên tai triền miên Thêm vào đó Brazil lànước dẫn đầu về kinh ngạch xuất khẩu cà phê trên thế giới nhưng các số liệu gần đây chỉ rarằng sản lượng nhập khẩu cà phê tại Nhật Bản đã sụt giảm, và điều này càng làm cho NhậtBản là thị trường mục tiêu xuất khẩu hàng đầu cho các doanh nghiệp trồng và xuất khẩu càphê tại Việt Nam

Hiệp định CPTPP được chính phủ phê duyệt vào ngày 12/11/2018, với sự có mặtcủa cả Việt Nam và Nhật Bản có thể là sự giải thích hợp lí nhất cho sự tăng trưởng của thịtrường tiềm năng này

Bài báo cáo nhằm đánh giá tổng quan về lợi ích và bất lợi có thể có trong việc thựchiện hiệp định “Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” đối vớimặt hàng cà phê xuất khẩu đi Nhật Bản Chỉ ra sự thay đổi về các chỉ số kinh tế đạt đượctrong trước và sau khi hiệp định được ký kết và chính thức đi vào hiệu lực Từ đó có đượccái nhìn bao quát và chuyên sâu hơn về thị trường cà phê tại Nhật Bản Đề xuất các xuhướng mới và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cũngnhư giá trị hạt cà phê xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Nhật Bảnnói riêng

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ

NHẬT BẢN 1.1 Tình hình quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản

1.1.1 Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/9/1976, chođến nay mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và có được sự thànhcông trong nhiều lĩnh vực nhờ vào các chiến lược song phương và sự tương đồng về vănhoá Về mặt chính trị các lãnh đạo cấp cao hai bên thường xuyên duy trì các chuyến viếngthăm tại các diễn đàn trong khu vực và quốc tế Có thể thấy rằng Nhật Bản luôn thể hiện sựcoi về vai trò và vị trí của Việt Nam cả về chính trị và kinh tế thông qua việc khuôn khổquan hệ giữa hai nước đã không ngừng được nâng cấp, từ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”vào năm 2002 lên “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châuÁ” vào năm 2006, “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” vào năm

2009, “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á” vào năm 2014

và “Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” vào năm 2018

Về mặt kinh tế, hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam vớitổng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 40 tỷ USD; là nhà đầu tư lớn thứ hai trong số

138 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 4.595 dự án và tổng số vốn đăng

ký đến tháng 9/2020, đạt gần 59.870 tỷ USD; và là nước cung cấp viện trợ phát triển chínhthức (ODA) lớn nhất của Việt Nam.1

Bảng 1.1: Kinh ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đến hết tháng 8 tháng năm 2020

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam)

Năm 2020, với nhiều biến động, đặc biệt là từ địa dịch COVID-19 đã tác động mạnh

mẽ đến dòng chảy hàng hoá xuất nhập khẩu và thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản cũng

1 Bài báo “Bước phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản” – tác giả ĐÀO THANH TÙNG

- Phóng Viên TTXVN Tại Nhật Bản.

Trang 5

không ngoại lệ Dựa vào Bảng 1 ta có thể thấy được có sự sụt giảm đáng kể khối lượnghàng hoá xuất khẩu Các số liệu cụ thể như sau:

Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng

đầu năm 2020

Nhiên liệu, khoáng sản 117,4 triệu

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải Quan Việt Nam)

Bảng 2 cho cái nhìn khái quát về tình hình xuất khẩu trong 8 tháng đâu năm 2020 vớikhối lượng toàn ngành giảm mạnh, chỉ riêng nhóm ngành nông, thuỷ sản vẫn giữ được chỉ

số tăng trưởng dương

Đặc biệt, theo số liệu của Cà phê Việt Nam xuất khẩu đi Nhật Bản đạt 132,6 triệuUSD – tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái – đóng góp 11,05% vào kinh ngạch xuất khẩunhóm ngành nông, thuỷ sản Có thể nói rằng mặt hàng Cà Phê Việt Nam là một trong nhữngmặt hàng dành được sư quan tâm nhiều nhất từ quốc gia xứ sở mặt trời mọc với dẫn chứng

là chỉ số tăng trưởng bền vững ở các năm vừa qua

1.1.2 Hiệp định CPTPP giữa Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 8 tháng 3 năm 2018, Việt Nam đã cùng 10 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây rút-xa-lem, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru và Xinh-ga-po chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP - The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) tạithành phố San-ti-a-gô, Chi-lê Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14 tháng

Đa-01 năm 2Đa-019

Cam kết xoá bỏ thuế quan của Nhật Bản

Bảng 1.3: Cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu của Nhật Bản (theo Hiệp định CPTPP)

Trang 6

Cam kết

chung

Xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế(tương đương 93,6% kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản); và vào năm thứ 11 xoá bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế

Rau quả Nhật Bản cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 hoặc năm thứ 5 kể từ khu Hiệp

Giày dép 79,5% kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ được xoá bỏ thuế vào năm thứ 10.

