Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017Một số giải pháp nhằm cải thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 20072017
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN BỘ CHỈ SỐ NĂNG LỰC LOGISTICS (LPI) CỦA VIỆT NAM
Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121
Họ và tên học viên: Trương Thị Thương Người hướng dẫn: PGS TS Trịnh Thị Thu Hương
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Toàn bộ nội dung, số liệu được ghi trong luận văn hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính chính xác, tin cậy và hợp pháp, các trích dẫn trong luận văn đều được ghi nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Trương Thị Thương
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LOGISTICS VÀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS 8
1.1 Khái niệm và vai trò của logistics 8
1.1.1 Khái niệm logistics 8
1.1.2 Vai trò của logistics 10
1.1.2.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế 10
1.1.2.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp 11
1.1.3 Xu hướng phát triển của logistics 13
1.2 Khái quát chung về đánh giá năng lực logistics 15
1.3 Giới thiệu về bộ chỉ số đánh giá năng lực quốc gia về logistics LPI của WB 17
1.3.1 Giới thiệu tổng quan về bộ chỉ số năng lực quốc gia về logistics LPI 17
1.3.2 Phương pháp xây dựng bộ chỉ số LPI 19
1.3.2.1 LPI quốc tế 20
1.3.2.2 LPI nội địa 23
1.3.3 Vai trò và ý nghĩa của bộ chỉ số LPI 23
1.3.3.1 Đối với Chính phủ 23
1.3.3.2 Đối với các nhà đầu tư 23
1.3.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực ASEAN 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2017 33
2.1 Chỉ số năng lực quốc gia về logistics của Việt Nam 33
2.2 Các chỉ số thành phần LPI của Việt Nam 36
2.2.1 Hải quan 36
2.2.2 Cơ sở hạ tầng logistics 39
2.2.2.1 Hạ tầng giao thông 40
2.2.2.2 Trung tâm logistics 49
2.2.2.3 Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics 52
2.2.3 Chi phí logistics và gửi hàng quốc tế 52
2.2.4 Chất lượng dịch vụ logistics 54
2.2.5 Theo dõi và tìm kiếm hàng hóa 57
2.2.6 Thời gian giao nhận 59
2.3 Một số hạn chế trong việc cải thiện chỉ số năng lực logistics ở Việt Nam 62
2.3.1 Lĩnh vực hải quan 62
Trang 52.3.2 Cơ sở hạ tầng 64
2.3.3 Chất lượng dịch vụ logistics 67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ NĂNG LỰC LOGISTICS CỦA VIỆT NAM 71
3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển 71
3.2 Một số giải pháp 72
3.2.1 Lĩnh vực hải quan 72
3.2.2 Cơ sở hạ tầng 75
3.2.2.1 Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng logistics 75
3.2.2.2 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics 80
3.2.3 Chất lượng dịch vụ logistics 81
3.2.3.2 Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics 84
3.2.3.3 Áp dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động logistics của doanh nghiệp 86
3.2.4 Một số giải pháp khác 87
3.2.4.1 Triển khai kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics hiệu quả 87
3.2.4.2 Tăng cường sự kết nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics 90
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGV: Automatic Guided Vehicles Xe chuyển hàng tự động CFS: Container freight station Địa điểm thu gom hàng lẻ C/O: Certificate of origin Giấy chứng nhận xuất xứ CPI: Corruption Perceptions Index Chỉ số nhận thức tham nhũng
DEA: Data Envelopment Analysis Phương pháp phân tích bao dữ
liệu EDI: Electronic Data Interchange Sự trao đổi dữ liệu điện tử FCL: Full container load Vận chuyển nguyên container FDI: Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTL: Full Truckload Vận chuyển nguyên xe tải GCI: Global competitive index Chỉ số cạnh tranh toàn cầu
GLPI: Green logistics performance
index Chỉ số năng lực logistics xanh ICD: Inland Container Depot Cảng nội địa
LAC: The US Logistics
Administration Council Hội đồng logistics của Hoa Kỳ LCL: Less container load Vận chuyển lẻ container
LCLPI: Low CO2 logistics
MTO: Multimodal Transport
Operator Vận tải đa phương thức
OECD:
Organization for Economic Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
PCA: Principlal component
analysis Phân tích thành phần chính SBM: Slacks-based model Mô hình slack base
Trang 7UNCTAD:
The United Nations Conference on Trade and Development
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
VCIS:
Vietnam Customs Intelligence Information
WERC: Warehousing Education and
Research Council
Hội đồng Giáo dục và Nghiên
cứu kho bãi WEF: World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới 3PL: Third party logistics Cung cấp dịch vụ logistics bên
thứ ba
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phương pháp lựa chọn thị trường đánh giá trong khảo sát LPI 21 Bảng 1.2: Trọng số các yếu tố cấu thành LPI quốc tế 22 Bảng 2.1: Chỉ số LPI quốc tế và các chỉ số thành phần của Việt Nam giai đoạn 2007-2016
32 Bảng 2.2: Xếp hạng chỉ số LPI của một số quốc gia Đông Nam Á trong giai
Bảng 2.3: Chỉ số hải quan của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 35 Bảng 2.4: Kết quả CPI hàng năm của Việt Nam 36 Bảng 2.5: Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam giai đoạn 2007-2016 38 Bảng 2.6: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu về cơ sở hạ tầng của Việt Nam 38 Bảng 2.7: Hạ tầng giao thông đường bộ 39 Bảng 2.8: Tải trọng cho phép trong các tuyến đường sắt 40 Bảng 2.9: Thống kê khối lượng hàng hóa qua cảng 46 Bảng 2.10: Thông số các cảng hàng không có nhà ga hàng hóa 48 Bảng 2.11: Tiêu chí gửi hàng quốc tế của Việt Nam 2007 - 2016 52 Bảng 2.12: Chất lượng dịch vụ logistics của Việt Nam 2007 - 2016 54 Bảng 2.13: Sản lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa trong và ngoài
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Nhóm đầu vào và đầu ra của chỉ số LPI 19 Hình 2.1: So sánh các chỉ số thành phần của LPI năm 2014 và 2016 34 Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn lượng hàng container thông qua cảng biển Việt
Nam theo khu vực cảng năm 2015 46
Hình 2.3: Số lượng nhân viên CNTT và nguồn cung cấp nhân viên CNTT 57
Trang 10TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Các kết quả nghiên cứu chính của luận văn đó là:
Thứ nhất, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận cơ bản nhất về logistics như định nghĩa và vai trò của logistics, đồng thời cũng chỉ ra những xu hướng phát triển của ngành này trong lương lai Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra những lý luận cơ bản về đánh giá năng lực logistics và giới thiệu về bộ chỉ số đánh giá năng lực quốc gia về logistics của World Bank
Thứ hai, tác giả đã nêu lên thực trạng chỉ số năng lực quốc gia về logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2017, phân tích sự thay đổi trong giai đoạn này đồng thời chỉ những điểm hạn chế ở một số lĩnh vực cần phải khắc phục để cải thiện chỉ số năng lực logistics của Việt Nam trong những năm tới
Thứ ba, một số giải pháp đã được tác giả đề xuất từ những điểm hạn chế rút ra
từ phần thứ hai Bộ giải pháp này nhắm đến cả hai đối tượng đó là Nhà nước và các doanh nghiệp, nhằm cải thiện chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam ngày càng tốt hơn Các giải pháp đó bao gồm:
* Lĩnh vực hải quan
- Hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường cải cách trong lĩnh vực hải quan
- Ứng dụng CNTT vào quy trình thông quan và quản lý hải quan
* Cơ sở hạ tầng
- Đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng logistics
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực logistics
* Chất lượng dịch vụ logistics
- Cải tiến doanh nghiệp và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ logistics
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực logistics
- Áp dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động logistics của doanh nghiệp
