ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --- TRẦN THỊ DUYÊN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÚC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA CÚC PHA LÊ TẠI HỮU LŨN
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-
TRẦN THỊ DUYÊN
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÚC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT HOA CÚC
PHA LÊ TẠI HỮU LŨNG - LẠNG SƠN
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG THỊ TỐ NGA
Thái Nguyên – 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, ngày 23 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thị Duyên
Trang 3Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Đặng Thị Tố Nga đã hướng dẫn tận tình trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Phòng quản lý đào tạo sau Đại học đã giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, anh em bè bạn và gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và tinh thần cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Thị Duyên
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích yêu cầu đề tài 2
2.1 Mục đích 2
2.2 Yêu cầu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Giới thiệu chung về cây hoa cúc 3
1.2 Nguồn gốc lịch sử phát triển cây hoa cúc 3
1.3 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc 4
1.4 Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dưỡng của cây hoa cúc 6
1.4.1 Nhiệt độ 6
1.4.2 Ánh sáng 6
1.4.3 Độ ẩm 7
1.4.4 Đất đai 8
1.4.5 Yêu cầu về dinh dưỡng của cây hoa cúc 8
1.5 Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam 8
1.5.1 Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới 8
1.5.2 Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc ở Việt Nam 9
1.6 Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam 11
1.6.1 Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới 11
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1 Nội dung 22
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 22
2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25
Trang 52.4 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng 27
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 28
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa
của một số giống hoa cúc tại Lạng Sơn 29
3.1.1 Khả năng sống sau trồng của các giống hoa cúc trồng
tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 29
3.1.2 Khả năng sinh trưởng của các giống hoa cúc trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 29
3.1.3 Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của 5 giống hoa cúc trồng thí nghiệm 32
3.1.4 Ảnh hưởng của giống đến tình hình sâu hại của hoa cúc 33
3.1.5 Hiệu quả kinh tế 35
3.2 Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng
phát triển và chất lượng hoa của giống cúc Pha Lê tại Lạng Sơn 36
3.2.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và nở hoa của cúc Pha Lê tại các thời điểm trồng khác nhau 37
3.2.2 Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tỷ lệ nở hoa, chất lượng hoa cúc Pha Lê 38
3.2.3 Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tình hình sâu, bệnh hại
hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 41
3.2.4 Hiệu quả kinh tế 42
3.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng
và phát triển hoa cúc Pha Lê 43
3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống hoa cúc Pha Lê
trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 43
3.3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của
hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 44
3.3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá hoa cúc Pha Lê
trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 46
3.3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển
hoa cúc Pha Lê 48
3.3.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng hoa cúc Pha Lê 50
3.3.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu hại hoa cúc Pha Lê 52
3.3.6 Hiệu quả kinh tế 53
Trang 63.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502
đến khả năng sinh trưởng và phát triển giống hoa cúc Pha Lê 54
3.4.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái
tăng trưởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 54
3.4.2 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái
ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 57
3.4.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê 59
3.4.4 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu đến năng suất, chất lượng
của hoa cúc Pha Lê 60
3.4.5 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến tình hình sâu,
bệnh hại của hoa cúc Pha Lê 62
3.4.6 Hiệu quả kinh tế 64
3.5 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê 65
3.5.1 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến động
thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 65
3.5.2 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 66
3.5.3 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê 68
3.5.4 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Pha Lê 69
3.5.5 Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến tình hình sâu hại của hoa cúc Pha Lê 71
3.5.6 Hiệu quả kinh tế 74
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
4.1 KẾT LUẬN 76
4.2 ĐỀ NGHỊ 76
Trang 7DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTNN Di truyền nông nghiệp
Trang 8Bảng 3.1: Khả năng sống sau trồng của các giống tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 29
Bảng 3.2 Một số đặc trưng hình thái các giống cúc thí nghiệm tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 30
Bảng 3.3: Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của 5 giống hoa cúc trồng thí nghiệm 32
Bảng 3.4: Tình hình sâu, bệnh hại các giống cúc thí nghiệm 33
Bảng 3.5: Hiệu quả kinh tế trồng các giống cúc thí nghiệm 35
Bảng 3.6: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và nở hoa của cúc Pha Lê
tại các thời điểm trồng khác nhau 37
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến một số chỉ tiêu năng suất,
chất lượng hoa cúc Pha Lê thí nghiệm 38
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tình hình sâu, bệnh hại hoa cúc
Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 41
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế trồng giống cúc Pha Lê ở các công thức thí nghiệm 42
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống của hoa cúc Pha Lê
trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 43
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 44
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá hoa cúc Pha Lê
trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 46
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển hoa cúc Pha Lê 49
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng của 50
hoa cúc Pha Lê 50
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu,
bệnh hại hoa cúc Pha Lê 52
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế trồng giống cúc Pha Lê ở các công thức thí nghiệm 53
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái
tăng trưởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 55
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái
ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 57
Trang 9Bảng 3.19: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến các giai đoạn
sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê 59
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu đến năng suất,
chất lượng của hoa cúc Pha Lê 61
