LPI chỉ số năng lực quốc gia về logistics
LPI-CHỈ SỐ NĂNG LỰC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS 1. Giới thiệu tổng quan về LPI LPI là viết tắt của từ tiếng Anh “Logistics performance index”, có nghĩa là chỉ số năng lực quốc gia về Logistics, do Ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh- ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”. Những quốc gia muốn cải thiện về ngành logistics cần phải sửa đổi và hiện đại hóa những viện quản lí biên giới, thay đổi những chính sách quy định về vận chuyển, và trong một số trường hợp, đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng thương mại có liên quan. Vấn đề chính yếu đc nêu bật trong LPI 2007, đó là chuỗi cung ứng thương mại chỉ mạnh tương đương mắt xích yếu nhất của nó. Xác định mắt xích yếu nhất và tập trung vào nó thông qua sự can thiệp và phát triển có định hướng bởi vậy đã trở thành một yếu tố chính của sự thuận lợi về thương mại và những vấn đề về logictics. Cho đến những năm gần đây, những nhà hoạch định chính sách và những nhà đầu tư tư nhân đã không có đủ dữ liệu cần thiết để nhận dạng những nguyên nhân kiềm hãm mậu dịch của một quốc gia. LPI ra đời đã giải quyết được vấn đề này. Phiên bản đầu tiên LPI 2007 đã giúp tăng cường cuộc đối thoại giữa những nhà hoạch định chính sách và khu vực tư nhân trong nhiều quốc gia về những vấn đề còn tồn tại trong ngành logistics của quốc gia đó. Trong vòng 2 năm kể từ lần đầu tiên LPI được đưa ra, nhiều quốc gia đã bắt đầu triển khai chương trình đẩy mạnh việc cải tiến chỉ số năng lực quốc gia về logistics của mình. Càng nhiều những vấn đề trọng tâm riêng lẻ như thủ tục biên giới, năng lực cảng, quá cảnh quốc tế hay đầu tư vào dịch vụ, càng nhiều những quốc gia tiến hành những chương trình toàn diện để tập trung vào những mắt xích yếu nhất trong chuỗi cung ứng vĩ mô của họ. Chỉ số năng lực logictics LPI của World Bank tổng kết năng lực quốc gia về logistics bằng 6 tiêu chí quan trọng nhất về môi trường logistics hiện hành: • Độ hiệu quả của quy trình thông quan • Chất lượng cơ sở hạ tầng • Khả năng chuyển hàng hóa đi với giá cả cạnh tranh. • Chất lượng dịch vụ logictics • Khả năng theo dõi tình hình hàng hóa sau khi gửi. • Thời gian thông quan và dịch vụ Những tiêu chí này nếu đứng riêng rẽ không thể bảo đảm cho chỉ số LPI cao. Nó được dựa trên những nghiên cứu mang tính lý thuyết và kinh nghiệm mới nhất cùng với những cuộc phỏng vấn mang phạm vị rộng của những người chuyên về logistics. LPI sử dụng 1 những kĩ thuật thống kê chuẩn để tập hợp dữ liệu. Cách tiếp cận này tạo sự hợp lí để kiểm soát những so sánh có ý nghĩa giữa các quốc gia với nhau, những vùng, những nhóm thu nhập cũng như bảo đảm việc ước đoán của những quốc gia riêng biệt. LPI phụ thuộc vào kết quả cuộc khảo sát trực tuyến những chuyên gia logistics từ những công ty chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới: những công ty tiên phong về vận chuyển hàng hóa đa phương thức và những hãng vận tải tốc hành chủ chốt. Họ giữ những vị trí đặc quyền trong việc đánh giá năng lực quốc gia. Những vấn đề mang tính tầm nhìn của họ tác động trực tiếp đến sự lựa chọn lộ trình, cửa ngõ vận chuyển và ảnh hưởng đến những quyết định của công ty về vị trí sản xuất, chọn lựa nhà cung cấp và chọn lựa thị trường mục tiêu. Sự tham dự của họ ảnh hưởng rất lớn đế chất lượng và sự tin cậy của dự án LPI. Sự kết nối liên tục và những phản hồi của họ rất cần thiết cho sự phát triển và cải tiến của LPI 2009. 