Để đánh giá tác động của các công cụ chính sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế, bài viết sử dụng các phân tích tổng hợp kết hợp với những phân tích định lượng nhằm tìm ra mối quan hệ g
Trang 1đại học quốc gia hà nội tr-ờng đại học kinh tế
Trang 2đại học quốc gia hà nội tr-ờng đại học kinh tế
Nguyễn Thức Hạnh
Hoàn thiện chính sách tài khóa
việt nam đến năm 2020
Hà Nội - 2015
Trang 3MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG VÀ ĐỒ THỊ 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Tình hình nghiên cứu 6
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 8
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Kết cấu của đề tài 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 11
1.1 Chính sách tài khóa 11
1.1.1 Khái niệm chính sách tài khóa 11
1.1.2 Phân loại chính sách tài khóa 12
1.1.2.1 Chính sách tài khóa mở rộng 12
1.1.2.2 Chính sách tài khóa thắt chặt 13
1.1.2.3 Chính sách tài khóa tự ổn định 13
1.1.2.4 Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và ngược chu kỳ 14
1.1.3 Mục tiêu của chính sách tài khoá 15
1.2 Đặc điểm chính sách tài khóa các nước 15
1.2.1 Đặc điểm chính sách tài khóa các nước phát triển 15
1.2.2 Đặc điểm chính sách tài khóa các nước đang phát triển 16
1.3 Các nguyên tắc tài khóa 18
1.3.1 Nguyên tắc cân bằng ngân sách 18
1.3.2 Nguyên tắc vàng 18
1.3.3 Nguyên tắc các quỹ bình ổn và tiết kiệm 19
Trang 41.4 Bài học kinh nghiệm về chính sách tài khóa của một số nước 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM 25
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 1991-2001 27
2.2 Chính sách tài khóa giai đoạn 2002-2007 28
2.3 Chính sách tài khóa giai đoạn 2007-2008 30
2.4 Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay 32
2.5 Đánh giá tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế nước ta 45
CHƯƠNG 3: C¸C KHUYÕN NGHÞ NH»M HOµN THIÖN CHÝNH S¸CH TµI KHO¸ TRONG NH÷NG N¡M TíI 52
3.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến chính sách tài khoá 52
3.1.1 Tình hình đất nước 52
3.1.2 Dự báo những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới 55
3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 62
3.2 Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tài khoá 63
3.2.1 Hoàn thiện mục tiêu chính sách tài khoá đến năm 2020 63
3.2.2 Khuyến nghị hoàn thiện các giải pháp của chính sách tài khoá 66
3.2.2.1 Huy động mọi nguồn lực tài chính phục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước 67
3.2.2.2 Phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính 68
3.2.2.3 Tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp 69
3.2.2.4 Nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính 70
3.2.2.5 Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo hoạt động tài chính thông suốt, chất lượng và hiệu quả 72
3.2.2.6 Hoàn thiện thể chế tài chính, phương thức và cách thức điều hành chính sách tài chính, tiền tệ 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 5
DANH MụC CáC Từ VIếT TắT
1 ad : Tổng cầu
2 ADB : Ngân hàng phát triển Châu á
3 ASEAN : Hiệp hội cỏc quốc gia Đụng nam Á
4 C : Tiêu dùng cá nhân
5 GDP : Tổng thu nhập quốc nội
6 G : Chi tiêu của Chính phủ
7 FDI : Vốn đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài
13 IMF : Quỹ tiền tệ Thế giới
14 ODA : Vốn đầu t- gián tiếp n-ớc ngoài
15 VND : Tiền Việt Nam đồng
16 SRAS : Đ-ờng tổng cung ngắn hạn
17 Y (GDP) : Tổng thu nhập quốc nội
18 YD : Thu nhập khả dụng
19 WTO : Tổ chức th-ơng mại Quốc tế
20 DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
21 TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
22 TNCN : Thu nhập cỏ nhõn
23 KBNN : Kho bạc nhà nước
24 EIU : Cơ quan nghiờn cứu kinh tế toàn cầu
25 CSTK : Chớnh sỏch tài khúa
Trang 6Danh mục các biểu bảng và đồ thị
1 Hỡnh 1.1 Đồ thị khi chớnh sỏch tài khoỏ mở rộng
2 Hỡnh 1.2 Đồ thị khi chớnh sỏch tài khoỏ thắt chặt
3 Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, cỏc nước chõu Á đang phỏt triển và Việt Nam
4 Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng GDP 2000-2007
5 Biểu đồ 2.3 Chi ngõn sỏch Nhà nước 2000-2007
6 Biểu đồ 2.4 Tổng đầu tư/GDP (%) giai đoạn 2006-2011
7 Biểu đồ 2.5 Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia chõu Á
8 Biểu đồ 2.6 Tăng trưởng GDP theo quý cỏc năm 2009, 2010
9 Biểu đồ 2.7 GDP bỡnh quõn đầu người giai đoạn 2000-2010
10 Biểu đồ 2.8 Thõm hụt ngõn sỏch Việt Nam giai đoạn 2005-2011
11 Biểu đồ 2.9 Tỉ lệ thực hiện thu ngõn sỏch so với dự toỏn (%) năm 2005 – 2013
12 Biểu đồ 2.10 Tốc độ tăng thu NSNN, tăng GDP và giỏ hàng năm
13 Biểu đồ 2.11 Tỉ lệ thực hiện cỏc khoản chi NSNN so với dự toỏn năm (%)
14 Biểu đồ 2.12 Thực hiện thu NSNN quý I giai đoạn 2010-2014 (% so với dự toỏn)
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2011, nền kinh tế toàn cầu trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, đặc biệt là nền kinh tế của nước Mỹ, nền kinh tế EU, nền kinh tế Nhật Bản … Tại Hội thảo “Thế giới và Việt Nam: Dự báo 2012” diễn ra tại Hà Nội ngày 17/12/2011, dự báo về nền kinh tế thế giới năm 2012 sẽ có thể còn tồi tệ hơn năm 2011: Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, nhất là của các trung tâm tăng trưởng (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc); Bất ổn gia tăng, khả năng bùng nổ cuộc chiến tranh tiền tệ cùng chiến tranh thương mại (thậm chí nguy cơ suy thoái kép)
Do độ mở cửa cao, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực mạnh từ xu hướng nêu trên của kinh tế thế giới Năm 2011 và có thể nói cả năm 2012, chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả đầu tư sụt giảm, lạm phát tuy được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, nợ công đang trong tầm kiểm soát nhưng vẫn tăng nhanh, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sụt giảm nghiêm trọng… Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện và tương đối ổn định, lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1 con số năm 2012 (6,81%) và 12 tháng qua lạm phát tiếp tục đi xuống, năm 2013 là 6,6% Theo đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước thực hiện kiểm soát lạm phát có hiệu quả nhất khu vực ASEAN Tuy nhiên, phân tích nguyên nhân sâu xa gây nên lạm phát vẫn tiếp tục tồn tại như hiệu quả đầu tư thấp, hệ số ICOR phản ánh hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Việt Nam bình quân 3 năm 2011-2013 là 5,53; trước đó ICOR năm 2010 là 6,2, năm 2009 là 8,6 và năm 2008 là 7,4; trong khi ICOR các nước trong khu vực chỉ khoảng 3 Điều này khiến cho nhập siêu tăng cao, bội chi ngân sách và nợ công ở mức cao, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư ở mức âm Thực tiễn cho thấy, chính sách tài khoá là một trong những công cụ quan trọng và có hiệu quả trong quản lý, điều tiết nền kinh tế vĩ mô trong thời gian qua
Trang 8Về lý luận: Chính sách tài khoá là một trong hai công cụ quan trọng của
Chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, nó lại chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống Những cuộc khảo sát và nghiên cứu còn mang tính hình thức, chưa có kết quả cao Dẫn tới tình trạng thiếu cơ sở về mặt lý luận để sử dụng chính sách tài khóa trong thực tiễn nền kinh tế Việt Nam
