CHƯƠNG 3-KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.4 Kết quả giải đoán
Quá trình sử dụng đất đai ở ĐBSCL không đồng nhất trên diện rộng.Cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL rất phức tạp, thời gian xuống giống rời rạc. Do đó, lúc nào cũng có sự hiện diện của cây lúa vào các tháng trong năm đều có nhiều hoặc ít diện tích lúa gieo sạ (Diện tích xuống giống của cả đồng bằng và từng tỉnh được thống kê phụ lục 8, 9, 10 và 11). Nhìn chung diện tích xuống giống trong năm có tập trung vào 3 thời điểm:
Thời điểm 1: Thời gian xuống giống tập trung vào khoảng 15/10 đến 22/10; 24/11 đến 16/1 năm sau ở hầu hết các tỉnh .Ngày xuống giống tập trung chủ yếu vào các ngày 15 - 22 tháng 10, 18 – 25 tháng 12 và nửa đầu tháng 1.
- Đợt 1: 15/10 – 22/10: tập trung ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), Phước Long (Bạc Liêu), Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), An Biên, Châu Thành, Cà Mau (Kiên Giang). Và rãi rác ở một số tỉnh khác.
- Đợt 2: 24/11 – 25/12: Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cái Bè, Cai Lậy (Tiền Giang), Càng Long, Cầu Kè (Trà Vinh) và một số ít của Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Gò Công Đông, Gò Công Tây (Long An), Thanh Trị (Sóc Trăng) một phần nhỏ ở Cà Mau.
- Đợt 3: 1/1-16/1: An Giang, Sóc Trăng, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú, Châu Thành (Trà Vinh), Ba Tri (Bến Tre), Thủ Hòa, Tân An, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây (Long An), một phần ở Hậu Giang
- Đợt 4: 25/1 – 1/2: Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh (Long An)
Thời điểm 2: Xuống giống vào nửa đầu tháng ba tập trung chủ yếu vào ngày 5/3 đến 12/3 ở các tỉnh Cần thơ, Hậu Giang, Cây Lậy (Tiền Giang), Càng Long (Trà Vinh), các huyện Sa Đéc, Thạnh Hưng, Châu Thành, Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp,Vĩnh Long, Cầu Kè (Trà Vinh).
Thời điểm 3: Năm 2008 diện tích xuống giống cao vào khoảng 5/3 đến 16/6. Tuy nhiên, không phải diện tích xuống giống của cả đồng bằng đều cao trong khoảng thời gian này mà nó chỉ tập trung vào một số ngày cụ thể:
- Các ngày còn lại trong giai đoạn ngày diện tích xuống giống ở mức độ trung bình. - 5/3 – 12/3: Cần Thơ, Sa Đéc, Thạnh Hưng, Châu Thành (Đồng Tháp) một phần ở
Tháp Mười (Đồng Tháp), Hậu Giang, Cai Lậy (Tiền Giang), rãi rác Hậu Giang, Vĩnh Long, Cầu Kè, Càng Long (Trà Vinh)
- 6/4 – 13/4: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh (Long An), một phần ở Hậu Giang, Sóc Trăng.
- 1/5 – 15/5: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, một phần ở Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Rừng lá rộng và cây lâu năm : Giá trị NDVI của cây lâu năm (vườn tạp,dừa,cây lấy gỗ,cây ăn trái…) và rừng là khá cao giao động từ 0,6 – 0,9,với mức độ phân giải của ảnh ta đang nghiên cứu không thể phân biệt các đối tượng bằng mắt. Giá trị NDVI của các đối tượng nầy là như nhau,do đó chỉ dựa vào giá trị NDVI trên biểu đồ để nhận biết đối tượng, nhưng do rừng và cây lâu năm có NDVI tương đồng nhau nên ta không thể tách rời (hình 3.33). Phân bố khấp các tỉnh ĐBSCL An Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang (hình 3.48)
Hình 3.33: Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những vùng có rừng và cây lâu năm
Vuông Tôm, ao hồ, ruộng Muối: Dựa vào biểu đồ biến động NDVI theo thời gian cho thấy vùng nầy có sự hiện diện của thực vật rất thấp và âm,điều đó cho thấy vùng nghiên là vùng ngập nước nuôi thủy sản nước ngọt và nước mặn và lọ (vuông Tôm, ao cá..), ruộng muối là đố tượng cũng có giá trị NDVI rất thấp (hình 3.34). Phân bố ở huyện Trần Văn Thời, huyện Ngọc Hiển, huyện Phú Tân, huyện Cái Nước, huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu ở các huyện ( Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi), Sóc Trăng (huyện Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên),An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Long An (hình 3.48)
