Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
908,62 KB
Nội dung
I HC QUC GIA H NI KHOA LUT HONG NAM KHNH Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam LUT VN THC S LUT HC H NI - 2014 I HC QUC GIA H NI KHOA LUT HONG NAM KHNH Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s Mó s: 60 38 01 04 LUT VN THC S LUT HC Cỏn b hng dn khoa hc: PGS. TS. TRN VN LUYN H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Nam Khánh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẶT KHÁCH QUAN VÀ DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 7 1.1. Một số vấn đề chung về mặt khách quan của tội phạm 7 1.1.1. Khái niệm mặt khách quan của tội phạm 7 1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm 10 1.2. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm 14 1.2.1. Khái niệm hành vi 14 1.2.2. Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm 20 1.2.3. Hành vi khách quan của tội phạm trong một số trường hợp đặc biệt 31 Chương 2: HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI, MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ VÀ CÁC DẤU HIỆU KHÁC THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 44 2.1. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 44 2.1.1. Khái niệm và các dạng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 44 2.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 50 2.2. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 56 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 56 2.2.2. Các dạng mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm 63 2.3. Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm 66 2.3.1. Công cụ, phương tiện phạm tội 67 2.3.2. Phương pháp, thủ đoạn phạm tội 68 2.3.3. Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội 69 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 71 3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt khách quan của tội phạm trong định tội danh 71 3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về mặt khách quan của tội phạm trong quyết định hình phạt 86 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội. Trong đó, luật hình sự là một ngành luật đặc biệt của hệ thống pháp luật nước ta, nó xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và quy định hình thức sử lý hình sự; cơ sở và những điều kiện của trách nhiệm hình sự, cũng như hình phạt, biện pháp tư pháp và các chế định pháp lý hình sự khác… Luật hình sự quy định về tội phạm, hay nói cách khác tội phạm là vi phạm pháp luật hình sự nên chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự. Trong luật hình sự, bản chất của tội phạm được phản ánh qua bốn yếu tố cấu thành tội phạm, trong đó rõ nét nhất thông qua mặt khách quan của tội phạm, mối quan hệ chặt chẽ giữa mặt khách quan của tội phạm với các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm. Bởi vì, nếu xét về bản chất chính trị - xã hội - pháp lý, tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực với những đặc điểm riêng biệt như tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự, tính phải chịu hình phạt. Nếu xét về cấu trúc, tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Những yếu tố này tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng có tính độc lập tương đối, có thể phân biệt. Mọi hành vi phạm tội dù tính chất, mức độ nguy hiểm đến đâu, dù bị áp dụng chế tài hình sự gì cũng đều là sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, hay những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện bên trong, đều là hành vi của con người xâm phạm tới những quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Đó là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm. Bất kỳ tội phạm cụ thể nào cũng đều phải có biểu hiện ra bên ngoài. Không có những biểu hiện ra bên ngoài thì không có những yếu tố khác của cấu thành tội phạm, do vậy cũng không có 2 tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm được biểu hiện bởi hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội… Nghiên cứu những biểu hiện thuộc mặt khách quan của tội phạm là cơ sở quan trọng để xác định hành vi cụ thể có cấu thành tội phạm hay không. Nếu có, mới đặt ra vấn đề mặt chủ quan của tội phạm. Đồng thời, qua đó có thể định khung hình phạt, xác định là tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trên thực tế, lý thuyết về mặt khách quan của tội phạm chỉ thường gắn liền với việc tìm hiểu hành vi khách quan – dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, còn có trường hợp nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa thống nhất về lý luận, dẫn tới hạn chế trong hoạt động thực tiễn vì vậy đã xuất hiện một số vụ án oan, sai dư luận trong nước bất bình. Trong lý luận đã có một số công trình nghiên cứu nhưng ở dạng chung nhất trong cấu thành của tội phạm, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm. Đây là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Mặt khách quan của tội phạm - một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, là lý luận cơ bản của Luật hình sự Việt Nam. Vì vậy, hầu hết giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật đều đề cập đến yếu tố này ở những mức độ khác nhau (Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Viện đại học Mở Hà Nội, Trung cấp Luật Buôn Mê Thuột…). Bên cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu về mặt khách quan của tội phạm thông qua việc nhận thức lý luận cấu thành tội phạm: - Luận văn Thạc sĩ: Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm, 2011, Lê Phương Thuỳ. 3 Ngoài ra, mặt khách quan của tội phạm cũng được nghiên cứu thông qua các dấu hiệu của nó, trong: - Luận văn Thạc sĩ: Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm, 2010, Nguyễn Thị Ngọc Linh. - Luận văn Thạc sĩ: Dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam, 2012, Lê Thu Trang. Trong sách chuyên khảo về luật hình sự, các nhà khoa học cũng đề cập đến mặt khách quan của tội phạm: - Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 của TSKH. GS. Lê Văn Cảm - Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, 2005 của GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa Một số bài viết trong các tạp chí nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm thông qua cấu thành tội phạm: - Lý luận về cấu thành tội phạm trong Khoa học Luật hình sự, Tạp chí Luật học, số 2/2014 của TSKH. GS. Lê Cảm; - Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm (trên cơ sở các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999), Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2005 của TSKH. GS. Lê Cảm; - Mối quan hệ giữa định tội danh và cấu thành tội phạm, Tạp chỉ dân chủ và pháp luật, số 6/2005 của tác giả Trương Thị Tuyết Minh; - Kỹ thuật xây dựng cấu thành tội phạm và việc hoàn thiện Bộ luật hình sự, Tạp chí Luật học, số 4/2006, của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa; Một số tác giả nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự: - Mặt khách quan của tội giết người – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/2006 của TS. Đỗ Đức Hồng Hà; 4 - Hoàn thiện dấu hiệu hành vi trong mặt khách quan của tội gián điệp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18/2010 của ThS.Nguyễn Anh Tuấn. Ngoài ra, khi nghiên cứu tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự (Phần riêng – Phần các tội phạm), các tác giả đều có sự nhận thức về mặt khách quan của tội phạm. Như vậy, cần thiết phải có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về mặt khách quan của tội phạm trên phương diện lý luận và thực tiễn. Qua đó, xây dựng thống nhất lý luận về mặt khách quan cũng như công tác áp dụng của các cơ quan bảo vệ pháp luật, góp phần trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ pháp lý hình sự về những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của luật hình sự Việt Nam trong hoạt động tư pháp. Làm sáng tỏ bản chất mặt khách quan của tội phạm với những dấu hiệu cơ bản của nó, trên cơ sở đó đánh giá hoạt động áp dụng pháp luật trong định tội danh và quyết định hình phạt. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản về mặt khách quan của tội phạm và thực tiễn áp dụng các nội dung này của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là tòa án trong việc định tội danh và quyết định hình phạt trong thời gian qua. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Về mặt lý luận, trên cơ sở đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả làm sáng tỏ về khái niệm, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm. Về mặt thực tiễn, đánh giá việc áp dụng các nội 5 dung thuộc mặt khách quan của tội phạm trong việc định tội danh, và quyết định hình phạt. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, trên cơ sở tri thức của các ngành khoa học khác như luật học, tâm lý học, xã hội học, thống kê học… để nhận thức và luận chứng các vấn đề nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê, chuyên gia… để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu 6. Những đóng góp mới của luận văn Đây là một trong những luận văn thạc sĩ nghiên cứu một cách cụ thể, khoa học, đồng bộ và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận và thực tiễn những vấn đề sau: 1) Phân tích một cách cụ thể, có hệ thống những vấn đề lý luận về mặt khách quan của tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm, mối quan hệ giữa mặt khách quan của tội phạm với các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm. Đồng thời, rút ra những nhận xét, đánh giá về quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và nhà nước ta trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. 2) Phân tích các dấu hiệu cơ bản thuộc mặt khách quan của tội phạm như: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội. 3) Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật của cơ quan xét xử liên quan [...]... các quy định về mặt khách quan của tội phạm 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MẶT KHÁCH QUAN VÀ DẤU HIỆU HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM 1.1 Một số vấn đề chung về mặt khách quan của tội phạm 1.1.1 Khái niệm mặt khách quan của tội phạm Bộ luật Hình sự quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố... mặt khách quan của tội phạm về định tội danh, quyết định hình phạt trong giai đoạn hiện nay Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận định góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm 7 Ý nghĩa của luận văn Đây là một trong những đề tài nghiên cứu cụ thể, thống nhất và đồng bộ, đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt khách quan của tội phạm trong luật hình sự Việt. .. tích cực hay tiêu cực) và yếu tố tinh thần hay tâm lý (ý định phạm pháp) [8, tr.65] Các yếu tố khách quan và chủ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện trong hành vi phạm tội của chủ thể Cùng với chủ thể, khách thể và mặt chủ quan của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm Trong cấu thành tội phạm, các yếu tố thuộc mặt khách quan có ý nghĩa không... lỗi, mức độ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi Ngoài ra, thông qua mặt khách quan, có thể xác định các yếu tố khác của cấu thành tội phạm như mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm[ 18, tr.6-7] 13 1.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm Mặt khách quan của tội phạm bao gồm nhiều dấu hiệu khác nhau, trong đó, hành vi khách quan của tội phạm - hành vi phạm tội – hành vi nguy hiểm... nặng của một số tội phạm Mặt khách quan còn có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, xác định lỗi, đánh giá mức độ lỗi, mức độ trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi Ngoài ra, thông qua mặt khách quan, có thể xác định các yếu tố khác của cấu thành tội phạm như mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm Như vậy, có thể thấy, trong hành vi khách quan của tội phạm. .. và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự hiện nay 8 Kết cấu của luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về mặt khách quan và dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm Chương 2: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả và các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm Chương 3: Thực tiễn. .. phối hành vi và hậu quả của hành vi [16, tr.59] Hay tương tự như vậy: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài của tội phạm Là một trong bốn yếu tố của tội phạm, một mặt trong thể thống nhất với mặt chủ quan của hành vi phạm tội Những biểu hiện của mặt khách quan của tội phạm là hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa 8 hành vi và hậu quả... đặt ra, tùy thuộc vào mức độ của sự cưỡng bức [8, tr.95] Thứ ba, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự Ngay tại Điều 8 Bộ luật hình sự khi quy định về khái niệm tội phạm đã chỉ rõ: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự hay tại Điều 2 về cơ sở của trách nhiệm hình sự: “Chỉ người nào 27 phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới... buộc trong mọi cấu thành tội phạm, hậu quả phạm tội – hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả phạm tội và một số dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội Hành vi khách quan của tội phạm hay hành vi phạm tội là dấu hiệu cơ bản nhất thuộc mặt khách quan của tội phạm Vì bản chất, tội phạm là hành vi của. .. phương tiện, thủ đoạn phạm tội trong cấu thành tội phạm tăng nặng của một số tội phạm được phản ánh là dấu hiệu định khung Nhiều tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự thuộc mặt khách quan của tội phạm, do vậy, việc nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm cũng còn có ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, xác định lỗi cũng