Khóa luận tôt nghiệp FTU.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TỶ GIÁ USD/CNY VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO Họ tên sinh viên : Lớp : Khóa : Giáo viên hướng dẫn: NGƯT.PGS.TS. Phạm Duy Liên 1 Hà Nội, tháng 5 năm 2011 MỤC LỤC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .4 1.1.Khái niệm và phân loại: .4 1.1.1.Khái niệm .4 1.1.2.Phân loại .5 1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái .6 1.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái trong dài hạn .7 1.3.Chính sách tỷ giá hối đoái .14 1.3.1.Khái niệm .14 1.3.2.Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái 14 1.3.3.Chế độ tỷ giá hối đoái 15 1.4.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu 17 1.4.1.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu một cách định tính .17 1.4.2.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu một cách định lượng 19 Chương 2: BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM .23 2.1.Quan hệ thương mại tiền tệ Mỹ - Trung và những thay đổi của tỷ giá hối đoái giữa USD và CNY 23 DANH MỤC BẢNG BIỂU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .4 1.1.Khái niệm và phân loại: .4 1.1.1.Khái niệm .4 1.1.2.Phân loại .5 1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái .6 1.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái trong dài hạn .7 1.3.Chính sách tỷ giá hối đoái .14 1.3.1.Khái niệm .14 2 1.3.2.Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái 14 1.3.3.Chế độ tỷ giá hối đoái 15 1.4.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu 17 1.4.1.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu một cách định tính .17 1.4.2.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu một cách định lượng 19 Chương 2: BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM .23 2.1.Quan hệ thương mại tiền tệ Mỹ - Trung và những thay đổi của tỷ giá hối đoái giữa USD và CNY 23 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .4 1.1.Khái niệm và phân loại: .4 1.1.1.Khái niệm .4 1.1.2.Phân loại .5 3 1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái .6 1.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái trong dài hạn .7 1.3.Chính sách tỷ giá hối đoái .14 1.3.1.Khái niệm .14 1.3.2.Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái 14 1.3.3.Chế độ tỷ giá hối đoái 15 1.4.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu 17 1.4.1.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu một cách định tính .17 1.4.2.Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu một cách định lượng 19 Chương 2: BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD/CNY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM .23 2.1.Quan hệ thương mại tiền tệ Mỹ - Trung và những thay đổi của tỷ giá hối đoái giữa USD và CNY 23 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc CAIBA Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc – ASEAN CNY Đồng nhân dân tệ Trung Quốc CPI Chỉ số giá tiêu dùng EU Liên minh châu Âu FED Cục Dự trữ liên bang Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế ITC Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ ITG Hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế NEER Tỷ giá danh nghĩa đa phương 4 NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương QE Gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng REER Tỷ giá thực đa phương SDR Quyền rút vốn đặc biệt SPS Biện pháp vệ sinh dịch tễ TBT Biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật USD Đồng Đô la Mỹ VND Đồng Việt Nam đồng WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới 5 LỜI MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài. Từ ngày 11-01-2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc vào tổ chức WTO đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực ngoại thương của Việt Nam khi mà các rào cản thương mại được rỡ bỏ dần. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn khi kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP từ 139,27% năm 2006 thì năm 2010 lên đến 154,4% - cao thứ 5 thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của một quốc gia, nổi lên một vấn đề lớn ảnh hưởng đến thương mại thế giới đó là việc định giá đồng USD và CNY. USD là đồng tiền của Mỹ, đồng thời cũng là đồng tiền chung có tỷ trọng nhiều nhất trong thanh toán thương mại quốc tế hiện nay. CNY là đồng tiền của Trung Quốc, một nước mà hàng hóa của nó đang len lỏi vào thị trường khắp các nước trên thế giới, cạnh tranh mạnh mẽ với hàng của các nước khác. Hai đồng tiền này hiện nay đều đã được đưa vào rổ tiền tệ quốc tế và được dùng trong thanh toán quốc tế. Vì vậy, giá trị của hai đồng tiền này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị của hai đồng tiền này. Xuất nhập khẩu Việt Nam trong thời gian từ khi gia nhập WTO đến nay nhập siêu với Trung Quốc ngày càng lớn ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tỷ giá USD/CNY và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO.” 2) Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Tỷ giá USD/CNY và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO. 1 Phạm vi nghiên cứu: ảnh hưởng của tỷ giá USD/CNY đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO (2007-quí 1/2011) 3) Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp luận: lý luận biện chứng, thực tiễn và lý thuyết kinh tế học hiện đại. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh; kết hợp với bảng biểu, đồ thị để minh họa. 4) Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận có ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái. Chương 2: Biến động của tỷ giá USD/CNY và tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện biến động tỷ giá USD/CNY. 5) Các nội dung sẽ đạt được. Khóa luận này thực hiện sẽ đạt được những nội dung sau: - Tổng kết các lý thuyết cơ bản liên quan đến tỷ giá hối đoái. - Chỉ ra được ảnh hưởng của tỷ giá USD/CNY đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. - Đưa ra được một số đề xuất cho NHTW và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến động tỷ giá USD/CNY. 2 Em xin chân thành cảm ơn thầy NGƯT.PGS.TS.Phạm Duy Liên, người đã tận tình chỉ bảo và có nhiều ý kiến đóng góp quí báu giúp em hoàn thành khóa luận này. 3 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1.Khái niệm và phân loại: 1.1.1.Khái niệm Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế… đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia. Do vậy, các khái niệm tỷ giá hối đoái (gọi tắt là tỷ giá) đã ra đời. “Tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.” 1 “Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau.” 2 Khái niệm 1 chỉ nói được ý nghĩa ngang giá một chiều của tỷ giá, tức là giá của một đơn vị ngoại tệ theo đơn vị đo là nội tệ. Trong khái niệm này chỉ nói đến tỷ giá được yết theo phương pháp yết ngoại tệ trực tiếp là phương pháp thường dùng, mà tỷ giá bằng số đơn vị nội tệ có giá trị bằng một đơn vị ngoại tệ trong trao đổi tiền tệ hai nước; mà chưa nói đến phương pháp yết ngoại tệ gián tiếp là tỷ giá bằng số đơn vị ngoại tệ có giá trị bằng một đơn vị nội tệ trong trao đổi tiền tệ hai nước. Khái niệm 2 có ưu điểm là nói lên bản chất của tỷ giá là mối quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước. Nhưng nó có hạn chế là đã không chỉ ra cụ thể tính chất giá cả về ngang giá của hai tiền tệ. Tựu trung lại từ các khái niệm trên ta thấy tỷ giá hối đoái chính là một khái niệm dùng để biểu thị tương quan giá cả của hai đồng tiền ở hai nước khác nhau. Vậy ta có thể đi đến một khái niệm tổng quát: 1 TS.Nguyễn Văn Tiến (2004), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống Kê, trang87. 2 GS.NGƯT.Đinh Xuân Trình (2009), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Thông tin và truyền thông, trang46. 4 “ Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.” 3 Khái niệm này đã chỉ ra được cụ thể mối quan hệ của hai đồng tiền là mối quan hệ giá cả và bao quát mối tương quan hai chiều: một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác. 1.1.2.Phân loại. Trên thực tế hiện nay cho thấy cùng một lúc có sự tồn tại đồng thời của nhiều cách phân loại tỷ giá khác nhau, phục vụ cho các mục đích khác nhau của người nghiên cứu về tỷ giá hối đoái. 1.1.2.1.Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý. Hiện nay, ngoài tỷ giá chính thức do NHTW chính thức công bố, còn tồn tại tỷ giá do thị trường quyết định vì thực tế nhiều doanh nghiệp muốn có nguồn ngoại tệ phải mua ở thị trường bên ngoài (thị trường chợ đen) chứ không mua được ở các ngân hàng. Các đại lý thu mua ngoại tệ cho ngân hàng, các điểm kinh doanh ngoại tệ tự phát hình thành thị trường đen. Dựa trên thực tế trên, người ta chia tỷ giá chia làm 2 loại: -Tỷ giá hối đoái chính thức : là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được NHTW chính thức công bố . -Tỷ giá hối đoái song song (còn gọi là tỷ giá thị trường hay tỷ giá chợ đen): là tỷ giá hình thành ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định. Thường thì tỷ giá chợ đen sẽ cao hơn tỷ giá chính thức do mua bán dễ dàng hơn, không cần phải có thủ tục phức tạp. 1.1.2.2. Dựa trên tiêu thức là thời hạn thanh toán. Các nhà kinh doanh ngoại tệ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ sử dụng các dịch vụ mua bán ngoại tệ do ngân hàng cung cấp để 3 PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính- tiền tệ- ngân hàng, NXB Thống Kê, trang587. 5 . trung chú trọng vào hai vấn đề lớn là: vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Hai vấn đề này nhằm thực hiện mục tiêu. biểu, đồ thị để minh họa. 4) Bố cục đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận có ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái. Chương