Hình 3.34: Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những vùng có vuông tôm, ao hồ, ruộng muối
Rừng ngập mặn và rừng có lẫn vuông Tôm: Do vuông Tôm có diện tích nhỏ mà độ phân giải của ảnh nghiên cứu thấp 250m x 250m do đó ảnh bị ảnh hưởng bởi sự phản xạ của nước và thời tiết, mưa, mây nên biên độ dao động giá trị NDVI lớn (hình 3.35). Phân bố ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang,Bến Tre, Long An (hình 3.48)
0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 19/1 2 2/2 21/3 8/5 25/6 12/8 29/9 16/1 1 1/1 18/2 7/4 25/5 12/7 29/8 Ngày G iá T rị N D V I Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3
Hình 3.35: Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những có rừng ngập mặn và rừng có lẫn vuông Tôm, ao hồ
Lúa 1 vụ
Lúa 1 vụ
Vùng Lúa một vụ thường phân bố các ven biển, vùng nước mặn, phèn, canh tác chủ yếu dựa vào nước mưa, thời gian sạ, cấy vào khoảng tháng 6 đến giũa tháng 9 (hình 3.36). Vùng lúa một vụ thường phân bố dọc theo bờ biển từ Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Chủ yếu tập trung ở các huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng ; huyện An Minh, An Biên, Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang và rải rác các khu vục ĐBSCL (hình 3.48)
Hình 3.36 : Sự biến động giá trị NDVItheo thời gian của những vùng lúa 1 vụ
Hình 3.37: Cơ cấu lúa 1 vụ
Lúa 2 vụ
Cơ cấu 2 vụ lúa ở ĐBSCL phân bố ở vùng nước ngọt và nước nhiễm mặn. Khi phân tích sự biến động chỉ số NDVI thì nó đạt giá trị cực đai hai lần trong năm vào những thời gian khác nhau tùy vào thời gian cấy, sạ. Có thể chia thành các cơ cấu như sau :
-Hè thu-Thu Đông : Vụ hè thu xuống giống vào đầu đến cuối tháng 5 năm (2008) và kết thúc vào đầu tháng 9 năm (2008) . Sau khi kết thúc vụ này thời gian đất nghỉ không lâu vai ngày sẽ bắt đầu lại vụ mới với thời gian giữa tháng 9 năm (2008) và kết thúc vào đầu đến cuối tháng 1 năm (2009). Sau đó để đất nghỉ trong khoảng thời gian tương đối dài do nhiều nguyên nhân, có thể đất bị nhiễn mặn, phèn, thiếu nước tưới…(hình 3.38 ). Được phân bố ở Giá Rai-Bạc Liêu, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long phú-Sóc Trăng (hình 3.48)
Hình 3.38 : Sự biến động giá trị NDVItheo thời gian của những vùng lúa 2 vụ (Hè thu-Thu Đông)
- Đông xuân chính vụ - Hè thu sớm: Vụ Đông Xuân bắt đầu trong tháng 11 năm 2008, sau khi kết thúc vụ Đông Xuân thì bắt đầu vụ Hè Thu thời gian cách vụ ngắn thời gian gieo sạ cho vụ này tập trung trong khoảng nửa tháng (từ 20/3-6/4) năm 2009. Sau đó đất được để trống từ khoảng đầu tháng 8 đến cuối tháng 10 (hình 3.39). Tập trung ở các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng (hình 3.48)
Hình 3.39 : Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những vùng lúa 2 vụ (Đông xuân chính vụ - Hè thu sớm)
- Đông xuân sớm – Hè thu muộn: Vụ Đông Xuân xuống giống vào giữa đến cuối tháng 10 năm 2009.Và sau khi kết thúc vụ này đất được nghĩ trong khoảng 2 tháng trước khi bắt đầu xuống giống vụ Hè Thu trong vòng nửa tháng (từ 8/5-24/5) và kết thúc vụ trong tháng 9 năm 2009. Sau đó đất được để trống khoảng một tháng sau khi kết thúc vụ Hè Thu và bắt đầu lại vụ Thu Đông (hình 3.40). Phân bố ở các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú tỉnh Trà Vinh; thị xã Hà Tiên, huyện Hòn Đất, Rạch Giá, Châu Thành, An Biên và các huyện giáp ranh với tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu như: An Minh, Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang, huyện Trần Văn Thời U Minh, Thới Bình tỉnh Cà Mau, huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu…