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến tình hình sâu,
bệnh hại của hoa cúc Pha Lê 62
Bảng 3.22: Hiệu quả kinh tế trồng giống cúc Pha Lê ở các công thức thí nghiệm 64
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Pha Lê 65
trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 65
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 67
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Pha Lê 69
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Pha Lê 69
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến tình hình sâu hại của hoa cúc Pha Lê 71
Bảng 3.28: Hiệu quả kinh tế trồng giống cúc Pha Lê ở các công thức thí nghiệm
Trang 10Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao hoa
cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 44
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá hoa cúc Pha Lê
trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 47
Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái
tăng trưởng chiều cao hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 55
Biểu đồ 4: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu trâu 502 đến động thái
ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 58
Biểu đồ 5: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến
động thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 66
Biểu đồ 6: Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T
đến động thái ra lá của hoa cúc Pha Lê trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn 68
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoa là một trong các loại cây trồng nông nghiệp có vai trò quan trọng trong đời sống con người Khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu sử dụng hoa càng lớn Hoa không những đem lại cho con người sự thoải mái khi thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà nó còn là sản phẩm thiết yếu được dùng trong các dịp lễ tết, hội nghị… Chính vì vậy hoa không chỉ mang lại giá trị tinh thần cho con người mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu… rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc Hiện nay, khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn, vì vậy với sự phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn, nhu cầu hoa ở đây trong những năm tới ngày một tăng cao Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn
Hiện nay một số diện tích trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi sang mô hình mới như trồng hoa và một số loại cây trồng khác Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh mang tính chuyên canh Tuy nhiên sản xuất hoa còn gặp nhiều khó khăn như đất đai phân tán nhỏ lẻ, nguồn lao động dồi dào nhưng số lao động có hiểu biết về hoa cây cảnh còn ít, cơ sở hạ tầng yếu kém, ngoài những khó khăn trên thì vấn đề về kỹ thuật trong sản xuất hoa cây cảnh cũng là một trong những khó khăn không nhỏ Người dân vẫn còn sản xuất theo phương pháp truyền thống và dựa vào kinh nghiệm là chính, ít áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng chất kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá … nên năng suất, chất lượng hoa vẫn còn thấp, mẫu mã chưa được đẹp và bắt mắt, chủng loại và hình dáng hoa chưa phong phú nên chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài nước
Hoa cúc là giống cây trồng mới được trồng ở địa phương, các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp với điều kiện tự nhiên tại đây chưa được nghiên
cứu một cách hệ thống và đầy đủ Chính vì vậy, chúng tôi triển khai đề tài: “ Đánh
giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc và biện pháp kỹ thuật sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn”
Trang 122 Mục đích yêu cầu đề tài
2.1 Mục đích
- Xác định được giống cúc có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thích nghi với điều kiện sinh thái của Hữu Lũng - Lạng Sơn
- Xác định được biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất, chất lượng hoa và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất hoa cúc Pha Lê tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
đó tìm ra được giống hoa thích hợp trồng tại Lạng Sơn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa cúc
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu hoa nói chung và hoa cúc nói riêng
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Bổ sung một số giống hoa mới vào cơ cấu chủng loại hoa phục vụ sản xuất hoa tại Lạng Sơn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cho giống hoa cúc
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu chung về cây hoa cúc
Cây hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp có nguồn gốc từ Trung
Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu Chen J (1985) [30] đã chứng minh rằng cúc đã được trồng ở Trung Quốc cách đây 500 năm trước công nguyên Ngày nay, cúc đã được trồng hầu khắp các nước trên thế giới như Hà Lan, Ý, Đức, Pháp, Nhật Bản Ở Việt Nam, hoa cúc đã được trồng từ lâu, người Việt Nam coi hoa cúc là biểu tượng của sự thanh cao, là một trong 4 loài thảo mộc được xếp vào hàng tứ quý
“Tùng, cúc, trúc, mai” hoặc “Mai, lan, trúc, cúc”
Theo Võ Văn Chi, Lê Khả Kế (1969) [1], trong hệ thống phân loại thực vật
hoa cúc được xếp vào lớp hai lá mầm (Dicotyledonec), phân lớp cúc (Asterydae),
bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), phân họ giống hoa cúc (Asteroideae), chi Chrysanthemum Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) [2] điều tra hiện nay thì chi Chrysanthemum ở Việt Nam có 75 giống 200 loài và trên thế giới có tới
20.000 loài và trên 1.000 giống Theo Trần Hợp (1993) [7], trong đó có 4 loài thông
dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất để chơi hoa, làm cảnh đó là: C morifolium; C maximum; C coronarium; C.indicum
1.2 Nguồn gốc lịch sử phát triển cây hoa cúc
Theo tài liệu cổ Trung Quốc thì hoa cúc có cách đây 3.000 năm Trong văn thơ Hán cổ hoa cúc có 30 đến 40 tên gọi khác nhau như: Nữ hoa, Cam hoa, Diên hoa Hoa cúc có nguồn gốc từ một số loài dã sinh thuộc loại cúc (Dendran thema), trải qua quá trình trồng trọt lai tạo và chọn lọc từ những biến dị để có được những giống cúc ngày nay Tuy không có những ghi chép về lịch sử trồng trọt bắt đầu từ thời nào nhưng trong Sở từ (Trung Quốc) có nói đến “Thu Cúc” Có một bộ sách nổi tiếng về hoa cúc sớm nhất là vào năm 1104 đời Bắc Tống do Lưu Mông viết gọi
là cúc Phổ Sau đời Tống, sách tài liệu về hoa cúc không dưới 30, 40 quyển, nội dung đề cập đến những vấn đề giống, phân loại trồng trọt, sâu bệnh đã đóng góp rất lớn trong việc phát triển hoa cúc ở Trung Quốc nói riêng và của thế giới nói chung (Đặng Văn Đông, 2005) [5]
Trang 14Tuy nhiên phải từ những năm 1930 việc trồng hoa cúc ở Trung Quốc mới bắt đầu được coi trọng, bảo hộ và đề cao Lần đầu tiên vào năm 1982 Trung Quốc tổ chức triển lãm hoa Cúc ở Thượng Hải với trên 1.000 giống, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong sự nghiệp trồng hoa cúc Các nhà làm vườn thế giới đã thảo luận rất sôi nổi về việc phân loại hoa cúc và tương đối thống nhất với cách phân loại của Trung Quốc Năm 1993 giáo sư Lý Hồng Triết trong tác phẩm “Hoa Cúc Trung Quốc” đã thu thập và mô tả trên 6.000 mẫu giống hoa cúc sau đó chỉnh lý thành tập sách trên 3.000 giống, ông đã chụp ảnh 3.302 mẫu giống và miêu tả tính trạng từng giống Ở Thượng Hải (1989), Khai Phong (1992), Vô Tích (1995) và Thành Đô (1998) (Trung Quốc) đều đã có các cuộc triển lãm hoa cúc và có hàng vạn người đến dự Các cuộc triển lãm đã nâng cao trình độ nghiên cứu phát triển và kỹ thuật trồng trọt của nghề trồng cúc