Về thực tiễn: Hiện nay chính sách tài khoá chưa chặt chẽ, còn có nhiều lỗ
hổng (kể cả chính sách thuế khoá và chi tiêu công cộng) Khi thực hiện chức năng điều tiết nền kinh tế thì thiếu quyết liệt, đồng bộ dẫn tới hiệu quả không cao, chưa phát huy toàn diện trong nền kinh tế, phản ánh chưa đúng khả năng và
sự đầu tư của Chính phủ vào chính sách này
Năm 2012, Việt Nam có nhiệm vụ phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng hợp lý và phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát là điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2013, chính vì vậy tiếp tục phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm
phát” Đó là những lý do để em chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách tài khoá
Việt Nam đến năm 2020”
2 Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài là:
- “Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ở một số nước và hàm ý chính
sách cho Việt Nam” của TS Lê Thị Thùy Vân , ThS Hồ Khắc Tế, bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 3 – 2013 Theo các tác giả, chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ là hai công cụ ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng ở mọi quốc gia và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau Bài viết trình bày thực tiễn phối hợp hai chính sách này ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản Trên cơ sở đó, bài báo rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc điều hành kinh tế vĩ mô
- “Một số khuyến nghị về phối hợp chính sách tài khóa - tiền tệ” của ThS
Nguyễn Thị Hải Thu - Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, bài đăng trên
Trang 9khóa và chính sách tiền tệ đều đóng vai trò trọng yếu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong mục tiêu ổn định vĩ mô, tạo tiền đề cho công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế Việc nâng cao hiệu quả của cơ chế phối hợp giữa hai chính sách nói trên là nhiệm vụ quan trọng giúp cho các chính sách điều hành của Nhà nước đạt hiệu quả cao, giảm những tổn thất không cần thiết… Trên cơ
sở đó, tác giả đưa ra 6 khuyến nghị với nhà nước trong việc phối hợp 2 chính sách này
- “Tác động của chính sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”
của TS Vũ Thị Minh Luận (2013), Học viện Chính sách và phát triển Chính sách tài khóa có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia Các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng linh hoạt chính sách tài khóa- tiền tệ nhằm đạt mục tiêu chung về tăng trưởng kinh tế Để đánh giá tác động của các công cụ chính sách tài khóa tới tăng trưởng kinh tế, bài viết sử dụng các phân tích tổng hợp kết hợp với những phân tích định lượng nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các khoản mục chi tiêu của chính phủ có tác động tới tăng trưởng kinh tế Kết quả và phương pháp nghiên cứu sẽ gợi mở các tiếp cận nghiên cứu định lượng trong đánh giá chính sách
- “Chính sách tài khóa và vấn đề nợ công ở Việt Nam” của TS Vũ Đình
Ánh (2011), Viện nghiên cứu Thị trường và Giá cả, Bộ Tài chính Bài viết bàn
về quan hệ giữa chính sách tài khóa và vấn đề nợ công Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết tối ưu quan hệ này: vừa thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, vừa hạn chế gia tăng nợ công
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Chính sách tài khóa là gì ? Chính
sách tài khóa của Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 cần phải như thế nào để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội? Tại sao phải nghiên cứu chính sách tài khoá, hay nói cách khác, chính sách tài khoá có vai trò như thế nào trong điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ ? Nếu thực tế chính sách tài khoá không tác động đến kinh tế vĩ mô như lý thuyết đã nghiên cứu, ta thử xem xét kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2011 đến năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014 ? Thực sự nó có tác động lớn thì tác động của nó đến kinh tế vĩ mô
Trang 10như thế nào ? Làm thế nào để chính sách tài khoá thực sự là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô có hiệu quả của Chính phủ ?
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu Dựa vào các kiến thức được tích luỹ trong khóa học
nhất là các môn Lý thuyết Kinh tế vĩ mô, Lý thuyết kinh tế vi mô, Hoạch định chính sách, và các số liệu, đồ thị, biểu đồ từ các nguồn tài liệu thu thập được
để phân tích, đánh giá thực trạng về chính sách tài khoá của Việt Nam giai đoạn
từ 2000 đến quý I/ 2014, sự tác động của chính sách tài khóa vào nền kinh tế như thế nào, mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa trong điều tiết nền kinh tế, mối liên hệ giữa chính sách tài khóa với các chính sách khác như chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách thương mại , ảnh hưởng của độ trễ chính sách tài khóa, từ đó nêu
ra một số khuyến nghị cho chính sách tài khoá giai đoạn từ năm 2015 đến năm
2020
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách tài khoá
- Qua các số liệu, dự liệu, biểu đồ phân tích, đánh giá thực trạng về chính sách tài khoá và tác động của nó đến nền kinh tế vĩ mô
- Nêu một số khuyến nghị về chính sách tài khoá cho nền kinh tế nước nhà giai đoạn 2015 – 2020
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề về lý luận và thực tiễn của chính
sách tài khoá mà Chính phủ đã vận dụng phù hợp hay chưa phù hợp để điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước giai đoạn 2000 đến quý I/2014 và tác động trực tiếp, gián tiếp của chính sách tài khóa đến nền kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hay nói cách khác là nghiên cứu về chính sách thuế và chi
Trang 11giữa chính sách tài khóa và các chính sách khác như chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách thương mại
4.2 Phạm vi nghiên cứu
*) Về thời gian: Nghiên cứu các chính sách tài khoá, các số liệu, tài liệu phục
vụ đánh giá, phân tích chủ yếu giai đoạn từ năm 1991 đến nay; Phần định hướng mục tiêu dựa vào các tài liệu hiện hành từ năm 2010 đến năm 2014 như: Nghị quyết 11/2011, Nghị quyết 01/2012, Nghị quyết 01, 02/2013 của Chính phủ, Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định hướng, Định hướng hoàn thiện chính sách tài khoá Việt Nam, Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 – 2020 của đại hội Đảng lần thứ XI
*) Về nội dung: Lý thuyết và thực tiễn về chính sách tài khoá tác động đến
nền kinh tế vĩ mô Cụ thể:
- Chính sách tài khoá mở rộng
- Chính sách tài khoá thắt chặt
- Chính sách tài khoá tự ổn định
- Chính sách tài khoá thuận và nghịch chu kỳ
- Phân tích, đánh giá thực trạng các chính sách tài khoá giai đoạn 1991 –
2013 thông qua các số liệu, biểu đồ, biểu bảng thống kê sưu tầm được
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử
Trên cơ sở lý luận về lý thuyết kinh tế học vĩ mô để phân tích tác động của chính sách tài khoá đến nền kinh tế
Trang 12Dựa vào các số liệu, tài liệu, dự liệu, biểu đồ liên quan để đánh giá thực trạng tác động của chính sách tài khoá đến nền kinh tế, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho mục tiêu chính sách tài khoá giai đoạn 2015 đến năm 2020
