Từ những lý do trên, với mục đích góp phần phát hiện và nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu, tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hoá học của cây Rau răm Polygonum odoratum
Trang 1B Ộ Y T Ế
m
NGUYÊN ĐỨC THUẬN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHÀN HOÁ HỌC CỦA CÂY RAU RĂM
POLYGONUMOĐORATUMhOUR., HỌ RAU RĂM {POLYGONACEAE)
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC - KHOÁ 2002-2007)
Người hướng dẫn : TS Đỗ Quyên Nơi thưc hiên • • : Bô môn Dưo’c liêu- • • •
Thời gian thực hiện : Từ 2/2007 đến 5/2007
Hà Nội, 5-2007
m
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè Những sự giúp đỡ quý báu đó đã giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này Nhân dịp khoá luận được hoàn thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới;
TS Đ ỏ QUYÊN, giảng viên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các kỹ thuật viên Bộmôn Dược liệu đã giúp đỡ tôi thực hiện khoá luận này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi rất nhiều trong suốt thời gian vừa qua
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2007
Sinh viên Nguyễn Đức Thuận
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Đăt vấn đ ề 1
Phần I Tổng quan 2
1.1 Thực v ậ t 2
1.1.1 Vị trí phân loại của cây Rau ră m 2
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Poỉygonum L 2
1.2 Thành phần hoá học của cây Rau răm 6
1.3 Tác dụng và công dụng 7
1.3.1 Tác dụng dược lý 7
1.3.2 Tính vị, công n ăn g 9
1.3.3 Công dụng, cách dùng 9
Phần II Thực nghiệm và kết q u ả 11
2.1 Nguyên liệu và phương pháp thực nghiệm 11
2.1.1 Nguyên liệu 11
2.1.2 Phương pháp thực nghiệm 12
2.2 Kết quả thực nghiệm và nhận xét 12
2.2.1 Định tính các nhóm chất ứong cây Rau ră m 12
2.2.2 Chiết xuất tinh dầu trong dược liệ u 18
2.2.3 Quy trình chiết phân đoạn trong dược liệu 25
2.2.4 Định lượng cắn các phân đoạn 27
2.2.5 Định tính cắn các phân đoạn bàng SKLM 28
2.2.6 Phân lập các chất trong phân đoạn EtO A c 30
2.2.7 Phân lập các chất trong phân đoạn n- Hexan 33
2.2.8 Nhận dạng chất T I 33
Phần III Kết lu ận 35
3.1 Kết luận 35
3.2 Đề x uất 35
Tài liệu tham khảo 36 Phụ lục
Trang 4CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5ĐẶT VẤN ĐẺ
Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu phong phú trong tự nhiên để phòng và chữa bệnh Nguồn dược liệu đó có thể là những dược liệu quý hiếm nhưng cũng có thể đơn giản là những cây cỏ quanh ta Người Việt Nam đã biết cách trồng những cây thuốc này trong vưòn nhà với nhiều mục đích khác nhau: làm rau gia vị, làm thuốc, Tuy rất dễ kiếm, dễ trồng song nếu biết cách sử dụng những cây cỏ này sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong phòng và chữa bệnh Rau răm là một trong những loại cây như vậy
Người Việt Nam vốn đã rất quen thuộc với Rau răm và cũng không ít người biết được tác dụng của nó như: chữa rắn cắn, vết thương bầm tím, sưng đau hay chữa say nắng Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này còn sơ sài, chưa đầy đủ, nhất là những nghiên cứu về thành phần hoá học trong cây Vậy, Rau răm có chứa những thành phần hoá học nào, hàm lượng từng thành phần ra sao, liên quan giữa cấu trúc hoá học và tác dụng sinh học của chúng như thế nào?