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Đối với doanh nghiệp, logistics là công
cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng Thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt
là chi phí vận chuyển Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc về vốn, vì vốn đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho Lúc này, cách thức tối ưu hóa quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu Cùng với công nghệ thông tin, logistics chính là công cụ đắc lực thực hiện điều này Không những thế, logistics còn hỗ trợ nhà quản
lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp giải quyết những vấn đề về nguồn nguyên liệu Ngoài ra, logistics còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn Đối với nền kinh tế, phát triển logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế và quốc gia Với những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàn cầu,
có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới Với những nước không có khả năng kết nối, chi phí logistics sẽ rất cao và ngày càng gia tăng, khả năng mất cơ hội cũng rất lớn nhất là những nước nghèo nằm sâu
Trang 13trong đất liền như Châu Phi Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng Logistics phát triển tốt mang lại khả năng giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Chính vì những vai trò và tầm quan trọng của logistics đối với doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung nên các nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực logistics trên thế giới đã đưa ra rất nhiều các phương pháp để đánh giá năng lực logistics của quốc gia, là tiền đề và cơ sở để phục vụ công tác thiết lập chính sách phát triển ngành logistics của Chính phủ - khai thác những tiềm năng to lớn của lĩnh vực này trong sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, trở thành một thị trường màu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài và góp phần hội nhập ngày càng sâu và rộng, bắt kịp xu hướng của các Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới Bên cạnh đó, các phương pháp này còn giúp các nhà đầu
tư tìm kiếm môi trường phù hợp, mở rộng thị trường của doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao vị thế trên thị trường Song đến nay, duy chỉ có bộ chỉ số đánh giá năng lực LPI của tổ chức Ngân hàng thế giới là được giới nghiên cứu đánh giá cao nhất, và là công cụ đắc lực được các Chính phủ, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay Bởi, đây là bộ chỉ số được cung cấp một tổ chức cực kỳ uy tín và có độ chính xác rất cao
Ngoài ra, những năm gần đây, chỉ số LPI của Việt Nam thường xuyên ở mức thấp ở một số tiêu chí quan trọng, bộc lộ nhiều điểm hạn chế còn tồn tại trong lĩnh vực hải quan, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ Trong khi đó, theo quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, mục tiêu của nước ta đạt xếp hạng chỉ số năng lực quốc gia về logistics trên thế giới
đạt thứ 50 trở lên Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm cải
thiện bộ chỉ số năng lực logistics LPI của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017” là đề
tài nghiên cứu của mình
Trang 142 Tình hình nghiên cứu
Khoảng 30 năm trở lại đây, với vai trò ngày càng quan trọng trong việc quyết định khả năng cạnh tranh, logistics đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Cũng chính vì thế mà các phương pháp để đánh giá năng lực thực chất của lĩnh vực logistics cũng nhận được nhiều sự chú ý Trên thế giới, các nghiên cứu
về phương pháp đánh giá năng lực logistics khá phong phú, liên quan đến nhiều khía cạnh của logistics và được thực hiện dưới nhiều cách thức khác nhau
Một số nghiên cứu chung về đánh giá năng lực logistics tiêu biểu là:
Theo Mentzer và Konrad (1991), tác giả đã đưa ra khái niệm đánh giá năng lực logistics của mỗi quốc gia dựa trên 2 yếu đố đó là hiệu suất logistics và hiệu quả của hoạt động logistics Hiệu quả logistics là mức độ đạt được một mục tiêu xác định (Gleason và Barnum 1986, Mentzer và Konrad 1991) Các yếu tố thuộc về hiệu quả logistics như khả năng đáp ứng, kịp thời, sáng tạo, tính đầy đủ, tính nhất quán và tính chính xác đã được xác định như là các yếu tố tạo nên sự hiệu quả của hoạt động logistics (Rhea và Schrock 1987a, Rhea và Schrock 1987b) Đến năm
2010, tác giả Fugate B.S., Mentzer tiếp tục phát triển quan điểm của mình về đánh giá năng lực logistics thêm một bước tiến mới Ở trong tác phẩm này, tác giả đã thêm vào một yếu tố mới ngoài 2 yếu tố ban đầu đã được giới thiệu trong năm 1991,
đó là yếu tố khác biệt Sự khác biệt được thể hiện khi so sánh hiệu quả và hiệu suất logistics so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường
Trong nghiên cứu của Ruth Banomyong (2011), tác giả đã phân tích yếu tố
hiệu quả của hoạt động logistics Theo tác giả, Thái Lan bắt đầu ưu tiên lĩnh vực logistics từ năm 2001 và chính sách phát triển logistics Thái Lan được thông qua trong “đánh giá phát triển logistics Thái Lan giai đoạn 2001- 2005 và chiến lược phát triển logistics của Thái Lan giai đoạn 2006-2010” Tác phẩm này chỉ ra một số hạn chế trong tình hình nghiên cứu hiện nay về logistics ở Thái Lan nói riêng và trên thế giới nói chung và xây dựng chỉ số hiệu quả logistics dựa trên 3 tiêu chí: chi phí, thời gian, độ tin cậy Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa chỉ số hiệu quả logistics ở Thái Lan và chỉ số LPI của Thái Lan theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới (World Bank) Tuy nhiên, sự khác biệt này là không nhiều
Trang 15Cùng quan điểm với tác giả trên, Mohd Azlan Abu Bakar et al (2014) cũng đã đánh giá năng lực logistics của Malaysia dựa trên 2 yếu tố, đó là hiệu quả logistics
và hiệu suất logistics Tuy nhiên, tác giả đi phân tích 2 yếu tố trên dựa trên các yếu
tố nhỏ cấu thành, trong đó yếu tố cấu thành hiệu quả logistics bao gồm có chi phí, tốc độ và môi trường Còn các yếu tố cấu thành hiệu suất logistics bao gồm chất lượng, độ linh hoạt, độ tin cậy và sự trao đổi thông tin
Nhìn chung, theo các nghiên cứu trên, đánh giá năng lực logistics chủ yếu dựa trên 2 nhân tố chính, đó là hiệu quả và hiệu suất logistics
Ngoài ra, còn có phương pháp khác về đánh giá năng lực logistics đó là dựa trên kết quả phân tích từ các cuộc điều tra thông qua bảng hỏi, phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực, sau đó sử dụng các thuật toán để xử lý kết quả thu được Đơn cử như trong một số tác phẩm sau:
Theo Kwok Hung Lau (2011), tác giả đã đưa ra khái niệm GLPI để đánh giá năng lực logistics của một quốc gia GLPI được hiểu là chỉ số năng lực logistics xanh của quốc gia, là chỉ số tổng hợp được tính toán thông qua việc sử dụng kiểm định T-test hai mẫu và phân tích phương sai một chiều (ANOVA) để phân tích dữ liệu thu được từ một cuộc điều tra Ngoài ra, trọng số của dữ liệu khảo sát được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) Các nhà quản lý có thể sử dụng GLPI để so sánh hiệu quả trong lĩnh vực logistics nhằm mục tiêu điều chỉnh lại chiến lược chuỗi cung ứng sao cho phù hợp Chỉ số này cũng có thể giúp các chính phủ xây dựng chính sách thúc đẩy việc thực hiện logistics xanh của quốc gia Ngoài ra, chỉ số GLPI còn được coi chỉ số tổng hợp toàn diện để so sánh năng lực logisitcs xanh, có thể tạo điều kiện và khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư vào logistics xanh nhiều hơn Điều này sẽ giúp làm giảm tác động tiêu cực của hoạt động logistics đối với môi trường
WERC (Warehousing Education and Research Council) hàng năm cũng thu thập dữ liệu đo lường năng lực logistics từ các thành viên của nó và độc giả của DC Velocity - một tạp chí logistics hàng đầu và đưa ra một bảng kết quả gọi là “WERC list” Cuộc khảo sát WERC hàng năm được dựa trên hàng trăm phản hồi từ các nhà quản lý từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau bao gồm sản xuất, bán lẻ, kho bên