Theo Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc (2003) [6], khi hoa cúc được di thực từ Trung Quốc sang Nhật Bản, đã được đánh giá rất cao ở nước này và được mệnh danh là “Hoàng thất quốc hoa” Năm 1939 Edsmit người Nhật đã bắt đầu lai tạo thành công nhiều giống Cúc và ông đã đặt tên cho hơn 100 giống của các thế hệ sau đó; một số giống này vẫn còn duy trì và được trồng đến ngày nay
Theo Amagasa K, Kameya T (1989) [ 23], lịch sử phát triển nghề trồng cúc
ở châu Âu muộn hơn Trung Quốc Năm 1843 một nhà thực vật học R Fortune (người Anh) đến Trung Quốc khảo sát và mang về giống hoa cúc Chusan Daisy, giống này chính là giống bố mẹ của giống hoa cúc hình cầu và hình tán xạ ngày nay Năm 1889 nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 giống hoa cúc đại đoá về trồng và đến năm 1827 Bernet (người Pháp) đã thành công trong việc lai tạo ra một số giống cúc mới, từ đó dẫn đến một sự cải tiến rất mạnh mẽ về giống cúc ở châu Âu
Từ đầu thế kỷ XVIII hoa cúc đã được trồng ở Mỹ, nhưng phải đến năm 1860 hoa cúc mới trở thành hàng hoá và được trồng trong nhà lưới Hiện nay ở Mỹ, hoa cúc là loại hoa rất quan trọng, chủ yếu là để cắt cành, một phần trồng trong chậu
1.3 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc
- Rễ
Trang 15Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [11] rễ cây hoa cúc thuộc loại rễ chùm, chỉ khi cây thực sinh còn nhỏ mới có rễ chính thức rõ ràng Đầu chóp rễ có sức phân nhánh mạnh, trong điều kiện đất thích hợp thì rất nhanh hình thành bộ rễ có nhiều nhánh, điều đó có lợi cho sự hút nước và dinh dưỡng Rễ của các cây nhân từ phương pháp vô tính đều phát sinh từ thân và đều là rễ bất định Thân cúc bất kể ở đốt hay giữa lóng đều rất dễ hình thành rễ bất định, vì vậy cây hoa cúc là một loại cây rất dễ nhân giống từ thể dinh dưỡng
- Thân
Cây hoa cúc thuộc loại thân thảo có nhiều đốt giòn, dễ gãy, khả năng phân cành mạnh Thường là những giống cúc đơn thân mập thẳng, giống cúc chùm thân nhỏ và cong Vanderkamp (2000) [49] cho rằng thân đứng hay bò, cao hay thấp, đốt dài hay ngắn, sự phân cành mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc vào từng giống Cây có thể
cao từ 30 đến 80 cm, thậm chí có khi đến 1,5 đến 2m
- Lá
Theo Cockshull (1985) [26] mô tả: Lá cúc xẻ thuỳ có răng cưa, lá đơn mọc so le nhau, mặt dưới bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng lưới Từ mỗi nách lá thường phát sinh ra một mầm nhánh Phiến lá to nhỏ, dày mỏng, xanh đậm nhạt hay xanh vàng còn tuỳ theo giống Bởi vậy, trong sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao thường tỉa bỏ các cành nhánh phụ đối giống cúc đơn và để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên đối với các giống cúc chùm Từ những đặc điểm về thân lá cho thấy, những giống cúc có năng suất cao thường có
bộ lá gọn, thân cứng mập và thẳng, khả năng chống đổ tốt
- Hoa, quả, hạt
+ Hoa: Theo Cornish, Stevenson (1990) [27] và Okada (1994) [39] miêu tả hoa cúc là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính với nhiều màu sắc khác nhau, đường kính hoa từ 1,5 đến12cm, có thể là đơn hay kép và thường mọc nhiều hoa trên 1 cành, phát sinh từ các nách lá Hoa cúc chính là gồm nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa tự đầu trạng mà mỗi cánh thực chất là một bông hoa Tràng hoa dính vào bầu như hình cái ống, trên ống đó phát sinh cánh hoa Những cánh nằm phía ngoài thường có màu sắc đậm hơn và xếp thành nhiều tầng, việc xếp
Trang 16chặt hay lỏng còn tuỳ giống Cánh có nhiều hình dạng khác nhau, cong hoặc thẳng,
có loại cánh ngắn đều, có loại dài, xoè ra ngoài hay cuốn vào trong
Cũng theo Cockshull (1976) [25] và Zagorski, Ascher, Widmer (1983) [55] hoa cúc có từ 4 đến 5 nhị đực dính vào nhau, bao xung quanh vòi nhụy Vòi nhụy mảnh, hình chẻ đôi Khi phấn chín, bao phấn nở tung phấn ra ngoài, nhưng lúc này vòi nhụy còn non chưa có khả năng tiếp nhận hạt phấn Bởi vậy, hoa cúc tuy lưỡng tính nhưng thường biệt giao, nghĩa là không thể thụ phấn trên cùng hoa, nếu muốn lấy hạt phấn phải thụ phấn nhân tạo Nên trong sản xuất, việc cung cấp cây con chủ yếu thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính
+ Quả: Theo Anderson (1988) [22] và Ishiwara (1984) [32] quả cúc thuộc loại quả bế khô, hình trụ hơi dẹt, trong quả chứa rất nhiều hạt Hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ
1.4 Yêu cầu ngoại cảnh và dinh dƣỡng của cây hoa cúc
kỹ thuật tác động phù hợp như tưới tiêu, bảo vệ thực vật và điều chỉnh hợp lý một
số yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm bằng phương pháp nhân tạo
Trên cơ sở phản ứng ra hoa của cúc với nhiệt độ, Kawata (1987) [35] đã chia thành 3 nhóm Loại cúc có thể ra hoa ở bất kỳ nhiệt độ nào, trong khoảng từ 10 đến
270C nhưng tốt nhất ở 170C về ban đêm Cúc ưa lạnh ở nhiệt độ thấp liên tục (10 đến 130C) và làm chậm sự hình thành chồi Ở nhiệt độ trên 270C ra hoa chậm nhưng hình thành chồi nhanh
1.4.2 Ánh sáng
Yulian, Fujime (1995) [54] đã kết luận, cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng và đêm lạnh Thời kỳ đầu mầm non mới ra rễ cây cần ít ánh sáng, nhưng trong quá
Trang 17trình sinh trưởng, ánh sáng quá mạnh cũng làm cho cây chậm lớn Ngoài ra, Jong J,
D (1989) [33] và Strojuy (1985) [48] đã khẳng định, thời gian chiếu sáng rất quan trọng cho cây hay nói cách khác ngày đêm dài hay ngắn có tác dụng khác nhau đối với loại hoa này Hầu hết, các giống cúc trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng cần ánh sáng ngày ngắn, đêm dài trên 13 giờ, còn trong giai đoạn trổ hoa cây chỉ cần ánh sáng ngày ngắn từ 10 đến 11h và nhiệt độ không khí dưới 200C Bởi vậy, trong điều kiện Việt Nam cúc rất phù hợp với thời tiết thu đông, nhưng hiện nay một số giống cúc nhập nội có thể ra hoa trong điều kiện ngày dài, điển hình như các giống CN93, CN98 rất thích hợp với vụ Xuân Hè và Hè Thu, nên cúc có thể trồng quanh năm thay vì trước đây chỉ có hoa vào mùa Đông
Nhiệt độ, ánh sáng không tác động một cách riêng rẽ mà phối hợp nhau, kìm hãm hay thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc Okada (1999) [41]
đã cho rằng: đối với nhóm cúc ra hoa mùa Thu, sự hình thành và phát triển chồi là trong điều kiện ngày ngắn, chồi hoa hình thành ở nhiệt độ >150
C Còm nhóm ra hoa mùa Đông dù trong điều kiện ngày ngắn, nhưng nếu nhiệt độ cao sẽ ức chế sự phát triển của chồi hoa Riêng nhóm ra hoa mùa Hè, chồi thường hình thành ở nhiệt độ
100C trong điều kiện ngày trung tính
Theo Hoogeweg (1999) [31], thời gian chiếu sáng 11 giờ cho chất lượng hoa cúc tốt nhất, nhưng nếu ở nhiệt độ cao vẫn ức chế sự ra hoa nên vào những năm nóng ẩm sự ra hoa của cúc sẽ gặp khó khăn hơn mặc đù điều kiện ánh sáng có thể
đã phù hợp Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy độ dài ngày có ảnh hưởng tới sự
ra hoa của cúc, vào thời kỳ ra hoa, cây yêu cầu thời gian chiếu sáng là 10 giờ, nhiệt
độ thích hợp là 180C, nếu thời gian chiếu sáng dài sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, cây cao, lá to và ra hoa muộn
Trang 181.4.4 Đất đai
Do cúc có bộ rễ ăn ngang, rễ phát triển mạnh và nhiều rễ phụ nên đất thích hợp cho cúc phải là đất thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dầy, tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt Độ pH đất từ 6 đến 7 là thích hợp Đất trồng cúc nên có một chế độ luân canh hợp lý và phải cày sâu bừa kĩ rồi phơi ải để tăng cường sự hoạt động của sinh vật hữu ích, tăng cường sự lưu thông không khí trong đất, làm cho đất giữ nước tốt, theo Nguyễn Xuân Linh và các cộng sự (1998) [11]
