1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đại cương về logistics và dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp việt nam hiện nay

22 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 60,61 KB

Nội dung

Đại cương về logistics và dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Đề Tài: Đại cương về logistics và dịch vụ logistics tại các doanh nghiệp việt nam hiện nay

Nhóm 2

1

Trang 2

Giới Thiệu Chung

1. Khái niệm dịch vụ logistic

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều

Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lí hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lí hóa quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm, trong cả hệ thống quản lí phân phối vật chất của doanh nghiệp.Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh Trong thời gian đầu, logostics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong giao thương quốc tế Theo thống kê của công ty

Armstrong and Associates (hoa kỳ), tổng dung lượng thị trường logistics bên thứ 3 (third party logistics) của hoa kỳ tăng trưởng với tốc độ 18%/ năm và đạt 77 tỷ usd năm 2003

Tuy nhiên một điều thú vị là logistics được phát minh và ứng dụng lần đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là lĩnh vực quân sự Logistics được các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong 2 cuộc thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến hiệu của hoạt động logistics, do đó là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các chuyên gia logistics trong quân đội đã áp dụng các kĩ năng logistics của họ trong hoạt động tái thiết kinh tế thời hậu chiến Hoạt động logistics trong thương mại lần đầu tiên được ứng dụng và triển khai sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc Trong lịch sử việt nam, 2 người đầu tiên ứng dụng thành công logistics trong hoạt động quân sự chính là vua Quang

Trang 3

Trung – Nguyễn Huệ trong cuộc hành quân thần tốc ra miền bắc đại phá quân Thanh (1789) và sau đó đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Trải qua dòng chảy lịch sử, logistics được nghiên cứu và áp dụng sang lĩnh vực kinh doanh Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên nghành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy nhiên có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:

• Liên hợp quốc (khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lí logistics, đại học ngoại thương 10/2002): logistics là hoạt động quản lí quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng

• Ủy ban quản lí logistics của Hoa Kì: logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương

án tối ưu để thực hiện việc quản lí, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thànhphẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

• Hội đồng quản trị logistics Hoa Kì 1988: là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả Tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu hàng tồn kho, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thõa mãn những yêu cầu của khách hàng

• Trong lĩnh vực quân sự: là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng ,… các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết

kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di

chuyển khí tài, trang thiết bị

• Luật thương mại việt nam (điều 233): Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2013, và được phiên âm (một cách khá “ngộ

nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc” Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

3

Trang 4

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ

logistics có thể chia làm 2 nhóm:

• Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định luật thương mại 2005 có nghĩa hẹp, coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa Bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ Theo họ, dịch vụ logistics mang nhiều yếu

tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức(MTO)

• Nhóm thứ 2 định nghĩa theo nghĩa rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng Dịch vụ logistics gắn liền với quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng Góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuế hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lí… như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logisticschuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất Đây là một công việc mang tính chuyên môn hóa cao

Ví dụ:

Trang 5

Khi một nhà cung cấp dịch vụ logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép Tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kĩ năng quản lí và lập các kênh phân phối, các chương trình marketing, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Khái niệm logistica theo nghĩa rộng luôn gắn liền với khái niệm chuỗi

logistics- khái niệm logistics xây dựng trên cơ sở chu trình thực hiện Chuỗi logistics

có thể được biểu diễn dưới dạng lưu đồ như sau:

5

Thị trường tiêu dùng (market)

Kho dữ trự thành phẩm

Sản xuất (manufacturin g)

Kho dữ trự nguyên liệu(raw material surage

Trang 6

Logistics nội biến logistics ngoại biến

Dich vụ logistics nước ta bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch vụ giao nhận vận tải, kho vận Hiện nay, cả nước có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (so với con số 700 trước năm 2005) như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ , đại lý vận tải, đại lý giao nhận, dịch vụ logistics…chủ yếu tập trung tại khu vực TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

2 Phân loại dịch vụ logistics

Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại dịch vụ logistics khác nhau Theo Điều 4 Nghị Định số 140/2012/ NĐ-CP thì dịch vụ logistic được phân loại như sau:

Thứ nhất, Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:

- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;

- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn,

Trang 7

lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.Thứ hai, Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:

- Dịch vụ vận tải hàng hải;

- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;

- Dịch vụ vận tải hàng không;

- Dịch vụ vận tải đường sắt;

- Dịch vụ vận tải đường bộ

- Dịch vụ vận tải đường ống

thứ ba, Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:

- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

- Dịch vụ bưu chính;

- Dịch vụ thương mại bán buôn;

- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

- Các địch vụ hỗ trợ vận tải khác

3 Đặc trưng của dịch vụ logistics.

 Thứ nhất, chủ thể của quan hệ dịch vụ bao gồm 2 bên: Người làm dịch vụ

logistics và khách hàng Người làm dịch vụ phải là thương nhân, có đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện theo các đạo luật đơn hành, phụ thuộc vào hình thức pháp lý của thương nhân Kháchhàng là những người có hàng hoá cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics Như vậy khách hàng có thể là thương nhân, hoặc không phải là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hoá hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hoá

7

Trang 8

 Thứ hai, Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng, bao gồm các công việc như:

- Nhận hàng từ người gửi để tổ chức việc vận chuyển; đóng gói bao bì, ghi kí

mã hiệu, chuyển hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe và địa điểm giao hàng khác theo thoả thuận giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển

- Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết ( thủ tục hải quan, vận đơn vận chuyển, làm thủ tục gửi giữ hàng hoá…) để gửi hàng hoá hoặc nhận hàng hoá được vận chuyển đến

- Giao hàng hóa cho người vận chuyển; xếp hàng hoá lên phương tiện vận

chuyển theo quy định; nhận hàng hoá được vận chuyển đến

- Tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu bãi bảo quản hàng hoá hoặc thực hiện việc giao hàng hoá được vận chuyển đến đến cho người có quyền nhận hàng

Thứ ba, Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ thương nhân kinh

doanh dịch vụ này được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí hợp lý khác từ việc cung ứng

3 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế

Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp

• Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu( gvc-global value

chain) như cung cấp , sản xuất , lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạtđộng kinh tế

Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi nhưlà công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp

Trang 9

• Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, phụ kiện…tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sữ dụng.

• logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp đã thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics như: chọn sai vị trí, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…

• Ngoài ra logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Maketting Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn, địa điểm quy định

• Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian –địa

điểm(just in time ///)

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng ta phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lí chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận đồng thời để tránh tồn kho, doanh nghiệp phải lảm sao để lượng hàng tồn kho luôn nhỏ nhất hoạt động logistics phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu sự phát trie63nn mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng , sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn nhanh chóng hơn, nhưng cũng phức tạp hơn

9

Trang 10

Vai trò của logistics đối với nền kinh tế

Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia

Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn Điều này đã làm cho dịch vụ

logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới

Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia

Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP Như vậy, chi phí

logistics chiếm khoảng 8.6-11,1 tỷ USD Đây là một khoản tiền rất lớn Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng

Trang 11

là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặt biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế vận tải là yếu tố quan trong của lưu thông.

• Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận

• Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế

Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng tị trường cho sản phẩm củamình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt ra

• Dịch vụ logistics phát triển góp phần giàm chi phí , hoàn thiện và tiên chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế

Thực tế, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tốn các loại giấy tờ ,

chứng từ logistics đã cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ torng buôn bán quốc tế dịch vụ vận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối

lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa , từ đó nâng cao hiệu quả buôn bán quốc tế

II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

1/ Nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics ở Việt Nam

Dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực

cụ thể:

Thứ nhất, Luật thương mại 2012, từ Điều 233 đến Điều 240 và Nghị Định số

140/2012/ NĐ-CP ngày 05/9/2012 quy định chi tiết LTM về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Thứ hai, Các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh dịch vụ logistics:

11

Ngày đăng: 28/10/2015, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w