Từ những lý do trên, với mục đích góp phần phát hiện và nâng cao giá trị sử dụng của dược liệu, tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hoá
học của cây Rau răm Polygonum odoratum Lour., họ Rau răm
(Polygonaceae)” với những nội dung sau:
> Định tính các nhóm chất trong cây Rau răm
> Định tính và định lưọng các thành phần trong tinh dầu Rau răm
> Chiết xuất và phân lập một chất trong cây Rau răm
> Nhận dạng chất phân lập được
Trang 6Phần I Tổng quan
1.1 Thực vật
1.1.1 Vị trí phân loại của cây Rau răm
Theo các tài liệu [4], [6], [7], [10], [13], cây Rau răm thuộc chi
Polygonum L., một chi nằm trong họ Polygonaceae (họ Rau răm) Vị trí của
chi Polygonum L trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau: Nghành Magnoliophyta (Ngọc lan)/ còn gọi là nghành Angiospermae (Hạt kín
)
Lớp Magnolỉopsida (Ngọc lan)/ còn gọi là lóp Dỉcotyỉedoneae (Hai lá
m ầm )
Phân lớp Caryophyllidae (Cẩm chướng)
Liên bộ Polygonanae (Rau răm)
Bộ Poỉygonales (Rau răm)
Họ Polygonaceae (Rau răm) Chi Polygonum L.
Theo các tài liệu [8], [12], [14], [15], [16], tên khoa học của cây Rau
răm là Polygonum odoratum Lour., ở Việt Nam, cây Rau răm còn được gọi
với một số tên khác như Thuỷ liễu, Lão liễu, Phắc phèo (Tày) Tên nước ngoài là Fragrant knotweed, smart weed (Anh); renouée odorante, persicaire (Pháp)
1.1.2 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Polygonum L.
> Đặc điểm thực vật chi Polygonum L.
Cỏ sống hàng năm hay lâu năm, cây bụi thấp, ít khi là cây nhỡ, có kích thước và hình dạng rất thay đổi Lá mọc so le, có cuống hay không, thường nguyên, ít khi chẻ chân vịt, lá kèm dính thành dạng bẹ chìa có hình dạng thay đổi, hình trụ hoặc áp sát vào trục nhiều hay ít Hoa lưỡng tính hay đoqn tính
Trang 7do tiêu giảm, đơn dộc hoặc tập hợp thành xim đơn ở nách lá, tạo thành bôn hay đầu đơn hoặc lại tập họp thành chùm hay chuỳ ở ngọn Bao hoa thường gồm 5 mảnh dạng cánh hay dạng thảo có tiền khai nanh sấu, tồn tại quanh quả hoặc là 2-3 cái ngoài, đồng trưởng nhiều hay ít quanh quả bế Nhị 8 (ít khi 4 - 7) đính ở gốc bao hoa, thường xen kẽ với các vẩy Đĩa mật gồm nhiều vẩy
nhỏ Bầu trên hình lãng kính hoặc có 3 góc, mang 2, 3 vòi nhuỵ rời hoặc dính
với nhau Quả có vỏ, khá mảnh, mang gốc vòi nhuỵ tồn tại nằm trong bao hoa héo Phôi ở bên, lá mầm hep Gồm 150 loài, phân bố toàn cầu, chủ yếu là
vùng ôn đới Bắc bán cầu ở nước ta có 34 loài, nhiều loài được sử dụng [13],
Chi Polygonum L thuộc họ Rau răm, có 40 giống với khoảng 800 loài
phân bố khắp thế giới nhưng chủ yếu ở vùng ôn đới [8] M.H.Lecomte quyển
5 ghi 4 giống, 32 loài [16]
Theo tài liệu [4], họ Polygonaceae có khoảng 30 - 40 chi, 900 đến
1000 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới bắc bán cầu Việt Nam có khoảng
10 chi với trên 50 loài
Theo “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam”- tập 3 [8], chi Polygonum L có
15 loài ở Việt Nam Theo tài liệu “Cây cỏ Việt Nam”- tập I [12], chi
Polygonum L hiện có 42 loài ở Việt Nam.
> Đặc điểm thực vật và phân bố một số loài trong chi Polygonum L.
- Nghể răm {Polygonum flaccidum Meissn hoặc Polygonum
Cây thảo, cao 20 - 70 cm, sống hàng năm Thân mọc đứng, phân nhánh
nhiều, có gióng dài và nhẵn Lá mọc so le, hình mũi mác hẹp, có cuống rất
ngắn, gốc tròn, đầu thót nhọn, dài 4 - 6 cm, rộng 1 - 1 , 3 cm, hai mặt nhẵn
hoặc có ít lông ở gân chính và ở mép, mặt trên đôi khi có vết rám hình chữ V;
bẹ chìa mỏng, có lông Cụm hoa mọc thành bông dài và mảnh, thường cong
Trang 8xuống; lá bắc hình phễu, có lông ở mép; hoa màu đỏ; nhị 6, thọt Quả hình bầu dục, bóng, đôi khi có 3 cạnh, có bao hoa tồn tại.
