PHÒNG GD – ĐT PHÙ CỪ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: LỊCH SỬ 9 Ngày thi: 08/01/2015 Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề) Câu 1. (4,0 điểm) Chứng minh rằng: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. Câu 2. (5,0 điểm). Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay: a. Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? b. Theo em hiện nay ở khu vực Châu Á vấn đề nào trở nên nóng bỏng đang cần sự quan tâm của dư luận thế giới? Thái độ của em đối với vấn đề đó? Câu 3. (4,0 điểm) Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX? Từ đó, em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Câu 4. (3,0 điểm) Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Câu 5. (4,0 điểm) Vì sao Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác bóc lột lần thứ hai ở Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Nội dung, hậu quả của chính sách khai thác đó? HẾT Họ tên thí sinh:……… ……………………………………………………… Số báo danh: ………… …… … Phòng thi số: ……….………… Chữ ký của cán bộ coi thi số 1: ……………………………………………………………… ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD – ĐT PHÙ CỪ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Lịch sử Câu Nội dung Điểm 1 Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. - Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. - Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức này: từ ASEAN 6 phát triển thành ASEAN 10 (1992, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Bali; 1995 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN; 1997, Lào và Mianma gia nhập tổ chức này; 4-1999, Campuchia được kết nạp). - Trên cơ sở một tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. - Để đạt được mục tiêu này, 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10 đến 15 năm. 1994, ASEAN lập Diễn đàn khu vực (ARF). 1,0 1,0 1,0 1,0 2 a “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra các xu hướng sau: + Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. + Sự tan dã của trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. + Từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. + Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. - Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc trong đó có Việt Nam b Tại Châu Á tình hình Biển Đông đang trở thành 1 trong những điểm nóng, mối quan tâm hàng đầu của thế giới. - Biển đảo là vấn đề chủ quyền của mỗi quốc gia, đồng thời là vấn đề nhạy cảm trong các quan hệ quốc tế, vì vậy mỗi quốc gia đều phải tuân thủ đúng nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ chủ quyền của dân tộc mình, đồng thời lên án những hành vi vi phạm chủ quyền 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5 ĐỀ CHÍNH THỨC biển đảo theo luật pháp quốc tế. 3 * Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản: - Khách quan: + Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. + Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. - Chủ quan + Truyền thống văn hoá, giáo dục của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ bản sắc của dân tộc. + Hệ thống tổ chức, quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty. + Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt thời cơ… + Con người Nhật bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động, đề cao kỷ luật, biết tiết kiệm… * Bài học kinh nghiệm: + Cần biết nắm bắt, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật; tranh thủ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. + Biết thay đổi cơ chế, cách quản lý cho phù hợp với tình hình; chú trọng giáo dục và đào tạo con người… 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 4 Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La Tinh từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay: Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô ở Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ. - Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh như Braxin, Vê-nê-xuê-la,…đã giành được độc lập ngay những thập niên đầu thế kỉ XIX nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của Đế quốc Mĩ. - Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai tình hình Mĩ La Tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc cách mạng CuBa 1959. Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX một cao trào đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Mĩ La Tinh và khu vực này được ví như "Lục địa bùng cháy". - Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ tiêu biểu ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. - Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La Tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, củng cố độc lập chủ quyền dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực để hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 5 * Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác bóc lột lần thứ hai ở Việt Nam và Đông Dương sau chiến tranh thế giới thứ nhất vì: + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước thắng trận nhưng nền kinh tế Pháp bị tổn thất nặng nề + Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, khôi phục kinh tế trong hệ thống tư bản, Pháp đẩy mạnh sản xuất trong nước, khai thác bóc lột thuộc địa trong đó có Việt Nam và Đông Dương. * Nội dung chương trình khai thác lần hai + Pháp tăng cường đầu tư vốn vào Đông Dương trong đó có Việt Nam + Hai ngành nông nghiệp và khai mỏ được Pháp đầu tư nhiều nhất + Về nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp ruộng đất lập đồn điền trồng lúa và cao su + Về khai mỏ: chủ yếu mỏ than mở rộng các công ty than có trước, lập các công ty than mới + Về công nghiệp: chủ yếu đầu tư vào công nghiệp nhẹ + Thương nghiệp: đề ra đạo luật thuế quan để độc chiếm thị trường + Giao thông vận tải được đầu tư mở rộng hệ thống giao thông phục vụ khai thác vận chuyển hàng hoá + Về tài chính: ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền phát hành tiền và cho vay lãi để chỉ huy nền kinh tế . + Chính sách bóc lột bằng thuế khoá, đây là nguồn thu chủ yếu. * Hậu quả của chính sách khai thác lần thứ hai + Cuộc khai thác lần thứ hai làm cho nền kinh tế nước ta có phát triển thêm một bước nhưng hạn chế công nghiệp nặng, kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế lạc hậu què quặt lệ thuộc vào Pháp + Cuộc khai thác đem lại lợi nhuận cho Pháp nhưng đời sống nhân dân ta ngày càng khổ cực điêu đứng. 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 HẾT . ĐT PHÙ CỪ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: LỊCH SỬ 9 Ngày thi: 08/01/2015 Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề) Câu 1. (4,0 điểm) Chứng minh rằng: Từ đầu những năm. CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Lịch sử Câu Nội dung Điểm 1 Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông. 10 ( 199 2, Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước Bali; 199 5 Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN; 199 7, Lào và Mianma gia nhập tổ chức này; 4- 199 9, Campuchia