1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thủy sinh đại cương

16 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 219,5 KB

Nội dung

I. Mở Đầu Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. (thiếu ý nối đoạn) Hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong cả hệ thống ven biển rộng lớn và có mối tương tác qua lại với môi trường sống này. Các thảm cỏ biển được coi như một nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như cacbon, nitơ, oxy và phốt pho, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài có giá trị kinh tế cao Từ năm 1999 đến nay, Việt Nam đã có khoảng 60 công trình công bố về hệ sinh thái cỏ biển, đó là những cố gắng nỗ lực của các nhà khoa học để giúp cho hệ sinh thái cỏ biển Việt Nam theo kịp với thế giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hệ sinh thái cỏ biển còn hạn chế so với các hệ sinh thái biển khác. Hơn nữa, những hiểu biết về hệ sinh thái cỏ biển còn chưa đầy đủ và các thảm cỏ biển đang dần dần bị mất đi trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Những tiến bộ trong nghiên cứu cỏ biển không kịp để lấp những lỗ hổng về khả năng dự báo trong tương lai. Để góp phần vào việc đánh giá hiện trạng và phân tích tác động của việc xây dựng các khu du lịch mà đặc biệt là tại Đầm Già, Đầm Tre (vịnh Nha Trang) và Mỹ Giang (vịnh Vân Phong). Chúng tôi đã kế thừa các nghiên cứu trước đây về Cỏ biển để tiến hành nội dung nghiên cứu này. II. Tổng Quan 1. Định nghĩa Cỏ biển là thực vật có hoa, sống ngập chìm trong nước biển (Lewmanomont, 1995).Hình thái cỏ biển được chia thành 4 phần rõ rệt bao gồm thân bò, thân đứng, lá và rễ bám chặt vào nền đáy (den Hartog, 1970).Chúng chiếm ưu thế ở các cửa sông, vịnh, đầm phá (Kirkman, 1996). Cỏ biển được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và vùng nước ấm trên thế giới và là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái ven bờ (den Hartog, 1970; Fortes, 1993; Lewmanomont, 1995) 2. Phân Loại (Đưa khóa phân loại vào) 3. . Hệ sinh thái thảm cỏ biển a, Phân bố và cấu trúc 1 Bên dưới mặt nước, trên lớp trầm tích thủy vực cạn, thường có những tập đoàn dày đặc các loài cỏ thủy sinh. Trên thế giới 58 loài đã được phát hiện thuộc 12 giống, 4 họ và 2 bộ. Tuy nhiên, phân bố của cỏ biển đang bị suy giảm do các hoạt động của con người và thiên nhiên (UNDP, 2004) Sự phân bố các loài cỏ phụ thuộc các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, sự phân tầng, sóng, dòng chảy, dưỡng chất, tính chất nền đáy và nguồn giống sẵn có. Sự đa dạng của cỏ biển có liên quan đến các nhân tố tại chỗ. Số loài nhiều nhất được ghi nhận ở vùng có nền đáy bùn cát, được che chắn một phần tác động mạnh của sóng gió. Ngược lại, thành phần loài rất nghèo ở vùng đối sóng với nền đáy cứng hoặc không ổn định và ở những nơi hoàn toàn bị che chắn với nền đáy bùn. Cỏ biển là một nhóm thực vật bậc cao sống thủy sinh ở vùng ven bờ biển nhiệt đới và ôn đới. Chúng phát triển mạnh ở vùng nước cạn nơi có chiều sâu nước và độ đục cho phép ánh sáng chiếu qua, và có khả năng thích nghi với môi trường nước mặn, chịu được sóng gió và có khả năng thụ phấn nhờ nước. Người ta thấy sự phân bố từng loài theo các chiều sâu khác nhau, mang tính đặc trưng loài. Các thảm cỏ biển bao phủ một số vùng rộng lớn ở dãi ven bờ với nhiều chức năng lý-sinh học và tạo nên một hệ sinh thái đặc thù. Hầu hết các thảm cỏ biển xuất hiện ở các vùng nước trũng đến độ sâu 30 