Nghể răm là loài phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu
Á, và một phần lãnh thổ châu Âu ở châu Á, Nghể răm được ghi nhận ở Ấn
Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Campuchia, Lào và Trung Q uốc ở Việt Nam, Nghể răm có ở khắp các tỉnh, từ đồng bằng, trung du đến miền núi
> Nghể trắng {Polygonum barbatum L.) [8], [12], [14], [15]
Cây thảo, sống lâu năm Thân mập, rỗng, hơi phình ở các đốt, đôi khi bén rễ ở phần gốc Lá mọc so le, hình mũi mác, lá ở ngọn hình dải; bẹ chìa hình trụ, mảnh, phủ lông tơ ở mặt ngoài; cuống lá rất ngắn Cụm hao mọc ở ngọn thân thành bông dài, đôi khi thành chùm; lá bắc có nhiều lông tơ; bao hoa màu trắng hoặc hồng, nhị 5 - 8 không đều; bầu 3 cạnh Quả hình 3 cạnh nhẵn
Nghể trắng phân bố rộng rãi ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuộc Nam Á và Đông Nam Á Cây cũng mọc rải rác ở Nhật Bản, nam Trung Quốc và Australia, ở Việt Nam, Nghể trắng thường gặp ở hầu hết các tỉnh từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp
> Nghể bông {Polygonum orientale L.) [8], [1 2], [14], [15]
Cây thảo, sống hàng năm, có lông tơ mềm Thân hình trụ, cành toả rộng Lá mọc so le hình bầu dục, thuôn, dài 30 - 35 cm, gốc tròn hay hơi hình tim, phiến hơi men theo cuống lá, đầu nhọn; bẹ chìa có lông, sớm rụng Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông dài, ngắt quãng ở phía dưới; lá bắc có lông dày; hoa 2 - 3 cái ở một mấu, bao hoa màu trắng; nhị 8 Quả hình thấu kính, hơi tròn, tù ở gốc, đầu có mỏ ngắn, nhẵn bóng
Nghể bông phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, gồm Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Lào và nam Trung Quốc, ở Việt Nam, Nghe bông mọc
Trang 9rải rác ở hầu hết các tỉnh Cây ưa sáng và thường mọc trên các ruộng nước, nơi nước nông ven bờ sông sối và ao hồ.
> Cây Rau răm {Polygonum odom tim Lour.) [8], [12], [14], [15], [16]Rau răm thuộc loại cây thảo nhỏ, sống hàng năm, cao 1 0 - 3 0 cm Thân
bò, bén rễ ở các mấu; thân đứng mảnh, màu trắng hoặc tía, có khía mờ Lá mọc so le hình mũi mác, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, đôi khi có vết trắng hình chữ V, gân giữa có ít lông nhỏ; bẹ chìa mỏng, ngắn, ôm thân, có nhiều gân song song kéo dài thành những sợi nhỏ; cuống lá dính ở phần cuối của bẹ chìa
Hoa màu trắng, đôi khi pha hồng hoặc tím, mọc thành bông hẹp, mảnh;
lá bắc dài hình phễu, có lông nhỏ ở mép; bao hoa gồm đài và tràng; nhị 8, thọt, không bằng nhau
Quả bế, nhỏ, có 3 cạnh, đầu nhọn, nhẵn bóng
Toàn cây có mùi thơm hắc
Mùa hoa quả : tháng 1 - 3
Rau răm là loại đặc hữu của Việt Nam, Lào và Campuchia; cây tồn tại trong quần thể hoang dại cũng như được trồng Trên thực tế ở Việt Nam, Rau răm vẫn được coi là loại cây trồng tương đối phổ biến ở các địa phương để làm rau gia vị
Rau răm thuộc loại cây ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi độ cao dưới 1 0 0 0 m, cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt Đen độ cao trên 1500 m, cây sinh trưởng chậm hơn, thậm chí còn bị chết khi nhiệt độ xuống gần 0°c Rau răm ưa ẩm và hơi chịu bóng, có thể sống trong môi trường đất ngập nước, song không chịu được hạn
ở những cây không bị ngắt ngọn thường xuyên, có thể ra hoa quả hàng năm Rau răm còn có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khoẻ Do đó trong một đám Rau răm trồng, khó phân biệt được từng cá thể
Trang 10Rau răm được trồng ở bờ ao, bờ mương, rãnh nước, ruộng ẩm khắp nơi.Cây được nhân giống bằng thân Dùng các đoạn thân dài 1 5 - 2 0 cm hay bứng cả gốc đem trồng, tốt nhất là vào mùa xuân Các đốt thân ra rễ bám sâu vào đất và đâm chồi Cây phát triển mạnh vào mùa xuân - hè.
