Phân tích và chứng minh hiệu quả của việc đáp ứng yêu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị ở một doanh nghiệp thương mại cụ thể

19 715 3
Phân tích và chứng minh hiệu quả của việc đáp ứng yêu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị ở một doanh nghiệp thương mại cụ thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích và chứng minh hiệu quả của việc đáp ứng yêu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị ở một doanh nghiệp thương mại cụ thể

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, người lãnh đạo là người tổ chức, dẫn dắt mọi thành viên trong tập thể hướng vào mục đích hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Việc có hoàn thành tốt hay không tốt nhiệm vụ ở từng cơ quan, đơn vị phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng lực, phong cách của người lãnh đạo. Ở thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, người quản lý trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng phải là những chủ thể hội đủ các phẩm chất và năng lực tương ứng. Người lãnh đạo là đầu não của một cơ thể hết sức nhạy cảm trước mọi biến cố cuộc sống, biết lựa chọn những giải pháp tối ưu để chỉ huy, điều khiển bộ máy hoạt động một cách hiệu quả. Lãnh đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa là công việc đầy tính sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn khoa học và nghệ thuật, cần sự nhìn nhận, phân tích, liên kết, tổng hợp, điều hòa vô vàn mối quan hệ để vạch ra chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược, điều hành hệ thống công việc đạt được mục đích cao. Nhận rõ tầm quan trọng của việc đáp ứng năng lực lãnh đạo của nhà quản trị trong doanh nghiệp, và mong muốn vận dụng những kiến thức được học trong học phần Tâm lý quản trị kinh doanh vào thực tiễn nhóm 7 thực hiện đề tài thảo luận: “Phân tích và chứng minh hiệu quả của việc đáp ứng yêu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị ở một doanh nghiệp thương mại cụ thể”. Nhóm đã tìm hiểu và lựa chọn nhà quản trị Đặng Phước Thành hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) để làm sáng tỏ nội dụng bài thảo luận. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO 1.1 Khái niệm về năng lực lãnh đạo - Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng quản lí của mình, chẳng hạn như lòng tin, sự tôn trọng, cách ứng nhân xử thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ năng. - Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban,… sẽ đem lại cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí “sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai khiến” người khác. - Năng lực lãnh đạo bao gồm: năng lực tổ chức và năng lực sư phạm. 1.1.1 Năng lực tổ chức a) Khái niệm - Năng lực tổ chức là một trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động quản lý. Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, sự linh hoạt, tự tin và sự đam mê, yêu thích công việc. b) Đặc điểm của năng lực tổ chức - Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự phản ứng nhanh chóng, chính xác và đầy đủ đối với các đặc điểm tâm lý của mọi người, xác định đúng những diễn 2 biến tâm lý của họ trong những tình huống nhất định. Một nhà lãnh đạo giỏi là người có cái nhìn sắc bén, nhận định chính xác về tính khí, tính cách, năng lực của mỗi người và xác định được vị trí của họ trong guồng máy tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. - Một nhà tổ chức có tài, trong ý thức luôn có sẵn năng lực để dự đoán chính xác tâm lý của người khác qua những biểu hiện về hình thức bên ngoài, qua hành vi ứng xử trong giao tiếp… ngoài ra người có năng lực tổ chức còn là người biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng tư duy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm của tính cách như sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định, lòng dũng cảm, ý thức tự chủ… để thực hiện thắng lợi những ý đồ của nhà tổ chức. c) Các nhóm của năng lực tổ chức - Năng lực tổ chức bao gồm hai nhóm là những phẩm chất chung (nhiều