ngoại thương việt nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề tài: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Giảng viên: Lê Huỳnh Mai Lớp: Kinh tế phát triển Nhóm thực hiện: nhóm 7 HÀ NỘI, ngày 25 tháng 10 năm 2012 Danh sách thành viên nhóm ST T Họ và tên Mã SV Phụ Trách 1 Bùi Diệu Hương CQ521700 Nhóm trưởng, tổng hợp word, phân chia công việc, thuyết trình 2 Trịnh Xuân Vinh Tài liệu và slide về chiến lược 3 Nguyễn Văn Toàn Tài liệu và slide về lợi thế, thuyết trình 4 Lê Huy Bình Tài liệu và slide về kết quả 5 Lều Trọng Quỳnh Tổng hợp slide 6 Phạm Tiến Mạnh Tài liệu và slide về lợi thế 7 Nguyễn Văn Vinh Tài liệu về hạn chế và giải pháp 8 Đỗ Thành Luân Tài liệu và slide về chiến lược 9 Đỗ Minh Tiến Tài liệu và slide về kết quả, thuyết trình Nội dung I. Lợi thế của Việt Nam và việc lựa chọn chiến lược ngoại thương II. Chiến lược ngoại thương Việt Nam: hướng ngoại tổng hợp 1. Xuất khẩu sản phẩm thô 2. Hạn chế nhập khẩu 3. Hướng ra thị trường quốc tế III. Kết quả của chiến lược IV. Hạn chế, giải pháp I. Lợi thế của Việt Nam và việc lựa chọn chiến lược 1. Lợi thế của Việt Nam Vị trí địa lí: Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, và nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới Chính trị- xã hội: Việt nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị và xã hội ổn định so với các nước khác trong khu vực. Tổ chức Tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) 2007 tại Hồng Kông xếp Việt nam ở vị trí thứ nhất về khía cạnh ổn định chính trị và xã hội sau sự kiện 11/9. Nguồn nhân lực dồi dào: Theo thông báo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, đây là thị trường rộng lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng là nguồn cung cấp lao động dồi dào. Thống kê cho thấy, năm 2011, tại Việt Nam lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 51,39 triệu người Tài nguyên thiên nhiên phong phú: gồm các tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, quần thể động thực vật hết sức phong phú. Tham gia các tổ chức thương mại quốc tế • Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); • Việc đạt được thỏa thuận sớm với EU, một đối tác thương mại lớn có 25 nước thành viên, đã có tác động tích cực đối với quá trình đàm phán của Việt Nam); • Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), • Tham gia vào AFTA • Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); • Tháng 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; • 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC; • Năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ… • Tháng 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO; ngày 11/01/2007 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tuyên bố Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150. Việt nam tham gia vào các tổ chức thương mại thế giới góp phần tăng cường, mở rộng các mối quan hệ, giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, tăng số lượng bạn hàng. Đồng thời, cũng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương của Việt nam vào các nước, như việc làm giảm các hàng rào thương mại, tự do thương mại. Từ những lợi thế trên đã cho thấy được tiềm năng của ngoại thương Việt Nam rất cao. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và nguồn tài nguyên phong phú là hai lợi thế nổi bật nhất của nền kinh tế Việt nam so với nhiều nước khác. Theo học thuyết về lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, Việt nam nên xuất khẩu các mặt hàng mà mình có lợi thế, và nhập khẩu các mặt hàng mà mình không có lợi thế, để làm tăng hiệu quả của nền kinh tế khi tận dụng được nguồn lực hạn chế, cũng như mang được lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia qua hoạt động trao đổi, buôn bán. Và để tận dụng được lợi thế trên, theo mô hình Heckscher-Olin, Việt