2. Những cải tiến của LPI 2009 so với LPI 2007 World Bank chỉ đạo cuộc khảo sát LPI chu kì mỗi 2 năm, phương pháp chính vẫn giữ như 2007, gồm 2 phần chính là LPI quốc tế và LPI nội địa. Phần thứ nhất (quốc tế) cung cấp những đánh giá định tính của một quốc gia, gồm 6 tiêu chí chủ yếu, được đưa ra bởi những đối tác kinh doanh – những chuyên gia logistics làm việc ở nước ngoài. Phần thứ hai (nội địa) cung cấp những thông tin chi tiết về môi trường logistics trong chính quốc gia đó, bao gồm những hỗn hợp về chi phí và thời gian mang tính chất định lượng và định tính. Những thông tin bổ sung này được sử sụng để giải thích thêm cho LPI cũng như hợp lí hóa và kiểm tra chéo những thông tin nằm dưới. Nhờ sự gia tăng của những khu vực tư nhân có liên quan trong cuộc khảo sát LPI, mức độ bao phủ các quốc gia về chỉ số LPI quốc tế đã tăng từ 150 đến 155. Mặc dù LPI đại diện cho mức năng lực chuẩn về logistics của một quốc gia, những cuộc khảo sát LPI cũng tập hợp được những dữ liệu chi tiết và quan trọng trong logistics nội địa, thời gian, tải trọng chi phí của những giao dịch xuất nhập khẩu. Mức độ bao phủ các quốc gia về chỉ số LPI nội địa tăng gần 130 nước. Những dữ liệu này cho phép những người đang làm thực tiễn, nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách kiểm tra những yếu tố quyết định về năng lực logistics trong những quốc gia riêng biệt. LPI 2009 thu thập những thông tin mới ở phạm vi rộng hơn, chẳng hạn như chi tiết hơn về quy trình thông quan, nâng cao chất lượng và phạm vi kiến thức về những chỉ dẫn năng lực mang tính chất định lượng được, hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách một cách toàn diện và đầy đủ. Những thông tin mở rộng bao gồm: • Dữ liệu về chi phí/ thời gian cho những giao dịch xuất nhập khẩu: đây là những đổi mới chính của cuộc khảo sát. Những người trả lời tự xác định là mình có kinh nghiệm hay không trong quá trình vận chuyển trước khi xuất khẩu ( giữa nhà máy của người bán và cảng hay sân bay, ngoại trừ việc vận chuyển quốc tế), vận 2 chuyển xuất khẩu ( bằng đường bộ, từ nhà máy của người bán đến kho hàng của người mua), vận chuyển nhập khẩu ( từ cảng hay sân bay đến kho hàng của người mua), vận chuyển nhập khẩu (bằng đường bộ, từ nhà máy của người bán đến hko hàng của người mua). Sự phân biệt này cho phép LPI xác định mối quan tâm đối với những loại hình cụ thể của việc vận chuyển, ngoại trừ những khác biệt quan trọng của việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường biển,đường không. • Quản trị hải quan và các thủ tục hải quan: phân tích sâu sắc hơn về những khía cạnh đặc biệt của hải quan và quy trình thông quan. Thêm vào việc đánh giá thời gian thông quan và xếp hạng mức độ hiệu quả của hải quan như năm 2007, người trả lời cũng phải đánh giá những phương pháp đánh giá hải quan, phương pháp xác định việc vận chuyển có được kiểm tra vật lí hay không, có sử dụng sự kiểm tra bằng phương pháp điện tử không, sự thông quan trước khi đến, những thủ tục kiểm toán, sự rõ ràng của thủ tục quản lí hải quan, bao gồm ngành tư vấn, những thông báo trước khi thay đổi quy định, tính sẵn sàng của những thủ tục xem xét và khiếu nại. • Những đo lường về an ninh biên giới: phản ánh những đòi hỏi quan trọng về an ninh biên giới, một câu hỏi mới về sự bảo đảm của hàng hóa để đánh giá mức độ hạn chế của chuỗi cung ứng toàn cầu. Ng trả lời phải chỉ ra được nó trở nên dễ dàng hơn hay phức tạp hơn khi thực hiện những quy định về an ninh hàng hóa. • Dữ liệu về chất lượng cơ sở hạ tầng và nhà cung cấp dịch vụ: LPI 2007 tập trung vào chất lượng 2 loại cơ sở hạ tầng là viễn thông và vận tải, sự cạnh tranh về trình độ của nhà cung cấp dịch vụ logistics. LPI 2010 mở rộng vùng phủ sống về tiêu chí này theo 2 cách. Thứ nhất, cơ sở hạ tầng được nhận dạng một cách độc lập giữa cảng, sân bay, đường bộ, đường sắt, transloading facilities, thông tin và cơ sở hạ tần truyền thông. Thứ hai, những ứng viên được yêu cầu đánh giá cả về năng lực và chất lượng dịch vụ logictics lõi, chẳng hạn như những nhà điều hành vận tải, bộ phận chuyển tiếp hàng hóa, cục biên giới và hải quan, nhà xuất nhập khẩu. Ngoài việc tập trung vào chất lượng dịch vụ còn có năng lực của người cung cấp dịch vụ cung cấp những thông tin