Hình 3.40: Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những vùng lúa 2 vụ (Đông xuân sớm – Hè thu muộn)
- Đông Xuân Muộn – Hè Thu chính vụ: Thời gian gieo sạ vụ Đông Xuân năm 2008 từ đầu đến cuối tháng 12 kết thúc vào khoảng cuối tháng 4; vụ hè thu xuống giống khoảng giữa tháng 5 năm 2009 (hình 3.41). Phân bố ở phần giáp ranh huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, Rạch
Giá tỉnh Kiên Giang. Một phần ở huyện Thạnh Trị, Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng và các huyện Mộc Hóa, Bến Lức, Thạnh Hóa, Vĩnh Hưng tỉnh Long An (hình 3.48)
Hình 3.41: Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những vùng lúa 2 vụ (Đông Xuân Muộn – Hè Thu chính vụ)
Các cơ cấu lúa 2 vụ khái quát theo sơ đồ hình 3.42
Ghi chú: (1): Hè Thu – Thu Đông ; (2): Đông Xuân chính vụ - Hè Thu sớm; (3): Đông Xuân sớm – Hè Thu muộn ; (4): Đông Xuân muộn – Hè Thu chính vụ
Hình 3.42: Một số thời vụ điển hình của vùng trồng lúa 2 vụ
Lúa 3 vụ
Lúa 3 vụ phổ biến ở vùng phù sa ngọt, điều kiện thủy lợi tốt, đê bao tôt…, đất hầu như được canh tác quanh năm. Thời gian xuống giống được chia ra thành 3 thời điểm trong đó ở thời điểm 1 sau khi kết vụ 3 đất được để trống khoảng từ 1 đến 2 tháng mới bắt đầu vụ 1 năm sau. Căn cứ vào thời gian xuống giống cơ bản có thể chia ra thành cơ cấu điển hình như sau :
-Đông Xuân – Xuân Hè – Hè Thu Muộn : Dựa vào biểu đồ sự biến động chỉ số NDVI theo thời gian (hình 3.47).Thời gian gieo sạ cơ cấu ba vụ lúa như sau : Vụ Đông Xuân cuối tháng 11 đến đầu tháng 12, vụ Xuân hè khoảng giữa tháng 3 (5/3-21/3), vụ hè thu muộn
khoảng nửa đầu tháng 6 (hình 3.43). Phân bố ở huyện Cái Bè, Cây Lậy tỉnh Tiền Giang ; huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. Một ít ở Tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh (hình 3.48) 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 19/1 2 17/1 18/2 21/3 22/4 24/5 25/6 27/7 28/8 29/9 31/10 1/12 1/1 2/2 6/3 7/4 9/5 10/6 12/7 13/8 14/9 Ngày G iá t rị N D V I Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3 Đối tượng 4 Đối tượng 5 Đối tượng 6 Đối tượng 7 Đối tượng 8
Hình 3.43: Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những vùng lúa 3 vụ (Đông Xuân – Xuân Hè – Hè Thu Muộn)
-Đông Xuân - Hè Thu – Thu Đông: Vụ Đông Xuân xuống giống vào khoảng đầu đến giữa tháng 12, vụ Hè Thu xuống giống trong vòng nữa tháng (6/4-22/4), vụ Thu Đông xuống giống cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Sau khi kết thúc vụ Thu Đông năm 2008 vào khoảng đầu đến giữa tháng 11 đất được để trống trong vòng một tháng trước khi bắt đầu lại vụ Đông Xuân của năm 2009 (hình 3.44). Phân bố ở An Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Long An và một ít ở Trà Vinh, Sóc Trăng (hình 3.48). 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 19/1 2 17/1 18/2 21/3 22/4 24/5 25/6 27/7 28/8 29/9 31/10 1/12 1/1 2/2 6/3 7/4 9/5 10/6 12/7 13/8 14/9 Ngày G iá t rị N D V I Đối tượng 1 Đối tượng 2 Đối tượng 3 Đối tượng 4 Đối tượng 5 Đối tượng 6 Đối tượng 7 Đối tượng 8
Hình 3.44: Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những vùng lúa 3 vụ (Đông Xuân - Hè Thu – Thu Đông)
-Đông Xuân muộn - Hè Thu – Thu Đông: Vụ Đông Xuân xuống giống từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, vụ Hè Thu khoảng gần cuối tháng 5, vụ Thu Đông vào giữa tháng 9 (hình 3.45 ). Phân bố ở phần giáp ranh các huyện Hồng Dân, Giá Rai, Phước Long tỉnh Bạc Liêu;
phần giáp ranh giữa các huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú tỉnh Sóc Trăng và một phần huyện Phú Tân tỉnh An Giang (hình 3.48).