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách tài khoá
Chương 2: Thực trạng về chính sách tài khoá ở Việt Nam giai đoạn 1991 đến năm 2013
Chương 3: Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tài khoá trong những năm tới
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 1.1 Chính sách tài khóa
1.1.1 Khái niệm về chính sách tài khóa
Chính sách tài khoá là việc Chính phủ sử dụng một hệ thống giải pháp thông qua thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu của nền kinh
tế Khi nền kinh tế ở cách xa mức sản lượng tiềm năng thì Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khoá để đưa nó về mức sản lượng tiềm năng (J.M Keynes coi chính sách tài khoá là chính sách trung tâm trong quá trình điều tiết nền kinh
tế của Chính phủ)
Chính sách tài khóa (fical policy) là chính sách nhằm tác động đến định
hướng phát triển của nền kinh tế thông qua việc thay đổi chính sách thuế và các khoản chi tiêu của Chính phủ
Khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thất nghiệp cao, tổng cầu (AD) giảm ở mức thấp, các hãng không tăng đầu tư, dân cư không tăng tiêu dùng Để tăng thu nhập, tăng AD, Chính phủ cần tăng chi tiêu, giảm thuế để tăng tổng chi của toàn xã hội Thông qua tác động của mô hình số nhân mà khuyếch đại vào mức tăng sản lượng, đẩy nó tiến gần mức sản lượng tiềm năng
[11, tr 211]
Khi nền kinh tế ở trạng thái nóng (tăng trưởng quá mức), lạm phát tăng lên, AD ở mức cao, Chính phủ phải giảm chi tiêu, tăng thuế làm cho mức chi tiêu chung của nền kinh tế giảm xuống để sản lượng của nền kinh tế giảm theo,
Trang 141.1.2 Phân loại chính sách tài khóa
Để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế (tức là điều chỉnh tổng cầu để đưa sản lượng trở về mức sản lượng tiềm năng), Chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa, Chính phủ có thể thay đổi thuế ròng (T) hoặc chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ (G) theo các hướng: mở rộng hoặc thắt chặt hoặc tự ổn định tự động
Trang 15- Đó là những thay đổi tự động về thuế Hệ thống thuế hiện đại bao gồm
thuế thu nhập luỹ tiến với thu nhập cá nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp Khi
Trang 16thu nhập quốc dân tăng lên, số thu về thuế tăng theo, và ngược lại, khi thu nhập giảm, thuế giảm ngay, mặc dù Quốc hội chưa kịp điều chỉnh thuế suất
Sản lượng giảm, doanh thu thuế tự động giảm để cho thu nhập và chi tiêu cá nhân sẽ bớt suy giảm Trong thời kỳ lạm phát, doanh thu thuế tăng lên sẽ làm giảm thu nhập cá nhân, kìm hãm chi tiêu, làm giảm tổng cầu và hạn chế lạm phát
Vì vậy, hệ thống thuế có vai trò như là một bộ tự ổn định tự động nhanh
và mạnh
- Hệ thống bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và các chuyển khoản mang tính chất xã hội khác Hệ thống này hoạt động khá nhạy cảm Khi mất việc
hay thất nghiệp thì người thất nghiệp được nhận trợ cấp Khi có việc làm thì họ
bị cắt tiền trợ cấp đi Như vậy, hệ thống bảo hiểm bơm tiền vào và rút tiền ra khỏi nền kinh tế, ngược lại chiều hướng của chu kỳ kinh doanh, góp phần ổn định hệ thống kinh tế
Tuy nhiên, những nhân tố ổn định tự động chỉ có tác dụng làm giảm một phần các giao động của nền kinh tế, mà không xoá bỏ hoàn toàn những dao động
đó Phần còn lại đặt lên vai các chính sách tài chính và tiền tệ chủ động của Chính phủ
1.1.2.4 Chính sách tài khóa thuận chu kỳ và ngược chu kỳ
Chính sách tài khóa thuận chu kỳ: là chính sách tài khóa được Chính phủ các nước tiến hành chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu và giảm thuế) vào lúc có lạm phát, và tiến hành chính sách tài khóa thắt chặt vào lúc suy thoái
Chính sách tài khóa ngược chu kỳ: là chính sách tài khóa được Chính phủ các nước tiến hành chính sách tài khóa thắt chặt (giảm chi tiêu và tăng thuế) khi nền kinh tế đang ở trạng thái tốt, và chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu
và giảm thuế) khi nền kinh tế đang ở trạng thái suy yếu
Chính sách tài khóa ngược chu kỳ là cần thiết để Chính phủ đưa nền kinh tế của đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái hoặc lạm phát Thế nhưng do đặc điểm
Trang 17và trình độ phát triển kinh tế của các nước khác nhau tạo ra các yếu tố tác động khác nhau làm cho chính sách tài khóa có xu hướng ngược chiều hay thuận chiều
1.1.3 Mục tiêu của chính sách tài khoá
Mục tiêu tổng thể của chính sách tài khóa là cùng với chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách tỉ giá hối đoái điều tiết nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, kích thích, thúc đẩy và duy trì tăng trưởng bền vững thông qua 2 công cụ của chính sách tài khoá là chi tiêu của Chính phủ và hệ thống thuế
Mục tiêu cụ thể là Chính phủ thay đổi về mức độ và thành phần của thuế
và chi tiêu của Chính phủ sẽ ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế
- Tổng cầu và mức độ hoạt động của nền kinh tế
- Kiểu phân bổ nguồn lực
- Phân phối thu nhập
1.2 Đặc điểm chính sách tài khóa các nước
Mọi Chính phủ đều phải duy trì một chính sách tài khóa bền vững, có nghĩa là có một mức độ thâm hụt tài khóa trong tầm kiểm soát ở ngắn hạn, đi kèm với những khoản nợ công có thể trả được
Ngoài ra, các nước đang phát triển còn có những trách nhiệm như làm giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phúc lợi xã hội Để làm được việc này cần những chính sách tài khóa và các chương trình đầu tư công hiệu quả
1.2.1 Đặc điểm chính sách tài khoá của các nước phát triển
Ở các nước phát triển chế độ phúc lợi xã hội rất tốt đồng thời thu nhập của người dân cũng rất cao vì vậy mức đóng góp của họ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách quốc gia
Các nước phát triển có thể thực hiện chính sách tài khóa ngược chu kỳ thông qua các công cụ bình ổn tự động (autonomatic stabilizers) Gọi là công cụ
Trang 18bình ổn tự động bởi vì chính cơ chế vận hành của các công cụ này “tự động” đảm bảo chính sách tài khóa ngược chu kỳ
Chẳng hạn, khi suy thoái, thất nghiệp tăng lên, khiến bảo hiểm thất nghiệp
và các khoản chuyển nhượng xã hội tăng lên theo Để giúp đỡ người dân, Chính phủ tăng các khoản trợ cấp, bảo hiểm, hỗ trợ người nghèo Có nghĩa là chi tiêu Chính phủ đã tăng trong thời kỳ suy thoái, giúp kích thích nền kinh tế
Tương tự, chính sách thuế cũng có thể ngược chu kỳ, chẳng hạn khi suy thoái thu nhập cá nhân giảm làm doanh số thu được từ thuế của Chính phủ cũng giảm theo
Như vậy ở các nước phát triển nhờ công cụ bình ổn tự động làm cho chính sách tài khóa ngược chu kỳ hơn
1.2.2 Đặc điểm chính sách tài khóa của các nước đang phát triển
Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường không có các công cụ bình ổn
tự động Bởi vì, hiếm có các khoản bảo hiểm thất nghiệp Các khoản chuyển nhượng chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách Chi tiêu thường xuyên của Chính phủ và tiền lương chiếm phần lớn chi tiêu trong một nước đang phát triển Thuế trong các nước đang phát triển cũng thường là thuế gián thu (thuế thương mại và thuế tiêu dùng) thay vì thuế trực thu (thuế thu nhập) Hơn nữa thu nhập của người dân tại các nước này cũng thấp cho nên phần thuế thu nhập cá nhân cũng chiếm tỉ trọng nhỏ trong ngân sách nhà nước Chính vì thế chính sách tài khóa ở các nước đang phát triển rất thuận chu kỳ