m. Cỏ biển là một đặc trưng của các hệ sinh thái vùng nhiệt đới, có năng suất ngang với các rạn san hô. Các thảm cỏ biển tập trung ở Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, vịnh Caribbe và vùng bờ Thái Bình Dương thuộc Trung Mỹ. Vùng Đông Á có khu hệ cỏ biển đa dạng nhất thế giới và có thể đây là trung tâm phát tán của cỏ biển. Chính vì vậy, chúng rất phong phú ở dãi ven biển thuộc vùng này. Từng thảm cỏ biển có tính phân đới từ vùng triều thấp đến vùng dưới triều. Mỗi đới có loài ưu thế và tổ hợp loài kèm theo trong mối quan hệ với dạng sinh trưởng của cây. Cấu trúc của quần hợp cỏ biển còn thay đổi theo mùa. Tuy nhiên, sự biến thiên cũng rất khác nhau giữa các loài, tùy theo khả năng thích nghi với biến động điều kiện môi trường. Sinh vật bám (periphyton) là thành phần quan trọng của thảm cỏ biển. Trong nhóm này có các sinh vật nhỏ như tảo, vi khuẩn, nấm, động vật và mùn bã hữu cơ. Chúng đóng góp một phần đáng kể cho dòng carbon tổng số trong thảm cỏ biển và trở nên có ý nghĩa sinh thái đối với vùng ven bờ nhiệt đới. Các nghiên cứu ở Đông Nam Á chỉ ra rằng rong đỏ (Phodophytes) chiếm ưu thế trong quần hợp sống bám. Tính ưu thế thấp hơn thuộc về rong lục (Chlorophytes) rong nâu (Phaeophytes) và vi khuẩn lam (Cyanobacteria). Tuy vậy, tính ưu thế thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện tại chỗ. Tảo lam xanh (blue-green algae) thường gặp hơn ở thảm cỏ biển nước lợ, còn các nhóm khác nhiều hơn trong vùng biển khơi. Số 2 lượng loài cá trong thảm cỏ biển nhiều hơn 5 lần so với trên nền đáy biển là bùn, xác sinh vật và cát. Động vật đáy lớn thường gặp trong thảm cỏ biển gồm tôm, hải sâm, cầu gai, cua, điệp, vẹm và ốc. Một số trong chúng có thể đạt số lượng và mật độ cao. Trong khi đó, rong biển lớn tương đối kém phát triển do cỏ biển làm thay đổi trầm tích đáy và chiếm lĩnh vùng cư trú. Tuy vậy, một số ít loài rong cũng xuất hiện theo mùa vụ và có thể trở nên phong phú. Hơn nữa, ở giai đoạn non, nhiều rong bám trên cỏ biển và chỉ bám đáy khi trưởng thành. Một số sinh vật quý hiếm như bò sát và thú biển có mối quan hệ với thảm cỏ biển. Trong các loài bò sát, rùa Xanh Chelonia mydas, rùa Lepidochelys olivacea, vích Caretta caretta, rùa Lưng dẹt Chelonia depressa và loài rắn Acrochirdus granulatus thường xuất hiện trong các thảm cỏ dày ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines. Đồi mồi cũng ăn cỏ biển, dù đây không phải là thức ăn chính. Phân bố của bò biển Dugong dugong trùng hợp với vùng có cỏ biển. Cỏ biển là thức ăn chính của loài thú quý hiếm và nhiều huyền thoại này. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về cỏ biển đã được Phòng Thực vật biển, Viện Hải dương học Nha Trang thực hiện từ năm 1996 cho thấy cỏ biển được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Nam Việt Nam. Chúng phân bố ở các ao đầm ven biển, vũng vịnh, cửa sông, quanh các đảo với diện tích lên đến hàng nghìn hecta, đặc biệt tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu… Các loài ưu thế có kích thước lớn như cỏ Lá dừa - Enhalus acoroides, cỏ Vích - Thalassia hemprichii và cỏ Kiệu răng cưa - Cymodocea serrulata (Nguyễn Hữu Đại, 1999). b, Chu trình dinh dưỡng Vai trò sinh thái của thảm cỏ biển được quyết định bởi tốc độ hình thành chất hữu cơ nhanh chóng của cỏ biển. Tính theo đơn vị diện tích, giá trị này cao hơn năng suất của thực vật phù du. Các thảm cỏ biển có mật độ động vật và vi khuẩn cao hơn và độ đa