Trang 16thứ ba, phân phối thực phẩm và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải Dữ liệu này đại diện cho bộ dữ liệu đo lường năng lực logistics khá toàn diện với hơn 6400 câu trả lời trong 10 năm qua và cung cấp dữ liệu, thông tin chi tiết về thực tiễn được đo lường trong ngành Cho đến nay, trên thế giới đã tồn tại khá nhiều những phương pháp đo lường, đánh giá năng lực logistics của từng quốc gia Mỗi phương pháp đều có những ưu
và nhược điểm riêng Tuy nhiên, chỉ có bộ chỉ số năng lực logistics được công bố bởi cơ quan Ngân hàng thế giới là được sử dụng phổ biến và rộng rãi ở nhiều quốc gia, là công cụ đắc lực nhất hiện nay khi đánh giá năng lực logistics của một quốc gia bất kỳ Nói về nguyên nhân, có lẽ bởi đây là bộ chỉ này được cung cấp bởi một trong những cơ quan quyền lực và có uy tín bậc nhất trên thế giới Thêm vào đó, chỉ
số này còn được tính toán và công bố đều đặn hai năm 1 lần Ngoài ra, phương pháp xây dựng lên bộ chỉ số này cũng được nghiên cứu một cách kỹ càng trong thời gian dài bởi các nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực logistics Chính vì thế, bộ chỉ
số LPI được cung cấp bởi WB càng ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá năng lực logistics của các quốc gia, phục vụ cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư trên thế giới trong quá trình nghiên cứu, đánh giá năng lực từng quốc gia
và cụ thể đó là năng lực trong lĩnh vực logistics
Liên quan đến chủ đề về chỉ số LPI, ngay sau khi WB công bố bộ chỉ số LPI này, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực logistics đã có rất nhiều những bài phân tích
về tầm quan trọng của bộ chỉ số này đối với các quốc gia trên thế giới và những ảnh hưởng đối với hoạt động thương mại quốc tế Bên cạnh đó, các tác giả còn tập trung phân tích tác động của từng yếu tố cấu thành của bộ chỉ số đối với thương mại ở các nền kinh tế điển hình
Đơn cử như bài viết của tác giả Luisa Martí et al (2014), tác giả đã phân tích tác động mà mỗi chỉ số thành phần LPI có đối với thương mại ở các nền kinh tế đang nổi bằng một mô hình hấp dẫn Hơn nữa, nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra những tiến bộ có thể có trong logistics ở các nước đang phát triển, được phân thành
5 vùng (Châu Phi, Nam Mỹ, Viễn Đông, Trung Đông và Đông Âu) bằng cách so sánh dữ liệu LPI đầu tiên được công bố năm 2007 với báo cáo được công bố vào năm 2012 Kết quả thu được cho thấy những cải thiện trong bất kỳ thành phần nào
Trang 17của LPI có thể dẫn tới tăng trưởng đáng kể trong dòng chảy thương mại của một quốc gia Cụ thể, các hợp phần LPI ngày càng trở nên quan trọng đối với thương mại quốc tế ở nhiều quốc gia ở Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu
Ở Việt Nam, khái niệm vể chỉ số LPI còn khá mới mẻ do đó các chỉ số này chủ yếu được trích dẫn trong các báo cáo, các bài báo được xuất bản và in ấn trên các tạp chí, trang web chuyên ngành Đơn cử như bài viết “Đánh giá năng lực logistics của Việt Nam thông qua chỉ số logistics performance index (LPI)” của tác giả Nguyễn Thị Lê Hằng đăng trên tạp chí Khoa học – Công nghệ Hàng hải số 01/2017 Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích các chỉ tiêu mà chỉ số LPI
đề cập, đánh giá thực trạng logistics của Việt Nam thông qua bộ chỉ số LPI, đưa ra một số nguyên nhân của sự tụt hạng chỉ số LPI năm 2016 và đề xuất kiến nghị để cải thiện hoạt động logistics ở Việt Nam Tuy nhiên các đề xuất của tác giả còn ít, một số lại mang tầm vĩ mô, chưa thể ứng dụng ngay tức thời để cải thiện chỉ số LPI của nước ta, ví dụ như đề xuất thành lập cơ quan cấp quốc gia chuyên trách về hoạt động logistics Bên cạnh đó, luận văn Thạc sĩ của tác giả Dương Minh Anh của trường Đại học Hàng Hải thế giới cũng nhắc đến LPI Trong luận án này, tác giả đã xác định vai trò của logistics trong nền kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của nó đối với chiến lược phát triển chung của nước ta Ngoài ra, luận án này cũng khám phá những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống hậu cần và đề xuất các phép đo để khắc phục những điểm yếu Mục tiêu là để thu hút đầu tư nhiều hơn và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước Đông Nam Á lân cận Tuy nhiên, chỉ số LPI chỉ được đề cập trong bài luận văn này mang tính chất giới thiệu, không gắn các yếu tố thành phần của chỉ số LPI khi phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống logistics
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích chỉ số đánh giá năng lực logistics LPI của Việt Nam từ năm 2007-2017, tác giả chỉ ra sự biến động của chỉ số LPI từ đó xác định những hạn chế về năng lực logistics của Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực logistics (LPI) của Việt Nam
Trang 184 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chỉ số LPI của Việt Nam trong báo cáo “Kết nối để cạnh tranh – logistics trong nền kinh tế toàn cầu” của Ngân hàng thế giới WB
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ số LPI của Việt Nam từ năm 2007 – 2016
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài luận văn này, phương pháp nghiên cứu chính mà người viết sử dụng đó là phương pháp thu thập, thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh các nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo “Kết nối để cạnh tranh” được công bố hai năm một lần bởi Ngân hàng thế giới và các báo cáo chuyên ngành logistics trong giai đoạn từ 2007 - 2017 Ngoài ra, tác giả còn tìm kiếm tài liệu từ các sách và tư liệu quốc tế về logistics, từ các cổng thông tin điện tử chính thức của Chính phủ hoặc các Ủy ban phát triển hoặc Bộ, ban ngành có liên quan Các số liệu, dữ liệu, thông tin được kiểm tra, đối chiếu, so sánh để đảm bảo tính tin cậy cao Đặc biệt, luận văn chú trọng làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu trên cơ sở phân tích hệ thống chỉ số
năng lực logistics (LPI) mà WB công bố đảm bảo độ tin cậy cao
Trang 19CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LOGISTICS, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LOGISTICS
VÀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS
1.1 Khái niệm và vai trò của logistics
1.1.1 Khái niệm logistics
Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ cung cấp, phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác Công việc
“hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh
Hiện nay, khái niệm về logistics rất đa dạng và mỗi ngành nghề và lĩnh vực sản xuất thì đều có một định nghĩa riêng về logistics dưới nhiều góc nhìn khác nhau
Để tóm tắt, chúng ta có thể xem xét một số khái niệm logistics chủ yếu như sau: Năm 1988, Hội đồng quản trị logistics của Hoa Kỳ - LAC1 quan niệm rằng:
“Logistics là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát một các có hiệu quả quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng” Đây cũng là định nghĩa được chú ý nhiều nhất và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay
1
Douglas M Lambert , Fundamentals of Logistics Management, 1998
Trang 20từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng
để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Ở Việt Nam, khái niệm về logistics chưa hình thành trong bất cứ văn bản quy
phạm pháp luật nào Tuy nhiên, trong Điều 233 Luật Thương Mại năm 2005 có
định nghĩa về dịch vụ logistics như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại
mà theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác,
tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao” Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc."