người không làm tổ chức cũng có phẩm chất này) và những phẩm chất chuyên biệt (không có chúng sẽ không có năng lực tổ chức). - Những phẩm chất chung: + Sự nhanh trí: Là khả năng vận dụng mau lẹ kiến thức, kinh nghiệm vào công tác thực tế của mình. + Tính cởi mở: Sẵn sàng tiếp xúc với mọi người, biết lắng nghe họ, gợi chuyện họ để thu được các thông tin cần thiết. + Óc suy xét sâu sắc: Suy nghĩ, phân tích tìm tòi ra được đặc điểm, bản chất của mọi vấn đề, tách róc nguyên nhân với kết quả. + Óc sáng kiến: Tìm tòi được sáng kiến và giải pháp sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ được tốt nhất. + Óc quan sát: Biết nhận ra cái chủ yếu, cái cần thiết. + Tính tổ chức: Làm việc có kế hoạch, nề nếp, khoa học. - Những phẩm chất chuyên biệt: + Sự nhạy cảm về tổ chức: Là sự tinh nhạy về tâm lý, khả năng nhanh chóng nhận biết được các phẩm chất và năng lực cơ bản của người khác, từ đó biết cư xử hợp lý, hợp tình và đặt đúng người đúng chỗ. + Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí: Khơi dậy ở mọi người tính tích cực hoạt động. Phẩm chất này thể hiện trước hết ở tính kiên quyết xã hội, yêu cầu cao đối với bản thân và mọi người, năng lực thuyết phục, cảm hóa mọi người,… 3 + Năng lực trí tuệ đặc biệt: Tốc độ tiếp nhận và khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển trong suy nghĩ, nhạy cảm với cái mới, có kỹ năng khai thác trí tuệ của người khác, của tập thể… 1.1.2 Năng lực sư phạm a) Khái niệm - Năng lực sư phạm là hệ thống các đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo ảnh hưởng giáo dục có hiệu quả đối với mọi thành viên cũng như đối với tập thể. Mục đích của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xã hội. b) Vai trò của năng lực sư phạm - Tập thể lao động là một nhóm người không đồng nhất và không được giáo dục, đào tạo đầy đủ toàn diện như nhau. Vì vậy ở mỗi người có thể còn những nhược điểm nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của tập thể. Do đó, nhà quản trị phải có năng lực giáo dục, động viên, thuyết phục, tính nguyên tắc, nhất quán… để xây dựng một tập thể thống nhất, vững mạnh theo các chuẩn mực nhất định của xã hội và của doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo thường chỉ chú ý đến năng lực tổ chức mà ít đầu tư và quan tâm đến năng lực sư phạm, họ coi đó là nhiệm vụ của các nhà sư phạm. - Tuy nhiên trong tập thể lao động, các mối quan hệ không diễn ra một cách bình thường. Những vi phạm về đạo đức, luật pháp thường xuyên xảy ra ở một số người hay bộ phận nào đó, gây trở ngại, ách tắc cho quá trình thực hiện kế hoạch chung của tập thể, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải phát huy cao độ năng lực sư phạm để lập lại kỷ cương, đưa hoạt động của tập thể trở lại bình thường. c) Đặc điểm của năng lực sư phạm - Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế, từ đó nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi người… nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu chung của tập thể. - Mức độ tác động và ảnh hưởng của năng lực sư phạm phụ thuộc nhiều vào uy tín và khả năng thuyết phục của người lãnh đạo. Uy tín cá nhân của người lãnh đạo càng cao 4 thì tác động giáo dục càng lớn, từ đó tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui vẻ, phấn chấn trong tập thể. 1.1.3 Mối liên hệ giữa năng lực tổ chức và năng lực sư phạm - Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không biết cách tổ chức, quản lý mọi thành viên, cũng như nhà quản lý không thể tiến hành công tác tổ chức có hiệu quả nếu không có năng lực sư phạm để giáo dục, động viên quần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể. 1.2 Hiệu quả của việc đáp ứng yêu cầu về năng lực lãnh đạo - Khi một cá nhân trong công ty đang quyết định xem liệu mình có tôn trọng nhà lãnh đạo như một nhà lãnh đạo thực thụ hay không, cá nhân đó sẽ không nghĩ về đặc điểm của nhà lãnh đạo, đúng hơn là, người đó sẽ chỉ quan sát nhà lãnh đạo đó đang làm gì và hiệu quả của chúng. Cá nhân ấy sẽ sử dụng những quan sát của mình để nhận định xem nhà