dạng loài lớn hơn so với các thủy vực không có thực vật. Điều này có được là nhờ năng suất sinh học cao của chúng. Vào thời kỳ cao điểm của gió mùa, lá của chúng bị đứt khỏi cây. Một số bị dòng nước rửa trôi đi, số còn lại chìm xuống đáy và bị phân hủy. Sinh vật ăn mùn bã cắn xé lá cỏ thành những mảnh nhỏ và sau đó được tiêu thụ bởi vi khuẩn và nấm. Nhiều động vật không xương sống cũng ăn cỏ biển trong giai đoạn thối rữa. Đến lượt chúng trở thành thức ăn cho bậc dinh dưỡng cao hơn như cá và cua. Do vậy, thảm cỏ biển kiểm soát tính phức tạp của quần cư, tính đa dạng loài và độ phong phú của động vật không xương sống liên quan và hình thành cấu trúc quần xã. Điều đáng nói là các sinh vật ăn tạp (omivorous) khá phong phú trong quần xã sinh vật của thảm cỏ biển. Nhóm này gồm nhiều loài giáp xác mười chân, ốc và một số da gai. Một loài có thể ăn cỏ biển hoặc rong thối rữa, mùn bã nhỏ trên lá và nền đáy và cả những động vật 3 còn sống hay đã chết. Thậm chí một số cua bơi lớn còn ăn cả thân mềm, giáp xác, giun nhiều tơ và một phần đáng kể mô thực vật thối rữa và tảo sợi. Quá trình thối rữa là một đặc trưng của thảm cỏ biển. Nhờ đó mà các bộ phận của cỏ biển khi chết đi đã giải phóng các chất hữu cơ. Cuối mùa sinh trưởng, phần lớn rong bị chết và bắt đầu phân hủy. Trong quá trình đó, hầu hết các nguyên tố N,P,C và nhiều nguyên tố khác có trong cỏ thủy sinh được giải phóng trở lại vào môi trường ở dạng hòa tan. Các hợp phần carbon cấu trúc còn lại bị vi sinh vật (vi khuẩn và nấm) phân hủy và các sản phẩm được phân hủy chứa nhiều vi khuẩn và nấm trở thành thức ăn cho động vật đáy. Hầu hết động vật đa bào chỉ tiêu hóa vi khuẩn và mô chết của lá thối rữa được thải ra cho quá trình phân hủy tiếp tục. Sự phá vỡ mùn bã thành các mảnh nhỏ hơn làm tăng bề mặt tiếp xúc và tăng cường hoạt động của vi sinh vật. Quá trình trên đây cũng liên quan đến sự biến đổi theo mùa của quần xã sinh vật. Các động vật ăn mùn bã và ăn lọc tăng lên vào mùa cỏ biển thối rữa. Ngược lại động vật di chuyển ăn thực vật lại tăng vào mùa phát triển cỏ biển và giảm vào thời kỳ thối rữa. Hàm lượng oxy cũng thay đổi, thường giảm vào mùa hè (mùa thối rữa), với số lượng lớn của vi sinh vật, mùa này thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng của sinh vật đáy ăn lọc và vì vậy là mùa sinh sản của nhiều loài. c, Chức năng Nhiều người đã rất quan tâm đến các sản phẩm của khu hệ cỏ thủy sinh vùng CSNL, họ cho rằng bãi cỏ thủy sinh có vai trò quan trọng về mặt năng suất sinh học trong hệ thủy sinh. Nó đóng góp vào sự phát triển của những sinh vật bậc cao hơn, thông qua chuỗi thức ăn, tạo nơi che chở và lưu trú tránh địch hại cho động vật không xương sống có vỏ, cũng như các giai đoạn ấu niên (juvenile) của các loài thủy sản. Ngoài ra chúng còn tạo nền cho sự phát triển của những tập đoàn thực vật phụ sinh phong phú. Mặt khác, bằng cách sa lắng chất lơ lững,hấp thụ chất dinh dưỡng và những chất hòa tan khác, cỏ thủy sinh giúp làm tăng độ trong và giúp làm tốt chất lượng chung của nước vùng CSNL. Nhờ sự cố định năng lượng mặt trời có hiệu quả và sản lượng sinh khối cao, cỏ biển có khả năng tăng cường và duy trì độ phì nhiêu của thủy vực. Điều này còn được bổ sung bởi quá trình trao đổi vật chất hữu cơ có hiệu quả diễn ra trên lá và nền đáy. Một chức năng quan trọng khác của thảm cỏ biển là cầu nối trong con đường di cư của sinh vật và là quần cư ương giống cho biển. Các thảm cỏ biển thường