Neu trồng lớn, có thể tìm chân ruộng trũng hay ao nông, cày bừa sục bùn, bón phân lót ròi trồng theo khóm với khoảng cách 10 X 20 cm
Rau răm thu hoạch quanh năm, trừ mùa đông, cây sinh trưởng kém Khi thu, hái hết ngọn thành từng lứa, sau đó bón thúc
Nhân dân ta hay dùng cành và lá cây Rau răm để làm rau gia vị và làm thuốc Thường dùng tươi, không chế biến gì khác
1.2 Thành phần hoá học của cây Rau răm
Theo tài liệu [15], Rau răm chứa tinh dầu màu vàng nhạt với thành phần chủ yếu là các alkan aldehyd
Theo Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự, tinh dầu Rau răm chứa 50 chất, trong đó có 28 chất đã được nhận dạng, 3 chất chủ yếu là ß - caryophylen 36,5%, dodecanal 11,4% và caryophylen oxyd 8,2% [15]
Theo tài liệu [14], toàn cây chứa một tinh dầu màu vàng rơm nhạt, mùi thơm mát dễ chịu Hoạt chất khác chưa rõ
Năm 1985, Roger Moser đã nghiên cứu tinh dầu Rau răm lấy giống ở Việt Nam đem về trồng ở Thụy Sĩ thấy trên sắc ký khí khối phổ có tới 38 pic trong đó chủ yếu (85%) là các aldehyd aliphatic và alcool
Theo tài liệu [17], thành phần tinh dầu của cây Rau răm gồm có các aldehyd: (Z)- 3- hexenal; (Z)-3 - hexenol; 3- sulfanyl- hexanal; 3- sulfanyl- hexan- 1- ol; decanal; undecanal; dodecanal, được xác định bằng phương pháp GC-MS-0 (Gas chromatography- Mass spectroscopy- Olfaction)
Theo tài liệu [18], bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), người ta phát hiện ra 2 chất có công thức cấu tạo là:
Trang 11Hình 1.1 Tên khoa học: 2,3- dihydro-3-[(4- hydroxyphenol) methyl]-5,7-
dihydroxy- 6,8- dimethyl- 4H- 1- benzopyran- 4- one
Hình 1.2 Tên khoa học: 2,3- dihydro-3-[(4- hydroxyphenol) methyl]-5,7-
dihydroxy- 6- methyl- 8- methylacetatoxy- 4H- 1- benzopyran- 4- one
Theo tài liệu [17],[18] trong thành phần của Rau răm còn có chất Polygodial có công thức hoá học như sau:
Hình 1.3 Công thức cấu tạo Polygodial 1.3 Tác dụng và công dụng
1.3.1 Tác dụng dược lý
Trang 12Theo dân gian, Rau răm có tác dụng chữa rắn cắn Người ta ngắt vài ngọn Rau răm, giã nát, vắt lấy nước uống Bã đắp lên nơi rắn cắn Thường trong vòng 15 phút sau đỡ đau và sau 3 giờ hết sưng tấy Ngoài ra, có người cho rằng Rau răm có tác dụng dịu tình dục cho nên những vị tu hành thường dùng Rau răm để giảm những cơn bốc dục Tại Campuchia, Rau răm đuợc coi
là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt, chống nôn [14'
Theo nghiên cứu, Rau răm có những tác dụng sau: [14], [15]
-Tác dụng gây sẩy thai, tiêu thai:
- Thí nghiệm trên thỏ : Thỏ cái sau khi giao phối bắt nhốt riêng, sau 3 ngày cho thỏ uống nước ép Rau răm tươi với liều 15g/kg trong 5 ngày liền Kết quả là 2 thỏ ra huyết, 7 thỏ mổ ra bào thai tiêu hết, 1 thỏ thai vẫn còn