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau những các khái niệm về logistics có thể chia làm 2 nhóm:
Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại Việt Nam 2005 coi logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa Tuy nhiên định nghĩa của Luật Thương mại cũng có tính mở thể hiện qua cụm từ “hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa” Và trong một số lĩnh vực chuyên ngành thì khái niệm về logistics cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó Theo nhóm định nghĩa này thì bản chất của logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics có vai trò gần tương tự như người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO)
2
Ma Shuo, Logistics and Supply Chain Management, 1999
Trang 21Theo nhóm định nghĩa thứ 2 về logistics có phạm vi rộng thì logistics có tác động từ giao đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa được giao tới người tiêu dùng cuối cùng Theo cách tiếp cận này, logistics gắn liền với hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên, vật liệu từ khâu mua sắm làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất hàng hóa, đưa vào các kênh lưu thông, phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng Nhóm định nghĩa này cũng phân định rõ ràng giữa nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan… với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp
Như vậy có thể rút ra một định nghĩa ngắn gọn về logistics đó là: “Logistics là một quá trình nhằm quản lý hàng hóa kể từ khâu tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa
được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng”
1.1.2 Vai trò của logistics
1.1.2.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế
Ở mỗi quốc gia, mỗi một khu vực địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên, khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất Hệ thống logistics đã góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt hơn Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch vụ logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận được nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước trên thế giới.Chẳng hạn như: Chi Lê – một nước mặc dù ở cách xa hầu hết các thị trường lớn, nhưng lại
có vai trò rất lớn trong thị trường lương thực thế giới, cung cấp cá tươi và hoa quả khó bảo quản cho người tiêu dùng ở Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ Đối với những nước không có khả năng kết nối này, chi phí logistics sẽ rất cao và ngày càng gia
Trang 22tăng, khả năng mất cơ hội cũng rất lớn, nhất là những nước nghèo nằm sâu trong đất liền, mà phần lớn là ở Châu Phi Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia Đối với những nước phát triển như Mỹ và Nhật, logistics đóng góp khoảng 10% GDP Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể cao hơn 30% Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
1.1.2.2 Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối và gia tăng sức cạnh tranh cho Doanh nghiệp Việc giảm chi phí logistics luôn được các nhà quản trị đặt lên hàng đầu trong chương trình cắt giảm tổng chi phí cho doanh nghiệp Đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà tình hình kinh doanh đã thay đổi với chi phí logistics ngày càng tăng cao do sự bất ổn trong giá xăng dầu và sự tăng lên trong chi phí an ninh Vì vậy với việc phát triển hệ thống logistics sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn, góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông C Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải” Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng
và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá
Trang 23CIF Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông
Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận
Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ người kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú Người vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng Họ trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider) Rõ ràng, dịch vụ logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận Theo kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3-4 lần sản xuất và gấp
từ 1-2 lần các dịch vụ ngoại thương khác
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ logistics Dịch vụ logistics có tác dụng như chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu về thời gian và địa điểm đặt
Trang 24ra Dịch vụ logistics phát triển có tác dụng rất lớn trong việc khai thác và mở rộng thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp
1.1.3 Xu hướng phát triển của logistics
Bất kỳ một quốc gia hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, muốn tồn tại và phát triển thì phải tích cực tham gia vào xu thế của thời đại, xu thế toàn cầu hóa Toàn cầu hoá làm cho thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ và sẽ dẫn đến những bước phát triển tất yếu của Logistics - Logistics toàn cầu (Global Logistics)
Theo các chuyên gia, Logistics sẽ phát triển theo 3 hướng chính sau:
- Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh tranh để phát triển thị trường dịch
vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới cần được định hướng và hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ngành có liên quan
- Phương pháp quản lý logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp logistics đẩy (Push) theo truyền thống
- Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics Phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng thân thiện là xu hướng thời đại Thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của logistics toàn cầu trong thời gian tới Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng và logistics thân thiện với môi trường (green logistics) đang trở thành một xu hướng không thể thiếu trong bối cảnh thế giới phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và cạn kiệt tài nguyên dẫn đến tăng chi phí logistics và biến đổi khí hậu
Hiện nay, cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới Hiện tại, tất cả các công ty logistics quốc tế lớn dự kiến sẽ sử dụng công nghệ IoT Trong vòng các năm tới, IoT sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực logistics Các công ty logistics trên thế giới đang nhanh chóng
Trang 25cải tiến công nghệ để bắt kịp xu hướng này và cải thiện tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới, thông qua việc trang bị các công cụ tự động, hiện đại như sau:
+ Robot giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí lao động phổ thông đáng kể
+ Xe chuyển hàng tự động (Autonomated Guided Vehicles - AGV) có thể thực hiện đơn hàng, tự bổ sung hàng trong kho bãi và đáp ứng hiệu quả những nhu cầu cần thiết tại đây
+ Xe nâng thông minh có thể truyền tải thông tin từng hoạt động của xe cho người sử dụng để tối đa hóa độ an toàn và huấn luyện người sử dụng mới Trang bị cảm biến cho phép xe tự phát hiện sắp va chạm vật thể, hoặc các hỏng hóc trong động cơ, quá tải và tự động lập báo cáo hư hỏng nếu cần thiết
+ Thiết bị theo dõi, định vị, dẫn đường và quan sát bằng các thiết bị sử dụng WiFi, Bluetooth