nam nên tập trung sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng yếu tố mà Việt nam dư thừa (đó là lao động và tài nguyên); và nhập khẩu các mặt hàng có nguồn lực khan hiếm. 2. Chiến lược hướng ngoại tổng hợp Chiến lược hướng ngoại thành công đầu tiên ở một số nước và vùng lãnh thổ các nước NICs. Nội dung chiến lược này của các nước NICs là sản xuất những mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nhất những yếu tố có sẵn trong nước, thực hiện nhất quán chính sách giá cả: giá hàng trong nước phải phản ánh sát với hàng trên thị trường quốc tế và phản ánh được sự khan hiếm của các yếu tố trong nước. Vào đầu những năm 70 các nước ASEAN đều lần lượt chuyển sang chiến lược hướng ngoại. Phần lớn các nước ASEAN có dân số đông và nguồn tài nguyên thiên nhiên đáng kể, do đó nội dung chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN có những đặc điểm khác so với các nước NICs. Các nước ASEAN tận dụng lợi thế so sánh để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy quá trình tích lũy ban đầu của đất nước, khuyến khích sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đất nước. Vì vậy, thực chất chiến lược hướng ngoại của các nước ASEAN là chiến lược hướng ngoại mang tính chất tổng hợp. Việt Nam cũng là 1 nước áp dụng chiến lược hướng ngoại tổng hợp. II. Chiến lược hướng ngoại tổng hợp của Việt Nam và các kết quả 1. Xuất khẩu sản phẩm thô: • Việt Nam tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và lợi thế của một nước nông nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu các sản phẩm thô. Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu: gồm than đá và dầu mỏ Nhóm hàng nông lâm thủy sản: gồm gạo, cà phê, điều, cao su, các loại thủy hải sản • Ưu điểm của chiến lược này đối với Việt Nam - Tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều rộng, không những tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có mà còn thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Theo tổng cục thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (theo giá so sánh 1994) là 22024,3tỷ đồng vào năm 2008 và đạt mức 23898,6 tỷ đồng vào năm 2009. Từ khi xuất khẩu dầu mỏ, Việt Nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 10 nghìn lao động, giải quyết phần nào nạn thất nghiệp. - Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Sự phát triển của công nghiệp chế biến trên thế giới đòi hỏi phải gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu tạo ra “mối liên hệ ngược”, điều này thúc đẩy chúng ta giảm chi phí sản xuất và tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa. Đối với Việt Nam, xuất khẩu thô thời gian vừa qua cũng có những đóng góp đáng kể cho nguồn tích lũy của đất nước. Là một nước đang phát triển và thiếu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, với nguồn thu hàng năm về ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm sơ chế đã tạo ra nguồn vốn đáng kể để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghiệp. • Nhược điểm - Cung – cầu sản phẩm thô không ổn định Cung sản phẩm thô không ổn định do các mặt hàng chưa qua chế biến hoặc sơ chế có nguồn gốc chủ yếu từ ngành nông nghiệp và khai khoáng, đây là những ngành mà điều kiện và kết quả sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn về thời tiết, khí hậu. Cầu sản phẩm thô biến động do hai nguyên nhân cơ bản o Quy luật tiêu dùng: xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm cơ bản tăng chậm hơn mức tăng thu nhập, bên cạnh đó làm cho sản phẩm thô có xu hướng giảm. o Do tác động của sự phát triển khoa học công nghệ dẫn đến xu hướng giảm nhu cầu về sản phẩm thô. - Giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ - Thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động Nếu như năm 2009, than xuất khẩu bình quân gần 32,2 USD/tấn (giá bán tại