Hình 3.45: Sự biến động giá trị NDVI theo thời gian của những vùng lúa 3 vụ (Đông Xuân muộn - Hè Thu – Thu Đông)
Cơ cấu này có thể khái quát theo sơ đồ hình 3.46
Hình 3.46: Một số thời vụ điển hình của vùng trồng lúa 3 vụ Bảng3.5: Diện tích và tỉ lệ phần trăm theo diện tích của các cơ cấu
Cơ cấu Diện tích (ha) % diện tích
Rừng Tràm + bụi rậm 75.300,0 1,9
Rừng ngâp mặn 93.496,0 2,4
Đất ngập nước nuôi trồng thủy sản(tôm,cá,cua..) + ruộng
muối 289.508,0 7,4
Cây lâu năm + Thổ cư 584.866,0 15,0
Rừng vuông tôm 408.019,0 10,5
Hè Thu _ Thu Đông 13.835,5 0,4
Đông Xuân _ Xuân Hè _ Hè Thu muộn 157.000,0 4,0
Đông Xuân sớm _ Hè Thu muộn 679.600 17,5
Đông Xuân sớm _ Hè Thu _ Thu Đông 55.835 1,4
Đông Xuân muộn _ Hè Thu chính vụ 237.600,5 6,1
Đông Xuân chính vụ _ Hè Thu sớm 621.450,5 16,0
Đông Xuân chính vụ _ Hè Thu sớm 535.356,5 13,8
Tổng 3.889.097,0 100,0
Theo số liệu được trình bày ở bảng 3.5
Hình 3.47: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ diện tích của từng cơ cấu
12 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Hình 3.48: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của ĐBSCL giải đoán từ ảnh modis từ 19/12/2007 đến 14/09/2009
Do ảnh MODIS có độ phân giải thấp nên không thể tách các đối tượng ra chi tiết thêm được nửa. Ảnh MODIS có độ phân giải 250m x 250m nên các đối tượng có diện tích nhỏ trên mặt đất sẽ không được biểu thị trên ảnh, bị các đối tượng có diện tích lớn có ưu thế thể hiện.
Sử dụng phần miền ENVI giải đoán được 11 đối tượng rừng ngập+vuông tôm, cây lâu năm, đât mặt nước nuôi trồng thủy sản vuông tôm+ruộng muối, lúa một vụ, lúa Hè Thu_ Thu Đông, Đông Xuân_Xuân Hè_Hè Thu muộn, Động Xuân sớm_Hè Thu muộn, Đông Xuân Sớm_Hè Thu_Thu Đông, Đông Xuân muộn_Hè Thu chính vụ, Đông Xuân chính vụ_Hè Thu sớm, Đông Xuân chính vụ_Hè Thu_Thu Đông, sao đó sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008 chồng lấp lên bản đồ giải đoán bằng ảnh MODIS tách ra hai đối tượng là rừng Tràm + cây bụi từ đối tượng cây lâu năm và rừng ngập mặn từ đối tượng rừng ngập mặn + vuông tôm.
Các cơ cấu sử dụng đất và các cơ cấu mùa vụ có thời điểm xuống giống tương đồng nêu trên chỉ là những cơ cấu điển hình và chiếm tỉ lệ cao trên ĐBSCL. Bên cạnh đó còn rất nhiều thời điểm xuống giống khác và những cơ cấu sử dụng đất khác nhưng không được liệt kê do diện tích của chúng không đáng kể và do độ phân giải của ảnh còn thấp nên có những hạn chế trong quá trình giải đoán. Chính những diện tích xuống giống nhỏ lẻ đó làm cho cả khu vực ĐBSCL luôn có sự hiện diện của cây lúa. Sự phân bố của 8 cơ cấu mùa vụ và 5 cơ cấu khác điển hình ở ĐBSCL trong năm 2008 và 2009 được trình bày ở hình 3.48 Kiểm tra độ chính xác của quá trình giải đoán
Để biết được khả năng ứng dụng của kết quả giải đoán từ ảnh MODIS ta đánh giá độ chính xác của chúng dựa vào:
- Hệ số kappa được tính bằng phần mềm ENVI
- Đối chiếu kết quả từ số liệu giải đoán với số liệu thực tế từ Cục trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn và niêm giám thống kê 2008
- Đối chiếu với các điểm khảo sát thực tế.
Tính độ chính xác bằng phầm mềm ENVI:
Độ chính xác toàn bộ = Tổng pixel phân loại đúng/tổng pixel được phân loại Hệ số Kappa = A/B, trong đó:
+ A = số pixel phân loại đúng - số pixel phân loại sai. + B = tổng số pixel được phân loại.
Khi Kappa = 1: độ chính xác phân loại là tuyệt đối.