Các mặt hàng còn lại (giày da) sẽ xoá bỏ thuế suất vào năm thứ 16

Thuỷ sản Đa số mặt hàng thuỷ sản có thế mạnh của Việt Nam (cá ngừ vây vàng, cá ngừ

sọc dưa, cá kiếm, một số loại cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ,…) được hưởng thuếsuất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực

Toàn bộ các dòng hàng thuỷ sản không được cam kết xoá bỏ thuế trong Đối tácKinh tế Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xoá bỏ trong hiệp định CPTPP với lộtrình xoá bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi hiệp định cóhiệu lực

Vali, túi

xách

bằng da

Xoá bỏ thuế hoàn toàn vào năm thứ 16

Dệt may 98,8% số dòng thuế sẽ xoá bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương

97,2% kinh ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản

Những mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xoá bỏ thuế vào năm thứ 10

(Nguồn: Bộ Công Thương) Trong những năm qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng dệt, may và giày

dép, Phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, thủy sản,

và gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản Nhờ hiệp định CPTPP lần đầu tiên NhậtBản cam kết xoá bỏ hoàn toàn hoặc phần lớn thuế nhập khẩu cho đại đa số các nhóm ngnông, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam Tạo đà kích thích tăng trưởng mạnh mẽ cho các

doanh nghiệp

Trang 7

Việt Nam xuất khẩu hàng hoá đến thị trường Nhật Bản Trong đó mặt hàng cà phê xuấtkhẩu đi Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Ngoài ra Nhật Bản còn được đánh giá là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong cácnước cùng tham gia Hiệp định CPTPP, khi mà lượng hàng hoá xuất khẩu sang nước nàychiếm tỉ trọng lớn nhất, khoảng một nửa của tổng xuất khẩu sang khối thị trường này(50,41%); theo sau là: Canada, Malaysia và Australia

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong khối các

nước thành viên CPTPP quý I/2020

1.2 Thị trường cà phê nhập khẩu tại Nhật Bản

Về quy mô thị trường, Nhật Bản là nước có mức độ tiêu thụ cà phê đứng thứ tư thế

giới với 4% tổng tiêu thụ toàn cầu, với sản lượng 8,100 ngàn bao (mỗi bao 60kg), trị giá củathị trường tiêu thụ tại nước này ước tính đạt 14.5 tỷ USD vào năm 20202, với mức tiêu thụbình quân đầu người vào khoảng 2kg mỗi năm

Về tình hình cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản, Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong quý I

năm 2020, nước này giảm nhập khẩu cà phê từ thị trường Brazil, Colombia, Indonesia,Ethiopia , nhưng tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Guatemala, Lào Báo hiệu một sự chuyểnbiến trong việc chọn lựa thị trường cà phê nhập khẩu của Nhật Bản

2 コロナ禍で働き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市禍で働き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市で働き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市働き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市く変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市コーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市市場。世界のメーカー各社のシェア率から市の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市メーカー各社のシェア率から市の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市シェア率から市率から市から市市 場規模まで まで働き方とともに大きく変化したコーヒー、紅茶の市場。世界のメーカー各社のシェア率から市 (provej.jp) , tạm dịch “Cà phê thế giới (sản xuất, tiêu thụ, tồn kho, xuất khẩu và nhập khẩu)” – theo tài liệu mới nhất do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USA) công bố.

Trang 8

Cụ thể, tính đến quý I/2020, Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nhật Bản vớisản lượng 31,25 nghìn tấn, trị giá 9,022 tỉ yên (tương đương 84,15 triệu USD), giảm 35,1%

về lượng và giảm 37% về trị giá so với quý I/2019 Thị phần cà phê Brazil trong tổng lượngnhập khẩu của Nhật Bản giảm mạnh từ 41,2% trong quý I/2019, xuống còn 30% trong quýI/2020 Và ngược lại với xu hướng giảm của cà phê Brazil, cà phê Việt Nam xuất khẩu sangNhật Bản trong quý I/2020, đạt gần 30,2 nghìn tấn, trị giá 5,54 tỉ yen (51,74 triệu USD), đãcho thấy có sự tăng nhẹ về cả sản lượng và giá trị ( 33,2% và 33% tương ứng) so với cùng

kỳ năm 2019

Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê Robusta hoặc Arabica chưarang, chưa khử chất caffeine (mã HS 0901.11.000) từ Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng36,5% so với quý I/2019, đạt 29,9 nghìn tấn Quý I năm 2020, Nhật Bản giảm nhập khẩuhầu hết các chủng loại cà phê, tăng nhập khẩu duy nhất chủng loại cà phê Arabica hoặcRobusta đã khử chất caffeine (mã HS 0901.12.000), tăng 2,9% so với quý I/2019, đạt 410tấn

Bảng 1.4: Chủng loại cà phê nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong quí I năm

2020.

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu

(Trong đó sản phẩm có mã HS: 090111000 – Cà phê, chưa rang: chưa khử chấtcaffeine; 090121000 - Cà phê, đã rang: chưa khử chất caffeine; 090112000 - Cà phê, chưarang: đã khử chất caffeine; 090190100 – Các loại khác bao gồm vỏ quả và vỏ lụa cà phê;

090122000 – Cà phê đã khử chất Caffeine.)

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng mạnh từ19,4% trong quý I/2019, lên 29% trong quý I/2020 Theo tính toán từ Cơ quan Hải quanNhật Bản, nhập khẩu cà phê của nước này trong quý I/2020 đạt 104.151 tấn, trị giá 30,88 tỉ

Trang 9

yên (tương đương 288,07 triệu USD), giảm 10,9% về lượng và giảm 14,8% về trị giá so với quý I/2019.

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Nhật Bản

(Nguồn: Báo cáo thị trường Cà phê Việt Nam tháng 5/2020 – tác giả Trần Đức

Quỳnh, Bùi Tùng Lâm) Về giá, trong quý I năm 2020, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nhật Bản đạt

2.766 USD/tấn, giảm 4,3% so với quý I/2019 Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà

phê ViệtNam đạt 1.715 USD/tấn, giảm 0,1%

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRONG NƯỚC VÀ CÀ PHÊ

XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Trang 10

2.1 Cà phê Việt Nam

Trang 11

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê niên vụ 2019 - 2020 đạt1,8 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ 2018 - 2019 Nhiều chuyên gia dự báo sản lượng càphê sẽ còn giảm khoảng 15% trong niên vụ 2020 - 2021 do ảnh hưởng bởi mưa lũ vào tháng

10 và hạn hán vào tháng 5 và tháng 6 Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,diện tích cà phê của Việt Nam đã giảm 2% so với năm 2019, cụ thể Bộ cho rằng diện tích sẽcòn giảm xuống khoảng 675,000ha trong năm 2021

Mặc dù diện tích giảm nhưng con số này vẫn vượt so với quy hoạch trong đề án Pháttriển ngành cà phê bền vững giai đoạn 2015 - 2020 Theo đề án này của Bộ, đến năm 2020tổng diện tích cà phê của cà nước là 600.000 ha và tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng3,8

- 4,2 tỷ USD

Về mặt tiêu thụ xuất khẩu, Theo ước tính của Cục Chế biến và Phát triển Thị trường

Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 12 năm 2020 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị đạt 170 triệuUSD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn và 2,66 tỷUSD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về giá trị so với năm 2019

Bảng 2.1: Thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020

Đơn vị: Triệu USDNước Giá trị xuất khẩu Tăng giảm so với cùng kì năm 2019

(Nguồn: Báo cáo thị trường Cà phê Việt Nam tháng 5/2020 – tác giả Trần Đức

Quỳnh, Bùi Tùng Lâm)

Thị trường cà phê Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê Robusta và Arabica – cũng làhai loại cà phê được tiêu thụ nhiều nhất tại Nhật Bản –, ngoài ra còn có cà phê excelsa.Theo số liệu tính toán từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Robusta tháng 11/2020 đạt70,78 nghìn tấn, trị giá 111 triệu USD, giảm 25,1% về lượng và giảm 22,1% về trị giá sovới tháng 11/2019.Trong 11 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta đạt 1,22 triệu tấn,trị giá 1,82 tỷ USD, giảm 2,9% về lượng và giảm 3,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.Nhật Bản là một trong số ít vẫn dữ được sản lượng nhập khâu dương trong khi đa số các thị

Trang 12

lớn hơn có chỉ số âm Kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến tháng 11/2020 tăng 0,3%

so với tháng

Trang 13

11/2019, đạt 46,14 triệu USD Tuy nhiên, trong 11 tháng năm 2020 kim ngạch xuất khẩu càphê chế biến giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 524,84 triệu USD.Trong đó, xuấtkhẩu cà phê chế biến sang thị trường Philippines, Trung Quốc giảm, nhưng xuất khẩu sangNga, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức tăng.3

Bảng 2.2: Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2020.

(Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan)

2.2 Thị trường Cà phê tại Nhật Bản

2.2.1 Điều kiện và các tiêu chuẩn hạt Cà phê để được xuất khẩu đi Nhật Bản - Theo

Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)

Nhật Bản có một hệ thống quy định vô cùng chặt chẽ về thử nghiệm chất lượng hàng nhập khẩu, tập trung vào các biện pháp SPS (8/10) và TBT (1/10) Các quy định liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình chế biến, kiểm định, đóng gói như giới hạn dư lượng tối đa (MRL) hoặc giới hạn dung sai của các chất như phân bón, thuốc trừ sâu và một

số hóa chất và kim loại được sử dụng trong quá trình sản xuất; Hạn chế hoặc cấm sử dụng một số chất có trong thực phẩm và thức ăn; Quy định về nhãn mác thông qua văn bản hoặc điện tử trên bao bì; Quy định về các giới hạn vi sinh và các điều kiện sản phẩm sẽ được xử

lý và tiêu thụ;4

Cụ thể theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), cà phê nhập khẩu vào

thị trường Nhật Bản phải tuân theo Phương pháp pháp phòng chống dịch bệnh thực vật và Đạo luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trang 14

Đối với thủ tục xuất khẩu, những loại cà phê được xem là hạt thô, những loại chưa qua

chế biến nhiệt và chỉ sấy khô được xem là đối tượng được kiểm dịch thực vật tại các sânbay và bến cảng

Tại thời điểm trước khi xuất khẩu, trước hết doanh nghiệp Việt Nam phải nộp hồ sơkiểm tra tại ban quản lí Bảo vệ thực vật của Bộ Nông lâm ngư nghiệp để lấy được "Giấychứng nhận kiểm dịch thực vật" do cơ quan kiểm dịch thực vật tại Việt Nam cấp, nếu thấykhông có sâu bệnh (theo định dạng được quy định trong Công ước kiểm dịch thực vật quốctế)

Qua kiểm tra tại trạm bảo vệ thực vật, nếu phát hiện có sâu bệnh bám vào thì tiến hànhcác biện pháp khử trùng, tiêu diệt, tiêu hủy Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hànghóa có đất cát, sỏi thì không thể được nhập khẩu – lỗi mà các doanh nghiệp xuất khẩu càphê Việt Nam thường mắc phải

Về sửa đổi hệ thống KDTV nhập khẩu của Nhật Bản, trong những năm gần đây chủng

loại cây nhập khẩu và nước xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản ngày càng nhiều và đa dạng.Nước này để có các biện pháp kiểm dịch thực vật hiệu quả hơn, đã nhiều lần sửa đổi Quyđịnh thực thi Luật Kiểm dịch thực vật của mình, danh sách các loài thực vật gây hại đượckiểm dịch thực vật, và nội dung của các biện pháp kiểm dịch thực vật đã được hoàn tất vàotháng 5 năm 2016

Cụ thể các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo "Luật Bảo vệ Thực vật"5 của Tổ

chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO) để biết các sửa đổi

2.2.1.2 Đạo luật về vệ sinh an toàn thực phẩm

Về quy định, khi xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý đến tiêu chuẩn dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với hạt cà phê (mức giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thựcvật trong mỗi loại thực phẩm) Điều này được quy định trong Thông báo số 370 của Bộ Y tế

và Phúc lợi "Tiêu chuẩn cho Thực phẩm, Phụ gia, v.v." dựa trên Luật Vệ sinh Thực phẩm(Hệ thống danh sách với thuốc trừ sâu tồn dư, v.v.) Ngoài ra, lượng cố định cho phép đốivới những chất mà tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không được đặt trong danhsách là +0,01 ppm hoặc ít hơn

Cụ thể các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm thông tin về giá trị tiêu chuẩn chotừng loại thuốc trừ sâu tồn dư có thể trên trang web của Quỹ Xúc tiến Nghiên cứu Hoá học

5 Luật Bảo vệ Thực vật: Nhật Bản | Tư vấn Thương mại / Đầu tư Hỏi & Đáp - Quốc gia / Khu vực JETRO (jetro.go.jp)

Trang 15

Thực phẩm Nhật Bản, “Danh sách các giới hạn đối với thuốc trừ sâu, thuốc thú y và phụ giathức ăn chăn nuôi còn lại trong thực phẩm."6

Một hệ thống quy định về tiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu được thông qua đến năm

