1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đại cương về các loại phân bón vô cơ, phân tích độ ẩm, tạp chất không tan và sio2 trong phân bón vô cơ

37 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 477,3 KB

Nội dung

đại cương về các loại phân bón vô cơ, phân tích độ ẩm, tạp chất không tan và sio2 trong phân bón vô cơ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Tiểu luận môn: Phân tích công nghiệp

Đề tài:Đại cương về các loại phân bón vô cơ Xác định độ ẩm Tạp chất không tan và SiO2 trong phân bón vô cơ.

GVGD: Th.S Trần Nguyễn An Sa SVTH : Hồ Long Thiện

MSSV : 09164711

Trang 3

1 Đại cương về các loại phân bón vô cơ

 Phân đạm

 Phân lân

 Phân kali

 Phân tổng hợp và phân hỗn hợp

Trang 4

Phân đạm

 Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây Đạm là nguyên tố

tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây

Trang 5

Phân đạm

 Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh Trong

số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như rau cải, cải bắp, v.v.

 Các loại phân đạm thường dùng:

Trang 6

Phân Urê

Trang 7

Phân urê

 Phân urê (CO(NH2)2) có 44–48% nitơ nguyên chất.

 Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và

đối với các loại cây trồng khác nhau Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.

 Trong quá trình sản xuất, urê thường liên kết các phần tử với nhau tạo thành biuret Đó là chất độc hại

biuret đối với cây trồng.

Trang 8

Phân amôn nitrat

 Phân amôn nitrat (NH4NO3) có chứa 33–35% nitơ nguyên chất.

 Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh có màu vàng xám Amôn nitrat dễ chảy nước, dễ tan

trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng Là loại phân sinh lý chua

Trang 9

Phân sunphat đạm

 Còn gọi là phân SA, sunphat đạm ((NH4)2SO4 có chứa 20–21% nitơ nguyên chất Trong phân này còn có

24-25% lưu huỳnh (S).

 Phân này dễ tan trong nước, không vón cục Thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng

 Có thể đem bón cho tất cả các loại cây trồng, trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất không bị phèn, bị

chua Nếu đất chua cần bón thêm vôi, lân mới dùng được đạm sunphat amôn Phân này dùng tốt cho cây

trồng trên đất đồi, trên các loại đất bạc màu (thiếu S).

Trang 10

Phân đạm clorua

• Phân này (NH4Cl) có chứa 24–25% nitơ nguyên chất.

• Đạm clorua có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà Phân này dễ tan trong nước, ít hút ẩm, không bị vón cục, thường tơi rời nên dễ sử dụng Là loại phân sinh lý chua.

• Ở các vùng khô hạn, ở các chân đất nhiễm mặn không nên bón phân đạm clorua, vì ở những nơi này trong đất

có thể tích luỹ nhiều clo, dễ làm cho cây bị ngộ độc.

Trang 11

Phân phôtphat đạm

• Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân Trong phân có tỷ lệ đạm là 10-18%, tỷ lệ lân là 44-50%.

• Phôtphat đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng,nói chung màu sắc tùy thuộc vào nhà sản xuất và không ảnh hưởng tới chất lượng.

• Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt

Trang 12

Phân lân

 Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng.

 Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của

cây.

 Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit

amin.

 Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống

hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v…

Trang 13

Phân lân

 Một số loại phân lân thường gặp:

Phôtphat nội địa

Phân apatit

Supe lân

Tecmô phôtphat (phân lân nung chảy, lân Văn Điển)

Phân lân kết tủa

Trang 14

Phôtphat nội địa

 Đó là loại bột mịn mang, màu nâu thẫm hoặc đôi khi có màu nâu nhạt Tỷ lệ lân nguyên

chất trong phân thay đổi rất nhiều, từ 15% đến 25%

 phần lớn các hợp chất lân nằm ở dạng khó tiêu đối với cây trồng

 Phân có tỷ lệ vôi cao, cho nên có khả năng khử chua

 Bảo quản tương đối dễ dàng

Trang 15

Phân apatit

 Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi

nhiều.

 Thường loại apatit giàu được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung

bình và loại nghèo mới được đem nghiền thành bột để bón cho cây.

 Cây khó sử dụng

 Gồm 3 loại:

 loại apatit giàu có trên 38% lân.

 loại phân apatit trung bình có 17 – 38% lân.

 loại phân apatit nghèo có dưới 17% lân.

Trang 16

Supe lân

 Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc

 Trong supe lân có 16 – 20% lân nguyên chất

 Supe lân có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc đều được

 Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận phân có thể bị nhão và vón thành

từng cục

Trang 17

Tecmô phôtphat

 Phân có dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, có óng ánh.

 Tỷ lệ lân nguyên chất trong tecmô phôtphat là 15 – 20% Ngoài ra trong phân còn có canxi 30%

một ít thành phần kiềm, chủ yếu là magiê 12 – 13%, có khi có cả kali.