Ở các nước đang phát triển, Chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho các khoản đầu tư và các khoản công ích xã hội vào thời thịnh, và cắt giảm chi tiêu vào thời suy Và Chính phủ cũng rất khó cắt giảm nhu cầu chi tiêu cho y tế, giáo dục, và
cơ sở hạ tầng vào những lúc kinh tế phát triển
Có nhiều lý do khiến cho ở các nước đang phát triển, chính sách tài khóa
có xu hướng thuận chu kỳ Ví dụ khi chi tiêu của Chính phủ tăng (G tăng) trong
Trang 19kỳ kinh tế phát triển, dòng vốn lớn ODA, FDI đổ vào nền kinh tế, tạo áp lực cho
tỷ giá tăng lên, thúc đẩy xuất khẩu Kết quả là, các nguồn đầu tư này làm tăng doanh thu thuế cho Chính phủ
Chính phủ cảm thấy ngân sách “xông xênh hơn” do hiệu ứng của cải, tăng đầu tư công, mở rộng các dự án nhà nước Trong thời thịnh, giá nhiên liệu tăng lên, tạo áp lực cho mức giá chung, thuế thu được cho Chính phủ cũng tăng theo,
và Chính phủ tiếp tục tăng chi tiêu Áp lực chính trị cũng tạo động cơ cho Chính phủ tăng chi tiêu vào thời kỳ kinh tế phát triển tốt
Cho đến khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy yếu, câu chuyện ngược lại xảy ra khi dòng vốn chạy ra khỏi nền kinh tế, dẫn tới một hiện tượng mà các nhà kinh tế gọi là “cú dừng đột ngột”(sudden stop) Chính phủ phải đối mặt với lượng vốn đầu tư giảm đột ngột, và buộc phải giảm thâm hụt bằng cách cắt giảm chi tiêu Chính vì vậy, khi nền kinh tế suy yếu, G giảm, chính sách tài khóa rất thuận chu kỳ
Ở các nước nghèo, chi tiêu Chính phủ chủ yếu dành cho hai khoản: chi lương cho công chức, viên chức và chi đầu tư Ở Indonesia, khi đất nước lâm vào suy thoái thì Chính phủ buộc phải cắt giảm ngân sách, họ thà cắt giảm đầu
tư còn hơn là cắt giảm lương, vì các lý do chính trị Đa phần các Chính phủ sẽ thường bị ám ảnh và việc dễ nhất là cắt giảm đầu tư, đặc biệt ở các nước đang phát triển
Trong dài hạn, chi tiêu Chính phủ dưới dạng đầu tư, như xây cầu đường,
cơ sở hạ tầng…, có quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng Nếu không có những dự
án công này, thật khó có thể tăng thuế trong dài hạn
Đôi khi cắt giảm đầu tư là cần thiết, nhưng ở các nước đang phát triển, điều tệ hại hơn là Chính phủ cắt giảm các khoản chi tiêu có thể thúc đẩy tăng trưởng tương lai
Vậy, ở các nước đang phát triển do đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội làm cho chính sách tài khóa rất thuận chu kỳ
Trang 201.3 Các nguyên tắc tài khóa [13]
Chính sách tài khóa ngược chu kỳ là cần thiết để đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng suy thoái hoặc lạm phát Làm thế nào để các nước đang phát triển làm cho các chính sách tài khóa bớt theo chu kỳ hơn ? Sau đây là bốn nguyên tắc tài khóa giúp chính sách tài khóa bớt thuận chu kỳ hơn
1.3.1 Nguyên tắc cân bằng ngân sách
Cân bằng ngân sách là cách giữ cho thu và chi của Chính phủ luôn cân bằng (B = T – G = 0 Trong đó B là hiệu số giữa thu và chi ngân sách, T là thuế
và G là chi tiêu của Chính phủ) Lợi thế của chính sách này là giữ ngân sách ổn định Chính phủ phải cân đối giữa các khoản thu và chi từ ngân sách nhà nước trong ngắn hạn và cũng cần dự báo và tạo ra các khoản thu trong dài hạn (bởi vì nhu cầu chi luôn là vô tận còn các khoản thu luôn có giới hạn)
1.3.2 Nguyên tắc vàng
Nguyên tắc vàng là dùng nguồn thu từ thuế để tài trợ cho các khoản chi tiêu thường xuyên của Chính phủ và vay mượn (dưới dạng phát hành trái phiếu, tín phiếu) để tài trợ cho các khoản đầu tư công (Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc này vào quý I/2012)
Ý tưởng của nguyên tắc này là chỉ vay mượn những gì có thể tự trả nợ trong tương lai Việc thực hiện nguyên tắc này giúp Chính phủ các nước cải thiện khả năng trả nợ và giảm áp lực trả nợ các khoản vay của Chính phủ
Đối với các nước giàu, chính sách này có thể khả thi, mặc dù các nhà chính trị sẽ phải tuân thủ theo nguyên tắc và kỷ luật với chi tiêu của mình Nhưng ở các nước nghèo, chính sách này rất khó thực hiện (như là lội ngược dòng), bởi vì Chính phủ phải cắt giảm bớt đầu tư vào thời kỳ kinh tế suy yếu Trong khi chi tiêu hiện tại của Chính phủ lại từ nguồn thu là thuế trong một chu kỳ kinh tế cho phép Chính phủ phải tiêu dùng nhiều hơn trong thời kỳ khủng hoảng nhưng Chính phủ
ở các nước nghèo chỉ có thể vay nợ vào lúc kinh tế phát triển
Trang 211.3.3 Nguyên tắc các quỹ bình ổn và tiết kiệm
Theo nguyên tắc này, các nguồn lợi nhuận thu được từ đầu có thể đầu tư
vào các trái phiếu quốc tế để tạo ra nguồn doanh thu dài hạn cho các chi tiêu công kể cả khi giá nguyên liệu thấp
Khi quỹ này lớn mạnh, có thể dùng tiền thu được từ đó để chi tiêu vào thời khó khăn, sẽ khiến chính sách tài khóa bớt thuận chu kỳ hơn Tuy nhiên nguyên tắc này đòi hỏi phải rất nguyên tắc về tài khóa, các quỹ này phải ở ngoài tầm với của các nhà chính trị
1.3.4 Nguyên tắc 1% của Chile
Theo nguyên tắc này Chính phủ cần phải duy trì thường xuyên chu kỳ điều chỉnh thặng dư ngân sách của mình ở mức ít nhất 1%GDP
Nguyên tắc này được tạo ra để phá vỡ tính thuận chu kỳ của các chính sách
Từ năm 2001 Chile đã đều đặn theo chu kỳ điều chỉnh thặng dư ngân sách của mình ở mức ít nhất 1% GDP
Vấn đề của Chile là chi tiêu và vay mượn cao khi giá đồng tăng cao, và giảm khi giá đồng giảm – giá nguyên liệu đồng thường ở mức 33-34% doanh thu ngân sách trong thời kỳ 1990-2006
Các điều chỉnh theo chu kỳ có nghĩa là giá đồng cố định được dùng để tính toán nguồn thu Chính phủ từ đồng, sao cho khi kinh tế bùng nổ Chính phủ không thể mặc định rằng có thể phung phí tiền của
Ngoài ra cũng phải điều chỉnh chi tiêu để tính cả các khoản chi phí xã hội tăng lên trong thời kỳ suy thoái Việc thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải có một hệ thống cơ quan tài khóa mạnh sử dụng các chuyên gia để ước lượng những doanh thu dài hạn mà không khuyến khích nhà nước chi tiêu quá nhiều Chất lượng của các định chế tài khóa là tối cao: Quy tắc nào trong số này phát huy tác dụng hay không phụ thuộc vào mức độ minh bạch và rõ ràng của các định chế này
Trang 221.4 Bài học kinh nghiệm về chính sách tài khóa của một số nước ở châu Á
Trước khi xem xét thực trạng về chính sách tài khóa ở Việt Nam, chúng ta nhìn nhận về chính sách tài khóa ở một số quốc gia ở châu Á như Singgapore, Trung Quốc, Nhật Bản để rút ra bài học cho việc vận dụng chính sách tài khóa
vào điều hành nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
Trọng tâm chính của chính sách tài khóa (CSTK) của Singapore trong năm 2014 là cung ứng những hàng hóa thiết yếu và những dịch vụ công ích cần thiết đến với người dân của nước này Theo đó, Chính phủ nước này đã mạnh tay chi cho các lĩnh vực then chốt là giáo dục, nhà công vụ, chăm sóc sức khỏe
và an ninh quốc gia Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng cam kết xây dựng
và duy trì cơ sở hạ tầng kinh tế và các dịch vụ xã hội mang đẳng cấp quốc tế
Xác định thuế là nguồn thu chủ yếu vào ngân sách, nên Chính phủ Singapore luôn tìm cách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt là có các chính sách thuế ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đây tìm cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh Chính sách thuế linh hoạt, bình đẳng, cộng với chương trình chi tiêu thận trọng, đã mang lại những thành công cho Singapore trong những năm qua Cùng với đó, việc điều hành phối hợp chính sách tiền tệ (CSTT) với CSTK là vấn đề hàng đầu do đó, Chính phủ Singapore
