1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện mỹ đức thành phố hà nội

145 899 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 36,67 MB

Nội dung

Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư Trong quá trình phát triển, các điểm dân cư đô thị và nông thôn ở nước ta phần lớn được hình thành và phát triển m

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Trịnh Minh Hùng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được nội dung này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của cô giáo TS Đỗ Thị Tám, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo trong bộ môn Quy hoạch đất đai, các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Viện Đào tạo sau đại học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo TS Đỗ Thị Tám và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND huyện, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng phát triển hạ tầng chính quyền các xã cùng nhân dân huyện Mỹ Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp động viên, giúp

đỡ trong quá trình thực hiện luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Trịnh Minh Hùng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, yêu cầu 2

2.1 Mục đích 2

2.2 Yêu cầu 2

2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

2.3.1 Phạm vi nghiên cứu 2

2.3.2 Đối tượng nghiên cứu 2

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3

1.1 Cơ sở lý luận phát triển hệ thống điểm dân cư 3

1.1.1 Khái niệm và tiêu chí phân loại điểm dân cư 3

1.1.2 Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư 4 1.2 Căn cứ pháp lý về quy hoạch phát triển khu dân cư 7

1.2.1 Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước 7

1.2.2 Hệ thống các tiêu chuẩn ngành 9

1.3 Xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới 10

1.3.1 Xu thế phát triển mạng lưới dân cư của một số nước châu Âu 10

1.3.2 Xu hướng phát triển mạng lưới dân cư của một số nước châu Á 15

1.3.3 Nhận xét chung về thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư các nước trên thế giới 17

1.4 Xu thế phát triển mạng lưới dân cư ở Việt Nam 18

1.4.1 Khái quát chung 18

Trang 6

1.4.2 Quá trình hình thành các quần cư – điểm dân cư nông thôn 18

1.4.3 Phân bố không gian các điểm dân cư truyền thống 19

1.4.4 Một số hình thức bố cục của các điểm dân cư truyền thống 25

1.4.5 Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn 25

1.4.6 Một số định hướng phát triển điểm dân cư 28

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Nội dung nghiên cứu 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mỹ Đức 33

2.1.2 Thực trạng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Mỹ Đức 33 2.1.3 Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức đến năm 2020 33

2.1.4 Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Hương Sơn 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 34

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 34

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 34

2.2.4 Phương pháp phân loại điểm dân cư 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức 40

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 40

3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 45

3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Mỹ Đức 48

3.1.4 Đánh giá chung 52

3.2 Thực trạng hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức năm 2013 53

3.2.1 Thực trạng phát triển điểm dân cư trên địa bàn huyện Mỹ Đức 53

3.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan các khu dân cư huyện Mỹ Đức 58

3.3 Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức đến năm 2020 68

3.3.1 Các dự báo cho định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư 68

Trang 7

3.3.2 Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư 74

3.3.3 Một số giải pháp phát triển mạng lưới khu dân cư huyện Mỹ Đức 81

3.4 Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Hương Sơn 83

3.4.1 Tính cấp thiết và mục tiêu đồ án quy hoạch khu trung tâm xã 83

3.4.2 Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu trung tâm 84

3.4.3Quy hoạch chi tiết khu trung tâm 88

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 94

1 Kết luận 94

2 Đề nghị 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 98

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Định mức sử dụng đất trong khu dân cư 6

Bảng 2.1 Phân cấp một số tiêu chí phân loại điểm dân cư 35

Bảng 2.2 Tổng hợp chỉ tiêu phân loại điểm dân cư 38

Bảng 3.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Đức giai đoạn 2006 - 2013 46

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Mỹ Đức năm 2013 50

Bảng 3.3: Thực trạng đất đô thị huyện Mỹ Đức năm 2013 50

Bảng 3.4: Thực trạng đất khu dân cư nông thôn huyện Mỹ Đức năm 2013 51

Bảng 3.5: Thực trạng hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Mỹ Đức năm 2013 53