 Phân sử dụng có hiệu quả trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu vì phân chứa nhiều vôi, có

các nguyên tố vi lượng và một ít kali.

Trang 18

Phân lân kết tủa

 Phân có dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống như vôi bột

 Phân có tỷ lệ lân nguyên chất tương đối cao, đến 27 – 31%

 Phân này được sử dụng tương tự như tecmô phôtphat Phân ít hút ẩm cho nên bảo quản

dễ dàng

Trang 19

Phân kali

 Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây.

 Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh

dưỡng của cây.

 Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống

chịu đối với một số loại bệnh.

 Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả

thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả.

Trang 20

Phân kali

Phân clorua kali

Phân sunphat kali

Một số loại phân kali khác

Trang 21

Phân clorua kali

 Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt

 Phân được kết tinh thành hạt nhỏ Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%

 Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ bón Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau

khó sử dụng

 Phân này cũng không nên dùng bón cho một số loài cây hương liệu, chè, cà phê, vì phân

ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản

Trang 22

Phân sunphat kali

 Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng Phân dễ tan trong nước, ít hút ẩm nên ít vón cục.

 Hàm lượng kali nguyên chất trong sunphat kali là 45 – 50% Ngoài ra trong phân còn chứa lưu

huỳnh 18%.

 Phân này có thể sử dụng thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

 Sử dụng lâu trên một chân đất có thể làm tăng độ chua của đất.

Trang 23

Một số loại phân kali khác

 Phân kali – magiê sunphat có dạng bột mịn màu xám Phân có hàm lượng K2O: 20 –

30%; MgO: 5 – 7%; S: 16 – 22%

 Phân “Agripac” của Canada có hàm lượng K2O là 61%

 Muối kali 40% có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồng nhạt Ngoài hàm

lượng kali chiếm 40% trong khối lượng phân

Trang 24

Phân tổng hợp và phân hỗn hợp

 Phân tổng hợp là loại phân đã được sản xuất thông qua các phản ứng hóa học để tạo

thành một thể phân bón gồm nhiều nguyên tố dinh dưỡng

 Phân hỗn hợp là loại phân tạo được do quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn với

nhau một cách cơ giới đều đặn

 Phân NPK

Trang 26

Phạm vi ứng dụng

 Theo 10 TCN 302-97

 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm cho tất cả

các loại phân thể rắn.

Trang 27

Nguyên tắc

 Quy định phương pháp xác định độ ẩm cho các loại phân bón dựa trên nguyên lý làm khô

mẫu trong tủ sấy ở 500C, có hút chân không

 Khối lượng mẫu mất khi sấy khô tuyệt đối là lượng nước có trong mẫu

 PP này loại trừ được các sai số do các phản ứng xảy ra với phân bón khi ở nhiệt độ cao,

được chọn là PP trọng tài

Trang 28

Thiết bị và dụng cụ

 Tủ sấy chân không, có thể điều chỉnh nhiệt độ chính xác ở 50± 1.50C và điều chỉnh áp

suất

 Tháp làm khô không khí chứa magie clorat

 Chén lấy mẫu sứ hoặc thủy tinh có đường kính 3-5cm, có nắp

 Bình hút ẩm

 Cân phân tích có độ chính xác tối thiểu 0.0002g

Trang 29

Khối lượng không đổi

Để nguội mẫu trong 1 giờ

Trang 30

Cách tính

Kết quả phân tích là giá trị trung bình số học các kết quả của 2 lần phân tích lặp lại song song

Trang 31

3.SiO2 trong phân bón vô cơ

 Là môt khoáng chiếm khoảng 28% bề mặt vỏ trái đất

 Silic là nguyên tố khoáng quan trọng nhất trong số những nguyên tố không thiết

yếu

 khi cây được bón đầy đủ silíc sẽ tăng tính kháng sâu đục thân, kháng bệnh do nấm

và các yếu tố môi trường bất lợi khác như nhiễm mặn, hạn, úng, ngộ độc kim loại

Trang 32

Xác định hàm lượng SiO2 và tạp chất không tan

 Nguyên tắc

 Hóa chất

 Quy trình

 Tính toán

Trang 33

Nguyên tắc

 Hòa tan mẫu phân bón vô cơ trong HCl đặc có thêm NH4Cl để

phá keo, lọc nung và cân axit silic và cặn không tan.

Trang 35

5ml HCl 0.5gNH4Cl

Đun cách thủy 30’

50ml nước sôi

3 lần

Nung 1000~1100o C Nung lại 15’

Trang 36

Tính toán

 Công thức tính:

G: khối lượng kết tủa và chén (gam)

G’: khối lượng chén không (gam)

g :khối lươngj mẫu (gam)

W: độ ẩm của phân bón %

Trang 37

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tinh Dung, Hóa học phân tích - tập 3, NXB GD

2. Koos Bornman and Allan Blake, Greenhouse inorganic fertilizer quality and

Ngày đăng: 12/11/2014, 22:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w