1.4.5 Yêu cầu về dinh dưỡng của cây hoa cúc
Dinh dưỡng cho cây hoa cúc bao gồm cả dinh dưỡng đa lượng (N,P,K) và vi lượng (Bo, Cu, Zn, Fe…)
Trong sản xuất hoa nói chung và hoa cúc nói riêng thì dinh dưỡng hay phân bón đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng suất và chất lượng hoa cao hay thấp Nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ bị còi cọc, chậm lớn dễ bị sâu bệnh hại, hoa nhỏ, không đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhưng nếu thừa dinh dưỡng cây sẽ phát triển quá mức, cây vống cao, dễ bị đổ, sâu bệnh nhiều, cây ra hoa muộn và chất lượng hoa cũng kém Vì vậy, việc bón phân bón đầy đủ, cân đối, đúng lúc là một kỹ thuật quan trọng sản xuất hoa cúc nói riêng và sản xuất hoa nói chung Đồng thời việc sử dụng phân bón một cách hợp lý không những làm tăng năng suất, chất lượng hoa
mà còn làm giảm được tác hại của nó đến kết cấu đất và môi trường theo Hoàng Ngọc Thuận (2005) [18]
1.5 Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1 Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới
Hoa cúc ngày nay là một trong những loại hoa thời vụ phổ biến nhất trên thế giới và được ưa chuộng bởi sự đa dạng, phong phú về màu sắc, kích cỡ, hình dáng hoa và hơn thế người ta có thể chủ động điều khiển sự ra hoa của cây để tạo nguồn sản phẩm hàng hoá liên tục và ổn định quanh năm
Ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, hoa cúc đứng vị trí thứ hai chỉ sau hoa hồng và năm 1993 tại công ty bán đấu giá ở Hà Lan, cúc là một trong mười loại cây trồng bằng chậu bán chạy nhất Theo Yahel và Sukamoto (1985) [52], bốn nhà
Trang 19sản xuất chính là Hà Lan 800 triệu cành/năm, Colombia 600 triệu cành/năm, Ý 500 triệu cành/năm và liên bang Mỹ 300 triệu cành/năm
Trong các nước châu Á thì hiện nay Nhật Bản là nước dẫn đầu về sản xuất hoa cúc, khoảng 200 triệu cành mỗi năm phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Mỗi năm sản lượng cúc đạt 26 tỷ yên, chiếm 27% diện tích trồng hoa ở Nhật (Shibata và Kawata, 1987) [46]
Theo Narumon (1988) [38], Roberson (1990) [42], Thái Lan cũng là nước sản xuất hoa cúc tương đối mạnh Hiện nay ở Thái Lan, cúc được trồng quanh năm với sản lượng là 50.841.500 cành cắt/năm, đạt năng suất 101.700 cành/Rai (theo tỉ giá 25 bath = 1USD và 1bath = 6,25Rai)
Ở Trung Quốc, theo Blabjerg (1997) [24], Yangxiaohan (1997) [53], cúc là một trong 10 loại hoa cắt quan trọng chỉ sau hồng và cẩm chướng, chiếm khoảng 20% tổng số hoa cắt trên thị trường bán buôn ở Bắc Kinh và Côn Minh Vùng sản xuất chính là Quảng Đông, Thượng Hải và Bắc Kinh
Ở Malaixia, cúc chiếm 23% trong tổng số hoa cắt, các giống mới chủ yếu nhập từ Hà Lan như Reagan yellow, Reagan dark Việc sản xuất hoa cúc có nhiều tiến bộ trong việc cải tiến chế độ dinh dưỡng, sử dụng quang chu kỳ, phòng trừ sâu bệnh hại và công nghệ sau thu hoạch để nâng cao phẩm chất hoa (Limhengjong Mohd (1997) [36]
1.5.2 Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc ở Việt Nam
Hiện nay, nhiều chủng loại hoa cúc đã được trồng phổ biến ở khắp nước ta Một số vùng sản xuất chính là Hà Nội, Hải Phòng, Sapa, Thành phố Hồ Chí Minh
và tỉnh Lâm Đồng, trong đó Đà Lạt là nơi lý tưởng cho việc sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại hoa cúc Theo Dadlani (2000) [29], Đà Lạt có đất đai phù hợp, khí hậu thuận lợi, người dân có truyền thống trồng hoa, nên một số công ty nước ngoài đã lập doanh nghiệp hoặc liên doanh để sản xuất hoa, riêng tỉnh Lâm Đồng đã có 4 công ty như Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc; Đài Loan ở Di Linh; Chánh Đài Lâm ở Đức Trọng và Hasfarm ở Đà Lạt với 100% vốn nước ngoài chuyên trồng hoa cắt, đặc biệt là hoa cúc chùm trong nhà kính, nhà che… đây là nơi cung cấp 60% sản lượng hoa cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc chủ
Trang 20yếu là Hà Nội, Hải Phòng… Năm 1996 đã xuất khẩu gần 1 triệu cành hoa cắt mà phần lớn là hoa cúc sang Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan tăng 25% so với năm
1995 và chiếm hơn 80% sản lượng hoa được trồng Năm 1997 dự kiến sẽ xuất khẩu 1,5 triệu cành (Thông tin KHKT rau quả) (1997) [14]
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ hoa lớn nhất của Việt Nam, nhu cầu hoa cắt trong ngày từ 25.000 đến 30.000 cành Hiện nay, thành phố vẫn phải đi nhập các loại hoa cắt, trong đó có cúc chùm từ Hà Lan, Đài Loan, Singapo Đặc biệt là các loại cúc đơn (CN98, CN93…) từ Hà Nội vào với giá từ 3000 đến 4000đ/cành
Sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng là một trong những vùng sản xuất
và tiêu thụ hoa lớn ở Việt Nam Theo số liệu điều tra sơ bộ của Nguyễn Xuân Linh
và cộng sự (1996) [9], những năm 1995 diện tích trồng cúc của cả nước mới chỉ có khoảng 300 ha thì đến năm 1998 chỉ riêng Hà Nội đã có diện tích là 411,8 ha và đến năm 1999 là 460,8 ha Trong đó, Từ Liêm là huyện có diện tích trồng hoa cúc lớn nhất 310 ha (1999), riêng hợp tác xã Tây Tựu có đến 200 ha trồng cúc trong tổng số
330 ha gieo trồng, cả xã có 2400 hộ thì có tới 2000 hộ trồng cúc Tây Tựu trở thành một trong những trung tâm cung cấp hoa và giống hoa cúc cho thị trường Thủ đô và các vùng lân cận
Theo thống kê từ các địa phương sản xuất và các hộ kinh doanh buôn bán hoa, từ những năm 1999 sản lượng hoa cúc cắt cành của Hà Nội là 41,1 tỷ đồng, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội tỉnh, chiếm 69% với giá bán từ 200 đến 300 đồng/bông Các tỉnh khác là 22%, giá bán tới 400 đến 500 đồng/bông và xuất khẩu
là 9%, chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch với giá cúc cao gấp 2 đến 3 lần giá nội địa, đạt doanh thu lên 3,6 tỷ đồng (Đặng Văn Đông, 2000)[3] Điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa quan trọng của việc xuất khẩu hoa sang các nước, mở ra một triển vọng mới cho việc xây dựng các vùng sản xuất hoa với chất lượng cao
Cùng với giống cúc Vàng Đài Loan, từ năm 1998 đến nay, giống hoa cúc mới CN 98 đã thực sự bổ sung vào cơ cấu trồng cúc quanh năm thay vì trước đây chỉ có cúc vào mùa Đông Hai giống chủ lực vào mùa Hè không thể thay thế các
Trang 21giống khác đó là CN93, CN98 và mùa Đông là một số giống như CN97, Vàng Đài Loan… và một số giống cúc Chi của Singapo và Hà Lan Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, hàng loạt các giống cúc khác nhau đã được nhập về một cách ồ ạt mà một số giống đã không qua trồng khảo nghiệm để đánh giá một cách khoa học đã đưa ra trồng ngoài sản xuất nên gặp phải rủi ro là cây ra hoa ngay khi còn nhỏ
Để nâng cao năng suất, chất lượng hoa cắt thì bên cạnh yếu tố về giống, phân bón, công tác bảo vệ thực vật, chúng ta cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tác động Chẳng hạn, giống Cúc Vàng Đài Loan, CN97 … là những giống thích hợp vụ Đông Xuân, nhưng để nâng cao chất lượng hoa cắt cần tác động biện pháp kỹ thuật như điều khiển quang chu kỳ, sử dụng chất kích thích sinh trưởng… hay biện pháp giâm cành kết hợp nuôi cấy mô trong khâu kỹ thuật nhân nhanh giống cúc
Như vậy, có thể thấy rằng: việc sản xuất và phát triển hoa cúc ở nước ta có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn Để phát triển ngành sản xuất hoa nói chung và hoa cúc nói riêng thì cần có sự kết hợp giữa 3 nhà: nhà nước cần có các chính sách về hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, các nhà khoa học chuyên môn cần nghiên cứu tìm ra các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất hoa để từ đó chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người sản xuất