cảng Quảng Ninh). Cơn sốt giá dầu thô trên thị trường thế giới trong năm 2010 đã làm cho than xuất khẩu tăng giá đột biến và hiện đã lên đến 60 USD/tấn. Như vậy, chỉ riêng với số than đã xuất đi vào năm 2009, Việt Nam đã mất gần một tỉ USD do chênh lệch giá. - Khó đa dạng hóa các sản phẩm thô Việt Nam đang có chiến lược giảm dần tỉ trọng sản phẩm xuất khẩu thô, tăng dần tỉ trọng sản phẩm đã qua chế biến. 2. Hạn chế hàng nhập khẩu Để hạn chế ảnh hưởng của nhập siêu, nước ta đã và đang áp dụng một số chính sách trong chiến lược thay thế hàng nhập khẩu nhằm cải thiện tình hình ngoại thương trong nước, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Thực chất đây là chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước. • Thực hiện nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để đầu tư sản xuất tại chỗ; chế biến một số sản phẩm công nghệ cao trong nước Hiện nay, nước ta đang thực hiện chính sách này đối với một số loại hàng hóa như: nguyên phụ liệu ngành dệt may, da, giày; chất dẻo nguyên liệu; linh kiện điện tử, linh kiện xe máy… Lấy ví dụ về hai loại nguyên phụ liệu được nhập khẩu nhiều nhất: Đối với nguyên phụ liệu mặt hàng dệt may, mặc dù nguồn nguyên liệu trong nước trong tương lai gần có thể đáp ứng cho ngành may mặc với giá rẻ hơn, lại đỡ tốn chi phí và thời gian vận chuyển, nhưng hiện tại các doanh nghiệp lại khá dè dặt trong việc dùng nguyên liệu nội địa bởi chất lượng không ổn định, giá cả và thủ tục hoàn thuế chưa rõ ràng, từ đó có thể làm giảm uy tín và kim ngạch xuất khẩu đối với các mặt hàng này. Tính riêng quí I năm 2011, nước ta nhập khẩu 1,4 tỉ USD vải, xuất khẩu 2,8 tỉ thành phẩm dệt may; đối với mặt hàng giày da, nhập 632 triệu USD, xuất thành phẩm đạt 1,3 tỉ USD. Đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, linh kiện điện tử. Hiện nay, nước ta đã có hai khu công nghệ cao, có khả năng lắp ráp các sản phẩm điện tử với giá rẻ, chất lượng ổn định. Thay vì nhập khẩu trọn gói sản phẩm như trước đây, chúng ta có thể lắp ráp ngay trong nước sau đó xuất khẩu, tạo ra giá trị cao hơn. Tuy nhiên, các mặt hàng này hiện tại thì mức độ nhập khẩu đều cao hơn so với xuất khẩu. Tính từ giai đoạn 2001- 2010, nhập cao hơn hơn xuất từ 3 đến trên 6 lần. • Sử dụng hàng rào thuế quan, hạn ngạch: Năm 2012 BTC điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu của 157 dòng thuế là các mặt hàng cần thiết điều chỉnh tăng thuế để bảo hộ sản xuất, hạn chế nhập siêu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá không khuyến khích nhập khẩu, nằm ngoài danh mục Nhà nước quản lý để bình ổn giá hoặc thuộc danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được. • Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam • Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn Ưu điểm: - Kích thích hình thành những ngành công nghiệp mới trong nước và thúc đẩy sự trưởng thành của các ngành công nghiệp. - Tiết kiệm được ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị; tiếp thu được công nghệ bên ngoài. Nhược điểm: - Làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Làm nảy sinh nhiều tiêu cực, bảo hộ bằng thuế dẫn đến tình trạng trốn lậu thuế, hối lộ đội ngũ thuế quan. Bảo hộ bằng hạn ngạch thì dẫn đến tình trạng hối lộ các quan chức phụ trách phân phối hạn ngạch nhập khẩu. - Hạn chế xu hướng công nghiệp hóa của đất nước. - Làm tăng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển 3. Hướng ra thị trường quốc tế Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chúng ta đã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để vươn ra thị trường quốc tế, do được dỡ bỏ nhiều trở ngại về thuế quan. • Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu Ví dụ: vùng Tây Nguyên chuyên cung cấp café, vùng ĐBSCL: chuyên canh sản xuất lúa gạo… • Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Xác