- Thí nghiệm trên chuột cống trắng ; thực hiện tương tự Kết quả ; ở lô đối chứng chuột đẻ 100% (5/5), ở lô thuốc, chuột đẻ 33% (2/6), chuột không
đẻ 66,7% (4/6) Một thí nghiệm khác cũng nghiên cứu trên chuột cống trắng
có thai, lại không thấy có tác dụng
- Thử tác dụng đến thế hệ sau: Những chuột đã uống thuốc mà vẫn đẻ Nuôi chuột con đến lớn, rồi lại ghép đôi để cho chuột sinh sản Kết quả chuột
đẻ bình thưòng
> Tác dụng kháng estrogen:
- Dựa vào tính chất estrogen gây sừng hoá té bào âm đạo, người ta tiến hành thí nghiệm trên chuột Kết quả : ở lô đối chứng không có tế bào sừng, chỉ có bạch cầu và tế bào biểu mô; ở lô chuẩn và lô thuốc có rất nhiều tế bào sừng Điều đó chứng minh Rau răm không có tác dụng kháng estrogen rõ rệt
> Tác dụng giải độc nọc rắn:
- Trên chuột nhắt trắng, tiêm một liều thích hợp nọc rắn hổ mang để chuột chết từ 4 đến 8 con trong 10 con thử nghiệm Sau đó sàng lọc các thuốc dân gian chữa rắn cắn thấy dịch ép Rau răm cho chuột uống trước khi tiêm
Trang 13liều nọc rắn gây độc, làm kéo dài thời gian cầm cự trước khi chuột chết và làm tăng tỷ lệ chuột sống.
^ Tác dụng kháng nấm invitro;
- Dùng dịch Rau răm 30% chiết cồn thử trên một số nấm da có so sánh với cồn lod 1% và thuốc chống nấm thấy Rau răm có tác dụng diệt nấm yếu, chỉ ngăn cản sự tăng trưởng của nấm, tác dụng kém cồn lod 1%
> Thử lâm sàng gây sẩy thai:
- Dùng Rau răm tươi, loại thân đỏ hơi ngả tím (loại thân xanh trắng không có tác dụng) 500g, bỏ rễ, lá già, rửa sạch, vẩy hết nước, giã nát, ép lấy nước được khoảng 250 ml; uống làm một lần vào buổi tối trước khi ngủ Nếu
có kết quả thì ngay tối hôm đó hoặc sang hôm sau phôi thai sẽ ra, đạt tỷ lệ 60
- 80% ở những người chậm kinh trên dưới 5 ngày Những trường hợp không
có kết quả phải áp dụng biện pháp hút điều hoà kinh nguyệt
1.3.2 Tính vị, công năng
Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ích trí, tiêu thực, sát trùng Ăn Rau răm sống thì ấm bụng, mạnh chân gối, sáng mắt, ăn nhiều sinh nóng rét, thương tổn dến tuỷ, làm giảm tinh khí, giảm tình dục Phụ nữ hành kinh mà ăn Rau ràm dễ sinh rong huyết [15]
1.3.3 Công dụng, cách dùng
Chủ yếu nhân dân ta vẫn trồng Rau răm để làm gia vị
Bộ phận dùng; cành và lá
Theo các tài liệu [14], [15], Rau răm có các công dụng sau:
^ Chữa nôn mửa, tiêu chảy:
Hạt Rau răm 20g, hương nhu 40g sắc uống Nếu bị nặng, dùng lá Rau răm tươi loại thân đỏ lOOg, thêm 300 ml nước, sắc lấy 200 ml, rồi thêm lOOg đậu xị, sắc còn 1 0 0 ml chia làm 2 lần uống trong ngày
> Chữa say nắng, ngất do khát, bán hôn mê;
Trang 14Rau răm tươi 50g giã vắt lấy nước cốt, đun sôi, cho uống Nếu nặng, dùng Rau răm 30g, sâm bố chính 20g, rễ đinh lăng lá nhỏ 16g, mạch môn lOg Tất cả sao vàng, sắc uống làm 2 lần.
> Chữa ghẻ lở, chốc, sâu quảng, hắc lào;
Rau răm ngâm rượu cho thật đặc, bôi, hoặc giã nát, đắp và băng lại Có thẻ dùng Rau răm phơi khô, đốt thành tro cùng với cói chiếu rồi rắc
> Chữa tê bại, vết thương bầm tím, sưng đau:
Rau răm tươi giã nát, trộn với long não hoặc dầu long não, xoa bóp
Trang 15Thuốc thử, dung môi, hoá chất: các thuốc thử, dung môi, hoá chất tại
bộ môn dược liệu - Trường đại học Dược Hà Nội
Dụng cụ: bộ dụng cụ cất kéo hơi nước, bộ cất thu hồi dung môi, nồi cách thuỷ, các loại dụng cụ thuỷ tinh tại phòng thí nghiệm của bộ môn dược liệu - Trường đại học Dược Hà Nội
Phưong tiện và máy móc:
Trang 16- sấy dược liệu bằng tủ sấy SHELL AB.
- Bản mỏng sắc ký hoạt hóa trong tủ sấy BINDER ở nhiệt độ 105-
1 1 0°c trong 60 phút
- Thu hồi dung môi bằng máy cất quay BÜCHI R-200
- Cân phân tích Precisa
- Xác định độ ẩm dược liệu bằng máy xác định độ ẩm SATORIƯS ở bộ môn dược liệu
- S ắ c k í l ớ p m ỏ n g d ù n g b ả n m ỏ n g t r á n g s ẵ n S i l i c a g e l GF254 c ủ a
MERCK (Đức)
- Sắc kí cột với chất nhồi cột là Silicagel cờ hạt 0,015 - 0,04 um
- Đo phổ khối trên máy HP 5989- MS tại Phòng cấu trúc- Viện Hoá Học- Viện Khoa Học - Công nghệ Việt Nam
2.1.2 Phương pháp thực nghiệm
- Định tính các nhóm chất chính và chiết xuất theo phưong pháp ghi
trong các tài liệu Thực tập dược ỉiệu - phần hoả học [2] , Phương pháp
nghiên cứu hoá học cây thuốc [11] và Bài giảng dược liệu (tập 1,2) [1],
- Định tính bằng SKLM, phân lập bằng sắc ký cột theo phương pháp
ghi trong tài liệu Phương pháp nghiên cứu hoả học cây thuốc [ 1 r
Phản ứng với kiềm'.
- Chấm dịch chiết lên giấy lọc, hơ khô, để trên miệng lọ Amoniac đặc mở nút thấy màu vàng của vết chấm đậm lên (Phản ứng dương tính)
Trang 17- Cho vào ống nghiệm nhỏ Iml dịch chiết, thêm 5 giọt NaOH 10%, thấy xuất hiện tủa màu vàng (Phản ứng dương tính).
Cho vào ống nghiệm nhỏ khoảng Iml dịch chiết, thêm một ít bột Mg kim loại và vài giọt HCl đặc Sau vài phút; màu dịch chiết chuyển từ vàng sang hồng (Phản ứng dương tính)
• Phản ứng với PeCls: Cho 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 3 giọt FeCl3 5 % thấy màu dịch chiết chuyển từ xanh nhạt sang xanh đen (Phản ứng dương tính)
Nhận xét: Dược liệu cóýỉavonoid.
> Định tính Glycosid tim:
Cho vào bình nón lOOml khoảng lOg bột dược liệu, 40ml cồn 25°, ngâm
24 giờ, lọc lấy dịch chiết Loại tạp bằng Chì acetat 30% dư, lọc bỏ tủa Dịch lọc cho vào bình gạn, lắc với Cloroform 2 lần, mỗi lần 10 ml Lấy dịch chiết Cloroform Chia đều dịch chiết vào 4 ống nghiệm nhỏ, bốc hơi trên nồi cách thuỷ đến khô để làm các phản ứng sau:
Trang 18Hoà tan cắn bằng 1 ml Ethanol 90° Thêm một giọt thuốc thử Natri nitroprusiat 0,5% và 2 giọt dung dịch NaOH 10%, không thấy xuất hiện màu
đỏ (Phản ứng âm tính)
Hoà tan cắn bằng 1 ml et 90° Thêm vài giọt thuốc thử Xanthydrol mới pha, không thấy xuất hiện màu đỏ gạch (Phản ứng âm tính)
Nhận xét: Dược liệu không có Glycosid tìm.