lãnh đạo đúng là một nhà lãnh đạo có uy tín và đáng tin cậy hay chỉ là một cá nhân lạm dụng quyền lực nhằm thăng tiến và thu lợi cho bản thân. - Những nhà lãnh đạo vị kỷ sẽ không thể hoạt động có hiệu quả vì nhân viên của họ sẽ chỉ lo làm sao vừa ý sếp, chứ sẽ không toàn tâm toàn ý với sếp. Ta vẫn thấy có những người như vậy thành đạt trong nhiều lĩnh vực, bởi vì họ đã tạo ra được ấn tượng tốt với cấp trên trong khi cấp dưới của họ sẽ phải chịu thiệt thòi. - Trong con mắt nhân viên, năng lực lãnh đạo chính là tất cả những gì nhà lãnh đạo có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu, sự phát triển của tổ chức và đời sống của nhân viên. Những nhà lãnh đạo đáng kính tập trung vào những gì họ đang thể hiện (chẳng hạn như niềm tin và tính cách), những gì họ biết (chẳng hạn như công việc, nhiệm vụ và bản tính con người) và những gì họ làm (chẳng hạn như thực thi công việc, động viên mọi người, và đưa ra những định hướng). - Điều gì khiến một cá nhân muốn phục tùng và đi theo một nhà lãnh đạo? Nhiều người trong chúng ta đều muốn được dẫn dắt bởi những người mà mình tôn trọng và những người có khả năng nhận ra đường hướng đúng đắn. Để có được sự tôn trọng của mọi người, các nhà lãnh đạo phải biết cách cư xử hợp đạo lý. Còn khả năng cảm nhận đường hướng đúng đắn sẽ đạt được thông qua việc truyền tải một viễn cảnh rõ ràng của tương lai đến với các nhân viên. 5 - Hai chìa khoá quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo thành công: Hay Group - một hãng cung cấp dịch vụ tư vấn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới đã nghiên cứu trên 75 yếu tố then chốt làm nên sự thoả mãn của các nhân viên. Và các chuyên gia của hãng này nhận thấy rằng: Sự tín nhiệm và lòng tin đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu là yếu tố đáng tin cậy nhất để dự đoán về sự thỏa mãn của các nhân viên trong công ty. Khả năng giao tiếp hiệu quả của các nhà lãnh đạo cũng là chìa khoá để có được lòng tin và sự tín nhiệm của các nhân viên hiện các mục tiêu kinh doanh chiến lược của công ty . - Năng lực lãnh đạo của nhà quản trị còn giúp doanh nghiệp có những chiến lược đúng đắn, có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết, làm việc có trách nhiệm, nhiệt huyết với công ty, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo ra hiệu quả, phát triển cho doanh nghiệp về cả trước mắt cũng như lâu dài. 6 CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN – HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINASUN VIỆT NAM – CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẶNG PHƯỚC THÀNH 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần VINASUN 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển - Quá trình hình thành: + Được thành lập vào ngày 15/6/1995 với vốn điều lệ là 300 triệu đồng, Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam - Vinasun Corp có tiền thân là Công ty TNHH TM Dịch Vụ Lữ hành Tư vấn Đầu tư Ánh Dương Việt Nam, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và du lịch nội địa. + Với mục đích khai thác triệt để ẩm thực NamBộ, trên những lĩnh vực này, Công ty đã đạt được doanh thu rất cao. Những cái tên như Hai Lúa, Hương Lúa, Trầu Cau đã không còn xa lạ với du khách. Không bằng long với thực tại, năm 2000, Công ty quyết định mở rộng quy mô kinh doanh, bước vào đầu tư bất động sản và đã gặt hái được những thành quả đáng kể. Chỉ trong vòng hai năm(2000 - 2002). Công ty đã sở hữu rất nhiều khu đất lớn ở Củ lớn ở Củ Chi, Đồng Tháp Năm 2003, để đáp ứng việc mở rộng thị trường kinh doanh, Công ty TNHH TM Dịch Vụ Lữ hành Tư vấn Đầu tư Ánh Dương Việt Nam chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam - Vinasun Corp. Giấy phép kinh doanh số: số 4103001723 do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 17/07/2003. + Văn phòng công ty đặt tại: Địa chỉ : 5 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. HCM Điện thoại : (84.8) 827 7178 - 827 2727 7 Fax : 399 594 36 Website : http://www.vinasuncorp.com - Quá trình phát triển + Ngày 27-01-2003 