phát triển ở vùng trung gian của rừng ngập mặn và rạn san hô hoặc là vùng đệm của hai hệ sinh thái khác nhau. Vì vậy, chúng trở thành điểm dừng chân của nhiều loài cá, động vật không xương sống, thú và bò sát. Bằng việc cung cấp nơi ẩn náu cũng như nguồn dinh dưỡng giàu có, thảm cỏ biển trở thành bãi ương 4 giống chất lượng cao của nhiều sinh vật. Nguồn giống sau khi được nuôi dưỡng ở đây sẽ phát tán đến các hệ xung quanh ra biển khơi. Thảm cỏ biển dày với hệ thống rễ neo chặt vào nền đáy có tác dụng làm giảm năng lượng của sóng, dòng chảy và nhờ vậy chúng có khả năng chống xói lở, bảo vệ đường bờ biển. Ở những vùng chịu nhiều bão tố, cỏ biển có vai trò lưu giữ trầm tích nhờ hệ thống thân, rễ ngầm và nhờ vậy tạo nên vùng đệm chống sóng gió. Mặt khác, thảm cỏ biển là bộ máy có hiệu quả cao đối với việc hấp thụ chất dinh dưỡng, chất thải từ đất liền và có vai trò như những bẫy trầm tích làm giảm độ đục của nước. Hiện nay, các thảm cỏ biển đang cung cấp cho loài người những sản phẩm trực tiếp như vật liệu di truyền, thực phẩm; vật liệu thô cho công nghiệp và năng lượng. Ở các nước như Philippines, Indonesia, các loài rong sống trong thảm cỏ biển như Caulerpa,Gracilaria, Coclidiela đang được khai thác làm thực phẩm, chế biến các chất dùng trong công nghiệp và phân bón cho nông nghiệp. Nhiều loài sinh vật đáy sống thường xuyên chỉ trải qua giai đoạn ấu trùng trong thảm cỏ biển được coi như là có giá trị thương mại cao. Thành phần của chúng khá đa dạng gồm: tôm, hải sâm, cầu gai, cua, vẹm và ốc. Tầm quan trọng của thảm cỏ biển đối với nghề cá thường được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với rạn san hô. Mặt khác, một số loài cá được khai thác ngay trên thảm cỏ biển mà sản lượng cao thuộc về các họ bống và dìa, Ngoài ra, thảm cỏ biển còn được coi là môi trường thuận lợi cho nuôi trồng trên biển. Du lịch biển cũng lấy thảm cỏ biển làm nơi giải trí, câu cá. III. Hiện trạng thảm cỏ biển Việt Nam 1. Đa dạng loài Việt Nam nằm trong vùng Biển Đông nơi có sự đa dạng loài cao theo xu hướng tăng dần từ vùng cận nhiệt đới phía bắc tới vùng nhiệt đới phía nam. Tổng kết từ các nguồn tài liệu từ năm 1997 đến nay cho thấy Việt Nam có tổng số 14 loài cỏ biển, đó là: Zostera japonica, Halophila decipiens, H. minor, H. beccarii, H. ovalis, Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii, Cymodocea serrulata, C. rotundata, Halodule pinifolia, H. uninervis, Syringodium isoetifolium, Thalassodendron ciliatum, Ruppia maritima (Nguyễn Văn Tiến và cs, 2004). Tuy nhiên, sau trận bão Linda năm 1997, thì loài cỏ biển Thalassodendron ciliatum đã bị biết mất hoàn toàn tại Côn Đảo (Nguyễn Xuân Hòa và cs, 2002) So với các nước trong khu vực thì Việt Nam đứng thứ 3 về đa dạng loài cỏ biển chỉ sau Ôx-trây-lia thứ nhất (20 loài) và Philipin đứng thứ hai (16 loài) (UNEP, 2004). So sánh thành phần loài giữa các vùng biển đặc trưng: Bắc, Trung, Nam Việt Nam 5 có thể thấy đa đạng loài thay đổi rõ nét giữa các vùng. Điều này không chỉ thể hiện ở thành phần loài, diện tích phân bố mà còn ở cả đặc trưng sinh học của cỏ biển, là kết quả của sự tương tác của các quần thể của từng loài với điều kiện môi trường. Vùng biển Tây Nam Trung Bộ có đa dạng loài cao nhất (Côn Đảo: 10 loài; đảo Phú Quốc: 9 loài; Khánh Hòa: 9 loài; Bình Thuận: 8 loài; Phú Quí: 7 loài; (Nguyễn Văn Tiến và cs, 2006)), sau đó là Tam Giang - Cầu Hai và Lập An thuộc miền trung có 6 loài, vùng biển có