> Định tính đường khử
Cho vào ống nghiệm khoảng 2 ml dịch chiết nước dược liệu, thêm 0,5
ml dung dịch thuốc thử Fehling A và 0,5 ml thuốc thử Fehling B Đun cách thuỷ vài phút không thấy xuất hiện màu đỏ gạch (Phản ứng âm tính)
Nhận xét: Dược liệu không có đường khử.
> Đinh tính Alcaloid:
Cho vào bình nút mài dung tích 100 ml khoảng 5g bột dược liệu, thấm ẩmbằng NH4OH 6N, sau 10 phút cho thêm 40 ml Cloroform, đậy kín ngâm 24 giờ.Cho dịch chiết Cloroform vào bình gạn lắc với 10 ml H 2SO 4 IN Chia dịch chiếtacid vào 3 ống nghiệm nhỏ (mỗi ống 1 ml)
• Ống nghiệm 1: Thêm 2-3 giọt thuốc thử Dragendorff, không thấy xuất hiện tủa da cam (Phản ứng âm tính)
• Ống nghiệm 1: Thêm 2-3 giọt thuốc thử May er, không thấy xuất hiện tủa trắng (Phản ứng âm tính)
• Ống nghiệm 1; Thêm 2-3 giọt thuốc thử Bouchardat, không thấy xuất hiện tủa màu nâu (Phản ứng âm tính)
Nhận xét: Dược liệu không có Alcaloid.
> Định tính Coumarin:
Trang 19Cân khoảng 5 g dược liệu cho vào bình nón dung tích 1 0 0 ml, thêm 50
ml cồn 90° Đun cách thuỷ 10 phút, lọc nóng, dùng dịch lọc làm các phản ứng sau:
• Phản ứng Dỉazo hoá:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết, thêm 2 ml Na2CƠ3 2% Đun cách thuỷ đến sôi Để nguội, thêm 2 giọt thuốc thử Diazo, không thấy xuất hiện màu đỏ (Phản ứng âm tính)
Nhận xét: Dược liệu không có Tanin.
> Định tính acid hữu cơ.
Trang 20Cho vào ống nghiệm nhỏ 1 ml dịch chiết nước và vài tinh thể Na2CƠ3, không thấy xuất hiện bọt khí bay lên (Phản ứng âm tính).
Nhận xét: Dược liệu khôĩtữ có acid hữu cơ.• • • o
> Định tính saponin
• Quan sát hiện tượng tạo bọt:
Cho vào ống nghiệm to 5 ml dịch chiết nước, lắc mạnh dọc theo thành ống nghiệm 5 phút, quan sát thấy không xuất hiện nhiều bọt và bọt cũng không bền sau 15 phút (Phản ứng âm tính)
Nhận xét: Dược liệu không có saponin
> Định tính Anthraglycosid.
Lấy khoảng 2g bột dược liệu cho vào ống nghiệm to, thêm 10 ml nước cất, đun sôi 10 phút, để nguội, lọc, lấy dịch lọc đem làm phản ứng Bomtrager:Lấy 1 ml dịch lọc + 1 ml dung dịch NaOH 10%, không thấy xuất hiện màu hồng (Phản ứng âm tính)
Nhận xét: Dược liệu không có Anthraglycosid.
> Định tính chất béo
Lấy khoảng 5 g dược liệu cho vào binh nón có nút mài dung tích 50 ml,
đổ ngập ether dầu hoả, đun cách thuỷ 15 phút, lọc lấy dịch lọc để làm phản ứng Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên miếng giấy lọc, hơ nóng cho bay hết hơi dung môi, thấy để lại vết mờ trên giấy lọc (Phản ứng dương tính)
Nhân xét: Dươc liêu có chất béo.• • •
> Đinh tính Caroten:
Cho vào ống nghiệm to 2 ml dịch chiết ether dầu hoả, bốc hơi trên nồi cách thuỷ đến cắn, thêm vài giọt H2SO4 đặc vào cắn, không thấy dịch lọc chuyên màu xanh (Phản ứng âm tính)
Nhận xét: Dược liệu không có Caroten.