đã điều hành chính sách này theo hướng rất thận trọng và linh hoạt để hỗ trợ tích cực cho CSTT trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và duy trì mức lạm phát thấp trung bình 2,1% năm trong suốt hơn 30 năm qua
Mục tiêu CSTK của Singapore là hướng tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, chứ không điều chỉnh theo chu kỳ hoặc phân phối thu nhập Do
đó, Chính phủ Singapore đã áp dụng hai nguyên tắc chủ yếu: (i) tạo môi trường
ổn định và thuận lợi cho khu vực tư nhân đầu tư phát triển; (ii) chính sách thuế
và chi tiêu công tập trung vào các lĩnh vực như khuyến khích tiết kiệm, đầu tư
và DN…
Trang 23Trong những năm qua, Singapore đã điều hành CSTK thận trọng và duy trì được mức thặng dư ngân sách ở mức hợp lý Đồng thời, Singapore là quốc gia hiếm hoi đạt được tỷlệ đầu tư cao nhất trên thế giới mà không phải gánh chịu những khoản nợ nước ngoài
Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) mới đây công bố, CSTT của Chính phủ nước này trong năm 2014 sẽ tiếp tục duy trì thận trọng trong quản lý tỷgiá ngoại hối hiệu quả danh nghĩa (NEER) của đồng đô la Singapore (SGD), tức là SGD được giao dịch theo tỷgiá không công bố MAS khẳng định, chính sách trên là phù hợp để khống chế được sức ép về lạm phát, giữ tỷlệ lạm phát không thay đổi nhiều và hỗ trợ cơ cấu lại nền kinh tế Singapore thực hiện CSTT bằng cách điều chỉnh giá trị SGD so với một rổ tiền tệ không được tiết lộ, chứ không điều chỉnh lãi suất Trong khi đó, cuối tháng 02/2014, Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) dự báo nền kinh tế Singapore đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 4% trong năm 2014
Trong giai đoạn 2009 - 2010, Trung Quốc chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu của nước này bị thu hẹp, áp lực của các ngành nghề sản xuất hàng xuất khẩu gia tăng, đầu tư bị thu hẹp, tốc
độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu giảm sút Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã thực hiện CSTK tích cực và CSTT nới lỏng
Theo đó, trọng tâm của CSTK chuyển sang chú trọng vào chất lượng và hiệu quả kinh tế, tăng chi NSNN cho các lĩnh vực cải thiện đời sống nhân dân, tạo việc làm, phát triển nông nghiệp - nông thôn Đồng thời, CSTT cũng được nới lỏng theo hướng giảm tỷlệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, xóa bỏ hạn mức, mở rộng hợp lý quy mô cho vay tín dụng Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc tiếp tục duy trì CSTK “tích cực”, và thực hiện CSTT “ổn định” nhằm hỗ trợ hợp lý tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn chú trọng kiểm soát rủi ro tín dụng, ngăn ngừa nguy cơ lạm phát quay trở lại
Vì vậy, việc kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là ưu tiên
Trang 24trò của việc phối hợp CSTK và CSTT trong điều tiết vĩ mô ngày càng được nâng cao, thể hiện qua sự thay đổi tư duy của Chính phủ Trung Quốc những năm gần đây
Năm 2014, Trung Quốc tiếp tục thực hiện CSTK chủ động vượt qua khó khăn và CSTT thận trọng để kiềm chế lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế
ổn định Dự kiến, mức thâm hụt ngân sách của Trung Quốc trong năm nay là 1,35 nghìn tỷ NDT (tương đương 220 tỷUSD), tăng 150 tỷ NDT so với năm
2013 Dự kiến, nguồn cung ứng tiền tệ mở rộng (M2) của Trung Quốc trong năm 2014 đạt mức tăng trưởng khoảng 13%, gần tương đương với M2 của năm
2013 (13,6%) Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của CSTT thận trọng là duy trì
ổn định giá cả Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát năm
2014 lần lượt là 7,5% và 3,5% Đáng chú ý, cả hai mục tiêu này là không thay đổi so với năm ngoái
Sự phối hợp chặt chẽ CSTK và CSTT là yếu tố quan trọng để khôi phục
sự ổn định của kinh tế Nhật Bản sau khủng hoảng tài chính toàn cầu Trong bối cảnh kinh tế và tài chính có chiều hướng tiêu cực sau khủng hoảng, tháng 01/2009, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua “CSTK trung và dài hạn
- tổng quan về kinh tế và tài khóa trong vòng 10 năm tới”, nhằm mục tiêu tiếp tục hồi phục kinh tế và củng cố vị thế của nước này
Theo đó, về ngắn hạn, ưu tiên chính sách kinh tế đầu tiên của Chính phủ Nhật Bản là tập trung vào mục tiêu khôi phục kinh tế trong vòng 3 năm, kể từ năm 2009 Các giải pháp để đạt mục tiêu trên thông qua việc thực hiện các gói kích thích kinh tế, nhằm hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn do khủng hoảng tài chính thông qua 3 gói kích thích kinh tế trị giá 75.000 tỷYên, bao gồm việc giảm thuế, cấp một khoản tiền trợ cấp nhất định cho một số đối tượng, trợ cấp nhà ở
và chi tiêu cho người thất nghiệp, hỗ trợ các DN vừa và nhỏ, chương trình hỗ trợ việc làm
Về trung và dài hạn, CSTK hướng tới mục tiêu tập trung thu ngân sách
Trang 25tiêu tập trung thu ngân sách được đặc biệt chú trọng, để đạt được mức thặng dư ngân sách cơ bản vào năm 2011 Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản cũng chú trọng cân đối giữa hai mục tiêu, đảm bảo phục hồi kinh tế trong ngắn hạn song không trì hoãn mà sẽ thực hiện CSTK thắt chặt đúng thời điểm nhằm duy trì kỷluật tài chính và đạt mức thặng dư ngân sách cơ bản
Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nền kinh tế Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi động đất và sóng thần hồi tháng 03/2011 Do đó, cùng với CSTK mở rộng, CSTT tiếp tục được nới lỏng nhằm hỗ trợ cho các hoạt động tái thiết nền kinh tế Theo đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục giữ mức lãi suất thấp từ 0 - 0,1%, đồng thời tiếp tục cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng các đợt “bơm” tiền liên tục sau thảm họa kép Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện đồng thời CSTK và CSTK mở rộng để vực dậy nền kinh tế
Ngoài ra, BOJ có nghĩa vụ luôn phải duy trì liên lạc chặt chẽ và trao đổi với chính phủ về CSTT, đảm bảo tương thích với những lập trường cơ bản của chính sách kinh tế của chính phủ, Luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản quy định BOJ sẽ “luôn luôn duy trì liên lạc chặt chẽ và trao đổi đầy đủ với chính phủ” tại (Điều 4) của Luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Nhật Bản đẩy nặng vai trò của BOJ trong việc thực thi các chính sách tiền
tệ Nghĩa vụ cung cấp thông tin sẽ giúp minh bạch hóa thông tin về các quyết định và qúa trình ra quyết định liên quan đến CSTT của ngân hàng trung ương cũng như tăng cường hiệu quả của các CSTT
Với cam kết thúc đẩy phục hồi tài chính trong năm 2014, Chính phủ Nhật Bản sẽ hạn chế phát hành trái phiếu chính phủ mới ở mức 41.250 tỷYen, giảm 1.600 tỷYen so với tài khóa 2013, do doanh thu thuế ước tính sẽ đạt 50.000 tỷYen trong năm nay
Năm tài khóa 2014 đánh dấu lần đầu tiên chi tiêu cho an sinh xã hội của Nhật Bản vượt mức 30.000 tỷYen, do dân số già khiến lương hưu và chi phí y tế
Trang 265.000 tỷYen trong bối cảnh nước này đẩy mạnh hoạt động giám sát các vùng biển do tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng gia tăng Ngoài ra, 5.970 tỷYen sẽ phân bổ cho chi tiêu vào các dự án công; 5.440 tỷ Yên cho chi tiêu về giáo dục, thúc đẩy khoa học, kỹ thuật
Ngân sách tài khóa 2014 của Nhật Bản bao gồm các biện pháp nhằm giảm nhẹ tác động tiêu cực tiềm tàng của việc tăng thuế suất đột ngột đối với quá trình phục hồi kinh tế, ví dụ như triển khai các dự án công ích có tác động tích cực đối với nền kinh tế Tuy nhiên, các đảng đối lập đã phản đối điều hành CSTK của Thủ tướng Abe và cho rằng Thủ tướng Abe đã không thành công trong việc hạn chế lãng phí ngân sách và làm trầm trọng thêm tình trạng tài chính vốn không ổn định của Nhật Bản
Trang 27
Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM
Trong bối cảnh kinh tế tài chính thế giới vô cùng phức tạp với những biến động liên tục, đa chiều, nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1997-2013 có thể chia ra làm 4 mốc như sau: Suy thoái (1991-2001), phục hồi (2002-2007) và có nhiều biến động (2007-2008) và bất ổn về kinh tế (2009 đến nay)
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản,
các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam
Nguồn: World Economic Outlook, IMF, 10/2010
Từ năm 2002 cho đến năm 2007 tuy đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng mạnh nhưng các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng của Việt Nam đã đưa nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Trong giai đoạn 2000 – 2007 tổng chi tiêu của Chính phủ so với GDP đã tăng từ mức 22,6% lên mức 28,1%
Sự mở rộng về chính sách tài khóa và tiền tệ đã kéo theo tổng đầu tư tăng mạnh Với tốc độ tăng trưởng đầu tư thực ở mức 2 con số, tỷ lệ đầu tư nội địa so với GDP đã tăng từ mức 29,6% năm 2000 lên mức 36,8% vào năm 2006 và đặc
Trang 28tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối khiến cung tiền M2 tăng tới 46% Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 7,6% trong giai đoạn 2000 – 2007 cùng với những kỳ vọng về tương lai sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã thúc đẩy các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam Xu hướng này cộng hưởng với chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng đã đẩy chỉ số chứng khoán VN-Index lên mức trên 1170 điểm Chỉ số P/E của nhiều cổ phiếu đã lên tới mức 30 - 40 lần, thậm chí 60 – 70 lần với sự lạc quan thái quá của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế dựa trên cơ sở mở rộng tài khóa và tiền tệ cũng có cái giá của nó Tốc độ lạm phát trong giai đoạn 2000 – 2007 đã liên tục gia tăng Điều tương tự cũng xảy ra đối với cán cân thương mại do tỷ lệ tiết kiệm nội địa không theo kịp tốc độ tăng đầu tư Đến năm 2007 mức thâm hụt thương mại đối với hàng hóa đã đạt con số kỷ lục là 14,6% GDP
Kể từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã phải trải qua 3 giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô: lần thứ nhất xảy ra vào giữa năm 2008; lần thứ hai xảy ra vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010; lần thứ ba xảy ra vào cuối năm 2010, cả năm
2011 đến quý I và có thể nói cả quý II/2012
Câu hỏi đặt ra là tại sao nền kinh tế Việt Nam lại phải chịu nhiều lần bất
ổn về kinh tế vĩ mô tương tự nhau như vậy?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần nhìn lại các chính sách ổn định kinh
tế vĩ mô đã được thực hiện trong thời gian qua Không khó để nhận thấy rằng, trong các giai đoạn xảy ra bất ổn kinh tế vĩ mô, các chính sách chủ đạo được áp dụng bao gồm: thắt chặt tài khóa và tiền tệ, điều chỉnh tỷ giá hối đoái Về cơ bản, đây là những chính sách hoàn toàn đúng đắn, bởi chúng có tác dụng kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại, từ đó tăng sức hấp dẫn đối với VND
và giảm động cơ nắm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp Tuy nhiên, các chính sách này lại không được thực hiện triệt để
Có 3 lý do khiến cho việc mở rộng tài khoá và tiền tệ trong bối cảnh kinh
tế suy giảm ở Việt Nam trong thời gian qua đã không phát huy tác dụng, thậm
Trang 29gặp phải không đơn thuần chỉ là những biểu hiện của một cuộc khủng hoảng chu
kỳ Đó còn là những biểu hiện của một cuộc khủng hoảng mô hình tăng trưởng kinh tế; (2) Các nhà hoạch định chính sách đã đánh giá thấp kỳ vọng lạm phát cũng như kỳ vọng VND mất giá so với USD của người dân và doanh nghiệp; (3) Việc buông lỏng kiểm soát tín dụng bất động sản trong một thời gian dài đã khiến cho nhiều ngân hàng thương mại đầu tư quá mức vào thị trường này
Mặt khác, trong những năm gần đây, cùng với việc tăng số thu thuế thì số
nợ thuế cũng gia tăng Tốc độ tăng nợ thuế đáng lo ngại nhất là vào những năm
2007 và 2008 với mức tăng tương ứng là 44,3% và 87,9%; hai năm sau đó, năm
2009 và 2010 có chậm lại Tuy nhiên, xét tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu từ thuế thì năm 2008 có tỷ lệ nợ thuế trên số thu nội địa trừ dầu cao nhất, ở mức 9,94% Đây cũng là năm tăng vọt về tỷ lệ nợ thuế trên số thu so với hai năm trước đó (tỷ
lệ nợ thuế trên tổng thu nội địa trừ dầu chỉ là 6,05% và 6,94%) Năm 2009 và
2010, tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu nội địa trừ dầu giảm đáng kể so với năm
2008 nhưng vẫn ở mức cao, với các tỷ lệ tương ứng là 8,54% và 7,59%
2.1 Chính sách tài khóa giai đoạn 1991 – 2001
Có thể nói đây là giai doạn mà Chính phủ đã điều tiết nền kinh tế bằng Chính sách tài khóa thận trọng Giai đoạn 1991-1996 chi tiêu của chính phủ tương đối thắt chặt, thể hiện ở chỗ nếu giai đoạn 1985-1990 thu NSNN bằng 14,3 % của GDP thì chi NSNN rất cao bằng 21,4 % của GDP, chênh lệch thu chi trung bình là hơn 7 % GDP ( có năm lên tới 9 % như 1989), trong khi đó giai đoạn 1991-1996 bội chi NSNN chỉ chiếm trung bình 2,56 % GDP Nếu so sánh
sẽ thấy sự khác biệt rõ về tỷ lệ bội chi ngân sách giữa giai đoạn 1991-1995 với thời kỳ trước đó ( tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP theo ước tính là
11,3 % và 13,4 % GDP lần lượt trong các giai đoạn 1976-1980; 1981-1985)
Có thể nói việc thắt chặt chi tiêu của Chính phủ trong thời kỳ 1991-1996
đã có tác động tích cực đến việc kiềm chế lạm phát Cùng với đó việc từ 1992 chính phủ ngừng sử dụng biện pháp in tiền để bù đắp thâm hụt cũng góp phần làm giảm cung tiền và góp phần hạ nhiệt tốc độ tăng giá cả
Trang 30Giai đoạn 1997-2001 tình hình thu chi NSNN tiếp tục có chuyển biến tích cực, thu không những đủ bù chi thường xuyên mà còn cho đầu tư phát triển Thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp Mặc dù cuối những năm 1990 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á mức tăng trưởng của Việt Nam có chậm lại nhưng tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP vẫn luôn được giữ ở mức thấp Cùng với việc cơ cấu lại các khoản nợ công qua câu lạc bộ Paris thì nợ công của Việt Nam so với GDP đã giảm đi đáng kể so với giai đoạn trước đó Gánh nặng trả nợ cũng thấp hơn trong khi nguồn thu tăng lên, có thể nói tiềm lực tài chính của Nhà nước đã tăng lên đáng kể Giai đoạn này Việt Nam áp dụng chính sách tài khóa thận trọng với tỷ lệ bội chi 5 năm 1996-2000 là 3,87 % GDP (theo cách tính của Việt Nam)
Giai đoạn này cũng cho thấy tốc độ tăng đầu tư của Nhà nước giảm dần Lượng tiền bơm ra thị trường qua kênh đầu tư giảm đi đã làm cho tốc độ tăng giá giảm đi rõ rệt và bắt đầu xuất hiện tình trạng thiểu phát vào năm 2000-2001 Lạm phát thấp vào giai đoạn này cho thấy việc của chính sách thắt chặt chi tiêu NSNN những năm trước đó đã có tác dụng Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm 1996-
2000 là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân năm 1991-1995 (2,63%) Năm
2001 có mức bội chi cao nhất là 4,9% GDP Tuy nhiên đây là thời kỳ suy thoái
và nền kinh tế có sản lượng dưới mức tiềm năng nên việc sử dụng chính sách tài khóa mở rộng không gây ra tăng giá mà lại có vai trò là cú hích làm tăng tổng cầu của toàn nền kinh tế và tạo đà cho nền kinh tế chuyển sang giai đoạn phát triển
2.2 Chính sách tài khóa giai đoạn 2002-2007
Từ năm 2000 - 2007, kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,5%, cao nhất là 8.46% (năm 2007) và thấp nhất 6.79% (năm 2000)
Như vậy, từ năm 2000 đến năm 2007, nền kinh tế đã trải qua giai đoạn suy thoái và Chính phủ đã sử dụng biện pháp kích thích bằng chính sách tài
Trang 31vận hành theo cơ chế thị trường; mở cửa thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thương mại quốc tế; đẩy mạnh tự do hóa hệ thống tài chính và phát triển thị trường tài chính năng động Sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng từ năm “đáy” của suy thoái đến năm sau đó là lớn hơn khi có những thay đổi cơ bản của chính sách tài khoá như: giảm mức huy động nguồn thu thuế thông qua chương trình cải cách thuế bước 2 và 3; đặc biệt gia tăng chi đầu tư công thông qua các chương trình kích cầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu Chính phủ
Biểu đồ số 2.2- Tăng trưởng GDP 2000-2007
Biểu đồ tăng trưởng GDP
2007, tăng gần 4.0 lần Trong khi đó chi phát triển sự nghiêp kinh tế xã hội tăng
từ 61.823 tỷ đồng năm 2000 lên 211.940 tỷ đồng năm 2007, tăng gần 3.4 lần (Biểu đồ số 2.3)
Như vậy, vấn đề tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến nay không thể chỉ giải thích ở biến số chính sách tài khóa duy nhất Có điều cần lưu
Trang 32ý, sự thay đổi tỷ lệ tăng trưởng từ năm “đáy” của suy thoái đến năm sau đó là lớn hơn khi có những thay đổi cơ bản của chính sách tài khóa như: giảm mức huy động nguồn thu thuế thông qua chương trình cải cách thuế; đặc biệt gia tăng chi đầu tư công thông qua các chương trình kích cầu từ nguồn vốn ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ Tuy vậy, điều này cũng chưa đủ cơ sở khoa học
để khẳng định, chính sách tài khóa có hiệu ứng tốt đến ổn định chu kỳ và khắc phục suy thoái kinh tế, mà cần có sự đo lường bằng phương pháp định lượng
Biểu đồ số 2.3- Chi ngân sách nhà nước 2000-2007
Nguồn: Tổng cục thống kê.
2.3 Chính sách tài khóa giai đoạn 2007 – 2008
Đây là giai đoạn mà kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều biến đổi đáng kể Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện quyết liệt 8 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững và thực thi chính sách an sinh xã hội mà Nghị quyết
số 10/2008/NĐ-CP ngày 17- 4-2008 đã đề ra: Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng và dầu hỏa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng; tăng cường công tác thu ngân sách để bảo đảm
TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC từ 2000-2007
0 50000
Trang 33hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu tư không có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm an sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổn thị trường, hạn chế nhập siêu Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP là 8,5%, tổng thu ngân sách Nhà nước tăng 16,4% so với năm 2006 và bằng 106,5% dự toán
cả năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 108,1%; thu viện trợ bằng 156,7% Riêng thu từ dầu thô ước tính chỉ bằng 102,1% so với dự toán năm và thấp hơn năm trước, do sản lượng khai thác dầu thô giảm Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2007 ước tính tăng 17,9% so với năm trước và bằng 106,5% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng 19,2% và bằng 103,2; chi thường xuyên tăng 15,1% và bằng 107,2%; chi trả nợ
và viện trợ tăng 20,5% và đạt kế hoạch năm Bội chi ngân sách Nhà nước năm
2007 ước tính bằng 14,8% tổng số chi và bằng mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 76,1% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 23,9% từ nguồn vay nước ngoài
Năm 2008 mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm hơn 2007, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 6,2% Nhưng các nguồn thu có yếu tố nước ngoài như dầu thô, thu từ cân đối xuất, nhập khẩu tăng mạnh nên thu ngân sách Nhà nước năm nay vẫn tăng tương đối khá so với năm 2007 và vượt kế hoạch cả năm Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng 143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1% Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 101,5%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 102,1%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 105,9%; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao bằng 122,4%; thu phí xăng dầu bằng 99,3%;thu phí, lệ phí bằng116,5%.Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu tư xây
Trang 34quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100% Các khoản chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề bằng104,6%; chi y tế bằng 104,1%
Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi
và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp
từ nguồn vay nước ngoài
Nhờ những chính sách tài khóa quyết liệt trên của Chính phủ mà kinh tế Việt Nam đã có kết quả tích cực Những biện pháp điều hành của Chính phủ đã phát huy hiệu quả bước đầu Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủ phải có những điều hành quyết liệt hơn nữa bảo đảm ngăn chặn đà suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới mức tăng trưởng cao hơn
2.4 Chính sách tài khóa giai đoạn 2009 đến nay
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường Việt Nam có
độ mở cao (xuất, nhập khẩu trên 150% GDP); khu vực FDI tuy chỉ chiếm trên 27% tổng đầu tư xã hội, nhưng luôn đạt từ 55% đến 70% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu, nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009 Giá một
số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm tới 20%; cà phê giảm tới 34,5%; cao su giảm gần 50% Một vấn đề nữa là, với quy mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới trên tất cả các cấp độ, kèm theo đó, trong năm 2008 và
2009, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao Nền kinh tế
Trang 35yếu đi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt Một số doanh nghiệp bị phá sản, số còn lại liên tục gặp khó khăn