thành phần loài cũng diện tích phân bố thấp là phía Bắc (Hạ Long, Cát Bà: 5 loài). Bảng 1. Thành phần loài và phân bố cỏ biển Việt Nam Tên khoa học Phân bố C. rotundata QNg, PY, KH, NT, BT, BR-VT, KG Cymodocea serrulata KH, BR-VT, KG Enhalus acoroides PY, KH, NT, BR-VT, KG H. beccarii QN, HP,TB, NĐ, TH, QB, TT-H, ĐN, QNa, KH H. minor QNg, KH, BT, BR-VT, PQ H. ovalis QN, TT-H, BĐ, QNg, PY, KH, BT, BR-VT, KG H. uninervis BĐ, QNg, PY, KH, NT, BT, BR-VT, KG Halodule pinifolia TT-H, QNg, BR-VT, KG Halophila decipiens HP, BR-VT Ruppia maritima QN, HP, TB, NĐ, NB, TH, QB, HT, TT-H, ĐN, QNa, PY, KH Syringodium isoetifolium BT, BR-VT, KG Thalassia hemprichii TT-H, QNg, KH, PY, NT, BT, BR-VT, KG Thalassodendron ciliatum BR-VT Zostera japonica QN, HP, QB, TT-H, QNa, BĐ Nguồn: Nguyễn Hữu Đại (2002); Nguyễn Văn Tiến và Đàm Đức Tiến (2000) Nguyễn Văn Tiến và cs (2002); Nguyễn Văn Tiến và cs (2004). 2. Sự suy giảm cỏ biển và hậu quả Trong khi 12.000 km 2 diện tích cỏ biển đã mất trên toàn cầu, riêng vùng biển Châu Á-Thái Bình Dương có 10 điểm cảnh báo về sự suy giảm cỏ biển, chiếm 25% tổng số các vùng cỏ biển mất trên toàn thế giới (Short và Wyllie -Echeverria, 1996). Riêng Việt Nam, theo thống kê từ các tài liệu hiện có thì diện tích cỏ biển đang suy giảm từ 40% đến 50% bởi hàng loạt các tác động do con người gây ra (Nguyễn Hữu Đại và cs, 2002; Nguyễn Văn Tiến, 2004). Trong đó, vùng biển Khánh Hòa đã mất đi 30% trong vòng 5 năm từ năm 1997 đến 2002 (Nguyễn Hữu Đại và cs, 2006) do các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Diện tích thảm cỏ biển vùng biển phía bắc giảm đi đến 90% do các hoạt động xây dựng phát triển ven bờ. Một số thảm cỏ biển Zostera 6 japonica ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng đã bị biến mất hoàn toàn. Đây là loài cỏ biển ôn đới chỉ xuất hiện ở vùng biển Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung, các thảm cỏ biển rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường nước và chúng giảm đi nhanh chóng khi môi trường bị tác động mạnh. Mất cỏ biển dẫn đến mất các chức năng và dịch vụ đi kèm của vùng ven biển. Thảm cỏ biển mất làm thay đổi lưới thức ăn và mất nguồn lợi biển. Sự suy giảm chất lượng nước biển và phá hủy nơi sinh cư tự nhiên đã làm giảm đáng kể nguồn lợi sinh vật biển. Khoảng 85 loài được liệt kê là những loài đang bị đe dọa trong đó hơn 70 loài có trong sách Đỏ Việt Nam. Trữ lượng nguồn lợi biển, năng suất và kích thước cá biển đang giảm sút; ví dụ năm 1984 đến 1994 trữ lượng cá giảm 30% (Nguyễn Văn Quân, 2006). Theo ngư dân ở Bãi Thơm (đảo Phú Quốc) cho biết khi các thảm cỏ biển ở đây mất đi thì trữ lượng hải sản cũng suy giảm rõ rệt. Sự suy giảm của các thảm cỏ biển cũng làm giảm nguồn lợi cá ngựa 200 - 250 kg/ha (năm 1980) xuống còn 70-80 kg/ha (Nguyễn Văn Quân, 2006). Trong hiện tại và tương lai, sự suy giảm này còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống của người dân và thế hệ mai sau. Mặc dù, tỷ lệ đói nghèo của cộng đồng dân cư ven biển thấp hơn các vùng khác, nhưng sự gia tăng dân số cùng với các phương thức đánh bắt hủy diệt và phát triển không bền vững sẽ sớm tác động đến nền kinh tế. IV. Hiện trạng các thảm cỏ biển tại Đầm Già, Đầm Tre (vịnh Nha Trang) và Mỹ Giang (vịnh Vân Phong) (Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam) A. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 1. Thảm cỏ biển tại Đầm Già và Đầm Tre, Vịnh Nha Trang Thành phần loài Tổng cộng có 5 loài được tìm thấy trong khu vực nghiên cứu, bao gồm: Halophila ovalis (R. Brown) Hooker f.; Halophila minor (Zollinger) den Hartog; Thalassia hemprichii (Ehrenberg) Ascherson; Enhalus acoroides (L.f.) Royle và Halodule uninervis (Forsskal) Ascherson. Cấu trúc thảm cỏ biển Đầm Tre: Thảm cỏ biển thường đơn loài, hoặc là Halodule uninervis hoặc là Halophila ovalis. Ở khu vực nước nông với độ sâu nhỏ hơn 4m, Halodule uninervis chiếm ưu thế tạo thành thảm cỏ biển đơn loài. Từ độ sâu 4m trở đi, loài Halophila 7 ovalis hoàn toàn chiếm ưu thế và tạo thành thảm cỏ biển đơn loài phân bố tới độ sâu 12m. Đầm Già: Khác với Đầm Tre, cỏ Halophila ovalis ở khu vực này mọc ở độ sâu 2 m tạo thành thảm cỏ đơn loài. Tuy nhiên, ở vùng nước sâu hơn Halophila ovalis, Enhalus acoroides và Thalassia hemprichii tạo thành thảm cỏ hỗn hợp phân bố tới độ sâu 5m. Biến động sinh lượng và mật độ cỏ biển năm 2003 và 2006 tại Đầm Già và Đầm Tre Kết quả biến động mật độ và sinh lượng cỏ biển tại Đầm Tre được thể hiện qua bảng 1 và hình 3. Từ kết quả bảng 1 cho thấy, mật độ cỏ biển đã suy giảm nhiều. Ở độ sâu 2m, mật độ cỏ Halodule uninervis là 1404 thân/m2 năm 2003, nhưng đến năm 2006 mật độ chỉ còn 490 thân/m2. Loài Halophila ovalis mọc vùng nước nông (độ sâu 4m) cũng suy giảm mạnh về mật độ, mật độ của chúng đếm được là 1440 thân/m2 năm 2003, nhưng đến năm 2006 mật độ chỉ còn 440 thân/m2. Tại vùng nước sâu hơn (8m), mật độ loài Halophila ovalis đếm được năm 2006 là 840 thân/m2 trong khi đó con số này là 1170 thân/m2 vào năm 2003. Mật độ loài cỏ này không thay đổi nhiều ở vùng nước sâu hơn (trên 10m). Bảng 1. Biến động mật độ cỏ biển tại Đầm Tre - Vịnh Nha Trang trong năm 2003và 2006 Độ sâu Loài Mật độ (cây/m 2 ) Năm 2003 Năm 2006 2 Halophila ovalis Halodule uninervis 207 1404 490 4 Halophila ovalis 1440 440 6 Halophila ovalis Halodule uninervis 576 756 840 8 Halophila ovalis 1170 580 10 Halophila ovalis 675 850 12 Halophila ovalis 477 920 8 Theo kết quả báo cáo nước biển khá đục, trầm tích bao phủ lên cỏ biển, làm chúng khó phát triển. Đồng thời với lượng vật chất lơ lửng trong nước cao làm cho khả năng quang hợp của cỏ biển giảm đi nhiều. Bên cạnh đó, rong phát triển dày đặc (Hình 5) trên thảm cỏ biển đã cạnh tranh gay gắt môi trường sống với cỏ biển vì rong là loài rất thích nghi với môi trường có dinh dưỡng cao (ưu dưỡng). Nguồn vật chất lơ lửng có thể bắt nguồn từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu du lịch cao cấp Vinpearl Land như san lấp mặt bằng cho xây dựng, tạo các con đường chạy dọc biển đã tác động mạnh vào môi trường sống của cỏ biển. Hình 3: Biến động sinh lượng cỏ biển tại Đầm Tre Sự biến động cỏ biển mạnh mẽ nhất phải kể đến là thảm cỏ biển ở Đầm Già. Thảm cỏ đơn loài Enhalus acoroides đang dần bị biến mất. Năm 2003, khu vực này có một thảm cỏ biển Enhalus acoroides rất rộng với mật độ rất cao, dao động từ 45 đến 162 thân/m2. Thế nhưng kết quả khảo sát năm 2006 cho thấy rằng thảm cỏ biển này hầu như bị biến mất, chỉ còn lại những đốm nhỏ với mật độ chỉ còn 40 cây/m2 (Hình 6). Trong đợt khảo sát năm 2003, mật độ loài cỏ Thalassia hemprichii đạt từ 36 - 45 thân/m2 nhưng kết quả khảo sát năm 2006 cho thấy hầu như không còn sự hiện diện của loài này, nếu có thì chỉ là những bụi nhỏ mọc lác đác (Hình 7). Biến động sinh lượng và mật độ cỏ biển năm 2003 và 2006 tại Hòn Mỹ Giang, vịnh Vân Phong Thành phần loài Có 7 loài được tìm