+ Ứng dụng quét mã vạch trực tuyến trong quản lý kho: Ví dụ phần mềm logistics Scandit là một trong những công cụ logistics trực tuyến hàng đầu trên điện thoại di động được sử dụng trong hoạt động logistics quốc tế và trong quản lý chuỗi cung ứng
+ Tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây
+ Ứng dụng kiểm soát lao động hàng ngày trong logistics: Ứng dụng Web fleet của Android: Ứng dụng Web fleet của Android là một ứng dụng di động trong việc kiểm soát hoạt động hàng ngày của lực lượng lao động Ứng dụng này có thể được truy cập thông qua trình duyệt web, các chuyên gia logistics có thể quản lý hoạt động kinh doanh trong thời gian thực từ điện thoại hoặc máy tính xách tay của
họ ở bất kỳ nơi đâu, giúp theo dõi các hoạt động hàng ngày 24/24 giờ để đảm bảo
độ tin cậy của lực lượng lao động và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
+ Tích hợp hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn hàng, quan hệ khách hàng trong logistics trực tuyến: Ứng dụng kết hợp việc tích hợp các hợp đồng dịch vụ, quản lý đơn đặt hàng, tối ưu hóa lực lượng lao động và giám sát các khách hàng truyền thông xã hội Ứng dụng xây dựng hoạt động tổ chức dịch vụ và quan hệ từ đầu đến cuối giữa bạn và khách hàng, giúp bạn phân tích chất lượng dịch vụ và phản ứng của khách hàng đối với các dịch vụ được cung cấp Các phản hồi được chia sẻ qua
Trang 261.2 Khái quát chung về đánh giá năng lực logistics
Trên thế giới hiện có rất nhiều những quan điểm khác nhau về năng lực logistics (LP) tùy từng mục đích nghiên cứu Theo Chow, Heaver và Henriksson (1993), các nhà nghiên cứu luôn gặp khó khăn trong việc xác định LP do các công
ty thường có nhiều mục tiêu mâu thuẫn Định nghĩa thường được sử dụng đó là trích dẫn từ Mentzer và Konrad (1991), theo đó, định nghĩa LP là hiệu suất và hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động Định nghĩa này được Fugate, Mentzer và Stank (2010) tiếp tục mở rộng theo nhiều chiều và được định nghĩa là mức độ hiệu quả, hiệu suất và sự khác biệt liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu logistics giữa các đối thủ cạnh tranh Từ khía cạnh khác, Neely, Gregory và Platts (2005) nhìn nhận từ góc độ tiếp thị rằng hiệu suất thể hiện ở mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, trong khi đó hiệu quả là tài chính doanh nghiệp được sử dụng như thế nào khi cung cấp một mức sự hài lòng của khách hàng Bên cạnh đó, sự khác biệt được định nghĩa là khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua tính độc đáo của các dịch vụ logistics (Langley & Holcomb, 1992) Nói cách khác, LP giúp các công ty có thể xác định năng lực logistics của họ như là một nghiên cứu chuẩn cho các ngành công nghiệp hoặc quốc gia để duy trì tính cạnh tranh trong thời gian ngắn
và dài hạn
Với những vai trò kể trên, việc xác định, đánh giá năng lực logistics đóng vai trò cực kỳ quan trọng, không chỉ dưới góc độ của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc xác định năng lực hiện tại của doanh nghiệp mình để đề ra những chiến lược ngắn và dài hạn hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Không những thế, dưới góc độ của Chính phủ, đây là công cụ đắc lực, nhằm đánh giá năng lực
Trang 27một ngành, cụ thể ở đây đó là logistics – ngành chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, xác định những tồn tại, hạn chế của ngành, những yếu kém cần phải khắc phục để từ đó đề xuất các kế hoạch hành động sao cho hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nói riêng, cải thiện môi trường kinh doanh quốc gia nói chung
Chính vì tầm quan trọng của việc đánh giá năng lực logistics mà các nhà nghiên cứu đã thiết lập rất nhiều những mô hình, các phương pháp khác nhau để xác định năng lực logistics của từng quốc gia Theo Kwok Hung Lau (2011), tác giả đã đưa ra khái niệm GLPI để đánh giá năng lực logistics của một quốc gia GLPI được hiểu là chỉ số năng lực logistics xanh của quốc gia Dựa trên chỉ số GLPI có thể tạo điều kiện và khuyến khích các ngành công nghiệp đầu tư vào logistics xanh nhiều hơn Điều này sẽ giúp làm giảm tác động tiêu cực của hoạt động logistics đối với môi trường Trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng với nồng độ CO2 trong không khí tương đối cao, các tác giả Enzo BarberioMariano et al (2016) cũng
đã nghiên cứu và đưa ra chỉ số LCLPI Tác giả nhấn mạnh về tầm quan trọng của hoạt động logistics xanh, ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, hay phát thải ít khí các-bon-nic/không các-bon-nic ra môi trường Nghiên cứu này đánh giá mối quan hệ giữa năng lực logistics, được đo bằng chỉ số năng lực logistics và lượng phát thải CO2 từ các phương tiện vận tải
Tính đến nay, trên thế giới đã tồn tại khá nhiều những phương pháp đo lường, đánh giá năng lực logistics của từng quốc gia Mỗi phương pháp đều có những ưu
và nhược điểm riêng Tuy nhiên, chỉ có bộ chỉ số năng lực logistics được công bố bởi cơ quan Ngân hàng thế giới là được sử dụng phổ biến, là công cụ đắc lực nhất hiện nay khi đánh giá năng lực logistics của một quốc gia bất kỳ Chính vì thế, bộ chỉ số LPI được cung cấp bởi WB càng ngày càng trở thành công cụ được sử dụng thường xuyên ở mỗi quốc gia trong việc đánh giá năng lực logistic, phục vụ cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư trên thế giới trong quá trình nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistics của từng quốc gia
Trang 28đã nói trong lần đầu ra mắt ấn phẩm “Kết nối để cạnh tranh” năm 2007: “Chúng tôi
hy vọng rằng sáng kiến này sẽ là một bổ sung có giá trị cho bộ công cụ đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cho phép các quốc gia đánh giá hiệu quả hoạt động của họ trong lĩnh vực logistics quan trọng này và sẽ thúc đẩy tăng trưởng, giảm đói nghèo
và phát triển kinh tế”
Chỉ số LPI được tổng hợp dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát ý kiến của gần 1000 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải, chuyên chở quốc tế trên thế giới về môi trường logisitics của hơn 150 quốc gia Trên cơ sở kinh nghiệm
và kiến thức của mình, các chuyên gia sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi để đánh giá các nhân tố cấu thành LPI theo thang điểm 5, trong đó điểm 1 tương ứng với mức kém nhất và điểm 5 tương ứng với mức tốt nhất Các câu hỏi được thiết kế trên nền tảng website, do đó, mỗi chuyên gia được mời tham gia đánh giá sẽ phải trả lời toàn bộ các câu hỏi theo thứ tự trên website chính thức về LPI của Ngân hàng thế giới WB Câu trả lời sẽ được thu thập và xử lý theo một công thức nhất định
Trong lần đầu giới thiệu, chỉ số LPI bao gồm 7 yếu tố cấu thành Bao gồm:
- Hiệu quả quá trình thông quan
- Chất lượng cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin logistics
- Sự thuận tiện khi gửi hàng quốc tế
- Khả năng cạnh tranh của logistics nội địa
Trang 29- Khả năng theo dõi và tìm kiếm hàng hóa
- Chi phí logistics nội địa
- Thời gian giao hàng
Năm 2010, sau khi xem xét các phản hồi của nhóm các nhà nghiên cứu, nhà lập chính sách và người sử dụng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số thay đổi về chỉ
số LPI Cụ thể, nhân tố cấu thành chỉ số LPI được rút ngắn còn 6 tiêu chí gọi là LPI quốc tế Cụ thể đó là các tiêu chí sau:
Hiệu quả của quy trình thông quan
Chất lượng cơ sở hạ tầng logistics
Gửi hàng quốc tế
Chất lượng dịch vụ logistics
Khả năng theo dõi và tìm kiếm lô hàng
Thời gian giao hàng đảm bảo đúng hẹn
Tiêu chí “chi phí logistics nội địa” bị loại khỏi nhóm 7 tiêu chí sau lần giới thiệu đầu tiên Bên cạnh đó, phạm vi của LPI được mở rộng sang mảng thứ 2 gọi là LPI nội địa, bao gồm nhiều thông tin chi tiết hơn về thủ tục hải quan, thời gian, chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa và an ninh hàng hóa tại biên giới giúp gia tăng chất lượng và phạm vi của chỉ số LPI, giúp cho việc thiết lập chính sách được tốt hơn Các thông tin được bổ sung gồm có:
- Thời gian/Chi phí khi làm thủ tục nhập khẩu/xuất khẩu
- Quản lý hải quan và quy trình làm thủ tục hải quan
- Các biện pháp an ninh biên giới
- Chất lượng cơ sở hạ tầng và nhà cung cấp dịch vụ
Các thành phần này được lựa chọn dựa trên lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm
và kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia logistics liên quan đến giao nhận hàng hóa quốc tế Sáu tiêu chí này được phân chia thành 2 nhóm sau (Hình 1.1):
Lĩnh vực về quy định chính sách liên quan đến những yếu tố đầu vào chính của chuỗi cung ứng gồm: hải quan, cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics
Trang 30 Đầu ra của việc thực hiện chuỗi cung ứng, liên quan đến các yếu tố của LPI
về thời gian và độ tin cậy: tính kịp thời, vận chuyển quốc tế, sự theo dõi và tìm kiếm hàng hóa
Hình 1.1: Nhóm đầu vào và đầu ra của chỉ số LPI
Nguồn: Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh – ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”
Bên cạnh những thay đổi trên, chỉ số LPI trong các lần giới thiệu sau đã mở rộng phạm vi của nhân tố cơ sở hạ tầng Nếu như ở năm 2007, World bank chỉ chú trọng đến chất lượng của 2 yếu tố thuộc cơ sở hạ tấng đó là giao thông vận tải và dịch vụ viễn thông thì đến năm 2010, phạm vi của các yếu tố trên đã được mở rộng theo 2 hướng Thứ nhất, yếu tố cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, kho bãi, thiết bị chuyển tải và công nghệ thông tin và truyền thông Thứ hai, các chuyên gia được yêu cầu phải đánh giá cả năng lực
và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics cốt lõi như các nhà khai thác dịch vụ vận tải, các nhà phân phối, các nhà giao nhận, cơ quan hải quan và các chủ hàng
1.3.2 Phương pháp xây dựng bộ chỉ số LPI
Như đã nói ở trên, chỉ số LPI xây dựng dựa trên phân tích kết quả điều tra từ một hệ thống 34 câu hỏi dành cho các chuyên gia về lĩnh vực logistics trên toàn thế giới để đánh giá các tiêu chí thể hiện năng lực logistics của từng quốc gia Trên cơ
sở kinh nghiệm nhiều năm, bộ câu hỏi cũng được các nhà nghiên cứu dành rất nhiều tâm huyết để sao cho phản ánh được chính xác nhất năng lực logistics của mỗi đối tượng khảo sát, là tiền đề định hướng chiến lược cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Cụ thể, bộ câu hỏi được chia làm 3 phần Trong đó:
Trang 31Phần 1: Thông tin cơ bản của chuyên gia được khảo sát: Bao gồm các câu hỏi
từ 1 đến 9 nhằm điều tra một số thông tin về công việc hiện tại của đối tượng khảo sát Phần 2: Gồm các câu hỏi từ 10 đến 16 nhằm mục tiêu đánh giá LPI quốc tế Phần 3: Gồm các câu hỏi từ 17 đến 34 nhằm đánh giá LPI nội địa
1.3.2.1 LPI quốc tế
Để thu thập dữ liệu về LPI quốc tế, các chuyên gia được yêu cầu trả lời các câu hỏi từ 10 đến 16 Mỗi cá nhân trả lời khảo sát được phép đánh giá tám thị trường nước ngoài trên sáu thành phần cốt lõi của hoạt động hậu cần Tám thị trường được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu quan trọng nhất của quốc gia nơi chuyên gia được hỏi đang làm việc Phương pháp được sử dụng để lựa chọn nhóm nước thay đổi theo đặc điểm của quốc gia nơi người được hỏi đang làm việc, cụ thể như bảng dưới đây:
Trang 32Bảng 1.1: Phương pháp lựa chọn thị trường đánh giá trong khảo sát LPI
Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp
Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm
nước thu nhập trung bình
Người trả lời đến từ quốc gia thuộc nhóm nước thu nhập cao
Người trả lời làm việc
tại quốc gia ven biển
Năm nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất
+ Ba nước đối tác nhập khẩu quan
trọng nhất
Ba nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + Một nước đối tác nhập khẩu quan trọng
nhất + Bốn nước lấy ngẫu nhiên từ các nhóm nước sau: Châu Phi, Đông Á, Nam Á và Trung Á, các nước Mỹ Latinh, nhóm các nước OECD
Lấy ngẫu nhiên 2 nước từ danh sách
5 nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất và 5 nước đối tác nhập khẩu quan trọng nhất
+ Lấy ngẫu nhiên ở mỗi nhóm nước
dưới đây 1 quốc gia:
a Châu Phi
b Đông Á, Nam Á và Trung Á
c Mỹ Latinh
d Nhóm các nước OECD + Lấy ngẫu nhiên 2 nước trong nhóm
các nước bên trên
Người trả lời làm việc
tại quốc gia không
tiếp giáp biển
Bốn nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất
+ Hai nước đối tác nhập khẩu
quan trọng nhất + Hai nước cầu nối trung chuyển
hàng hóa
Ba nước đối tác xuất khẩu quan trọng nhất + Một nước đối tác nhập khẩu quan trọng
nhất + Hai nước là cầu nối trung chuyển hàng hóa + Hai nước chọn ngẫu nhiên từ nhóm các nước sau: Châu Phi, Đông Á, Trung Á, Mỹ Latinh và nhóm các nước OECD
Nguồn: Ngân hàng thế giới WB
Trang 33Các câu trả lời thu thập được từ cuộc khảo sát các chuyên gia sẽ được đưa vào
xử lý bằng phương pháp Phân tích thành phần chính PCA Đây là phương pháp được xử dụng thường xuyên khi các nhà thống kê phải đối mặt với bộ số liệu đa chiều Đối với LPI quốc tế, đầu vào cho PCA là điểm trung bình của toàn bộ các câu trả lời của các chuyên gia ở mỗi câu hỏi trên một thị trường nhất định Điểm số này được đơn giản hoá bằng cách lấy giá trị trung bình mẫu và chia cho độ lệch chuẩn trước khi tiến hành PCA Các chỉ số đầu ra của PCA được nhân với trọng số như trong Bảng 1.2 Bằng cách này ta tính được điểm của từng yếu tố cấu thành LPI quốc tế Vì trọng số của sáu chỉ số là tương đương nhau, do vậy, chỉ số LPI quốc tế tương đối gần với mức trung bình đơn giản của sáu chỉ số thành phần.Chỉ số LPI quốc tế cuối cùng chính là tổng điểm có tính đến trọng số của cả sáu yếu tố vừa được tính ở trên
Bảng 1.2: Trọng số các yếu tố cấu thành LPI quốc tế
Hải quan 0,42 0,41 0,40 0,41
Cơ sở hạ tầng 0,42 0,41 0,42 0,41 Vận tải quốc tế 0,37 0,40 0,40 0,41 Chất lượng và khả năng cạnh tranh của logistics 0,42 0,42 0,42 0,41 Khả năng theo dõi và tìm kiếm lô hàng 0,41 0,41 0,41 0,41
Thời gian giao hàng 0,40 0,40 0,40 0,40
Nguồn: Báo cáo “Kết nối để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu”, 2016
Khoảng tin cậy
Khoảng tin cậy được dùng để xây dựng giới hạn trên và dưới cho điểm LPI quốc tế của mỗi quốc gia để từ đó đưa ra được xếp hạng của quốc gia đó Ở đây, tác giả đưa ra độ tin cậy của LPI vào khoảng 80% do vậy, ta có thể dễ dàng xác định khoảng tin cậy của chỉ số này theo công thức:
± ( , )
√Trong đó: LPI: điểm LPI quốc tế của một quốc gia
N: số người trả lời khảo sát về quốc gia đó
Trang 34S: sai số chuẩn của LPI ở mỗi quốc gia
T: phân phối T-student
1.3.2.2 LPI nội địa
Phần thứ hai của công cụ khảo sát LPI là LPI nội địa, trong đó người trả lời cung cấp thông tin định tính và định lượng về môi trường logistics ở nước họ làm việc
Để tính toán chỉ số LPI nội địa, các tác giả tính trung bình nhân của các câu trả lời ở mỗi câu hỏi đối với từng quốc gia nhất định Cụ thể, các câu trả lời đó sẽ được
xử lý bằng cách lấy logarit tự nhiên giá trị của nó sau đó giá trị LPI nội địa cuối cùng sẽ được tính bằng trung bình điểm các câu trả lời trên Trong trường hợp người được hỏi đưa ra câu trả lời ở trong một khoảng nào đó thì câu trả lời được tính là giá trị giữa của khoảng và được lấy logarit tự nhiên như trên Ví dụ người được hỏi đưa ra câu trả lời cho quãng đường xuất khẩu là 50-100 km thì câu trả lời
1.3.3.2 Đối với các nhà đầu tư
Chỉ số LPI của một quốc gia ở mức cao phản ảnh một thực tế rằng môi trường quốc gia này rất hấp dẫn, gây thu hút, chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài Cụ thể,
Trang 35chỉ số LPI cao đồng nghĩa với việc ở quốc gia đó tồn tại một hệ thống pháp luật, thủ tục và quy trình hải quan minh bạch, cơ sở hạ tầng tiên tiến cộng với những thuận tiện và nhanh chóng khi gửi hàng quốc tế hơn hẳn những quốc gia khác Đây chính
là những thuận lợi mà các nhà đầu tư luôn luôn tìm kiếm khi có nhu cầu mở rộng thị trường sang các quốc gia khác Trên cơ sở chỉ số LPI được công bố qua các năm, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan về môi trường ngành logistics của từng quốc gia từ đó sẽ có những đánh giá về năng lực logistics, tiềm năng thu về lợi nhuận đối với từng quốc gia nếu như quyết định bỏ vốn đầu tư Từ đó, nhà đầu tư
có thể dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn thị trường đầu tư cho chính mình
1.3.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực ASEAN
1.3.4.1 Singapore
Đánh giá của Ngân hàng thế giới cho thấy Singapore có chỉ số LPI rất cao: cao nhất thế giới năm 2007, đứng thứ hai thế giới năm 2010 (sau Đức) và với những đổi mới trong ngành hải quan, năm 2012, Singapore lại vươn lên dẫn đầu thế giới Mặc
dù đến năm 2014, 2016 thứ hạng của Singapore đã giảm, tuy nhiên, nước này vẫn nằm trong tốp các quốc gia có logistics phát triển nhất trên thế giới
Để đạt được thành công như trên, trước hết, Singapore ý thức được vai trò quan trọng của logistics trong phát triển kinh tế, dự đoán đúng xu thế phát triển của logistics nên ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20 (tức là chỉ 5 năm sau khi giành độc lập), Singapore đã coi logistics là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển với việc thành lập Hiệp hội Logistics Singapore (SLA)
Về cơ sở hạ tầng, hệ thống hạ tầng cơ sở ở Singapore được đầu tư phát triển hiện đại ở mọi phương thức: vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không từ những năm 1980 và từ đó đến nay không ngừng nâng cấp, hiện đại hóa
* Hệ thống cảng biển: Phát huy lợi thế là một điểm trung chuyển hàng hóa truyền thống được các thương nhân khu vực châu Á ưa chuộng từ thế kỷ 19, kế thừa
hạ tầng cảng được Đế chế Anh quốc tạo dựng trong những năm 1960, chỉ trong vòng 20 năm, Singapore đã phát triển hệ thống cảng biển rất sớm và trở thành cảng sôi động nhất của khu vực (vượt qua cảng Yokohama- Nhật Bản giành vị trí thứ nhất khu vực vào những năm 1980) Trong suốt thời gian qua, Singapore đã không
Trang 36ngừng nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cảng biển Hiện nay, cảng biển Singapore sử dụng công nghệ cấp phép điện tử để tàu có thể ra vào nhanh hơn Ngoài ra, Singapore cũng dùng các hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ trong việc xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa Chính vì thế, cảng biển Singapore trở thành một trong những cảng container sầm uất nhất trên thế giới và trở thành cảng trung chuyển hàng hóa lớn vào loại nhất, nhì thế giới
* Sân bay: Song song cùng với phát triển cảng biển, Singapore cũng đặt ưu tiên cho phát triển hàng không Từ năm 1971, Singapore đầu tư xây dựng sân bay mới là Changi Airport Dự án này được triển khai rất nhanh, chỉ trong vòng 6 năm (từ 1975 đến 1981) đã hoàn thành Đến nay sân bay quốc tế Changi với Trung tâm Logistics hàng không Singapore ALPS (Airport Logistics Park of Singapore - còn gọi là Công viên Logistics Changi) trở thành biểu tượng cho logistics hàng không Singapore Sân bay quốc tế Changi Singapore được đánh giá là một trong những sân bay tốt nhất thế giới Không chỉ cung cấp các dịch vụ tốt nhất để thu hút vận chuyển hành khách, sân bay này còn tạo những điều kiện tốt nhất phục vụ vận chuyển hàng hóa
* Hệ thống đường bộ, đường sắt: Singapore chỉ phát triển 1 tuyến đường sắt duy nhất nối liền Singapore và Malaysia nhưng đã đầu tư xây dựng một hệ thống giao thông đường bộ hoàn chỉnh, đa dạng về phương thức, bao gồm cả hệ thống tàu điện ngầm tốc độ cao (Singapore Mass Rapid Transit - SMRT hay MRT), hệ thống đường sắt hạng nhẹ (Light Rapid Transit - LRT), hệ thống xe buýt và taxi với đặc điểm là giao thông rất thuận tiện, có thể đáp ứng nhu cầu lớn, tốc độ nhanh và hiệu quả cao
* Kho bãi: Singapore xây dựng hệ thống kho bãi phân bố rộng khắp toàn quốc và không ngừng hiện đại hóa với tiêu chuẩn cao Đây cũng là yếu tố then chốt cho sự phát triển logistics của Singapore Quy trình quản lý kho bãi của Singapore cũng rất hiện đại, thủ tục đơn giản, thực hiện nhanh chóng Việc sử Utilising powerful e-commerce solutions, we offer you integrated real-time connectivity and inventory management.dụng các giải pháp thương mại điện tử giúp cho hệ thống kho bãi Singapore có thể cung cấp tối đa các dịch vụ logisticsNow, keeping track of your products is easy and to-the-minute và cho phép khách hàng theo dõi hàng hóa
Trang 37áp dụng trong hoạt động logistics như hải quan điện tử, truy xuất đơn hàng tự động, quản lý và điều hành cảng công nghệ cao Với 5 hệ thống mạng điện tử, các hoạt động logistics và thương mại được thực hiện tự động hóa và không giấy tờ, tiết kiệm được thời gian, nhân lực và chi phí, đồng thời hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lư của Chính phủ cũng được nâng cao Các hệ thống mạng điện tử này có thể liên kết với nhau, qua đó ngay cả những dịch vụ như nhập hàng qua đường hàng không và tái xuất qua đường biển nhanh chóng được thực hiện chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ Đây là nhân tố rất quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của Singapore và biến Singapore trở thành trung tâm logistics số một của thế giới
Về chính sách quản lý Nhà nước, điểm nổi bật nhất là chính sách “mở”, cho phép phát huy tối đa sức mạnh từ khối doanh nghiệp tư nhân và đầu tư của nước ngoài Ngay từ thập niên 1980, Chính phủ Singapore đã ban hành các chính sách phát triển thương mại, dịch vụ, vận tải và logistics với các biện pháp chủ yếu:
* Ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách về tài chính, tiền tệ và tỷ giá để gia tăng tiết kiệm và thu hút đầu tư nước ngoài: Chính sách về tài chính, tiền
tệ và tỉ giá hối đoái đã đảm bảo sự bình ổn cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và ngành Logistics nói riêng Ngân hàng Trung ương Singapore sử dụng công cụ tỷ giá, thay vì lãi suất cơ bản, để kiểm soát lạm phát Hệ thống ngân hàng của Singapore thuộc một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất thế giới, đã mang lại những dịch vụ tín dụng, nguồn vốn dồi dào và sự ổn định tài chính Lạm phát thấp
và giá trị đồng đô-la Singapore ổn định đã đem lại niềm tin cho người dân, dẫn đến tiết kiệm tăng cao đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước Sự ổn định tài chính quốc gia đã giúp Singapore có đủ khả năng đầu tư hạ tầng cơ sở hiện đại thuộc hàng đầu thế giới cả hệ thống đường bộ, đường biển và đường hàng không
Trang 38* Chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty vận tải và logistics: Singapore chủ động khuyến khích các công ty đa quốc gia (MNCs) và một số các nhà cung ứng dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại Singapore, xây dựng các trung tâm phân phối khu vực và toàn cầu tại Singapore với nhiều ưu đãi như giảm thuế đối với khoản thu lợi nhuận, miễn thuế đối với đầu tư mạo hiểm Đặc biệt, Chính phủ Singapore còn có chương trình ưu đãi đặc biệt như miễn thuế thu nhập từ tàu biển trong 10 năm, hay được hưởng tỷ lệ thuế ưu đãi nhỏ hơn 10% trên mức tăng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ trong 5 năm và cho vay ưu đãi với tàu và container
* Chính sách hải quan: Các chính sách về thủ tục hải quan của Singapore được minh bạch hóa với những quy định rõ ràng, chặt chẽ và hiệu lực thi hành nhanh chóng Thêm vào đó, thông qua mạng Trade Net, quy trình hải quan được tự động hóa, làm cho hàng hóa thông quan dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian lưu hàng tại cảng, giảm thời gian và chi phí lưu kho, lưu bãi do đó đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thương mại
và trung chuyển hàng hóa tại Singapore Bản thân ngành Hải quan Singapore cũng luôn chú trọng đổi mới để tăng hiệu quả như: đổi mới mô hình tổ chức (7/2008), triển khai áp dụng kỹ thuật hiện đại, nhất là công nghệ thông tin nhằm cải cách hoạt động quản lý, đặc biệt trong công tác thông quan hàng hoá và phân loại hàng hoá Bên cạnh đó, để đảm bảo luôn cập nhật được công nghệ thông tin hiện đại nhất, Hải quan Singapore đã thuê các công ty công nghệ thông tin trong và ngoài nước xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho ngành, thiết kế triển khai phần mềm ứng dụng dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ Ví dụ như hệ thống thông quan điện
tử, hệ thống thông quan trước đối với hàng chuyển phát nhanh, hệ thống nộp phí và thuế điện tử, hệ thống TradeXchange (2007), sáng kiến về kho ngoại quan ZGT 0% thuế
* Chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics: Bên cạnh việc thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp Logistics hàng đầu thế giới, Singapore còn chú trọng việc thu hút nhân tài của nước ngoài trong mọi lĩnh vực, trong đó có nhân tài logistics nhờ các chính sách tuyển dụng mở cửa, chính sách tiền lương cao, thuế thu nhập cá nhân thấp, luật được phép đưa người thân sang sống cùng, được cấp giấy phép định
cư và nhập tịch lâu dài tại Singapore Ngoài ra, Chính phủ Singapore còn đặc biệt
Trang 39chú trọng đến các chính sách về giáo dục, đào tạo nhân tài logistics Chính phủ Singapore đã sử dụng hình thức giảng đường để giới thiệu những kỹ thuật logistics mới nhất cho công chúng và các công ty, đồng thời đề ra các biện pháp hợp tác giữa nhà trường với nhà nước và các tổ chức quốc tế Chính phủ cũng chủ trương xây dựng các giáo trình giảng dạy chuyên ngành logistics rộng rãi, đồng thời định hướng xây dựng chương trình đào tạo thạc sỹ logistics và bồi dưỡng các nhân tài quản lý cao cấp chuyên ngành logistics trong các trường đại học, cao đẳng Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hợp tác với các thương hội, hiệp hội thúc đẩy mở triển lãm
về logistics, hội thảo về logistics nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics
1.3.4.2 Malaysia
Theo đánh giá của World Bank, Malaysia vẫn duy trì thứ hạng của mình trong bảng xếp hạng LPI toàn cầu Tuy nhiên, Malaysia bị tụt 2 hạng trên bảng xếp hạng LPI từ vị trí thứ 27 (2007) xuống vị trí thứ 29 (2010) và tiếp tục duy trì vị trí này đến năm 2012
Trong quá trình phát triển logistics, Malaysia đã có những định hướng khá hợp
lý với điều kiện địa lý và kinh tế quốc gia
Thứ nhất, vừa để phục vụ phát triển kinh tế quốc gia, vừa khai thác yếu tố địa hình tự nhiên, Malaysia đã chọn con đường phát triển logistics toàn diện ở mọi loại hình vận tải trong chuỗi cung ứng gồm đường bộ, đường sắt, vận tải biển và hàng không Đối với Malaysia, đây là một lựa chọn rất hợp lý khi hệ thống đường bộ và đường sắt tạo nên một mạng lưới liên thông, kết nối hệ thống cảng biển, kho băi và sân bay với nhau và với các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm sâu trong nội địa Kênh vận chuyển đường bộ thuận lợi đã không chỉ hỗ trợ đắc lực cho phát triển sản xuất, gia công mà quan trọng hơn là tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài có thể khai thác hệ thống vận chuyển đường bộ để giảm chi phí vận tải trong logistics do chi phí vận tải đường bộ và đường sắt thấp hơn nhiều so với đường biển và hàng không Hơn nữa, hệ thống kết nối giữa các hình thức vận tải chính là lợi thế để vận tải đa phương tiện phát triển mạnh
Trang 40Với hạ tầng cảng biển, Malaysia đã chọn phương án trải dài đầu tư cho hệ thống cảng biển, nâng cấp và phát triển theo từng giai đoạn Việc đầu tư dần dần cho cảng biển của Malaysia cũng một phần do Malaysia muốn tạo dựng một sự phát triển bền vững chứ không nhắm tới mục tiêu chiếm ưu thế nhanh để tránh việc rơi vào thế cạnh tranh trực tiếp với cảng Singapore (vốn đã hoạt động và phát triển rất mạnh) và việc này đã giúp Malaysia đạt được những thành quả đáng kể Điều này thể hiện rõ khi hầu hết các công ty logistics quốc tế lớn đã vào thị trường Malaysia
và biến Malaysia thành một kho hàng chuyển tiếp chính trong khu vực Đông Nam Á
Với hạ tầng hàng không, khác với hạ tầng cảng biển, Malaysia lại có một lộ trình phát triển rất nhanh Với ưu thế về vị trí ngay sát trung tâm logistics thế giới (là Singapore) nhưng kênh vận tải hàng không qua Singapore không lớn, đồng thời nhận thấy các nước láng giềng và các nước khác trong khu vực chưa có hệ thống vận tải hàng không phát triển, ngay từ năm 1993 Malaysia đã dồn khoản đầu tư lớn (3,5 tỷ USD) cho việc xây dựng sân bay quốc tế Kuala Lumpur và chỉ trong 5 năm
đã hoàn thành đưa vào hoạt động
Thứ hai, việc thành lập các cảng nội địa (IDC) và các khu thương mại tự do (FCZ) là những hướng đi có tính đột phá và rất mới mẻ Dù không nằm trong những yếu tố chính của chuỗi cung ứng nhưng đối với việc phát triển logistics của Malaysia thì sự phát triển của các yếu tố bổ trợ này lại có ý nghĩa rất lớn Các ICD
và FCZ gia tăng khả năng trung chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng từ hệ thống vận tải đường biển và đường hàng không sang hệ thống đường bộ và đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành một hệ thống vận chuyển liên thông giữa Thái Lan
- Malaysia - Indonesia - Singapore Thành công nhất chính là Malaysia xây dựng được hệ thống các FCZ khi hàng hóa trong chuỗi cung ứng quá cảnh ở những khu vực này sẽ được giảm thiểu các thủ tục thông quan thông thường, các LSP có thể dễ dàng chuyển phương tiện vận tải, sang dỡ hàng hóa…
Thứ ba, Malaysia không ngừng đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào logistics Nếu so với Singapore, Malaysia đứng thứ hai trong khu vực
về phát triển công nghệ thông tin Trên thực tế, Malaysia với hệ thống cáp quang được phủ gần kín toàn bộ lãnh thổ được xem là quốc gia có hệ thống mạng viễn