1.6 Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam
Cây hoa cúc tuy có nguồn gốc từ rất lâu đời, song mãi đến đến thế kỷ XX, khi nó đã trở thành sản phẩm hoa cắt có giá trị cao trên thị trường hoa cắt thế giới thì hoa cúc mới được nhiều nước quan tâm nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau như: tạo giống, nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc…
1.6.1 Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới
1.6.1.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc
Do giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của cây hoa cúc trên thế giới đã có nhiều nước đi sâu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: Kỹ thuật trồng, nhân giống, tạo giống mới, điều kiện ngoại cảnh… và đã có nhiều thí nghiệm cho thấy điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây hoa cúc, đặc biệt là nhiệt độ và ánh sáng
Trang 22Nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa cúc Nhiệt độ, ánh sáng không tác động riêng rẽ đến cây hoa cúc mà nó còn phối hợp với nhau một cách kìm hãm hay thúc đẩy đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc
Theo Strelitus V.P và Zhuravie Y.P (1986) [47], thì tổng tích ôn của hoa cúc
là 17000C và nhiệt độ thích hợp là 20 đến 250C, nhiệt độ nhỏ hơn 100C ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa cúc, nhiệt độ lớn hơn 300C ảnh hưởng đến màu sắc chất lượng của hoa
Theo nghiên cứu của Runkle, Heins, Cameron, Carlson (1998) [43] muốn để cho hoa của giống cúc Snow nở hoa hoàn toàn, tập trung với số lượng lớn cần phải
xử lý lạnh 50C trong vòng 6 tuần, sau đó xử lý ánh sáng ngày dài lớn hơn hoặc bằng
10h xử lý quang gián đoạn 4h đêm
Các tác giả Van Ruiten, De Jong (1984) [52], Okada(1994) [40] cũng cho rằng: sự ra hoa của cây cúc ngoài ảnh hưởng của quang chu kỳ, còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nụ mà còn ảnh hưởng đến sự phân hoá và phát dục của hoa cúc Nụ được phân hoá nếu gặp nhiệt
độ thấp, quá trình phát dục sẽ bị chậm nên hoa cũng nở muộn Thời gian nở hoa sớm hay muộn tuỳ thuộc vào chế độ nhiệt và đặc tính di truyền của giống
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự ra hoa của các giống cúc tại châu Âu, Karlsson [34] chia cúc ra làm 3 nhóm:
- Nhóm không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ: trong phạm vi từ 10 đến 270C, nhiệt độ không ảnh hưởng gì đến sự phân hoá và phát dục của hoa Nhưng nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ trên sẽ ức chế sự ra hoa
- Nhóm giống bị nhiệt độ thấp ức chế ra hoa: bình thường chúng bắt đầu phân hoá mầm hoa từ 160C trở lên, nhiệt độ thấp hơn 160C sẽ ức chế sự phân hoá hoa
- Nhóm giống bị nhiệt độ cao ức chế ra hoa: thời điểm bắt đầu phân hoá của nhóm này ở nhiệt độ cao trên 200C, nhưng nếu nhiệt độ quá cao trên 350
C kéo dài thì sự phát dục của nụ bị ngừng trệ
1.6.1.2 Nghiên cứu về phân bón lá
Trang 23Năm 1993, Nakamura và Kageyama [37] khi nghiên cứu lượng phân đạm bón cho giống cúc Fukusuke đã kết luận rằng: hàm lượng đạm tốt nhất để cung cấp cho mỗi cây/vụ là 800mg, kết quả này đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và thu được chất lượng hoa cúc trồng chậu rất cao
1.6.1.3 Nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng
Các chất kích thích sinh trưởng của thực vật là những chất có bản chất hoá học khác nhau nhưng đều có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều khiển sinh trưởng Tuỳ thuộc vào các chất khác nhau mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản như: điều khiển quá trình phát chồi, tăng trưởng chiều cao, đường kính thân, điều khiển quá trình ra lá, ra hoa, ra rễ (đối với cành giâm, cành chiết )
Năm 1992, Sanjaya.L [44], khi nghiên cứu ảnh hưởng của 6 công thức xử lý chất điều tiết sinh trưởng là IBA, IAA, NAA, Biorota, Rootonef và đối chứng không xử lý, đã chỉ ra IBA là có hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao số lượng rễ cũng như chiều dài rễ
Khi nghiên cứu hiệu quả của IBA đến sự ra rễ của cành giâm, Nong Kran.K (1989) [39], đã nhận thấy rằng nồng độ 1000ppm khi xử lý ở các kiểu cúc chùm và cúc đơn cho hiệu quả tốt nhất so với các nồng độ 3000ppm và 8000ppm
Mặc dù cây hoa cúc đã được trồng ở nước ta từ rất lâu, nhưng các kết quả nghiên cứu về cây hoa này vẫn còn hạn chế Trước năm 1992 các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc tập hợp các kinh nghiệm trồng hoa và phân loại cúc Từ năm
1993 trở lại đây, cùng với sự xuất hiện của các giống cúc nhập nội mới thì đã có rất nhiều các nghiên cứu về cây hoa này ở các lĩnh vực khác nhau
1.6.2.1 Nghiên cứu về giống
Hoa cúc được du nhập vào nước ta từ thế kỷ 15, đến đầu thế kỷ 19 đã hình thành một số vùng chuyên trồng cúc, các vùng trồng nổi tiếng hiện nay như Hà nội,
Trang 24cảnh Viện Di truyền nông nghiệp (DTNN) Đây là giống có ưu điểm phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta có thể trồng nhiều vụ trong năm, hoa to màu sắc đẹp, cành mập thẳng, thời gian sinh trưởng ngắn, độ bền hoa cắt lâu Ngoài ra một số giống nhập nội đang sử dụng trong sản xuất như: CN97, CN98…là kết quả nghiên cứu, khảo sát, chọn lọc, đánh giá những đặc điểm nông sinh học, năng suất, phẩm chất của Viện DTNN
Để lựa chọn được những giống hoa cúc phù hợp với điều kiện phía Bắc Việt Nam, từ năm 1995 Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành trồng thử nghiệm các giống hoa mới nhập nội, kết quả đã chọn được những giống hoa có năng suất, chất lượng cao như giống CN07-6, Vàng Đông, Chi Trắng, Chi Vàng, Thọ Đỏ, Đỏ Nhung, Tím Sen, Pha Lê
Ngoài ra trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội cũng nghiên cứu, chọn lọc một số cúc nhập nội từ tập đoàn giống của Hà Lan, và cũng đã chọn lọc được giống cúc Vàng Đài Loan, đây là giống cúc chủ lực trong vụ Đông hiện nay
Năm 1998, các tác giả Nguyễn Xuân Linh - Nguyễn Thị Kim Lý [10] đã tiến hành trồng thử nghiệm một số giống cúc và chúng đều sinh trưởng, phát triển tốt, trong đó 2 giống có tiềm năng cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất là CN93, CN98 Hai giống Tím Hồng, Tím Sẫm mặc dù hoa nhỏ hơn nhưng có ưu điểm thân cây thẳng cao, bộ lá gọn, nên có khả năng trồng dày để tăng thu nhập trên một đơn
vị diện tích
*Những giống địa phương (giống cúc ở Việt Nam)
- Giống cúc vàng Hè Đà Lạt: Cây cao 40 đến 50cm, thân mảnh và cong, phiến lá to, màu xanh vàng, đường kính hoa 4 đến 5cm Cánh ngắn mềm, màu vàng tươi, chịu nóng tốt, thời gian sinh trưởng 3 đến 4 tháng
- Cúc Họa mi: Cây cao 40 đến 50cm, khả năng phân cành mạnh, hoa đơn nhỏ, đường kính 3 đến 4cm, cánh dài mềm, màu trắng, khả năng chịu rét kém, thời gian sinh trưởng dài tới 5 đến 6 tháng
- Cúc chi Đà Lạt: Cây cao 40 đến 50cm cây bụi thân nhỏ cong, phiến lá to mỏng màu xanh nhạt, hoa đơn nhỏ đường kính 2 đến 2,5cm Cánh vòng ngoài có màu trắng, giữa có màu vàng nhạt Thời gian sinh trưởng 3 đến 4 tháng
Trang 25- Cúc Gấm (cúc Mâm Xôi): Dạng cây bụi cao khoảng 30 đến 40cm khả năng phân cành rất mạnh tạo thành một thế hình hơi tròn trông xa giống như mâm xôi Trong sản xuất thường bấm ngọn và cành phụ nhiều lần để tạo cho cây có đường kính tán lớn nhất rất thích hợp cho trang trí khuôn viên, vườn hoa, nhà cửa Hoa kép nhỏ khoảng 2 đến 3cm có màu vàng nghệ pha đỏ nâu, thời gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét tốt
- Cúc Đại Đoá Vàng: Còn gọi là Hoàng Long Chảo, cây cao 60 đến 80cm, thân yếu phải có cọc đỡ, dạng hoa kép to, đường kính 8 đến 10cm, cánh dày xếp không chặt, khả năng chịu rét kém nhưng chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng dài từ 5 đến 6 tháng
- Cúc Kim Tử Nhung: Cây cao 50 đến 60cm, thân cứng, lá dài to, răng cưa sâu có màu xanh đậm, hoa kép to đường kính 8 đến 10cm, hoa có màu vàng nghệ pha đỏ nâu, thời gian sinh trưởng dài nhưng khả năng chịu rét rất tốt Ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán
* Những giống cúc mới nhập nội
- Cúc CN93: Là giống cúc trắng nhập nội, được chọn lọc và đưa ra sản xuất
từ Trung tâm hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp Đây là giống có giá trị kinh tế cao Thân mập thẳng, lá to xanh, hoa kép to có đường kính từ 10 đến 12cm cánh dày xếp sít chặt, hoa bền, thời gian cắm lọ trên 2 tuần Thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng được nhiều vụ trong năm Năm 1996 giống này đã được công nhận là giống quốc gia và hiện nay được phát triển rất rộng rãi khắp các tỉnh
- Cúc CN97: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ trung tâm Hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp Cây cao 55 đến 65 cm, thân
to mập, lá xanh dày, hoa kép màu trắng sữa, cánh dày đều, xếp sít chặt, đường kính hoa 10 đến 12cm, khả năng chịu rét tốt
- Cúc CN98: Là giống cúc được nhập nội, chọn lọc và đưa ra sản xuất từ Trung tâm Hoa cây cảnh – Viện Di truyền nông nghiệp Giống cúc CN98 có các đặc điểm giống như cúc CN 93 Cây cao thẳng từ 60 đến 70 cm, hoa to bền mầu vàng chanh, thời gian sinh trưởng ngắn từ 2,5 đến 3 tháng, chịu nóng tốt Giống cúc CN
Trang 2698 đã được hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép khu vực hoá năm 1998 Hiện đang phát triển rộng trong sản xuất
- Cúc vàng Đài Loan: Cây cao 60 đến 70cm, lá xanh dày, hoa kép to có nhiều tầng xếp rất chặt đường kính hoa 10 đến 12 cm Tuổi thọ của hoa dài, hoa có màu vàng nghệ Thời gian sinh trưởng từ 5 đến 6 tháng, khả năng chịu rét trung bình
- Cúc Tím Hè: Cây cao 60 đến 65 cm, thân thẳng mập, lá thuôn dài, răng cưa sâu, hoa to, đường kính hoa 8 đến 10 cm có mầu sẫm
- Cúc Tím Hà Lan: Cây cao 40 đến 55 cm, phiến lá dày màu xanh đậm, đường kính hoa 5 đến 6 cm, có màu tím hồng
- Cúc Xanh: Có nguồn gốc từ Pháp Cây cao 50 đến 60 cm Thân yếu và cong Lá xanh vàng, hoa kép, có màu xanh lục, cánh hoa nhỏ, dài và xoắn lại trông
xa như cuộn len bị rối Đường kính hoa 6 đến 7 cm Có thể để một cành hay nhiều cành trên cây
- Tập đoàn cúc Chi: Có nguồn gốc từ Hà Lan, gồm rất nhiều dòng, giống với màu sắc khác nhau (trắng, tím, vàng, hồng đỏ, cánh sen… hoặc các màu pha lẫn nhau) Đặc điểm chung là thân bụi, cành mảnh và yếu, lá thưa màu xanh nhạt, cây cao từ 40 đến 70cm, hoa đơn hoặc hoa kép, đường kính hoa từ 2 đến 5 cm Trồng vào vụ Thu Đông, những giống cúc này thường trồng thưa không bẻ nhánh, tỉa nụ con, cho cây sinh trưởng phát triển tự nhiên để thu được nhiều cành hoa trên cây
Khi nghiên cứu về 30 giống hoa cúc tại Thái Nguyên, tác giả Đặng Thị Tố Nga [2011] [13] đã chọn được 7 giống cúc có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng chống chịu được sâu bệnh hại, cho năng suất chất lượng hoa cao là giống là C5, C13, CN20, Vàng Thược Dược, Đỏ Bạc Mới, Trắng Đồng tiền, Vàng Pha lê
1.6.2.2 Nghiên cứu về thời vụ
Hoa cúc là loại cây hoa ngày ngắn, sự phân hoá và phát dục của hoa được tác động dưới tác dụng đồng thời của quang chu kì và nhiệt độ Trong quá trình sinh trưởng, phát dục, dưới tác dụng phối hợp của độ dài chiếu sáng trong ngày và nhiệt độ ở mức độ nhất định mới
có thể ra hoa, trong đó độ dài chiếu sáng là yếu tố quan trọng hơn, yêu cầu khắt khe hơn
Có nhiều giống hoa cúc dưới ánh sáng dài ngày không thể ra hoa được, hoặc những nụ mới được phân hoá thành cũng dừng lại tạo thành hình đầu lá liễu Chỉ
Trang 27trong điều kiện ngày ngắn đêm dài mới có thể phân hoá hoa và tiếp tục tạo thành hoa Giữa các giống khác nhau lúc bắt đầu phân hoá mầm hoa và sự sinh trưởng phát dục của hoa yêu cầu độ dài chiếu sáng cũng khác nhau Vì vậy trong trồng trọt cần nắm vững phản ứng của các giống cúc với độ dài chiếu sáng của từng giống để xác định thời vụ trồng, thời gian ngắt ngọn và biện pháp kỹ thuật cho phù hợp
Nhờ có bộ giống đa dạng, phong phú, thích nghi với điều kiện sinh thái khác nhau, cúc có thể trồng được quanh năm Căn cứ vào đặc điểm của giống (chịu nóng, chịu lạnh, ngày dài, ngày ngắn), thời tiết khí hậu của từng vùng hoặc nhu cầu thị trường mà có thể bố trí thời vụ cho thích hợp
Nguyễn Xuân Linh và cộng sự (1996) [9] qua nghiên cứu và đánh giá một số giống địa phương và nhập nội cho thấy các loại cúc này đều có thể trồng được vào các thời vụ khác nhau như vụ Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân, vì vậy cho phép chũng ta có thể sản xuất hoa cúc quanh năm Tuy nhiên cần xác định đúng thời điểm trồng cho phù hợp với đặc điểm của các giống hoa
Theo Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý (1998) [10] sơ bộ đánh giá tập đoàn hoa cúc trong vụ Thu Đông tại Hà Nội đi đến kết luận: Hầu hết các giống cúc sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ Thu Đông Những giống có giá trị kinh tế cao là: CN93, CN97, CN98, Vàng Đài Loan, Tím Xoáy
Do đặc điểm của cúc là cây ngày ngắn, phản ứng khá chặt với nhiệt độ và ánh sáng, nên ở điều kiện tự nhiên mỗi giống chỉ trồng trong một thời vụ nhất định Đối với cúc Vàng Thược Dược trồng tại thành phố Thái Nguyên thì Đặng Thị Tố Nga (2011) [13] cho rằng thời vụ trồng hoa cúc Vàng Thược Dược để thu hoạch vào dịp 20/11 là 10/8-20/8 (thời gian sinh trưởng là 90 đến 96 ngày), thời vụ trồng hoa cúc Vàng Thược Dược để thu hoạch vào dịp tết Nguyên đán là 22/11 (thời gian sinh trưởng là 88,3 ngày)
Theo Đặng Văn Đông (2000) [4] thời vụ trồng cúc Singapo đầu đỏ ở Hà Nội
là từ 15/7 đến 15/11, tốt nhất trong tháng 9, nếu trồng sớm hay muộn hơn thì năng suất hoa sẽ giảm
Còn theo Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [12] nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của một số giống cúc thu hoạch vào dịp lễ, Tết, thu hoạch kết quả:
Trang 28giống CN97 trồng tháng 5 đến 7 để thu hoạch hoa vào dịp 20/11, vàng Đài Loan trồng 10/10 để thu hoạch dịp Tết, Tím Xoáy trồng 9/12 để thu hoạch 8/3
Trên cơ sở chọn lọc và đánh giá các mẫu giống, điều tra điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện khí hậu của các vùng trồng hoa Trung tâm hoa cây cảnh cũng
đã đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quá trình sản xuất hoa cúc trên đồng ruộng bao gồm các biện pháp như: bón phân, chăm sóc, thời vụ căn cứ vào phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh có thể trồng cúc vào thời vụ sau: + Vụ Xuân – Hè: Trồng tháng 2, 3, 4 thường trồng Hè Vàng Đà Lạt, CN93, Tím
Trồng dày giúp tăng số cây thu hoạch, số hoa trên một đơn vị diện tích qua
đó làm tăng năng suất hoa Tuy nhiên, nếu trồng quá dày vừa gây lãng phí giống, giảm kích thước hoa đồng nghĩa với việc sâu bệnh gây hại ở mức độ lớn hơn Trong điều kiện trồng dày, cây sinh trưởng kém, tích lũy dinh dưỡng kém, năng suất không đảm bảo Chính vì vậy việc xác định được mật độ, khoảng cách trồng hợp lý sao cho vừa tiết kiệm giống, tận dụng được đất trồng, đồng thời có năng suất và hiệu quả kinh tế cao là hết sức cần thiết
Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất, chất lượng của cây hoa cúc CN93, Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [12] đã nhận thấy mật độ quá thưa, tuy cây tốt nhưng làm giảm số cây/đơn vị diện tích, dẫn đến năng suất giảm Còn mật độ quá dày số cây nhiều nhưng chất lượng hoa kém Do đó mật độ vừa phải 40 đến 45 cây/m2 là thích hợp cho CN93 sinh trưởng và đạt năng suất, chất lượng cao nhất
1.6.2.4 Nghiên cứu về phân bón lá
Phân bón lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là nguyên tố vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn
Cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các nguyên
tố vi lượng như Bo (B), man gan (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu), Molipđen (Mo), một
Trang 29số cây cần cả nhôm (Al), silic (Si) Người ta đã chứng minh những nguyên tố này
là tuyệt đối cần thiết cho cây Các nguyên tố đó được xem như là các chất kích thích và các loại phân bón chứa chúng được gọi là các loại phân xúc tác hoặc phân kích thích, chúng đã thúc đẩy sự phát triển của thực vật Sự thiếu từng nguyên tố vi lượng và đa lượng riêng biệt trong đất gây ra các chứng bệnh cho thực vật, động vật
và người
Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc
- Hiệu suất sử dụng phân bón cao hơn
- Chi phí thấp hơn
- Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng
Ở nước ta, từ những năm 80, Viện Hóa học Công nghiệp đã tiến hành tách chiết axit humic từ than bùn để điều chế một loại Humat dùng làm chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng, và đã được thị trường chấp nhận Tuy nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật ngày một cao, khách hàng cũng yêu cầu bổ sung thêm các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng đầy đủ hơn để sản phẩm đưa ra thị trường có chất lượng cao hơn
Xử lí phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu (11% so với đối chứng không xử lí), tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ của hoa (Nguyễn Quang Thạch, và Đặng Văn Đông (2002) [16]
Theo Phan Thị Thu Trang [2003] [20] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phun phân bón lá phức hữu cơ Pomior đến sinh trưởng phát triển của giống cúc vàng Đà Lạt và đưa ra kết luận: Phân Pomior có thể sử dụng để bón thúc cho cây hoa cúc mà không cần phải bón thêm phân khoáng, với nồng độ dung dịch
đã pha là 0,4% và phun 10 ngày / lần sẽ cho năng suất và chất lượng hoa cao hơn khi sử dụng phân khoáng để bón thúc
Hoàng Ngọc Thuận [2005] [18] đã tiến hành thí nghiệm so sánh việc bón thúc hai loại phân bón NPK Sông Gianh và phân bón lá Pomior ở 4 nồng độ khác nhau (0,2% - 0,3% - 0,4% - 0,5%) cho hoa Cúc Đồng Tiền, tác giả cũng đi đến kết luận: Tất
cả các công thức có bón phân Pomior, phun định kỳ 5 ngày/lần đều cho khả năng sinh
Trang 30trưởng và năng suất cao hơn công thức đối chứng: Bón phân thúc bằng NPK Sông Gianh, trong đó phun Pomior nồng độ 0,4% đã làm tăng năng suất chất lượng hoa Cúc Đồng Tiền rất rõ rệt, thể hiện hoa loại 1 đạt cao hơn so với các công thức khác
Theo đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát
triển và hiệu quả sản xuất của cây hoa cúc (Chrysanthemum sp), giống Vàng Đài Loan và cây hoa Đồng Tiền (Gerbera Jamesonii Bol) giống F125” của Nguyễn Hải
Tiến (2006) [19], đối với cúc Vàng Đài Loan, phun phân bón lá hữu cơ Pomior 0,4%
và phân bón lá Yogen No2 cho hiệu quả kinh tế cao gấp 1,29 và 1,25 lần so với đối chứng Ngoài ra kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, tạo điều kiện cây sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn sau
1.6.2.5 Nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng
Theo Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch [1999] [8], việc sử dụng chất kích thích sinh trưởng GA3 50ppm có tác dụng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển của cúc vàng Đài Loan Trong đó, GA3 tác động mạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, làm tăng chiều cao cây và rút ngắn thời gian nở hoa và GA3cũng có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển của cúc CN93 trong vụ Đông, làm tăng tỷ lệ nở hoa và chiều cao cây, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch (1993) [15] đã nghiên cứu để cây cúc hè có thể ra hoa vào mùa Đông bằng xử lý GA3 nồng độ 20 đến 25 ppm phun vào đỉnh sinh trưởng và GA3 ở nồng độ 10 đến 50 ppm có thể làm tăng chiều cao cây hoa cúc hoặc sử dụng Chlor cholin chlorid (CCC) 0,25 đến 1 % có tác dụng ức chế chiều cao của cúc trồng chậu Ngoài ra để loại bỏ tác động xấu của Etylen tác nhân gây già hóa ở hoa có thể dùng AgNO3, muối Clo của các kim loại nặng như Titan, Niken và một số chất có tác dụng đối kháng với Etylen như Axin, GA3 và Xytokinin có thể ngăn cản quá trình này Sử dụng dung dịch có Saccaroza và các chất kể trên để cắm hoa trong thời gian từ 6 đến 8h trước khi bảo quản lạnh có tác dụng giữ màu xanh của lá và cành rất tốt Có thể sử dụng dung dịch 50g/l Sucrose + 600mg/l AgNO3 hoặc 50g/l Sucrose + 200 mg/l HQS ( 8 - Hydroxy quinoiline sulphate) và 50 g/l Sucrose + 4 mg/l Physan đều có tác dụng kéo dài độ bền hoa cắt
Trang 31Lê Thị Bích Thu và cộng sự (2005) [17] khi nghiên cứu quy trình bảo quản hoa cúc đã đưa ra kết luận: Dùng dung dịch bao gồm axit citric 400 ppm + đường saccaroza
2 % + 8 - HQS 200ppm, STS (Silver thiosunphate) 0,1 ppm để cắm hoa cúc bảo quản lạnh sẽ làm tăng chất lượng và độ bền hoa cắt sau bảo quản từ 5 đến 10 ngày
Trong một thời gian ngắn chúng ta đã có khá nhiều kết quả nghiên cứu về cây hoa cúc ở các lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên những kết quả này còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống cúc khác nhau, được du nhập từ nhiều vùng trên thế giới vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về đặc tính của từng giống cũng như các biện pháp
kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất hoa là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết để từ đó xây dựng qui trình phù hợp nhất, giúp người sản xuất đầu tư một cách có hiệu quả
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 5 giống hoa cúc nhập nội được trồng ở Lạng Sơn
- Phân bón lá Đầu trâu 502: Là phân bón được sản xuất tại công ty phân bón Bình Điền - thành phố Hồ Chí Minh Thành phần hóa học của phân bón lá Đầu trâu 502:
Phân bón lá Đầu trâu 502 có tác dụng tăng khả năng nảy chồi, ra lá mới, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn và rét Đặc hiệu hồi phục cây bị nghẹt rễ, vàng lá
Trang 32Tăng năng suất chất lượng và lợi nhuận Pha chế 10g phân bón lá Đầu trâu 502 vào bình 8 đến 10 lít nước
- Gibber 4T: Được sản xuất tại Công ty TNHH Á Châu - Quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh Thành phần là hoạt chất Gibberellic Acid 100%
Tác dụng là kích thích phát triển thân lá, ra hoa đồng loạt, hạn chế rụng hoa
và quả, kích thích phát triển quả, quả lớn và chín đồng loạt
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
- Thời gian: Vụ Đông Xuân từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2014
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng đến sinh trưởng
phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn + Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn + Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá Đầu Trâu 502 đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông
Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
+ Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa
Trang 33của một số giống hoa cúc vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng
phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn.
Thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m
Trang 34và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m
Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh Diện tích ô thí nghiệm 5 m2
, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m
Trang 35Cách phun: Phun ướt đẫm lá, bắt đầu phun sau trồng 10 ngày cho tới khi cây
ra hoa, định kỳ 10 ngày / lần
- Ngày trồng: 07/ 10/ 2013, mật độ trồng: 39 cây/ m2
* Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng Gibber 4T đến sinh trưởng và phát triển của hoa cúc Pha Lê vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh Diện tích ô thí nghiệm 5 m2, chiều dài: 5m, chiều rộng: 1m
2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Mỗi công thức theo dõi trên 5 cây theo phương pháp đường chéo, có 3 lần nhắc lại, 10 ngày theo dõi một lần
* Quan sát và mô tả đặc điểm thực vật học 5 giống hoa thí nghiệm
Trang 36* Chỉ tiêu về sinh trưởng
Số cây sống
- Tỷ lệ cây sống (%) = x 100 %
Tổng số cây trồng
Theo dõi thời gian sinh trưởng 10 ngày theo dõi một lần, theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển được tính từ khi trồng đến khi cây hồi xanh (50%), phân cành (50%), ra nụ (50%), ra hoa (50%)
- Theo dõi đ ộng thái tăng trưởng chiều cao của cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất (ngày thứ 10 sau trồng)
- Theo dõi động thái ra lá (lá/cây): Đếm số lá trên một thân của cây
- Chiều cao cây (cm) được đo từ mặt đất tới đỉnh sinh trưởng
- Cành cấp 1 (cành): đếm số cành trên thân chính
* Chỉ tiêu về năng suất
- Số cành hoa thực thu (cành hoa/m2 ): số cành hoa thu được/ô thí nghiệm
Số cây nở hoa
- Tỷ lệ cây hoa hữu hiệu ( %) = x 100 %
Tổng số cây trồng
* Chỉ tiêu về chất lượng
- Đường kính hoa (cm): được đo bằng thước palme ở nơi to nhất của bông hoa
- Đường kính thân chính (cm) được đo bằng thước palme ở giữa thân
- Độ bền hoa cắt cắm lọ: Khi hoa đầu tiên hé nở, cắt cắm vào lọ nước sạch mỗi ngày thay nước một lần, xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn),
số ngày cả cành hoa tàn, mỗi lần nhắc lại theo dõi 5 cành
- Độ bền hoa tự nhiên: Khi hoa đầu tiên hé nở, xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cành hoa tàn, mỗi nhắc lại theo dõi 5 cây hoa
* Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: Chọn ngẫu nhiên 5 điểm trên hai đường chéo ô, mỗi điểm 2 cây Định kỳ 10 ngày theo dõi 1 lần
- Đối với bệnh hại:
+ Theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại ở các cây trong ô thí nghiệm
A
Trang 37- Đối với sâu hại:
+ Mật độ sâu (con/cây)= tổng số sâu đếm được/tổng số cây điều tra
+ Mật độ sâu: con/m2= mật độ con/cây x số cây/m2
+ Đánh giá mức độ sâu hại:
(+) Xuất hiện ít: mật độ sâu hại (MĐSH) <5con/m2
(+ +) Xuất hiện TB: MĐSH 5- 10 con/m2
(+ + +) Xuất hiện nhiều: MĐSH >10 con/m2
- Đối với rệp: Đánh giá theo 4 mức độ:
(*) Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá) (** )Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá)
(***) Mức độ nhiều (rệp có số lượng lớn, không nhận ra quần tụ)
(****) Mức độ rất nhiều (rệp có số lượng lớn, đông đặc, ảnh hưởng tới tất cả lá, thân)
* Hạch toán thu, chi
Cách tính:
- Tổng thu trên đơn vị diện tích
- Tổng chi trên đơn vị diện tích
- Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi
Trang 38- Phân bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng hoai mục 30 tấn/ha
+ Phân vô cơ: Đạm ure 330 kg, supe lân 875 kg, kali sunphat: 200 kg/ha + Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 2/3 lân
+ Phân vô cơ được bón thúc 3 lần
Lần 1: Sau trồng 15 đến 20 ngày, 1/3 đạm, 1/3 kali
Lần 2: Khi cây phân hoá mầm hoa: 1/3 đạm + 2/3 kali + 1/3 lân
Lần 3: Khi cây có nụ con: 1/3 đạm còn lại
- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phát hiện và phun thuốc trừ sâu bệnh (nếu đến ngưỡng phòng trừ, theo hướng dẫn chung của BVTV)
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được dùng phần mềm excel và chương trình IRRISTAT để xử lý
Trang 39Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một số giống hoa cúc tại Lạng Sơn
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa của một số giống hoa cúc vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Hữu Lũng- Lạng Sơn
3.1.1 Khả năng sống sau trồng của các giống hoa cúc trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Tỷ lệ sống là một chỉ tiêu quan trọng nó quyết định số lượng hoa thu hoạch sau này Qua theo dõi, số liệu được thể hiện tại bảng 3.1
Bảng 3.1: Khả năng sống sau trồng của các giống tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Chỉ tiêu Công thức Số cây trồng (cây)
Số cây sống (cây)
Tỷ lệ sống (%)
có chất lượng cây giống đem trồng tốt và khả năng thích nghi với môi trường sống
là cao nhất Tiếp đó là công thức đối chứng có tỷ lệ sống 96%, giống cúc Chi Vàng
có tỷ lệ sống đạt 94,5%, giống cúc Trắng Đông có tỷ lệ sống đạt 92%, và thấp nhất
là giống cúc Pháo Hoa có tỷ lệ sống đạt 91,5% Điều này cho thấy giống cúc Pháo
Hoa cây con đem trồng không phát triển khỏe mạnh, yếu ớt và có chất lượng kém
hơn so với các công thức khác
3.1.2 Khả năng sinh trưởng của các giống hoa cúc trồng tại Hữu Lũng - Lạng Sơn
Sự sinh trưởng và phát triển có thể xem như là hai quá trình biến đổi cả về chất và lượng luôn diễn ra trong cơ thể Dựa vào mối quan hệ này người ta chia sự
Trang 40sinh trưởng phát triển của cơ thể thực vật ra làm 2 giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng, và sinh trưởng sinh thực Trong giai đoạn thứ nhất thì hoạt động sinh trưởng
và phát triển của các cơ quan rễ, thân, lá chiếm ưu thế Sang giai đoạn thứ hai thì hoạt động của cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ chiếm ưu thế Để biết được đặc trưng hình thái của các giống, chúng tôi tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các công thức thí nghiệm Kết quả được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2 Một số đặc trƣng hình thái các giống cúc thí nghiệm tại
Hữu Lũng - Lạng Sơn
Dạng hình
Mầu sắc
Chiều rộng (cm) Thế lá
Độ sâu răng cƣa (cm)
Màu sắc
Kiểu bông
Loại hình bông Màu
sắc
Hình dạng cánh hoa
Vàng Đài
Loan (Đ/c) 79,43 3,33 Đứng Xanh 3,43 Xiên 0,41
Xanh đậm
Kép, nhiều tầng
Dạng chùm
Vàng nhạt Cong
Vàng Pha
Lê 63,20 4,17 Đứng Xanh
tím 3,84 Ngang 0,65
Xanh đậm
Kép, nhiều tầng
Dạng chùm
Vàng đậm Thẳng
Trắng
Đông 65,07 3,80 Đứng
Xanh trắng 3,63 Ngang 0,83
Xanh bạc
Kép, nhiều tầng
Dạng chùm Trắng Cong
Chi Vàng 64,87 5,77 Đứng Xanh 3,70 Xiên 0,58 Xanh
đậm
Kép, ít tầng
Dạng chùm
Vàng tươi Cong
Pháo Hoa 73,24 4,67 Đứng Xanh
tím 3,58 Xiên 0,73
Xanh đậm
Kép, ít tầng
Dạng chùm
Đỏ, tím, vàng, trắng Thẳng