thấy tại Hòn Mỹ Giang bao gồm: Enhalus acoroides (L. f.) Royle; Halophila minor (Zollinger) den Hartog; Halophila ovalis (R. Brown) Hooker f.; Thalassia hemprichi (Ehrenberg) Ascherson; Cymodocea rotundata Ehrenberg & 9 Hemprich ex Ascherson; Cymodocea serrulata (R. Brown) Ascherson và Halodule uninervis (Forsskal) Ascherson. Cấu trúc Thảm cỏ biển tại Mỹ Giang thông thường là thảm đa loài, nhưng cũng có một số thảm là đơn loài. Thảm đa loài được hình thành từ 2 loài trở lên với sự ưu thế của Thalassia hemprichii, Enhalus acoroides, Cymodocea rotundata và Cymodocea serrulata. Do tính đa dạng loài cao (7 loài) và phân bố cả hai mặt bắc và nam nên hình thành 5 dạng cấu trúc phụ thuộc vào điều kiện nền đáy. - Dạng 1 (hình 9): Thảm Enhalus acoroides/Cymodocea serrulata: Chúng phân bố dày trên đáy cát bùn và ít khi trộn lẫn vào nhau. Ở dạng này, hoặc là thảm Enhalus acoroides hoặc là thảm Cymodocea serrulata. Nhưng thỉnh thoảng vẫn tìm thấy loài Thalassia hemprichii trong dạng này. - Dạng 2 (hình 10): Thảm Cymodocea serrulata: Duy nhất chỉ có một loài tạo thành thảm đơn loài với độ phủ khá cao trên nền đáy cát. - Dạng 3 (hình 11): Thảm Enhalus acoroides/Thalassia hemprichii/Cymodocea serrulata: Chúng phân bố gần bờ trên nền đáy là san hô chết hoặc cát tạo thành thảm đa loài. - Dạng 4 (hình 12): Thảm Halophila ovalis: Chúng được tìm thấy ở vùng nước trong, sâu khoảng 5m, phát triển thành thảm lốm đốm. - Dạng 5 (hình 13): Thảm cỏ bị bày khô khi triều kiệt, rất nhiều loài mọc chung trên nền đáy là san hô chết, vỏ sò ốc. Độ phủ của dạng này tương đối thấp. Kết quả khảo sát năm 2003 cho thấy mật độ trung bình cỏ Enhalus acoroides là 41 cây/m2. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại lác đác những bụi nhỏ. Mật độ và sinh lượng loài cỏ Vích Thalassia hemprichii năm 2003 là 426 cây/m2 nhưng con số này là 150 cây/m2 vào năm 2006. Kết quả khảo sát năm 2003 và 2006 được thể hiện qua hình 14. 10 [...]... học tòan quốc về Biển Đông, Nha Trang, 16-19/2002: 359-368 2 Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Thị Lĩnh, Nguyễn Xuân Vỵ, 2006 Chương VIII Các giải pháp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cỏ biển Tóm tắt Báo cáo Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và khắc phục ô nhiễm môi trường biển tự sinh trong Tuyển tập các kết quả chủ yếu của chương trình Điều tra cơ... kinh nghiệm quản lí hệ sinh thái cỏ biển ở Châu Âu, Duarte (2002) đã đưa ra ý tưởng là trong chiến lược bảo vệ các thảm cỏ biển, cần có sự phối hợp các nhân tố xã hội, quản lý và khoa học là vô cùng cần thiết để bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển một cách hiệu quả (hình 14) Hình 14 Kết hợp các yếu tố để bảo vệ hiệu quả hệ sinh thái cỏ biển Từ các kết quả hoạt động giám sát về môi trường sinh thái, hiện trạng... thường bằng cách trồng lại một bãi cỏ mới Ý thức cộng đồng bảo vệ các hệ sinh thái tăng khi các chính sách quản lý được hoàn thiện hơn Du lịch cũng là tác nhân dẫn đến sự suy thoái các hệ sinh thái cần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Hợp tác quốc tế: Cần tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm về nghiên cứu, quản lý hệ sinh thái cỏ biển với các nước đã có kinh nghiệm và đạt được những thành... các khu bảo tồn biển mà có hệ sinh thái cỏ biển nên đăng kí tham gia mạng lưới giám sát cỏ biển toàn cầu “SeagrassNet” và Chương trình giám sát cỏ biển dựa vào cộng đồng “SeagrassWatch” Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Việt 1 Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Thị Lĩnh, Nguyễn Xuân Vỵ, 2002 Sự suy giảm các thảm cỏ biển ở Khánh Hoà và khả năng phục hồi chúng Tuyển tập Báo các Khoa học Hội nghị Khoa... hưởng tới các hệ sinh thái trong vùng có các thảm cỏ biển phân bố quanh hòn Mỹ Giang.Thảm cỏ biển tiếp giáp với khu nhà máy này đã bị suy giảm nghiêm trọng về sinh lượng và mật độ, đặc biệt là thảm cỏ Enhalus acoroides hầu như bị biến mất Kết quả khảo sát năm 2003 cho thấy mật độ trung bình cỏ Enhalus acoroides là 41 cây/m2 nhưng hiện nay chỉ còn lại lác đác những bụi nhỏ Mật độ và sinh lượng loài cỏ... khảo sát năm 2003 và 2006 về mật độ và sinh lượng cỏ biển tại nam Hòn Mỹ Giang được thể hiện qua hình 16 11 Hình 16: Biến động mật độ loài cỏ Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii và Halophila ovalis tại Nam Mỹ Giang năm 2003 và 2006 V Kết luận và Đề xuất các giải pháp quản lý thảm cỏ biển Việt Nam 1.Kết Luận (BỔ xung kết luận, nhấn mạnh tầm quang trọng của hệ sinh thái cỏ biển, đưa ra thêm nhận định... quả chủ yếu của chương trình Điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biển Quyển II Mã số KC.09 3 Nguyễn Xuân Hòa và Trần Công Bình, 2002 Quan trắc các thảm cỏ và dugongs ở Côn Đảo, 1998-2002 Báo cáo Hội nghị Khoa học “Biển Đông – 2000”, Nha Trang, 19-22, tháng 9 năm 2002 Tài liệu tiếng anh 1 Nguyen Huu Dai et al., 2000: Seagrass beds along the southern coast of Vietnam and their signification... luận và Đề xuất các giải pháp quản lý thảm cỏ biển Việt Nam 1.Kết Luận (BỔ xung kết luận, nhấn mạnh tầm quang trọng của hệ sinh thái cỏ biển, đưa ra thêm nhận định về tình hình chung, sự suy thoái hệ sinh thái cỏ biển) Rõ ràng việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu khu lịch Vinpearl Land tại Vịnh Nha Trang đã tác động rất lớn đến các thảm cỏ biển trong khu vực nghiên cứu Cụ thể tại Đầm tre, đặc biệt là... nhưng không thể giải quyết những vấn đề xảy ra bên trong thảm cỏ Vì vậy cần nghiên cứu và áp dụng phương pháp quan trắc có khả năng phát hiện những biến động nội tại cũng như hình thành các chỉ số cảnh báo sớm Việc hoàn thiện mạng lưới quan trắc ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu có thể cung cấp công cụ chuẩn đoán trên diện rộng và các xu hướng biến động của cỏ biển 13 Giáo dục nâng cao nhận thức: Trong... thấy thảm cỏ biển tại Bắc Mỹ Giang đã suy giảm nghiêm trọng Mật độ cỏ Vích giảm từ 426 cây/m2 năm 2003 còn 150 cây/m2 năm 2006, tương đương 65% Thảm cỏ biển tại nam Hòn Mỹ Giang rất ít bị tác động về sinh lượng và mật độ Thành phần đa dạng và độ phủ vẫn còn cao Mật độ loài cỏ Vích Thalassia hemprichii khảo sát năm 2006 là 250 thân/m2, không thay đổi nhiều so với năm 2003 (mật độ là 243 thân/m2) Đối . phẩm của khu hệ cỏ thủy sinh vùng CSNL, họ cho rằng bãi cỏ thủy sinh có vai trò quan trọng về mặt năng suất sinh học trong hệ thủy sinh. Nó đóng góp vào sự phát triển của những sinh vật bậc cao. Đầm Già, Đầm Tre (vịnh Nha Trang) và Mỹ Giang (vịnh Vân Phong) (Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam) A 16-19/2002: 359-368. 2. Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hữu Trí, Nguyễn Thị Lĩnh, Nguyễn Xuân Vỵ, 2006. Chương VIII. Các giải pháp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cỏ biển. Tóm tắt Báo cáo Đề tài: “Nghiên cứu giải

Ngày đăng: 26/10/2014, 20:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w