> Định tính Sterol:
Trang 21Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết ether dầu hoả, bốc hơi trên nồi cách thuỷ đến cắn Thêm vào ống nghiệm 1 ml Anhydrid acetic, lắc kỹ cho tan hết cắn Để ống nghiệm nghiêng 45°, thêm từ từ 1 ml H2SO4 đặc theo thành ống nghiệm, không thấy mặt phân cách giữa 2 lớp chất lỏng có màu xanh (Phản ứng âm tính).
Nhận xét: Dược liệu không có Sterol.
> Đinh tính acid Amin:
Cho vào ống nghiệm nhỏ 2 ml dịch chiết nước, thêm 3 giọt thuốc thử Nihydrin 3% Đun cách thuỷ 5-10 phút không thấy xuất hiện màu xanh tím (Phản ứng âm tính)
Nhận xét: Dược liệu không có acidAmin.
Kết quả định tính các nhóm chất trong cây Rau răm được tóm tắt trong Bảng
2.1.
Bảng 2.1: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ trong cây Rau răm
Có
Bouchardat
íc ã
Trang 22Ghi chú : (+) Phản ứng dương tính (-) Phản ứng âm tính
Kết luận: Trong cây Rau răm có/lavonoid, chất béo.
2.2.2 Chiết xuất tỉnh dầu trong trong dược iiệu.
> Quy trình chiết xuất tinh dầu trong trong dược liệu.
- Nguyên tắc: Tinh dầu được tách ra khỏi dược liệu bằng phương pháp cất kéo
hơi nước Sử dụng dụng cụ chia vạch để đọc được thể tích tinh dầu sau khi cất
- Nguyên liệu: cây Rau răm tươi.
- Dụng cụ: Nồi cất tinh dầu thủ công dung tích 5 lít, ống sinh hàn, bình gạn
hứng tinh dầu, ống hứng tinh dầu
Trang 23- Tính chất tinh dầu: Tinh dầu thu được có màu vàng rơm, lỏng, sánh, mùi
thơm hắc.Tỷ trọng tinh dầu nhỏ hơn 1 (d<l)
> Định lượng tinh dầu trong dược liệu
-Xác đinh đô ẩm của dươc liêu:
Trang 24Dược liệu để khô tự nhiên trong vòng 2 giờ Lấy 1 lượng dược liệu đã cắt nhỏ để xác định độ ẩm Bật máy đo độ ẩm Satorius, điều chỉnh nhiệt độ 130°c Đổ dược liệu lên đĩa cân và trải đều, đậy nắp cân và đợi máy tự động hiện két quả lên màn hình Làm tương tự 3 lần Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.2.
X: hàm lượng phần trăm tinh dầu (ml/g)
a: thể tích tinh dầu đọc được sau khi cất (ml)
b: khối lượng dược liệu đã trừ độ ẩm (g)
- Áp dụng công thức trên, ta được: % Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu là 0,082% tính theo trọng lượng khô tuyệt đối
> Định tính các thành phần chính trong tinh dầu bằng SKLM
Trang 25Hệ II: Cloroform
Hệ III: Toluen
Hệ IV: n-Hexan ; Ethyiacetat (5:5)
+ T h u ố c thử h iện m àu : d u n g d ịch V a n ilin 5% / H2SO4 S a u kh i phun,
n u n g b ả n m ỏ n g ở 110° t r o n g 1 - 2 p h ú t
- Tiến hành: Bình sắc ký được bão hoà dung môi Bản mỏng đã hoạt
hoá, sau khi chấm mẫu được triển khai theo chiều từ dưới lên trên
- Kết quả: Các hệ dung môi đều tách tốt, trong đó hệ dung môi I tách
tốt nhất Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường, ánh sáng tử ngoại ở bước
sóng X = 254 nm và bước sóng A, = 365 nm, sau đó phun thuốc thử hiện màu
Vanilin 5%/ H2SO4 Kết quả được thể hiện ở sắc ký đồ hình 3.2 và bảng 3.3
Bảng 2.3 Kết quả định tính tinh dầu với hệ dung môi I
đậm
- 7 - -— -— -—
Màu săcAs
thấy vết nào, dưới ư v 254 nm cho 6 vết, ư v 365 nm chỉ cho có 1 vết duy