Cùng với xu hướng chung của thế giới, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi suất khoảng 17.000 tỉ đồng, gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trong trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu Bên cạnh đó, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo kích cầu đầu tư, tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước, đồng thời ứng trước từ ngân sách để thực hiện một số dự án cấp bách; tăng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và trái phiếu Chính phủ, tập trung xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông, năng lượng, nông nghiệp, nông thôn, các công trình y tế, giáo dục, an sinh xã hội; tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài và vốn viện trợ phát triển Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ thường xuyên làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty lớn; thực hiện giao ban trực tuyến với các địa phương về các biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, ngăn chặn suy giảm, ổn định kinh tế vĩ mô
Việt Nam tăng trưởng kinh tế dựa trên mở rộng đầu tư Vì thế, tổng đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao, năm 2006 là 41,5%; 2007 là 46,5%;
2008 là 41,5%; 2009 là 42,7%; 2010 là 41,9%; năm 2011, nhờ có chủ trương cắt giảm đầu tư công mạnh mẽ nên con số này là 34,6% (Hình 2.4)
Biểu đồ 2.4 - Biểu đồ tổng đầu tư/GDP (%) giai đoạn 2006-2011
Trang 36Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)
Dẫn đến chi ngân sách luôn vượt thu trong một thời gian dài Giai đoạn 2001-2006 thu ngân sách đạt 24,6% GDP, nhưng chi ngân sách lại lên tới 32,6% GDP; tương tự, giai đoạn 2006-2010 thu ngân sách đạt 27,2% GDP, và chi ngân sách là 36,3% GDP
Tuy nhiên, tổng thu ngân sách năm 2009 tiếp tục tăng, đạt khoảng 390,65 nghìn tỷ, bằng 100,2% kế hoạch dự toán, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 101,6% Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 106,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không
kể dầu thô) bằng 88,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 95,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 87%; thu phí xăng dầu đạt 157,5%; thu phí, lệ phí bằng 90,8% Tổng chi ngân sách Nhà nước năm đến
2009 ước tính đạt 96,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 95,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 93,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 99,6%; chi trả nợ và viện trợ đạt 102,7% bội chi ngân sách khống chế dưới 7% GDP, thực hiện được mức bội chi Quốc hội đề ra, trong đó 81,2% mức bội chi được bù đắp bằng nguồn vay trong nước; 18,8% bù đắp bằng nguồn vay nước ngoài
Trang 37Hiệu quả đầu tư ngày càng giảm, hệ số Icor tăng lên đáng kể, giai đoạn 2000-2005 là 4,9; giai đoạn 2006-2010 là 7,4 Đây là kết quả của những chính sách và công cụ quản lý chồng chéo, đề cao vai trò của DN Nhà nước; khuyến cáo của WB: đối với một nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư chỉ bằng một nửa
Biểu đồ 2.5- Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia châu Á
Nguồn: Tổng cục thống kê
Thứ hai, thêm hụt ngân sách liên tục cao, nợ công tăng nhanh Theo Bộ Tài chính, thâm hụt ngân sách năm 2010 dự kiến giảm 0,4 điểm % GDP xuống còn 5,8% GDP (dự toán là 6,2% GDP), vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực Do thường xuyên trong tình trạng thâm hụt ngân sách nên nợ công tăng rất nhanh trong những năm vừa qua Theo Bộ Tài chính, tính đến hết 31/12/2010, dư nợ chính phủ bằng 44,3%, dư nợ quốc gia bằng 42,2% GDP và
dư nợ công bằng 56,6% GDP Mặc dù tỉ lệ nợ công Việt Nam được coi là vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng đã trở nên cao hơn hẳn so với tỉ lệ phổ biến 30% - 40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác Nếu xét mức nợ công bình quân đầu người bình quân đầu người trong vòng 8 năm (từ 2001 đến
Trang 382009), mức nợ công bình quân đầu người đã tăng gần bốn lần, từ 144 USD lên tới 548 USD, tức trung bình hơn 18%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kì chỉ là 6%/năm Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách cao và kéo dài đã đe dọa tính bền vững của quản lí nợ công và gây áp lực lên lạm phát, đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đều bị các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ thấp
Giá cả thị trường tương đối ổn định Kiềm chế lạm phát phi mã (từ 19,89%) năm 2008, xuống còn khoảng 7%, trong bối cảnh áp dụng nhiều biện pháp kích cầu đầu tư, đã miễn, giảm, giãn hoãn thời gian nộp một số loại thuế, với tổng số khoảng 20.000 tỷ đồng; bảo lãnh 1.110 dự án với tổng mức vốn hơn 8.360 tỷ đồng Các mặt hàng xăng dầu, điện, than được chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường theo lộ trình, không gây xáo trộn
Chi an sinh xã hội tăng 62% so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 11% Tổng số chi cho an sinh xã hội năm 2009 ước khoảng 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008 Trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai hơn 41,5 nghìn tấn gạo Các doanh nghiệp hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600
tỷ đồng Tổng dư nợ của 18 chương trình cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ước tăng 45,3% so với năm 2008 Tỷ lệ hộ nghèo giảm đến cuối năm còn khoảng 11%
Thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ chính thức đạt mức cao Chính phủ tăng cường nội dung hợp tác kinh tế trong các chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo Chính phủ; tập trung đẩy mạnh xúc tiến kinh tế đối ngoại; đàm phán và đưa vào thực hiện Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) với một số nước; tổ chức thành công Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất; ký kết và đưa vào thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản (VJEPA)
Các nhà tài trợ trên thế giới đã cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam năm
2010 trên 8 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay Thu hút đầu tư nước ngoài đạt hơn 21 tỷ USD
Trang 39Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nhưng thương mại của Việt Nam với các nước vẫn đạt khoảng 130 tỷ USD Việt Nam cũng có 457 dự án đầu tư đang thực hiện ở 50 nước và vùng lãnh thổ, với số vốn khoảng 7,2 tỷ USD ; đặc biệt hợp tác đầu tư với Lào, Campuchia, LB Nga ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực
Việc thực hiện một cách linh họat và đồng bộ các chính sách tài khóa - tiền
tệ và các chính sách vĩ mô khác, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy khủng hoảng vào quý 1/2009 với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm này đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% từ 23% năm 2008, thị trường chứng khoán và các họat động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước Việt Nam là 1/12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á Theo IMF (công bố tháng 10/2009): Năm 2009 Indonesia: 4,0%; Malaysia: - 3,6%; Philippines: 1%; Thailand: -3,5%; Việt Nam: 4,6% tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước
Năm 2010, mục tiêu tăng trưởng đặt khoảng 6,5% với mức tăng giá thấp hơn 7% Đây là mục tiêu không đơn giản khi bối cảnh quốc tế chưa thuận lợi hoàn toàn và nhân tố tăng trưởng kinh tế không có thay đổi cơ bản sau một thập kỷ
Tuy trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi
và tăng trưởng khá nhanh GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34% (biểu đồ 2.6) Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD (biểu đồ 2.7)
Biểu đồ 2.6- Tăng trưởng GDP theo quý các năm 2009, 2010