đối với Vinasun Taxi là một sự kiện lớn, bởi chính ngày này 7 năm trước, Vinasun Taxi chỉ với 27 chiếc Taxi đầu tiên đã đi vào hoạt động, và con số 27 ấy đã trở thành con số may mắn và là niềm tự hào đối với tất cả các thành viên của công ty. Vì nhìn lại trong suốt 7 năm qua, Vinasun Taxi đã vượt qua rất nhiều khó khăn,thử thách để có được thành tựu như hôm nay. Sau đây là bảng tóm tắt quá trình phát triển của Taxi Vinasun: + Ngày 27/01/2003, hoạt động kinh doanh Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương hiệu Taxi Vinasun. + Ngày 17/7/2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam với vốn điều lệ là 8 tỷ đồng. Giấp phép đăng ký kinh doanh: 4103001723 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp. + Ngày 25/5/2006, Công ty tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng để đầu tư thêm xe mới cho hoạt động dịch vụ Taxi. + Tháng 2/2007, Công ty phát hành thêm 84 tỷ đồng mệnh giá để tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng nhằm tái cơ cấu lại nợ vay và đầu tư thêm xe trong năm 2007. + Tháng 10/2007, Công ty phát hành thêm 70 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư lớn, tăng vốn điều lệ của Công ty từ 100 tỷ lên 170 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã thu về 1 khoản vốn thặng dư 328 tỷ đồng trong đợt phát hành này. + Ngày 29/7/2008, Công ty chính thức niêm yết 17 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM với mã Chứng khoán là VNS. + Tháng 9/2009, Công ty phát hành thêm 30 tỷ đồng mệnh giá cho các nhà đầu tư lớn, tăng vốn điều lệ của Công ty từ 170 tỷ lên 200 tỷ đồng. Công ty cũng đã thu về 1 khoản vốn thặng dư 88 tỷ 252 triệu đồng trong đợt phát hành này. + Ngày 12/12/2010 công ty con là công ty Ánh Dương Xanh Việt Nam đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Đà Nẵng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần VINASUN - Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, chi tiết như sau: 8 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Ánh Dương * Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý: - Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan 9 có quyền lực cao nhất công ty. - Hội đồng quản trị là cấp thẩm quyền cao nhất của công ty giữa hai kỳ Đại hội cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ, hiện tại HĐQT công ty có ba thành viên. - Chủ tịch HĐQT là người đại diện có thẩm quyền các vấn đề pháp lý liên quan đến chủ sở hữu và quan hệ cổ đông; có trách nhiệm và nghĩa vụ thực thi các quyền, nhiệm vụ theo Luật Doanh Nghiệp. - Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty - Ban tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và những kế hoạch đã được HĐQT và ĐHCĐ thông qua. 2.2 Giới thiệu đôi nét về chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Vinasun - Đặng Phước Thành. - Ông Đặng Phước Thành Sinh ngày: 17/05/1957 - Địa chỉ: 8 Lý Tự Trọng , Q.1, TP. HCM - Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sinh Hóa - Chức vụ: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ánh Dương Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du Lịch Mê Kông - Quá trình công tác: + Từ 1976 – 1982: Cán bộ Giáo dục – P Bến Thành Q1 + Từ 1983 – 1991: Phó Chủ tịch UBND P Bến Thành Q1. + Từ 1992 – 1995: Cán bộ - Công ty Sunnimex Quận I. + Từ 1996 – 1999: Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Trầu Cau + Từ 2000 đến nay: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ánh Dương Việt Nam - Chức vụ công tác hiện nay tại công ty: + Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Ánh Dương Việt Nam. - Chức vụ công tác tại các tổ chức khác: + Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Quận I, Tp. HCM. 10 [...]... công việc, và ông đang truyền nhiệt huyết đó cho nhân viên của mình 2.3.2 Hiệu quả của việc đáp ứng năng lực sư phạm - Nhà quản trị cần năng lực tổ chức để bố trí và sử dụng hiệu quả nhân lực hiệu quả thì năng lực sư phạm để giáo dục, động viên quần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể làm việc đạt hiệu quả vì mục tiêu chung của tổ chức Năng lực sư phạm đã giúp ông Đặng Phước Thành xây dựng tập thể thành... tịch hội đồng quản trị VINASUN – Đặng Phước Thành 2.3.1 Hiệu quả của việc đáp ứng năng lực tổ chức - Năng lực tổ chức là một trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho nhà lãnh đạo thành công trong mọi hoạt động quản lý Người lãnh đạo quản lý kinh doanh không những có năng lực chuyên môn mà còn phải có năng lực tổ chức một cách có nghệ thuật, bởi vì cấu trúc của năng lực tổ chức là... gương cho đảng viên trẻ noi theo 2.3.3 Một số năng lực khác - Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, nhà quản trị là người tổ chức, dẫn dắt mọi thành viên trong doanh nghiệp mình hoạt động, phối hợp với nhau hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức Một doanh nghiệp có tồn tại và phát triển mạnh mẽ hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực lãnh đạo của nhà quản trị Như ta cũng biết, Vinasun đạt được... Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tân Ánh Dương Á Châu + Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Dịch vụ Du lịch Mê kông + Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Hàng Không Việt Nam Ánh Dương + Ủy viên T/T Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM + Phó ban liên lạc Hội Đồng Hương Đồng Tháp - Số cổ phần nắm giữ: 2.500.000 cổ phần, chiếm 14,71% Vốn điều lệ 2.3 Hiệu quả của việc đáp ứng năng lực lãnh đạo của chủ... chủ tịch HĐQT của công ty, ông Đặng Phước Thành, không chỉ có năng lực tổ chức, năng lực sư phạm mà còn có những năng lực khác để lãnh đạo doanh nghiệp của mình: 15 + Tầm nhìn và xây dựng chiến lược đúng đắn, nắm bắt nhu cầu và tâm lý người tiêu dùng: Khi mới khởi nghiệp, ông Đặng Phước Thành đã chọn lĩnh vực kinh doanh nhà hàng với những nhà hàng Hai Lúa, Trầu Cau nổi tiếng Sài Gòn và rất thành công... lí và đạo đức kinh doanh là tài sản vô hình của doanh nghiệp Nó góp phần tạo ra nguồn lợi nhuận cho tương lai cho doanh nghiệp Doanh nghiệp nào biết chú trọng và phát triển nó thì thì doanh nghiệp đó sẽ ứng vững trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay Các doanh nghiệp cũng dần ý thức được sự quan trọng của việc chú trọng quan tâm đến đời sống tâm lí của các đối tượng hữu quan trong kinh doanh. .. đối tượng hữu quan trong kinh doanh và đạo đức đối với sự phát triển của một doanh nghiệp Bởi họ biết, mở cửa thị trường tham gia vào sân chơi lớn của thế giới có rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức Họ sẽ phải cạnh tranh với những tập đoàn có lịch sử kinh doanh lâu đời, có nền văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh vững mạnh của nước ngoài Doanh nghiệp nào không tạo được bản sắc riêng... hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người thì sự khích lệ, động viên, quan tâm và sự công bằng của người lao động quản lý đúng chỗ sẽ là động lực - Cứ mỗi năm ông và công ty đã trao bằng khen, giải thưởng và vinh danh trên trang website của công ty những tài xế của hãng Vinasun có kết quả cao trong công việc và 13 cả những khen thưởng trực tiếp, động viên kịp thời Như việc đã khen thưởng cho anh Vũ Phú... nghiệp; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo Đặc biệt là doanh nghiệp phải có các chỉ số tăng trưởng và phát triển bền vững trong thời gian qua Tạm kết: - Với vai trò là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty VINASUN, ông Đặng Phước Thành đã làm tốt trách nhiệm của mình Có những lúc,kỹ năng lãnh đạo cần thiết dẫn dắt Vinasun đạt được vị trí như ngày hôm nay Ông luôn là nhà lãnh. .. Năng lực giao tiếp, ứng xử, quan hệ với nhân viên: Ông Đặng Phước Thành đã xây dựng được quanh mình một đội ngũ lãnh đạo hùng hậu chuyên trách các mảng từ quản lý, kinh doanh, tài chính, nhân sự đào tạo, quan hệ,… “Cảm nhận chung là các anh chị luôn đầy năng lượng, làm việc hết mình vì công ty, chưa có vị trí chủ chốt nào trong ban lãnh đạo từ nhiệm Tỷ lệ chia hoa hồng cho tài xế của Vinasun cũng ở

Ngày đăng: 29/08/2015, 13:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan