1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng hàn và tiếng việt

28 3,6K 87

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 717,24 KB

Nội dung

Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn – tiếng Việt sẽ phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Hàn và tiếng Việt như là

Trang 1

So sánh đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong

tiếng Hàn và tiếng Việt

Nguyễn Thị Thanh Hoa

Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 603150

Người hướng dẫn: PGS TS Trịnh Cẩm Lan

Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt: tập

trung phân tích các khái niệm về đoản ngữ, cụm động từ nói chung và đoản ngữ, cụm động từ trong tiếng Hàn, tiếng Việt nói riêng Nghiên cứu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt: đi sâu tìm hiểu cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn, tiếng Nêu bật những điểm giống và khác nhau trong cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn với tiếng Việt, bên cạnh đó đề cập đến một

số vấn đề cần lưu ý cho người học khi thực hành hai ngôn ngữ trên

Keywords: Châu Á học; Động từ; Tiếng Hàn; Tiếng Việt; Cụm động từ

Content:

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Ý nghĩa của luận văn 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục của luận văn 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Các quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Các kiểu quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ 9

1.1.2.1 Quan hệ đẳng lập 9

1.1.2.2 Quan hệ chính – phụ 11

1.1.2.3 Quan hệ chủ - vị 14

1.2 Khái niệm đoản ngữ 15

1.3 Khái niệm cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt 19

1.3.1 Cụm động từ trong tiếng Hàn 21

1.3.2 Cụm động từ trong tiếng Việt 23

1.4 Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ và nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn – tiếng Việt 24

1.4.1 Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ 24

1.4.2 Nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt 26

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 30

2.1 Cụm động từ tiếng Hàn 30

Trang 3

2.1.1 Trật tự chung và việc xác định trung tâm, thành tố phụ trong cụm

động từ tiếng Hàn 32

2.1.2 Trung tâm cụm động từ tiếng Hàn 33

2.1.3 Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Hàn 34

2.1.3.1 Thành tố phụ là từ 34

2.1.3.2 Thành tố phụ là phụ tố 39

2.2 Cụm động từ tiếng Việt 51

2.2.1 Trật tự chung và việc xác định trung tâm, thành tố phụ trong cụm động từ tiếng Việt 51

2.2.2 Trung tâm cụm động từ tiếng Việt 56

2.2.2.1 Thành tố chính là một động từ 56

2.2.2.2 Thành tố chính là hai hoặc hơn hai động từ 58

2.2.2.3 Thành tố chính là một kết cấu khứ hồi 59

2.2.3 Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Việt 60

2.2.3.1 Thành tố phụ trước 60

2.2.3.2 Thành tố phụ sau 62

CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT 69

3.1 Những nét tương đồng và dị biệt về cấu trúc chung 69

3.1.1 Điểm tương đồng 69

3.1.2 Điểm dị biệt 69

3.2 Những nét tương đồng và dị biệt về thành tố trung tâm cụm động từ 71

3.2.1 Điểm tương đồng 71

3.2.2 Điểm dị biệt 72

3.3 Những nét tương đồng và dị biệt về thành tố phụ trước 74

3.3.1 Điểm tương đồng 74

3.3.2 Điểm dị biệt 75

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 4

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ

TIẾNG VIỆT PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với xu hướng giao lưu và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì nghiên cứu so sánh đối chiếu các ngôn ngữ của các quốc gia khác nhau đang trở thành một vấn đề cần thiết “Trong thời đại của cách mạng Khoa học kỹ thuật, thời đại của các dân tộc trên thế giới nói bằng các thứ tiếng khác nhau đi vào cuộc giao lưu tiếp xúc ngày càng nhiều với những hình thức phong phú, đa dạng thì

rõ ràng việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ là cực kỳ cấp bách” (18; 20) Trong khi, các công trình nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác đã đạt được những thành tựu đáng kể thì việc nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt và tiếng Hàn lại còn khá khiêm tốn Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, việc so sánh đối chiếu tiếng Hàn với tiếng Việt nói chung, so sánh đối chiếu cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt nói riêng sẽ có ý nghĩa rất lớn Đối với những người học tập, nghiên cứu về Việt Nam và Hàn Quốc thì việc hiểu được một số điểm giống, khác nhau cơ bản giữa cụm động từ giữa tiếng Hàn – tiếng Việt sẽ là một thuận lợi Nhìn nhận những điểm giống và khác giữa hai ngôn ngữ một cách có hệ thống sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn Theo đó, việc sử dụng tiếng nước ngoài cũng sẽ dễ dàng hơn Quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội đã và đang phát triển rất nhanh với một tương lai mở rộng và tươi sáng Hàn Quốc đang là quốc gia nằm trong top đứng đầu về đầu tư ở Việt Nam, cơ hội tìm được việc làm tốt trong các công ty Hàn Quốc hoặc công ty du lịch rất cao nếu bạn làm chủ được tiếng Hàn Tại Việt Nam, các trường Đại học cũng như các trung tâm có đào tạo tiếng Hàn ngày càng được mở rộng và thu hút người học với số lượng tăng qua mỗi năm Tình hình đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu giữa hai ngôn ngữ Hàn – Việt nhằm chỉ ra những tương đồng và dị biệt để khắc phục những lỗi chuyển di tiêu cực cho người sử dụng Và đặc biệt, hiện nay, người Việt học tiếng Hàn và những người Hàn học tiếng Việt đang gặp phải một số vấn đề khó khăn đó là trên thực tế họ thuộc và viết được rất nhiều từ mới nhưng khi sử dụng những từ đó để nói hoặc viết thành một câu hoàn chỉnh thì đôi khi vẫn gặp một số lỗi sai

Đó chính là lý do chọn đề tài luận văn của chúng tôi

Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu đối chiếu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn – tiếng Việt

sẽ phần nào đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Hàn và tiếng Việt như là một ngoại ngữ cho mọi người quan tâm

2 Ý nghĩa của luận văn

2.1 Về mặt lý luận

Trật tự từ là vấn đề quan trọng của cấu trúc ngữ pháp và là một trong những phương thức ngữ pháp đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên việc đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Hàn – Việt trong lĩnh vực này còn chưa được đề cập đến nhiều, và chưa mang tính chất hệ thống Bởi vậy nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết, kết quả của nghiên cứu sẽ giúp làm sáng tỏ những đặc điểm loại hình của tiếng Hàn và tiếng Việt – hai ngôn ngữ mang tính phân tích ở những mức độ khác nhau

2.2 Về mặt thực tiễn

Thông qua việc đối chiếu hai ngôn ngữ về trật tự từ, chủ yếu trên bình diện cấu trúc và một phần trên bình diện ngữ nghĩa của các thành tố trong động ngữ, chúng tôi mong muốn góp phần vào việc đào tạo tiếng Hàn cũng như đào tạo tiếng Việt như một ngoại ngữ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trật tự từ trong cụm động từ của hai ngôn ngữ tiếng Hàn

và tiếng Việt

Trong khi nghiên cứu, chúng tôi sẽ mô tả và xây dựng mô hình cụm động từ của mỗi ngôn ngữ, đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu những mô hình cấu trúc đó, các thành tố cấu tạo nên mô hình đó, tìm hiểu sự biến đổi cấu trúc sẽ dẫn đến sự biến đổi về ý nghĩa như thế nào và cuối cùng sẽ đưa ra những nhận xét trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đạt được

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thuộc loại nghiên cứu miêu tả và so sánh đối chiếu, do vậy, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu dưới đây:

- Phương pháp phân tích thành tố: Để phân tích cấu tạo của cụm động từ trong hai ngôn ngữ

- Phương pháp miêu tả: Được dùng để miêu tả đặc điểm, cấu tạo cụm động từ trong hai ngôn ngữ

- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Được dùng để tìm ra những điểm giống và khác biệt trong cấu trúc cụm động từ của hai ngôn ngữ

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số tài liệu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như các nhà Việt ngữ học Đồng thời, chúng tôi cũng trích dẫn những ví dụ minh họa từ các tác phẩm văn học bằng bản ngữ của các tác giả Hàn Quốc, Việt Nam

Một điều nữa cần giới thiệu đó là khi dịch các ví dụ minh họa từ tiếng Hàn sang tiếng Việt và ngược lại, chúng tôi dịch đúng và sát nghĩa chứ không chú ý đến việc diễn đạt trau chuốt câu chữ theo lối văn dịch nhằm mục đích tìm ra những điểm giống và khác nhau về trật tự từ trong cấu trúc cụm động từ giữa tiếng Hàn và tiếng Việt

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương Trong chương 1, chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý thuyết Nội dung của chương này tập trung phân tích các khái niệm về đoản ngữ, cụm động từ nói chung và đoản ngữ, cụm động từ trong tiếng Hàn, tiếng Việt nói riêng Nghiên cứu cấu trúc cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt là nội dung chính của chương 2 Trong chương này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn, tiếng Việt để làm cơ sở cho phần so sánh đối chiếu được trình bày ở chương 3 Chương 3 nêu bật những điểm giống và khác nhau trong cấu trúc cụm động từ của tiếng Hàn với tiếng Việt, bên cạnh đó đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý cho người học khi thực hành hai ngôn ngữ trên

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Các quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ

Trong những ngôn từ hay văn bản gồm hai câu trở lên, giữa câu này với câu kia có thể có nhiều mối quan hệ về đề tài, về ý tứ, nhưng không thể có những mối quan hệ ngữ pháp” (8; 12) Nhiều nhà ngôn ngữ học khi nghiên cứu về quan hệ ngữ pháp cũng quan niệm đó là “quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ” (5; 253) hoặc là “quan hệ giữa các thành tố của cụm từ và quan hệ giữa các thành phần câu” (20; 199) Chúng còn được gọi là quan hệ cú pháp hay quan hệ cú pháp học và được quan niệm gồm ba kiểu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ-vị

Các nhà nghiên cứu cho rằng quan hệ ngữ pháp trong từ được gọi là “quan hệ từ pháp” Quan hệ giữa các từ hoặc giữa các cụm từ trong câu được gọi là “quan hệ cú pháp” (23; 90)

“Ngữ pháp” ở đây được hiểu là toàn bộ các quy tắc biến đổi và kết hợp từ để tạo ra câu nói và ngữ pháp học có nhiệm vụ nghiên cứu chức năng của các từ trong cấu trúc của câu

1.1.1 Khái niệm Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người Ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác Toàn bộ hoạt động của

Trang 6

hệ thống ngôn ngữ được thể hiện trên hai trục: trục tuyến tính (hay trục ngang) và trục liên tưởng (hay trục dọc) Hơn nữa trong ngôn ngữ, mỗi đơn vị đều là tổng hòa của các mối quan hệ của nó đối với những đơn vị khác

Như vậy, “quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra những tổ hợp từ có khả năng được vận dụng độc lập, được xem như là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn, và có ít nhất một thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn” (5; 253)

Để hiểu rõ hơn về quan hệ ngữ pháp, chúng ta cần tìm hiểu từng mối quan hệ Đó là mối quan

hệ trên trục liên tưởng và mối quan hệ trên trục tuyến tính

a) Mối quan hệ trên trục liên tưởng (còn gọi là mối quan hệ trên trục dọc hoặc trục đối vị) là

mối quan hệ xác định giá trị tự thân của từng đơn vị

b) Mối quan hệ trên trục hình tuyến (trước – sau) (còn gọi là trục ngang) là mối quan hệ xác

định chức năng của đơn vị

1.1.2 Các kiểu quan hệ ngữ pháp trong ngôn ngữ

Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tuy đa dạng nhưng có thể được phân loại thành ba kiểu chính Đó

là quan hệ đẳng lập, quan hệ chính - phụ và quan hệ chủ - vị

1.2 Khái niệm đoản ngữ

“Đoản ngữ” là một trong những đơn vị ngôn ngữ có cấu trúc phức tạp, tần số sử dụng cao, đặc biệt là đoản ngữ đẳng lập, kết cấu nội tại của chúng có tính cân xứng Trong tiếng Việt, thuật ngữ này lần đầu tiên đã được Nguyễn Tài Cẩn sử dụng để miêu tả cấu trúc của danh ngữ tiếng Việt Ông cho

rằng đoản ngữ là một loại tổ hợp tự do, kết hợp theo quan hệ chính phụ bao gồm một trung tâm nối

liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính phụ (2; 148) Ví dụ: “Sách hay” Đây là trường hợp có một trung tâm đứng làm nòng cốt và bên cạnh ghép thêm một hay một vài thành tố có vai trò thứ yếu, dùng để bổ sung cho trung tâm

1.3 Khái niệm cụm động từ trong tiếng Hàn – tiếng Việt

Cụm động từ là một nhóm từ được tổ chức theo quan hệ ngữ pháp chính phụ mà động từ giữ chức năng là thành tố chính, thành tố trung tâm Cấu trúc cơ bản của cụm động từ bao gồm: phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau Ở phần trung tâm có thể gặp một động từ hoặc những tổ hợp gồm nhiều động từ Các thành tố phụ của động từ có thể chia thành hai loại: thành tố phụ là từ và thành tố phụ là phụ tố Về cơ bản, phần phụ trước của cụm động từ có tác dụng định tính mối quan hệ

về thời gian, trạng thái của hành động nêu ở động từ thành tố chính Phần phụ sau có tác dụng mở rộng nội dung từ vựng của động từ - thành tố chính

1.3.1 Cụm động từ trong tiếng Hàn

Tác giả Ahn Kyong Hwan trong “Trật tự từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt” (한국어

어순 베트남어와의 비교) cho rằng “mỗi động từ tiếng Hàn, khi giữ chức năng là thành tố chính kết hợp với một hay một số thành tố phụ để cấu tạo nên động ngữ, thường mang thêm ở sau nó những phụ

tố hình thái có giá trị cấu tạo dạng thức của động từ” (10; 56)

1.3.2 Cụm động từ trong tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, động từ là một từ loại rất có khả năng kèm thêm những thành tố phụ để phát triển thành đoản ngữ

Loại đoản ngữ có động từ làm trung tâm như thế gọi là động ngữ Đoản ngữ có động từ làm trung tâm còn được gọi là cụm động từ (hay động ngữ) Vậy cụm động từ tiếng Việt là loại cụm chính phụ, trong đó thành tố trung tâm là động từ còn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm cho động từ trung tâm đó

Trang 7

1.4 Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ và nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn – tiếng Việt 1.4.1 Nghiên cứu đối chiếu trong ngôn ngữ

Đối chiếu các ngôn ngữ cho khả năng xác định không chỉ các dữ kiện và hiện tượng có các chức năng tương tự trong các ngôn ngữ được đối chiếu, mà còn xác định vị trí của chúng trong các hệ thống theo chức năng Ví dụ, khi đề cập đến hệ thống các phương tiện mang nghĩa chỉ hành động, có thể nói rằng trong tiếng Anh tiếp tố “-er” chắc chắn là hạt nhân của hệ thống chức năng các phương tiện tạo ra danh từ chỉ vật mang hành động, hơn nữa, tiếp tố này giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập các danh từ trên cơ sở một động từ bất kỳ Trong tiếng Việt, nhân tố được dùng để tạo từ chỉ người hành động thường là từ riêng biệt và được gọi là từ tố, ví dụ “viên” trong các từ “nhân viên, sinh viên, viên chức” Trong tiếng Hàn, các từ chỉ nơi chốn, địa điểm rộng có sức chứa lớn thường có từ “장 – jang - trường” “공장 – kongjang - công trường/ nhà máy, “광장 – kwangjang - quảng trường”, “시장 – sijang - thị trường/chợ”, “정류장 – jeongryujang - điểm dừng xe”, “운동장 – undongjang - sân vận động”, “경기장 – kyongkijang - nơi thi đấu”, “수영장 – suyongjang - bể bơi”

Trong phân tích đối chiếu ngôn ngữ, các hiện tượng ngôn ngữ càng giống nhau thì càng có nhiều tương đồng về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ được đối chiếu Ví dụ, khi đối chiếu tiếng Việt với tiếng Hán hoặc với tiếng Thái thì mức độ giống nhau nhiều hơn là đối chiếu tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Nga hoặc tiếng Bungari Trong trường hợp đối chiếu các ngôn ngữ rất khác nhau về loại hình thì sẽ tìm thấy nhiều điểm khác nhau về cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ Sự khác nhau này có tính hệ thống, khái quát (ví dụ, thanh điệu trong tiếng Việt, cách trong tiếng Nga ) Nếu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Hàn sẽ tìm thấy nhiều điểm không tương đồng về ngữ pháp, ngữ nghĩa

1.4.2 Nghiên cứu đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt

Tiếng Hàn thuộc loại ngôn ngữ chắp dính, biến đối hình thái và có hệ thống cấu trúc ngữ pháp khác biệt gần như hoàn toàn so với tiếng Việt – một ngôn ngữ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái Chính vì vậy, không dễ để có thể đi sâu vào nghiên cứu đối chiếu giữa hai ngôn ngữ này về mặt ngữ pháp Tuy nhiên có một điểm chung giữa hai thứ tiếng này, đó là tỷ lệ từ vựng vay mượn từ tiếng Hán tương đối cao Ví dụ: 문화 (munhwa – văn hóa), 학생 (hakseng – học sinh), 생일 (sengil – sinh nhật), 이동 (idong – di động) Đây chính là một trong những thuận lợi đối với những người Việt học tiếng Hàn cũng như một mảng khai thác khá hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ hai nước

Từ khi tiếng Hàn được đưa vào giảng dạy tại Việt Nam, đã có một số bài viết, nghiên cứu phân tích đối chiếu các vấn đề liên quan đến hai ngôn ngữ Hàn – Việt Trong “Bước đầu nghiên cứu về từ tỉnh lược trong tiếng Hàn đối chiếu với tiếng Việt”, tác giả Trần Thị Hường đề cập đến nội dung khái quát nhất về khái niệm từ tỉnh lược (wan – gok – eo) của tiếng Hàn qua đó quy chiếu sang tiếng Việt Theo Jo Hye sun (Giải thích về mặt ngữ dụng học của cách diễn đạt tỉnh lược) có thể chia từ tỉnh lược (wan – gok – eo – peop) (완국어법) thành hai loại thuộc hai bình diện chính Thứ nhất, đó là phép nói tỉnh lược thuộc bình diện từ vựng học, là cái được đề xuất dưới dạng mục lục được hạn chế mang tính

so sánh Thứ hai, đó là cách diễn đạt phép nói tỉnh lược thuộc bình diện ngữ dụng hay phong cách, tức

là khái niệm mang tính chất của ngữ dụng học có thể xuất hiện một cách đa dạng tùy vào ngữ cảnh (9; 45) Tác giả Trần Văn Tiếng cũng bàn “về hiện tượng tương đương về nghĩa trong tục ngữ tiếng Hàn

và tiếng Việt” Sự tương đương về nghĩa trong tục ngữ Hàn cũng như trong tục ngữ Việt ở góc độ logic – ngữ nghĩa thực chất là những biến thể của một cấu trúc logic – ngữ nghĩa Tục ngữ tiếng Hàn

và tục ngữ tiếng Việt sử dụng nhiều từ ngữ biểu trưng phản ánh ý thức, quan điểm sống, cách suy nghĩ, tâm lý, văn hóa dân tộc trong từng vấn đề của cuộc sống Ngoài ra nghiên cứu cũng phát hiện những câu tục có nghĩa tương đương thường thuộc các phạm trù liên quan đến con người (như con người trong mối quan hệ với đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần và phạm trù chung cho mọi đối tượng Ở những phạm trù này, đa số những câu tục ngữ đều có nghĩa bóng

Việc phân tích, so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt cũng là đề tài của rất nhiều sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học Khóa luận tốt nghiệp “Bước đầu tìm hiểu những khó khăn trong việc học tiếng Hàn – nhìn từ góc độ loại hình ngôn ngữ” của Nguyễn Đông Thục đã phân

Trang 8

tích, so sánh đối chiếu tiếng Hàn và tiếng Việt về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, từ loại, cấu trúc ngữ pháp để

từ đó rút ra những khó khăn mà người Việt thường mắc phải trong việc học tiếng Hàn (19; 27) Tác giả Đào Hoài Thu với luận văn thạc sỹ “Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn – Việt từ góc

độ ngôn ngữ và văn hóa” (1/2012) đã chỉ ra rằng “Từ chỉ quan hệ họ hàng là một bộ phận từ vựng đặc biệt trong mỗi ngôn ngữ Những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa của lớp từ này không chỉ thể hiện nhiều đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa – giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà còn thể hiện phần nào chiều sâu văn hóa của dân tộc là chủ nhân của ngôn ngữ đó” Nghiên cứu nhằm tìm

ra những tương đồng, dị biệt về cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hóa giữa lớp từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt để giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn, giúp tìm ra con đường ngắn nhất để tiếp cận với lối tư duy, cách diễn đạt và ứng xử có văn hóa của người bản ngữ

Chương 2: CẤU TẠO CỤM ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

2.1 Cụm động từ tiếng Hàn

Mỗi động từ tiếng Hàn, khi giữ chức năng là thành tố chính kết hợp với một hay một số thành

tố phụ để cấu tạo nên động ngữ, thường mang thêm ở sau nó những phụ tố hình thái có giá trị cấu tạo dạng thức của động từ

2.1.1 Trật tự chung và việc xác định trung tâm và thành tố phụ trong cụm động từ tiếng Hàn

Như đã trình bày ở phần nội dung chương 1 về “Khái niệm cụm động từ tiếng Hàn”, chúng ta thấy rằng cụm động từ tiếng Hàn là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, giữa các thành tố có quan hệ chính phụ, và thành tố chính là động từ Cấu trúc của cụm động từ tiếng Hàn gồm 2 phần: thành tố phụ và thành tố trung tâm Thành tố phụ do các phó từ, thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số

từ, đại từ) đảm nhiệm Thành tố trung tâm do động từ chính đảm nhiệm Tiếng Hàn không giống như tiếng Anh, tiếng Việt,… có cấu trúc cụm động từ bao gồm 3 phần là thành tố phụ trước, thành tố trung tâm và thành tố phụ sau nên trong cụm động từ thường có dạng đầy đủ và không đầy đủ Tác giả Ahn Kyong Hwan (Hàn Quốc) cho rằng trong tiếng Hàn do động từ chính luôn đứng ở cuối cùng của cụm động từ nên cấu trúc của cụm động từ chỉ có thành tố phụ trước và thành tố trung tâm

Như vậy, chúng ta có thể khái quát cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn có trật tự như sau:

Thành tố phụ + Thành tố trung tâm

(I - haksengun) chekul) (nalmata) (hakkyoyeseo) (yolsimhi) (iknunta)

[(Này- sinh viên)un sách)ul (mỗi ngày) (ở trường) (chăm chỉ) (đọc)nunta

[(Sinh viên này) đọc sách chăm chỉ mỗi ngày ở trường]

Cụm động từ

Thành tố phụ Thành tố trung tâm

Trang 9

Trong cụm động từ này của tiếng Hàn, “책을 날마다 학교에서 열심히” (“chekul namata hakkyoyeseo yolsimhi  sách – hàng ngày - ở trường – chăm chỉ”) là thành tố phụ, “읽는다” (“iknunta  đọc”) là thành tố chính bao gồm từ gốc “읽” (“ik  đọc”) với phụ tố tình thái “는” (“nun

 phụ tố chỉ thời hiện tại tiếp diễn”) và phụ tố chức năng “다” (“ta  phụ tố chỉ vị ngữ tính”) đều đứng sau từ gốc động từ Tất cả các thành tố phụ của cụm động từ đều đặt trước thành tố trung tâm

2.1.2 Trung tâm cụm động từ tiếng Hàn

Trong “Trật tự từ trong tiếng Hàn so sánh với tiếng Việt”, Ahn Kyong Hwan nhận định rằng

“Cấu trúc cú pháp của cụm động từ tiếng Hàn như sau: động từ giữ vai trò là thành tố trung tâm – thành tố chính đứng ở cuối động ngữ, tất cả các thành tố phụ đều đặt ở trước thành tố trung tâm Như vây, trong tiếng Hàn, việc xác định thành tố trung tâm của cụm động từ tương đối dễ dàng” (10; 60)

Ví dụ:

[Tôi(nun) tiếng Anh việc nói(rul) học muốn(ta)]

(Tôi muốn học nói tiếng Anh)

Trong ví dụ trên, vị ngữ của câu là một cụm động từ do động từ “muốn” (싶다) làm thành tố trung tâm Có thể hình dung cấu trúc cú pháp của cụm động từ đấy qua sơ đồ dưới đây:

[Muốn học nói tiếng Anh]

Trang 10

B Thành tố phụ là hư từ

Trong cụm động từ tiếng Hàn, thành tố phụ cũng do phó từ đảm nhiệm và cũng đặt trước động

từ làm thành tố chính

2.1.3.2 Thành tố phụ là phụ tố

Quan hệ giữa các phụ tố và các căn tố là quan hệ từ pháp trong nội bộ một từ Như đã trình bày

ở phần nội dung chương 1, ngay trong một từ tiếng Hàn đã xuất hiện cấu trúc chính – phụ bao gồm một căn tố làm thành phần chính kết hợp với phụ tố hoặc tiểu từ làm thành phần phụ Và trong cụm từ chính phụ có động từ làm thành tố chính (động ngữ) chúng ta lại thấy cấu trúc chính – phụ phân chia cụm động từ thành hai thành phần rõ rệt là thành phần phụ đứng trước và thành phần chính (động từ) đứng sau Do đó, khi phân tích thành phần của cụm động từ tiếng Hàn sẽ gặp hai lớp cấu trúc Một là cấu trúc của cụm động từ bao gồm thành tố phụ trước và thành tố trung tâm Trong đó, thành tố phụ đứng trước động từ làm thành tố trung tâm Hai là cấu trúc của từng thành tố trong cụm động từ cũng bao gồm thành tố chính đứng trước và thành tố phụ đứng sau

A Phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp về thời gian

Trong tiếng Hàn không có các phó từ chỉ thời gian “đang, sẽ” mà chỉ có các phụ tố cấu tạo dạng thức ngữ pháp của động từ biểu thị

B Phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp về thể

Thể là một phạm trù ngữ pháp của động từ tiếng Hàn Phạm trù này chỉ rõ tình trạng của động

tác, hành vi trong quá trình diễn biến

Trong tiếng Hàn có các thể sau:

- Thể kết quả (chỉ kết quả hành động)

- Thể chưa hoàn thành (chỉ động tác còn chưa xong)

- Thể hoàn thành (chỉ hành động đã xong)

- Thể chưa thực hiện hay thể không xác định (chỉ hành động chưa được hiện thực hóa)

Trong mỗi thể có những hình vị riêng biểu thị, đó là những hậu tố Trên phương diện hình thức

có thể gọi chúng là các dấu hiệu thể

Các thể có thể được diễn đạt trong các câu chính hoặc trong các mệnh đề phụ

C Phụ tố biểu thị ý nghĩa tình thái

Tính tình thái biểu thị mối quan hệ giữa một tình huống hay sự việc với điều được nói ra Trong tiếng Việt, căn cứ vào cấu trúc câu và ý nghĩa của các từ, ví dụ như: có thể, chắc, cần, phải, lẽ ra, nếu như… mà ta có thể biết được ý nghĩa tình thái của phần vị ngữ hoặc của toàn câu là gì (khả năng hay đã được thực hiện, khẳng định hay phủ định, nghi vấn hay mệnh lệnh…) Ví dụ: “Nam

Trang 11

có thể lái được xe oto” là một câu khẳng định biểu thị một khả năng của một chủ thể hành động là lái

xe oto Trái lại “Nam không thể lái được oto” lại là một câu phủ định khả năng lái xe của chủ thể Như vậy, các từ “có thể, được, không thể” cho ta biết tính tình thái của câu

Trong tiếng Hàn, ý nghĩa tình thái do các phụ tố biểu thị Sau đây là một số phụ tố và chức năng của chúng

2.2.1 Trật tự chung và việc xác định trung tâm và thành tố phụ trong cụm động từ tiếng Việt

Như đã biết, cụm động từ là một cụm từ do động từ làm thành tố chính Hay nói cách khác cụm động từ là tổ hợp từ tự do không có kết từ đứng đầu, có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính và thành tố phụ, và thành tố chính là động từ Trong tiếng Việt, khi một động từ đứng làm thành tố chính của cụm động từ thì trước và sau nó có thể có những thành tố phụ Khả năng kết hợp của động từ tiếng Việt hết sức đa dạng và phong phú Các nhà Việt ngữ học đều có chung một quan điểm rằng “ở dạng đầy đủ nhất, cụm động từ cũng chia làm ba phần: phần giữa dành cho trung tâm và phần đầu, phần cuối dành cho các thành tố phụ” [2;247] Các khả năng kết hợp của động từ được khái quát trong cấu trúc và các ví dụ dưới đây:

Cấu trúc cụm động từ tiếng Việt:

Từ phụ động từ Động từ chính Bổ ngữ Trạng ngữ

(Thành tố bắt buộc)

Thời-thể Tiếp thụ - Bị động

(đã, đang, sẽ) (được, bị, phải)

Chức vụ của cụm động từ trong câu có thể làm vị ngữ, chủ ngữ

2.2.3 Thành tố phụ của cụm động từ tiếng Việt

2.2.3.1 Thành tố phụ trước

Giống như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, động từ trong tiếng Việt rất đa dạng và phong phú về kiểu loại và tính chất Tìm ra những khác biệt và đối lập trong nội bộ động từ sẽ giúp chúng ta hiểu được tác động qua lại giữa động từ trung tâm với các thành tố phụ trước và sau của động ngữ Động từ trung tâm quyết định việc thêm bớt các từ thiên về ngữ pháp Nhìn chung, động từ là loại từ dùng để chỉ hành động Hành động thì thường chỉ có thể xảy ra, chứ ít khi có thể tăng lên hoặc giảm mức độ xuống Phần lớn động từ không thể kết hợp với những từ chỉ mức độ như “hơi”, “lắm”, “rất”,

“quá” Tuy nhiên, có một số động từ chỉ tính chất/ cảm nghĩ như “lo”, “sợ”, “yêu”, “thích”, “ghét”,

“tin”… lại có khả năng này Chính vì có sự phân biệt đó nên chúng ta mới hiểu rõ tại sao có thể nói:

Lo  hơi lo, rất lo, quá lo

Tin  hơi tin, rất tin, quá tin

Cụm độngtừ

Thành tốphụ sau Thành tốtrung tâm

Thành tố phụ trước

Trang 12

a) Thành tố phụ trước là hư từ

Các phụ từ có vị trí thường xuyên trước động từ làm thành một danh sách khoảng vài ba chục

từ nhưng có ý nghĩa và cách dùng khá phức tạp Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp của các phụ từ trong quan hệ với động từ ở trung tâm có thể chia chúng thành nhiều nhóm Những nhóm tiêu biểu là:

- Từ chỉ sự tiếp diễn, tương tự của hoạt động, trạng thái: đều, cũng, vẫn, cứ, còn

- Từ chỉ quan hệ thời gian của hoạt động, trạng thái: từng, đã, vừa, mới, đang, sẽ

- Từ chỉ tần số (số lần) khái quát của sự xuất hiện hoạt động trạng thái: thường, hay, năng, ít, hiếm

- Từ chỉ mức độ của trạng thái: rất, hơi, khí, quá

- Từ chỉ nêu lên ý khẳng định hay phủ định: có, không, chưa, chẳng

- Từ nêu ý sai khiến, khuyên nhủ: hãy, đừng, chớ

b) Thành tố phụ trước là thực từ

Tại phần phụ trước động ngữ, ta gặp kiểu thực từ làm thành tố phụ sau đây:

- Những từ tượng thanh, tượng hình và một số tính từ có tác dụng miêu tả hành động, trạng thái nêu ở động từ (thành tố chính)

Ví dụ: ào ào chảy, lác đác rơi, khẽ kêu, căn bản hoàn thành, tích cực làm việc, khẽ khàng đáp,

2.2.3.2 Thành tố phụ sau

A Từ loại

Xét về phương diện ngữ pháp, bản chất của tiểu loại động từ ở trung tâm chi phối ý nghĩa của các thành tố phụ sau (hay còn gọi là Bổ ngữ) Cũng giống như trong tổ chức của Danh ngữ, phần phụ sau của cụm động từphức tạp hơn về nhiều phương diện so với phần phụ trước, chỉ xét riêng về phương diện từ loại, thành tố phụ sau của cụm động từ có thể là những yếu tố thuộc mọi từ loại có thể

có Chẳng hạn:

Danh từ: đọc sách (danh từ : sách)

Động từ: ăn đứng ăn ngồi (động từ: đứng, ngồi)

Tính từ: đi nhanh, ăn chậm (tính từ: nhanh, chậm)

Số từ: chia ba (số từ: ba)

Đại từ: hỏi ai (đại từ: ai)

Chỉ định từ: lại đây (định từ: đây)

Phụ từ: hiểu rồi, thuộc rồi (phụ từ: rồi)

Thán từ: Kêu ối á (thán từ: ối á)

a) Thành tố phụ sau là hư từ

Ở động ngữ, phụ từ làm thành tố phụ sau có thể được chia thành những nhóm nhỏ với những ý nghĩa ngữ pháp riêng như sau:

- Nhóm từ chỉ ý kết thúc: đã, rồi

Trang 13

- Nhóm từ chỉ ý cầu khiến (mời mọc, mệnh lệnh) dùng với người ngang hang hoặc bề dưới: đi, nào, thôi

- Nhóm từ chỉ kết quả: được (chỉ sự vừa ý), mất (chỉ sự tiếc), phải (chỉ ý không mong muốn)

Ví dụ: chơi được, xem được, chết mất, đánh mất, làm mất, gặp phải kẻ trộm, mua phải hàng giả

- Nhóm từ chỉ sự tự lực: lấy

Ví dụ: làm lấy, ăn lấy

- Nhóm từ chỉ sự qua lại, tương hỗ: nhau

Ví dụ: gửi thư cho nhau, yêu nhau, ôm nhau, đánh nhau, làm việc cùng nhau

- Nhóm từ chỉ sự cùng chung: với, cùng, chung

Ví dụ: cho nó đi với, để bạn học cùng

- Nhóm từ chỉ hướng: ra, vào, lui, qua, lại

Thành tố phụ song hành là trường hợp hai thành tố phụ đồng thời xuất hiện và cũng có những quan hệ xác định với động từ - thành tố chính Việc phân biệt những động từ - thành tố trung tâm chỉ yêu cầu một thành tố phụ (bổ ngữ) đi kèm với những động từ đòi hỏi đồng thời hai thành tố phụ đi kèm giúp chúng ta thấy được ảnh hưởng của động từ trung tâm đối với các thành tố phụ sau Những thành tố phụ song hành gồm hai danh từ - thành tố phụ đi với những lớp con động từ

- Động từ mang ý nghĩa phát nhận: đưa, biếu, tặng, cấp, dành, vay, mượn, bồi thường…

Ví dụ: biếu bà chai mật ong, tặng bạn quyển truyện

- Động từ chỉ sự nối kết:

Ví dụ: pha sữa với đường, đính cúc vào áo

- Động từ chỉ ý nghĩa sai khiến: sai, bảo, xúi, giục, ngăn cấm, bắt buộc, cho phép…

Ví dụ: bảo bạn chép bài, cấm người ngoài vào khu vực này

Trang 14

- Động từ chỉ ý nghĩa đánh giá nhận xét, thừa nhận: coi, gọi, lấy, công nhận…

b) Thành tố phụ sau là cụm từ chủ - vị

Thành tố phụ sau là cụm chủ - vị có thể xuất hiện sau những lớp con động từ như:

- Những động từ không độc lập chỉ sự cần thiết, chỉ ý muốn, chỉ quan hệ tiếp thụ - bị động

Ví dụ: Vấn đề này phải nhiều người cùng suy nghĩ và giải quyết (cụm chủ - vị trong thành tố phụ là “nhiều người cùng suy nghĩ và giải quyết”)

- Những động từ chỉ sự cảm nghĩ, nói năng

Ví dụ: Tôi biết họ không thích tôi (cụm chủ - vị trong thành tố phụ là “họ không thích tôi”)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỤM ĐỘNG TỪ TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày khá chi tiết các cấu trúc cơ bản của cụm động từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt Trên cơ sở đó, trong chương này chúng tôi sẽ tập trung phân tích đối chiếu những cấu trúc cơ bản này nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của cấu trúc cụm động từ tiếng Hàn - tiếng Việt với hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu lĩnh vực này cũng như góp phần vào việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn và tiếng Việt như là một ngoại ngữ

3.1 Những nét tương đồng và dị biệt về cấu trúc chung

Ngày đăng: 26/08/2015, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w