quan trọng bổ sung vào yếu tố quyết định năng lực logistics tổng thể. 3. Vấn đề nhận thấy từ kết quả LPI 2009 Cũng như 2007, LPI 2010 cũng cho thấy những quốc gia có thu nhập cao đứng ở vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng. Hầu hết những quốc gia này được xem là chủ chốt trong lĩnh vực logistics, giữ vị trí quan trọng trong hàng loạt chuỗi cung ứng địa phương và toàn cầu. Bảng kết quả phản ánh sự cởi mởi của những quốc gia này với thương mại quốc tế và đầu tư như là một phần của chiến lược phát triển kinh tế thành công. Ngược lại, 10 quốc gia xếp hạng thấp nhất hầu hết đều thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp hay trung bình- thấp, hầu hết đều thuộc châu Phi. 3 Làm thế nào điểm số và xếp hạng LPI có liên quan đến năng lực logistics, sử dụng những thông tin cụ thể bổ sung trong cuộc khảo sát, có thể đưa ra ý tưởng về mối liên kết trung bình giữa LPI và năng lực của quốc gia đó trong từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, LPI thấp hơn 1 điểm, giữa 2.5 và 3.5, có nghĩa là phải mất thêm 2 đến 4 ngày trong việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu/ xuất khẩu từ cảng đến kho hàng của công ty. Điều này cũng có nghĩa là tỉ lệ kiểm tra vật lí cao hơn 25%. Sự phân bố của điểm số LPI cho thấy 4 loại môi trường logictics, được giới thiệu trong ấn bản 2007 “ Kết nối để cạnh tranh: logictics không thân thiện, logictics kiềm hãm sự phát triển quốc gia, chẳng hạn như những quốc gia kém phát triển nhất, thể hiện một phần, những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình; thể hiện nhất quán, quốc gia có năng lực logistics tốt hơn những quốc gia trong cùng nhóm thu nhập; logictics thân thiện, thể hiện tốt đối với những quốc gia có thu nhập cao. 4 4. Thống kê người trả lời Chỉ số năng lực logistics (Logistics Performance Index – LPI) dựa trên kết quả bản khảo sát trực tuyến từ những chuyên gia logistics đến từ các công ty chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới - những công ty vận chuyển đa quốc gia và những nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh chính yếu. Gần 1000 chuyên gia logistics đến từ các công ty logistics quốc tế ở 130 quốc gia tham gia trong cuộc khảo sát năm 2009, tăng 25% so với năm 2007. 5 Vị trí (nơi ở và làm việc) của những người tham gia đánh giá năng lực logistics phản ánh vài trò ngày càng quan trọng của các vấn đề thuận lợi hóa thương mại ở các nước đang phát triển: có tới 45% người trả lời đến từ các quốc gia có thu nhập trung bình, 10% đến từ các quốc gia thu nhập thấp, phần còn lại đến từ các nền kinh tế có thu nhập cao. Chỉ số LPI cũng bao gồm sự đánh giá của các công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở lĩnh vực logistics. Những công ty lớn chiếm khoảng 45% phản hồi, bao gồm các công ty giao nhận đa quốc gia (34%) và những công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh toản cầu (11%), 55% cỏn lại là từ các công ty giao nhận vừa và nhỏ. Một việc cũng không kém phần quan trọng là phải nhấn mạnh sự tham gia của những thành viên có kiến thức và thâm niên của các công ty trên trong việc đánh giá môi trường logistics ở các quốc gia khác nhau. Kết quả khảo sát từ các nhà điều hành cấp cao chiếm 35%, giám đốc khu vực hoặc quốc gia chiếm 25% và quản lý phòng ban chiếm 24%. Hơn nữa, nhóm chuyên gia này tham gia trực tiếp vào hoạt động hàng ngày, không chỉ ở trụ sở chính của công ty mà còn ở văn phòng ở các nước: gần 39% người trả lời ở văn phòng chi nhánh ở các nước, 35% ở trụ sở chính của vùng hoặc công ty, 11% câu trả lời từ những nhân sự ở văn phòng chi nhánh địa phương, 14% ở các công ty độc lập. Phần lớn người trả lời (54%) có công việc chính là tham gia vào việc cung cấp tất cả hoặc phần lớn dịch vụ logistics. Những việc này có thể bao gồm lưu kho, phân phối, đưa ra các giải pháp logistics cho khách hàng, dịch vụ chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng rời hoặc hàng đóng thành kiện, và vận chuyển hàng nguyên công hoặc hàng lẻ hoặc vận chuyển bằng xe móoc. Ngược lại, 27% phản hồi đến từ những công ty đặt nền tảng kinh doanh của họ dựa trên một dịch vụ mà họ mạnh nhất như: vận chuyển hàng bằng container hoặc xe moóc (15%) và cung cấp giải pháp logistics cho khách hàng (12%). Cấu trúc bản câu hỏi Phần 1: Thông tin cơ bản của người trả lời Từ câu 1 đến câu 8, người trả lời được yêu cầu cung cấp một vài thông tin cơ bản về công việc của mình. Các thông tin đó bao gồm: vị trí trong công ty, công việc chính, loại hình công ty, loại hình dịch vụ chính của công ty, quốc gia đang làm việc. Những thông tin này sẽ được dùng để thống kê người trả lời. 6 Phần 2: Xây dựng chỉ số LPI quốc tế Phần tiếp theo cùa bàn khảo sát LPI (câu 9-15) cung cấp thông tin dùng để xây dựng chỉ số LPI quốc tế. Mỗi người trả lời khảo sát được yêu cầu đánh giá tám thị trường nước ngoài theo sáu khía canh cốt lõi của năng lực logistics. Tám thị trường này được chọn dựa vào những thị trường xuất nhập khẩu quan trọng của quốc gia mà người trả lời đang ở (hoặc làm việc) và lựa chọn ngẫu nhiên, các quốc gia láng giềng tạo nên một phần cầu lục địa nối quốc gia được đất liền bao bọc với thị trường quốc tế. Phương pháp được 7 Người trả lời đến từ quốc gia giáp biển dùng để chọn quốc gia để người trả lời đánh giá thay đổi theo đặc điểm của quốc gia mà người đó đang ở. Điều này được thể hiện trong bảng dưới đây: Chỉ số LPI quốc tế là bảng tổng hợp các chỉ tiêu của năng lực logistics, với ý nghĩa là kết hợp dữ liệu trên sáu khía cạnh cốt lõi của năng lực thành một thước đo đơn giản, tổng hợp. Sáu khía cạnh cốt lõi được thu thập trong bản khảo sát LPI là: • Hiệu quả của quá trình thông quan, được đánh giá từ “rất thấp” (1) đến “rất cao” (5) ở câu hỏi khảo sát số 9. 8 Người trả lời đến từ quốc gia không giáp biển Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập thấp Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập trung bình Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập cao 5 nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + 3 nước đối tác quan trọng nhất 4 nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + 2 nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất + 3 nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + Nước đối tác quan trọng nhất + 4 nước lấy ngẫu nhiên từ các nhóm nước sau: Châu Phi, Đông Á và Trung Á, châu Mĩ Latinh, OECD và châu Âu. 2 nước lấy ngẫu nhiên từ danh sách 5 nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất và 5 nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất + 6 nước lấy ngẫu nhiên từ các nhóm nước sau: a. Châu Phi b. Đông Á và Trung Á c. Châu Mĩ Latinh 3 nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + 1 nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất + 2 nước cầu lục địa + • Chất lượng của thương mại và vận chuyển có liên quan đến cơ sở hạ tầng, được đánh giá từ “rất thấp” (1) đến “rất cao” (5) ở câu hỏi khảo sát số 10. • Sự thoải mái trong việc thỏa thuận giá vận chuyển hàng cạnh tranh, được đánh giá từ “rất khó” (1) đến “rất dễ” (5) ở câu hỏi khảo sát số 11. 9 • Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics, được đánh giá từ “rất thấp” (1) đến “rất cao” (5) ở câu hỏi khảo sát số 12. • Khả năng theo dõi tình hình hàng hóa sau khi gởi hàng, được đánh giá từ “rất thấp” (1) đến “rất cao” (5) ở câu hỏi khảo sát số 13. 10 [...]... nghệ…và nhiều chỉ số liên qian trực tiếp đến thương mại và Logistics Vì vậy, LPI và GCI có liên quan mật thiết với nhau Nếu 1 quốc gia có hệ thống Logistics tốt cùng với hệ thống thương mại thông thoáng và phát triển thì sẽ có năng lực cạnh tranh toàn cầu cao • LPI và GET Chỉ số kích hoạt thương mại toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (GET- Global Enabling Trade), giống như LPI, là một chỉ số tổng hợp... trung vào Logistics mà tập trung nhiều vào môi trường kinh doanh toàn cầu của một quốc gia Tuy nhiên sự kết hợp giữa LPI và GET là rất lớn LPI đóng vai trò 1 nguồn dữ liệu nhỏ cho chỉ số GET Có thể lý giải rằng Logistics quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại từ đó góp phần tăng chỉ số GET 7 Ảnh hưởng của LPI đến các nước có thu nhập thấp và những kiến nghị cho cải thiện logistics. .. thiện logistics của Việt Nam thông qua những chỉ số LPI Trong kết quả về chỉ số LPI “Kết nối để cạnh tranh” mà World Bank công bố, thì giữa các nước có phát triển và các nước đang phát triển Trong đó các nước phát triển luôn có chỉ số LPI cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển Sự chênh lệch của LPI tuy là kết quả của quá trình phát triển và cải thiện logistics và chuỗi cung ứng của các nước,... LPI giúp cho các nước biết được vị trí của mình trong khả năng về logistics và quản trị chuỗi cung ứng Từ đó giúp họ khắc phục được những yếu điểm của mình từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia Các quốc gia có hệ thống logistics phát triển sẽ thu hút nhiều FDI hơn Thương mại và FDI là những kênh trọng điểm cho việc chuyển giao kinh nghiệm, Logistics lạc hậu có thể gây cản trở cho tiếp cận các công... doanh nghiệp 15 LPI có ảnh hưởng đến các nước, cả các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển Trong đó, việc phát triển logistics có đôi khi là điều sống còn của 1 nước và thậm chí là cả nước giàu có Những quốc gia có chỉ số LPI lớn hơn dự đoán thường là những nước đầu tư nhiều cho phát triển cơ sở hạ tầng và cải tiến công nghệ LPI cao sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào quốc gia Các doanh... hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước • Ảnh hưởng của LPI đến các quốc gia đang phát triển: Thứ nhất, đó là thu hút FDI Nếu xét về cùng một mức độ của các nước đang phát triển, thì quốc gia nào có chỉ số LPI cao hơn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn Nguyên nhân là do trong môi trường toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia cạnh tranh với nhau và họ luôn tìm cách để tối đa hóa chuỗi... nước ngoài Các nước có năng lực LPI tốt hơn sẽ có lợi ích hơn trong toàn cầu hóa Các nước có logistics thân thiện thì có hệ thống chuỗi giá trị tốt hơn và hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài Và vì thương mại và FDI là kênh cốt yếu trong việc chuyển giao những công nghệ và bí quyết, kinh nghiệm, do đó các nước có năng lực LPI kém sẽ khó tiếp cận vấn đề này hơn Cải thiện năng lực Logistics là 1 chính sách... hồi phục sau khủng hoảng kinh tế và tạo ra vị thế cạnh tranh và sức mạnh tốt hơn • Bài học về cải thiện chỉ số LPI: LPI giúp cho các nước biết được vị trí của mình trong khả năng về logistics và quản trị chuỗi cung ứng Từ đó giúp họ khắc phục được những yếu điểm của mình, và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc gia Xem xét Morocco và Tunisia, cả Morocco và Tunisia đều rất quen thuộc với thị trường EU... đa quốc gia 18 Các nước đang phát triển đều có cùng lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên nhiên liệu, nguồn nhân lực giá rẻ,… Do đó các nước cần phải tìm những lợi thế cạnh tranh khác để thu hút đầu tư Trong đó, phát triển logistics và quản trị chuỗi cung ứng là yếu tố nhằm đảm bảo gia tăng chuỗi giá trị Thứ hai, đó là tăng trưởng kinh tế Khoảng cách LPI cũng nổi bật lên với việc kết hợp giữa năng lực logistics. .. điểm cho quốc gia, phản hồi dạng logarit ở từng câu sẽ được tính trung bình trên tất cả những người trả lời cho một quốc gia cho trước và kết quả được mũ hóa Sau khi lấy trung bình các kết quả thu được ở các câu hỏi, ta được chỉ số LPI nội địa 5 Tác động của LPI đến 1 quốc gia: Ngân hàng thế giới xây dựng chỉ số LPI nhằm mục đích tập trung nghiên cứu về vấn đề có