2006, theo đó nếu không có quy định gì về dư lượng thuốc trừ sâu thì sẽ không bị kiểm soát.Tuy nhiên, sửa đổi luật đã đưa ra một hệ thống danh sách xác thực Trên nguyên tắc, hiệnnay việc phân phối sản phẩm bị cấm nếu sản phẩm có chứa một hàm lượng nhất định thuốctrừ sâu, thậm chí ngay cả khi không có các quy định liên quan

Đối với sản phẩm hạt cà phê xanh (thô) chịu sự kiểm soát của Bộ Y tế, Lao động vàPhúc lợi xã hội, phù hợp với chương trình làm việc hàng năm của Bộ này Nếu sản phẩm bịphát hiện vi phạm quy định về dư lượng thuốc trừ sâu, việc kiểm tra quét qua máy sẽ đượcthực hiện thường xuyên hơn Nếu vẫn tiếp tục vi phạm, sẽ áp dụng kiểm tra bắt buộc, theo

đó, tất cả các lô hàng sẽ được kiểm tra và chi phí sẽ do nhà xuất khẩu chịu Kể từ tháng 3năm 2011, các sản phẩm hạt cà phê xanh bị kiểm tra bắt buộc là các sản phẩm được sản xuấttại Ethiopia, kiểm tra nhiễm γ-BHC (lindane), DDT, thuốc trừ sâu chứa clo (heptachlor)hoặc clodan và các sản phẩm được sản xuất tại Indonesia, kiểm tra nhiễm thuốc diệt côntrùng trên diện rộng carbaryl

Ngoài ra, đặc biệt là cà phê hòa tan được xếp vào loại "nước giải khát dạng bột" trong

"tiêu chuẩn về thực phẩm, phụ gia, v.v.", và có các quy định về tiêu chuẩn thành phần, tiêuchuẩn sản xuất và bảo quản, và bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cẩn thận trongnhãn mác và bao bì, cần ghi rõ thành phần và các yêu cầu khác đối với từng loại chất cótrong bảng thành phần

Về thủ tục xuất khẩu, khi cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản để bán (bao gồm

cả hàng mẫu để phân phối), doanh nghiệp nhập khẩu Nhật Bản sẽ liên hệ với Bộ Y tế, Laođộng và Phúc lợi Trạm Kiểm dịch Thực phẩm thông báo về việc nhập khẩu thực phẩm với

"Mẫu Thông báo Nhập khẩu Thực phẩm" và các tài liệu cần thiết (về nguyên liệu, thànhphần, quy trình sản xuất, v.v), nếu cần thiết họ sẽ phải nộp giấy chứng nhận vệ sinh và báocáo thử nghiệm (nếu được yêu cầu) – đa số các chứng từ này đã được doanh nghiệp xuấtkhẩu Việt Nam cung cấp sang cho đơn vị nhập khẩu Nhật Bản Sau khi kiểm tra, những sảnphẩm được đánh giá là đạt yêu cầu thì sẽ được xác nhận các tiêu chuẩn và độ an toàn

2.2.2 Tình hình xuất khẩu Cà Phê đi Nhật Bản trước hiệp định CPTPP (Giai đoạn

2017-2018)

Trang 16

6 残留農薬基準値検索システムシステム (ffcr.or.jp) - Hệ thống tìm kiếm giá trị tiêu chuẩn thuốc trừ sâu còn lại

Ngày đăng: 14/11/2021, 22:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN - TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN (Trang 5)
Bảng 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2020 - TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Bảng 1.2 Cơ cấu hàng xuất khẩu hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2020 (Trang 6)
Về tình hình cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản, Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong quý I năm 2020, nước này giảm nhập khẩu cà phê từ thị trường Brazil, Colombia, Indonesia, Ethiopia..., nhưng tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Guatemala, Lào - TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
t ình hình cà phê nhập khẩu vào Nhật Bản, Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong quý I năm 2020, nước này giảm nhập khẩu cà phê từ thị trường Brazil, Colombia, Indonesia, Ethiopia..., nhưng tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Guatemala, Lào (Trang 8)
Bảng 1.4: Chủng loại cà phê nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong quí I năm 2020. - TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Bảng 1.4 Chủng loại cà phê nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản trong quí I năm 2020 (Trang 10)
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRONG NƯỚCVÀ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN - TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRONG NƯỚCVÀ CÀ PHÊ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (Trang 11)
Bảng 2.1: Thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020 Đơn vị: Triệu USD - TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Bảng 2.1 Thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020 Đơn vị: Triệu USD (Trang 12)
Bảng 2.2: Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2020. - TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Bảng 2.2 Chủng loại cà phê xuất khẩu tháng 11 và 11 tháng năm 2020 (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w