CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám MoDis TerraAqua trong xác định cơ cấu mùa vụ lúa và hiện trạng sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.doc (Trang 70 - 71)

4.1 Kết luận

Giá trị NDVI với các kiểu sử dụng đất và các giai đoạn phát triển của cây trồng có mối tương quan nhau. Những vùng cây ăn quả, cây lâu năm, rừng, đất mặt nước...khoảng giao động giá tri NDVI không cao. Những vùng đất canh tác theo cơ chế mùa vụ như: hoa màu , lúa ...nói chung, vùng trồng lúa nói riêng thì khoảng giao động giá trị NDVI rất cao. Nó có thể biến động từ 0 đến 1 theo nguyên tắc thấp vào đầu vụ và tăng dần đạt giá trị cao nhất vào giai đoạn phát triển tốt nhất sau đó giảm dần đến cuối vụ.

Diện tích của các cơ cấu được giải đoán từ ảnh tương quan với số liệu báo cáo định kỳ ở các địa phương, độ chính xác của quá trình giải đoán đạt 89%. Điều đó cho thấy, có thể sử dụng ảnh MOD13Q1 để xác định cơ cấu mùa vụ và hiện trạng sử dụng đất trên phạm vi rộng lớn cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh (nếu diện tích các cơ cấu không quá nhỏ lẻ) Vì vậy có thể sử dụng các dữ liệu viễn thám đa thời gian từ ảnh MODIS–MOD13Q1 (độ phân giải 250m, chu kỳ lập 16 ngày) để tính toán các chỉ số thực vật NDVI làm cơ sở cho việc xác định thời vụ, thời gian xuống giống hoặc đánh giá trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây trồng là rất khách quan ở các vùng và thời điểm khác nhau cho toàn vùng ĐBSCL. Nó phản ánh trung thực các diễn biến trên lớp phủ bề mặt mà không phụ thuộc vào tính chủ quan của con người.

Kết quả giải đoán từ ảnh MODIS (MOD13Q1) cho thấy cơ cấu mùa vụ ở ĐBSCL rất phức tạp, quanh năm hầu như lúc nào cũng có sự hiện diện của cây lúa do quá trình gieo sạ gần như liên tục quanh năm. Nhìn chung ĐBSCL có thể chia ra làm 2 vùng đặc trưng là vùng phù sa và vùng nhiễm mặn. Vùng nhiễm mặn diện tích canh tác lúa với cơ cấu chính là lúa một vụ và một số vùng canh tác lúa 2 vụ (Đông Xuân sớm – Hè Thu muộn. trên vùng phù sa cây trồng chính là lúa, đặc bệt là lúa 3 vụ và lúa 2 vụ với kiểu sử dụng khác như cây trồng cây ăn trái…

4.2 Đề nghị

Nên sử dụng ảnh MODIS (MOD13Q1) để xác định cơ cấu mùa vụ lúa và hiện trạng sử dụng đất ở cấp vùng và cấp quốc gia.

Ảnh MODIS có rất nhiều loại ta có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như trong lĩnh vực nông nghiệp nên sử dụng các ảnh có thể tạo ảnh chỉ số thực vật như: MOD09Q1, MOD13Q1, MOD13A1... (đây là loại ảnh có độ phân giải thời gian trung bình đến thấp, độ phân giải thời gian cao, cung cấp ảnh đa phổ và ảnh chỉ số thực vật). Do vậy ta nên tăng cường ứng dụng vào thực tế đặc biệt là theo dõi trên những vùng có phạm vi lớn.

Ảnh MODIS có thể phục vụ tốt cho việc theo dõi hiện trạng sử dụng đất nếu được kết hợp với một loại ảnh có độ phân giải cao.

Sử dụng các loại ảnh có độ phân giải thời gian cao hơn (8 ngày lặp) để giải đoán được chính xác thời gian thay đổi của đối tượng nghiên cứu.

Để tăng cường độ chính xác của quả trình giải đoán trong theo dõi sự thay đổi của thực vật cùng với chỉ số khác biệt thực vật NDVI ta nên sử dụng kết hợp các chỉ số khác nhau như chỉ số diện tích lá (Leaf Area Index - LAI), chỉ số trạng thái thực vật (Vegetation condition index - VCI)...

Sử dụng các loại ảnh có độ phân giải cao (khoảng 50x50m đến 100x100m) để phục vụ cho nghiên cứu ở phạm vi nhỏ (cấp huyện, cấp xã) hay phục vụ cho mục đích nghiên cứu chi tiết.

Một phần của tài liệu Ứng dụng ảnh viễn thám MoDis TerraAqua trong xác định cơ cấu mùa vụ lúa và hiện trạng sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.doc (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w