định các ngành mũi nhọn trong xuất khẩu: ngành hàng thủ công mỹ nghệ, nhóm ngành công nghiệp với các ngành hàng tiềm năng nhất gồm may mặc và nguyên phụ liệu, da giày, đồ gỗ nội ngoại thất, thiết bị gia dụng, máy móc nông nghiệp, đóng tàu, đồ chơi, thuỷ tinh, nhóm hàng nông sản với các mặt hàng như cà phê, cao su, điều, gạo • Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Nhóm hàng chế biến: được dự báo tăng tỷ trọng từ 40% năm 2002 lên 70% năm 2020, tăng hàm lượng xuất khẩu hàng chế biến sâu như dệt may, giày dép, sản phẩm điện tử, cơ khí, hóa chất, xăng dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng, thực phẩm, dược phẩm Nhóm dịch vụ: phát triển các dịch vụ thu ngoại tệ gồm: dịch vụ phần mềm máy tính, du lịch và các loại dịch vụ khác như kho vận, bảo hiểm, sửa chữa tàu thủy, phục vụ dầu khí, hàng không, tài chính, ngân hàng… dự báo tỷ trọng sẽ tăng từ 8% năm 2002 lên 20% năm 2020. Nhóm hàng thô, sơ chế: dự báo sẽ giảm tỷ trọng từ 62% năm 2002 xuống còn 10% năm 2020. • Phát triển thị trường Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trọng tâm của công tác thị trường là các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc • Chính sách tài chính nhằm khuyến khích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu - Chính sách tỷ giá hối đoái: giữ tỉ giá ở mức cố định - Tín dụng xuất khẩu có nhiều hình thức, do Nhà nước hoặc Ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi. - Việt Nam cũng có những chính sách ưu tiên về thuế đối với các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Hầu hết các nguyên liệu và bán thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu đều không bị đánh thuế hoặc đánh thuế rất thấp. • Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu III. Kết quả thực hiện chiến lược ngoại thương BẢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU THÔ TỪ NĂM 2008 ĐẾN HẾT QUÝ I NĂM 2011 (phần trăm, triệu USD) 2008 2009 2010 Hết quý I 2011 Tỉ trọng Trị giá Tỉ trọng Trị giá Tỉ trọng Trị giá Tỉ trọng Trị giá Tổng XK 62906 56584 71629 19245 Rau quả 0.63 396 0.76 431 0.63 451 0.8 150 Hạt điều 1.46 920 1.50 849 1.59 1136 1.06 204 Cà phê 3.21 2022 3.02 1710 1.62 1163 5.44 1047 Chè 0.23 147 0.31 178 0.23 197 0.18 35 Hạt tiêu 0.50 313 0.63 356 0.60 425 0.63 121 Gạo 4.61 2902 4.70 2662 4.48 3212 4.41 849 Than đá 2.30 1444 2.34 1326 2.16 1549 1.09 210 Dầu thô 16.61 10450 10.97 6210 6.90 4944 8.09 1557 Cao su 2.50 1579 2.12 1199 3.32 2376 4.02 774 [...]... với năm 2010 Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Tuy nhiên, đi cùng với đó là hệ lụy của việc hàng hóa nhập khẩu tràn vào nước ta ngày càng nhiều, khiến cho cán cân thương mại luôn âm, nặng nhất là vào năm 2008 Chính vì thế mà Chính...Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2011 Gạo vẫn là một mặt hàng nông sản chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của nước ta (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản) Số liệu thống kê của Tổng... trong nước 3 Hiện tượng trốn thuế, buôn lậu còn nhiều Theo VOVonline ngày 08/7/2011 về ‘’Doanh nghiệp trốn thuế’’ Doanh nghiệp có vốn FDI: có gần 30% trong tổng số doanh nghiệp (DN) FDI đang hoạt động ở Việt Nam có kết quả kinh doanh lỗ liên tiếp trong 2 - 3 năm, thậm chí 5 năm Nhưng nghịch lý là dù lỗ triền miên, các DN đó vẫn liên tục mở rộng sản xuất, kinh doanh Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng,... cán cân thương mại luôn âm, nặng nhất là vào năm 2008 Chính vì thế mà Chính phủ mới đưa ra các biện pháp bảo hộ, lập hàng rào thuế quan, hạn ngạch để giảm lượng nhập khẩu, qua đó làm giảm mức thâm hụt thương mại Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng \Downloads\V 08.09.xls Qua bảng số liệu ta thấy rằng Cơ cấu trong giá trị hàng xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế