10 điểm Có ý kiến cho rằng: “Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tì
Trang 1PHÒNG GD – ĐT PHÙ CỪ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 08/01/2015
Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề)
Câu 1 (4 điểm)
Cảm nhận cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát, Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca
(Ta đi tới - Tố Hữu)
Câu 2 (6 điểm)
Bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về bài học được rút ra từ câu chuyện sau:
Những bàn tay cóng
Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ ấm cho con rồi, tôi hỏi con: “Vì sao con lại mang nhiều găng tay trong túi áo?” Con tôi trả lời: “Con làm như vậy từ lâu rồi mẹ ạ Mẹ biết mà, có nhiều bạn trong lớp con không
có găng tay Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn sẽ không bị lạnh cóng”.
(Theo “Tuổi mới lớn”- NXB trẻ)
Câu 3 (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của
Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm rõ điều đó
-HẾT -Họ tên thí sinh:……… ………
Số báo danh: ………… …… … Phòng thi số : ……….…………
Chữ ký của cán bộ coi thi số 1:
………
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 2PHÒNG GD – ĐT PHÙ CỪ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn
Câu 1 (4 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn ;có bố cục rõ ràng, mạch
* Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý cơ bản sau: 3 điểm
- Cái đẹp ( nghệ thuật của đoạn thơ ):
+ Đảo trật tự cú pháp và dùng câu cảm thán ở câu thơ thứ nhất
: nhấn mạnh cảm xúc ngợi ca, yêu mến, tự hào
+ Cách gieo vần “a” (câu cuối) làm cho khổ thơ giàu tính nhạc
+ các từ láy: dào dạt, ngào ngạt : bức tranh có cả màu sắc,
hương vị ,âm thanh
2 điểm
- Cái hay (nội dung của đoạn thơ): Đoạn thơ vẽ lên một bức
tranh đẹp; phong phú, sinh động; rực rỡ, tươi sáng; tràn đầy sức
sống của thiên nhiên, đất nước Từ đó bộc lộ niềm tự hào, tình yêu
tha thiết của con người với đất nước
1 điểm
Câu 2 (6 điểm)
I Về hình thức: (1 điểm)
- Viết bài văn ngắn (Khoảng một trang giấy thi); Bố cục rõ ràng; không mắc lỗi diễn đạt; Trình bày sạch đẹp
II Về nội dung:
HS cần đảm bảo các ý sau:
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: (2 điểm)
Lòng nhân ái, sự sẻ giữa con người với con người
- Nghị luận về lòng nhân ái, sự sẻ chia trong cuộc sống (3 điểm)
*Lòng nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người; sự sẻ chia sẻ là cùng
người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng giúp đỡ người khác về vật chất hoặc tinh thần
->Tình yêu thương, sự sẻ chia là nền tảng của đạo đức, là truyền thống đạo lí tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay
*Ý nghĩa của tình yêu thương, sự sẻ chia:
- Cho yêu thương, biết sẻ chia, con người sẽ hạnh phúc (Em bé trong câu chuyện tự nguyện mang găng tay cho bạn , đó là niềm vui, hạnh phúc của em)
-Yêu thương và sẻ chia làm giàu cho người nhận nhưng không làm người cho nghèo đi
- Xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn
Bàn luận
+ Xã hội của chúng ta có không ít những người gặp những hoàn cảnh khó khăn hoặc
éo le, bất hạnh Họ rất cần sự quan tâm, sẻ chia giúp đỡ của những người xung quanh để có cuộc sống bình thường như bao người khác, để họ vươn lên vượt qua số phận (lấy ví dụ)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 3+ Tình yêu thương đó cần được thể hiện ra bằng những hành động cụ thể, thiết thực Ở đây việc làm của em bé tuy nhỏ nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn lao chứng tỏ
em đã biết quan tâm và giúp đỡ các bạn xung quanh mình
Việc làm của em đã đánh thức, khơi dậy ở mỗi chúng ta những tình cảm tương
tự như vậy; lấy ví dụ
+ Phê phán những việc làm trái ngược với tình yêu thương, sự sẻ chia giúp đỡ
* Bài học cho bản thân
+ Cần biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với người khác bằng những việc làm nhỏ nhất giúp đỡ nhau để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn
+ Cuộc sống hiện đại phức tạp, nền kinh tế thị trờng phần nào ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống của nhiều người nên tình yêu thương, tính cộng đồng càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay Đặc biệt là lớp trẻ cần không ngừng
tu dưỡng về đạo đức để có một lối sống đẹp
( Đây chỉ là gợi ý, học sinh có thể trình bày theo cảm nhận và suy nghĩ của bản thân, miễn là thuyết phục và hợp lí ; khuyến khích những bài viết sáng tạo).
Câu 3 (10 điểm)
1 Yêu cầu về kỹ năng:
- Có kỹ năng nghị luận về một vấn đề văn học, có lý lẽ thuyết phục và thể hiện được
sự cảm thụ tác phẩm truyện tinh tế
- Bố cục hợp lý, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc
2 Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có một số cách diễn đạt, phân tích khác nhau, nhưng trong bài làm cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
Ý 1: Giải thích:
- Lời nhận xét: "Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc thời
nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người." đã khái quát được cơ bản giá trị của truyện
ngắn:
+ Đọc thời nào cũng hay: Có giá trị vượt thời gian
+ Không phải chuyện của một thời ( thời chiến) mà là chuyện muôn thời (cả thời chiến lẫn thời bình)
->Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh éo le, những mất mát của con người trong chiến tranh “Chiếc lược ngà” đã trở thành câu chuyện muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người vì nó là câu chuyện cảm động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm thiết Câu chuyện đã khẳng định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình, tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất vượt lên trên trở ngại, thậm chí cả chiến tranh…Thông điệp này mãi còn có giá trị muôn đời
Ý 2: Chứng minh:
- " Chiếc lược ngà" là câu chuyện cảm động, về tình cha con: Qua hai tình huống
chính: Cuộc gặp gỡ sau tám năm xa cách của hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ:
Trang 4+ Tình cảm sâu sắc của bé Thu đối với cha (Phân tích diễn biến tâm lý của bé Thu,
đặc biệt giờ phút nhận cha và cuộc chia tay đầy xúc động của hai cha con )
+ Tình cảm sâu sắc thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỷ vật chiếc lược
ngà - biểu hiện của tình cha con sâu nặng (Phân tích nỗi ân hận, nhớ thương con của ông Sáu, đặc biệt việc làm nên kỷ vật chiếc lược ngà và trao gửi cho người đồng đội…-> Tình cảm cha con thường trực sâu nặng, một minh chứng cho tình cha con bất diệt… )
- " Chiếc lược ngà" thể hiện tình cảm đồng đội chân thành sâu nặng của những người lính trong chiến tranh thể hiện qua tình cảm giữa ông Ba và ông Sáu (Phân tích).
+ Là người bạn thân thiết của Anh Sáu, bác Ba không chỉ là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện mà còn luôn bày tỏ sự xúc động, đồng cảm, chia sẻ với cha con anh Sáu
+ Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu là trao lại cây lược cho Thu và tình cảm giống như tình cha con đã được nảy nở giữa bác Ba với bé Thu
* Đánh giá:
- Đó là những tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của mọi thời, nhưng đặt trong cảnh ngộ chiến tranh éo le, tình cảm ấy càng ngời sáng Cảm hứng nhân văn sâu sắc đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm
- Để diễn tả chuyện của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng tình huống truyện bất ngờ, hợp lý, tâm lý nhân vật được thể hiện sâu sắc, chân thực và tự nhiên, ngôn ngữ nhân vật đậm chất Nam Bộ
B Thang điểm
Điểm 10
Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên, biết giải thích nhân định, biết vận dụng phân tích chứng minh cho nhân định Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ Diễn đạt tốt, văn viết sáng tạo, hình ảnh
Điểm 8 Đáp ứng được yêu cầu cơ bản trên Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch
lạc Bài viết còn ít sai sót về chính tả
Điểm 6
Chưa biết giải thích một lời nhân định Dẫn chứng, phân tích còn sơ sài Bài làm chưa sâu sắc Hành văn còn lủng củng, chữ viết không rõ ràng, mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Điểm 0 Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc cơ bản về nội dung và phương pháp
Lưu ý:
Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm có thể chưa đủ ý theo biểu điểm nhưng nếu có tính sáng tạo, linh hoạt và giàu cảm xúc, có thể thảo luận để cho điểm tối đa.
Tránh đếm ý cho điểm Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý nếu diễn đạt lưu loát, câu văn hay, có cảm xúc chân thành