Bảng 3.6: Hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức năm 2013 54

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn huyện Mỹ Đức năm 2013 56

Bảng 3.8: Dự báo dân số, số hộ đến năm 2020 huyện Mỹ Đức 70

Biểu 3.9: Chỉ tiêu sử dụng đất trong khu dân cư huyện Mỹ Đức đến năm 2020 74 Bảng 3.10 Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị Huyện Mỹ Đức đến năm 2020 75

Bảng 3.11 Quy hoạch đất ở đô thị trên địa bàn huyện Mỹ Đức đến năm 2020 76 Bảng 3.12 Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn Huyện Mỹ Đức đến năm 2020 78

Bảng 3.13 Hiện trạng sử dụng đất khu trung tâm xã Hương Sơn năm 2013 85

Bảng 3.14 Hiện trạng các công trình khu trung tâm xã Hương Sơn 85

Bảng 3.15 Quy hoạch sử dụng đất khu trung tâm xã Hương Sơn đến năm 2020 93

Bảng 3.16 So sánh cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch 93

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Kiến trúc, cảnh quan của khu vực đô thị tại thị trấn Đại Nghĩa 59

Hình 3.2: Kiến trúc nhà ở khu vực bán thị kiểu chia lô kết hợp kinh doanh buôn bán tại thị trấn Đại Nghĩa 60

Hình 3.3: Kiến trúc nhà ở khu vực nông thôn xã Thượng Lâm 61

Hình 3.4: Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức 62

Hình 3.5: Trạm y tế xã Mỹ Thành 62

Hình 3.6: Trường THCS Tế Tiêu 63

Hình 3.7: Trường Tiểu học Lê Thanh 63

Hình 3.8: Bưu điện văn hóa huyện Mỹ Đức 63

Hình 3.9: Bưu điện văn hóa xã Hùng Tiến 63

Hình 3.10: Hệ thống giao thông thị trấn Đại Nghĩa 65

Hình 3.11: Đường thôn, xóm xã Đại Hưng 65

Hình 3.12 Nhà văn hóa huyện Mỹ Đức 66

Hình 3.13: Nhà thi đấu đa năng huyện Mỹ Đức 67

Hình 3.14: Sân vận động huyện Mỹ Đức 67

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

9 NN &PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

10 THPT Trung học phổ thông

12 TTCN Tiểu thủ công nghiệp

13 TNMT Tài nguyên môi trường

15 XDCTCC Xây dựng công trình công cộng

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,

là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các

công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng (Quốc hội nước

CHXHCN Việt Nam, 2003) Đất đai là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc

gia nhưng bị giới hạn về số lượng nên nếu con người sử dụng đất một cách hợp

lý thì đất đai lại là nguồn tài nguyên vô hạn về thời gian sử dụng

Ngày nay cùng với sự tăng lên nhanh chóng của dân số, quá trình đô thị hoá cũng ngày càng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu sử dụng đất đối với tất cả các ngành sản xuất và đời sống xã hội cũng tăng theo mà đất đai lại có hạn Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và sử dụng đất một cách hợp lý và có hiệu quả nhất có thể Đây chính là nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất

Đất khu dân cư có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người Đó là nơi ăn ở, sinh sống, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi phục hồi sức lao động của con người Đất khu dân cư còn gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội Tổ chức hợp lý mạng lưới khu dân cư sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ứng yêu cầu tổ chức

và phát triển sản xuất của các ngành kinh tế, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của nhân dân về việc làm, nhà ở, giao tiếp cũng như các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần và nghỉ ngơi, giải trí… tạo sự đa dạng cảnh quan và bảo vệ môi trường

Mỹ Đức là huyện nằm ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây, kể từ ngày 1/8/2008, là huyện của thành phố Hà Nội Phía Bắc giáp huyện Chương

Mỹ Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình Phía Đông giáp huyện Ứng Hoà, ranh giới là con sông Đáy

Trong những năm tới cơ cấu nền kinh tế của huyện sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nhiều dự án quan

Trang 12

trọng của thành phố được đầu tư tại huyện Mỹ Đức nên công tác thu hồi đất thực hiện giải phóng mặt bằng xây dựng các khu tái định cư cho nhân dân là hết sức quan trọng Cùng với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, huyện Mỹ Đức cần

có những quy hoạch phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị, dân cư nông thôn hợp lý với mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Xuất phát từ những thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh

giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội”

2 Mục đích, yêu cầu

2.1 Mục đích

+ Đánh giá thực trạng việc tổ chức sử dụng đất, xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội

+ Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư theo hướng Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.1 Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện Mỹ Đức – thành phố Hà Nội

2.3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Các điểm dân cư đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện

- Các nguồn lực và nhân tố tác động đến sự phát triển các điểm dân cư

- Quỹ đất khu dân cư và quỹ đất để mở rộng các điểm dân cư

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận phát triển hệ thống điểm dân cư

1.1.1 Khái niệm và tiêu chí phân loại điểm dân cư

Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm

vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, ấp, bản, buôn, phum, sóc (có tên gọi chung là thôn) được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã

hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác (Bộ xây dựng, 2009) a

Khi phân loại điểm dân cư cần căn cứ vào những đặc điểm cơ bản sau đây: điều kiện sống và lao động của dân cư; chức năng của điểm dân cư; quy

mô dân số, quy mô đất đai trong điểm dân cư; vị trí điểm dân cư trong cơ cấu

cư dân; cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

Trên cơ sở các tiêu chí phân loại trên, hệ thống mạng lưới dân cư nước ta

được phân ra thành các loại sau: (chính phủ, 2009) a

1/ Đô thị rất lớn: là thủ đô, thủ phủ của một miền lãnh thổ Các đô thị này

là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lịch, giao thông, giao dịch quốc tế của quốc gia, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của

cả nước

2/ Đô thị lớn: là loại trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giao thông, giao dịch quốc tế của nhiều tỉnh hay một tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ

3/ Đô thị trung bình: là các trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch của một tỉnh hay nhiều huyện, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tỉnh hay một vùng lãnh thổ của tỉnh

4/ Đô thị nhỏ: là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất của một huyện hay liên xã, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong huyện

5/ Làng lớn: là trung tâm hành chính - chính trị, văn hoá, xã hội, dịch vụ kinh tế của một xã, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một xã hay nhiều điểm

Trang 14

điểm dân cư lớn hơn (Chính phủ, 2007)

Hiện nay, vấn đề quy hoạch đô thị, quy định những tiêu chuẩn đối với việc phát triển mở rộng, không gian kiến trúc… đã được sự quan tâm của nhà nước Tại Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ quy định cụ thể

về vấn đề quản lý kiến trúc đô thị, cụ thể Nghị định quy định cụ thể các quy định đối với từng hạng mục công trình trong kiến trúc tổng quan đô thị

Trong Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Chính

phủ quy định cụ thể về việc phân loại đô thị Đô thị được phân thành 6 loại: (chính

- Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị

- Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị

- Đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và

có thể có các điểm dân cư nông thôn (Chính phủ, 2009) b

1.1.2 Những quy định về quản lý, quy hoạch xây dựng và phát triển khu dân cư

Trong quá trình phát triển, các điểm dân cư (đô thị và nông thôn) ở nước

ta phần lớn được hình thành và phát triển một cách tự phát Vì vậy mà tình trạng xây dựng lộn xộn, manh mún, không thống nhất, không đồng bộ, sử dụng đất không hiệu quả, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước đối với đất khu

Trang 15

dân cư đồng thời cũng gây khó khăn cho việc tu sửa cải tạo và xây dựng mới Chính vì vậy, hiện nay Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về quy định và quản lý trong quy hoạch và phát triển khu dân cư

1.1.2.1 Những quy định về định mức sử dụng đất

Định mức sử dụng đất là cơ sở quan trọng để Nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch kế hoạch sử dụng đất khu dân cư nói riêng

Theo điều 6 Nghị định 04/CP ngày 11/02/2000 thì hạn mức giao đất cho

hộ gia đình cá nhân tại khu dân cư nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định theo

quy định sau: (Chính phủ, 2000)

+ Các xã đồng bằng không quá 300 m2

+ Các xã trung du miền núi, hải đảo không quá 400 m2

Điều 86 luật đất đai năm 2003 “Đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn” đã quy định:

+ Việc sử dụng đất để chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được xét duyệt và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

Theo công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã hướng dẫn áp dụng định mức cho 10 loại đất: Đất y tế, đất văn hoá, đất giáo dục, đất thể thao, đất thương nghiệp dịch vụ, đất giao thông vận tải, đất thuỷ lợi, đất công nghiệp, đất

đô thị, đất khu dân cư nông thôn Đối với định mức sử dụng đất trong khu dân cư

được quy định như sau: (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006)

Trang 16

Bảng 1.1 Định mức sử dụng đất trong khu dân cư

Loại đất

Khu vực đồng bằng ven biển

Khu vực miền núi trung du Diện tích

(m 2 /người)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (m 2 /người)

Tỷ lệ (%)

- Đất xây dựng các công trình công cộng 2 - 3 2 - 4 2 - 3 2 - 3

- Đất làm đường giao thông 6 - 9 7 - 11 9 - 10 9 - 10

- Đất tiểu thủ công nghiệp 8 -11 9 - 13 8- 11 8 - 11

(Nguồn: công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1.1.2.2 Những quy định về quản lý đất đai và quản lý quy hoạch xây dựng

* Quản lý đất đai

Quản lý đất đai theo quy hoạch đã được ghi cụ thể trong Luật Đất đai hiện hành Trong phạm vi điểm dân cư nông thôn bao gồm các loại đất phân theo các mục đích sử dụng như: đất ở; đất nông nghiệp (đất vườn, ao thả cá trong khuôn viên của hộ gia đình và có thể có một số đất nông nghiệp khác nằm xen kẽ trong dân cư, do UBND xã quản lý sử dụng); đất lâm nghiệp (nếu có); đất chuyên dùng; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng (nếu có)

Theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý các loại đất

và giao cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức sử dụng theo đúng mục đích và

* Quản lý quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

Quy hoạch xây dựng cho khu vực nông thôn là công việc được triển khai

Trang 17

thực hiện đối với từng điểm dân cư nông thôn kể cả điểm dân cư nông thôn là trung tâm xã, thị tứ, trung tâm cụm liên xã Công tác quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn mới

và quy hoạch cải tạo xây dựng phát triển các điểm dân cư nông thôn hiện có Phương án quy hoạch xây dựng và phát triển một điểm dân cư nông thôn mới, hoặc quy hoạch cải tạo xây dựng một điểm dân cư nông thôn hiện

có, sau khi đã được phê duyệt sẽ trở thành căn cứ để triển khai công tác xây dựng Đồng thời nó cũng là cơ sở pháp lý cùng với hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước làm căn cứ để quản lý công tác cải tạo, xây dựng và kiểm soát quá trình thay đổi làm cho điểm dân cư được phát triển theo đúng ý

đồ đã được xác định

Việc quản lý quy hoạch trước hết là đối với việc sử dụng đất đai cho thiết

kế đường xá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật

và môi trường nông thôn Cần phải quản lý tốt và triển khai cải tạo hoặc xây dựng từng bước các phần đất này theo đúng mục đích mới có thể thực hiện được mục tiêu phát triển lâu dài các điểm dân cư

Đối với đất ở của từng hộ gia đình trong điểm dân cư hiện có, khi tiến hành quy hoạch cải tạo nếu có những kiến nghị về điều chỉnh đất đai cần có phương án đền bù thoả đáng khi trưng dụng đất phục vụ lợi ích công cộng hoặc dồn đổi giữa các chủ sử dụng đất với nhau Để thực thi các giải pháp này cần có

sự phân tích vận động đối với chủ sử dụng đất thông qua hoạt động của cơ quan chính quyền và các tổ chức xã hội khác

1.2 Căn cứ pháp lý về quy hoạch phát triển khu dân cư

1.2.1 Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quản

lý quy hoạch xây dựng

Trang 18

- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về quản lý quy hoạch xây dựng

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, quy định Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 do Chính phủ ban hành về phân loại đô thị

- Quyết định 193/QĐ-TTg ngày 2/2/2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

- Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 do Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 do Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn

- Thông tư 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 do Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn

- Thông tư 21/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 do Bộ Xây dựng ban hành quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn

- Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND thành phố Hà Nội về việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của UBND thành phố Hà Nội

Về việc Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, định hướng

2030

- Quyết định số 3817/2010/QĐ-UBND ngày 4/8/2010 của UBND thành phố Hà Nội Ban hành quy chế huy động vốn cho xã thực hiện đề án nông thôn mới thời kỳ CNH-HĐH

- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn

Trang 19

đến năm 2050

- Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

- Quyết định 19/2012/QĐ-UBND ngày 08/08/2012 do UBND Thành Phố

Hà Nội ban hành quy định về hạn mức đất ở mới; hạn mức công nhận đối với các trường hợp thửa đất trong khu dân cư có đất ở và đất vườn, ao liền kề; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành

Trang 20

1.3 Xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới

Thực tế cho thấy, từ trước đến nay trên thế giới có rất nhiều lý luận khoa học, nhiều tài liệu nghiên cứu về phát triển mạng lưới dân cư (đô thị và nông thôn) của các tổ chức như: Tổ chức Nông - Lương Thế giới (FAO), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế Giới (WB), các Chính phủ các nước, các tổ chức khoa học… tuy nhiên, mỗi nước có những hướng đi, cách phát triển dân cư riêng tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội của nước mình

1.3.1 Xu thế phát triển mạng lưới dân cư của một số nước châu Âu

1.3.1.1 Hà Lan

Vương quốc Hà Lan không được thiên nhiên ưu đãi, sau thiên tai nặng nề trong thế kỷ XIV, nhân dân Hà Lan đã tiến hành từng bước việc khoanh vùng rút nước để làm khô một diện tích rất lớn đất trũng nhằm mở mang diện tích đất đai sinh sống Các vùng đất trũng đó được chia thành từng khu để lập các điểm dân

cư nông nghiệp Ở trung tâm của vùng xây dựng một thành phố cho 12.000 dân với các công trình công cộng đạt trình độ cao, xung quanh thành phố là các làng cách nhau 5 - 7 km với quy mô mỗi làng (village) khoảng 1.500 - 2.500 dân Trong mỗi làng xây dựng đầy đủ các công trình văn hoá, xã hội và nhà ở cho nông dân, công nhân nông nghiệp; mỗi làng có các xóm (hamlet) với quy mô khoảng 500 người Sản xuất nông nghiệp được tổ chức theo kiểu các điền chủ thuê đất của Nhà nước, tập hợp nhân công canh tác Số người này trở thành công nhân nông nghiệp và sống trong các làng nói trên

Mạng lưới giao thông được tổ chức rất tốt, đường ô tô nối liền các điểm dân cư đảm bảo liên hệ thuận tiện và nhanh chóng từ nơi ở đến các cánh đồng và

khu vực tiêu thụ chế biến (Viện QHTKNN, 2007)

1.3.1.2 Anh

Khác với phần lớn các nước ở lục địa châu Âu, nông thôn nước Anh hầu như không bị chiến tranh tàn phá, các điểm dân cư nông thôn truyền thống có sức hấp dẫn mạnh mẽ với những người dân sống trong các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung Mức độ “ôtô hoá” và mạng lưới giao thông rất phát triển, rút ngắn khoảng cách về thời gian từ chỗ ở đến nơi làm việc

Trang 21

Quy mô làng xóm của nước Anh khoảng 300 - 400 người với 100 - 150 hộ sinh sống Tuy dân số ít nhưng đầy đủ các công trình văn hoá, xã hội Trong các khu dân cư có đường giao thông dẫn đến từng nhà, không khí trong lành, phong cảnh đẹp và yên tĩnh Chính vì vậy mà nhiều người dân muốn bỏ chỗ ở không thoải mái trong các căn hộ khép kín nơi đô thị đi tìm chỗ ở lý tưởng nơi miền quê

Do sự di chuyển một bộ phận dân cư ở các thành phố về sống ở nông thôn mà cơ

sở dịch vụ văn hoá, xã hội của làng quê truyền thống được cải thiện, nó trở thành các khu ngoại ô của đô thị lớn hay khu công nghiệp Đây là xu hướng khác hẳn so với các nước khác trên thế giới

Quy hoạch xây dựng phát triển mạng lưới đô thị và nông thôn của nước Anh được công nhận là thành công nhất thế giới, từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ

19 đã có nhiều nhà kiến trúc sư người Anh nghiên cứu về lĩnh vực này:

William Morris là một kiến trúc sư, nhà nghệ sỹ đã có quan điểm xây dựng đô thị, đó là: xây dựng phân tán trên toàn bộ đất nước các điểm dân cư nhỏ Ông xác minh cho phương án của mình rằng điện là nguồn động lực cơ bản cho mọi hoạt động, sẽ đi đến tất cả các điểm dân cư trong toàn quốc và đến tận mọi nhà cho nên ở đó sẽ là chỗ ở vô cùng lý tưởng và là nơi làm việc của mọi người

Ngoài ra lý luận về xây dựng các điểm dân cư mang tính chất đô thị - nông thôn được đề cao như thành phố vườn, thành phố vệ tinh của kiến trúc sư Eberezen Howard là một cống hiến lớn cho lý luận phát triển đô thị thế giới Thành phố vườn được ông đề xướng năm 1896, trong đó đề cập tới vấn đề thay đổi cơ cấu tổ chức và phương hướng giải quyết về không gian của thành phố

Lý luận thành phố vườn và thành phố vệ tinh của Eberezen Howard đã có ảnh hưởng lớn trên thế giới, đặt nền tảng cho phát triển lý luận quy hoạch đô thị

hiện đại (Viện QHTKNN, 2007)

Trang 22

gây khó khăn mọi mặt cho đời sống dân cư đô thị, người ta lập ra một mạng lưới các “điểm dân cư trung tâm”, đó là hệ thống làng xóm hay các khu nhà ở được sắp xếp theo dải hay hình nan quạt ở ngoại vi các thành phố Để các điểm dân cư này

có sức hút mạnh mẽ, nhà ở được xây dựng với tiêu chuẩn cao hơn và đẹp hơn ở thành phố, cây xanh cũng nhiều hơn và nhiều chủng loại phong phú, các khu này được nối với các thành phố mẹ bằng các tuyến đường ngắn nhất, chất lượng cao Đây là mô hình hấp dẫn đối với số dân cư mới của đô thị, giảm nhẹ áp lực dân số cho thành phố Đó là giải pháp độc đáo của các nhà quy hoạch Đức Người Đức đã rất thành công trong việc khống chế sự phát triển quá mức của các thành phố lớn để phát triển các đô thị vừa và nhỏ trên khắp lãnh thổ Hệ thống điểm dân cư này đã góp phần tích cực vào việc điều hoà sự phát triển giữa hai khu vực thành thị và nông thôn Những điểm dân cư nông thôn gắn bó với sản xuất nông nghiệp vẫn giữ được hình thức làng quê truyền thống nhưng được nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, với

hệ thống đường ô tô bằng bê tông hoặc trải nhựa đến từng nhà (Viện QHTKNN,

2007).

1.3.1.4 Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu

Khác với các nước Tây Âu, Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu xây dựng nông thôn theo mô hình phát triển nông thôn XHCN

Các điểm dân cư ban đầu đơn thuần chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp Ngày nay số người làm nông nghiệp chỉ chiếm 18% tổng số dân và nông nghiệp

đã được cơ giới hoá do vậy sản xuất nông nghiệp tăng lên Dân cư sống ở các vùng nông thôn, làm việc trong các xí nghiệp ở thành phố phần lớn không di chuyển chỗ ở Nguyên nhân là họ đã có nhà ở nông thôn, họ vẫn tận dụng được hoa màu trên mảnh đất vườn và chi phí cho cuộc sống gia đình đỡ tốn kém hơn ở

Trang 23

thành phố Mặt khác, nhờ có mạng lưới giao thông phát triển nên việc đi lại thuận tiện

Theo thống kê, số người làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ trong thành phố sống trong các khu dân cư cách xa nơi làm việc lên tới 52,2%; số người ở chỗ gần nơi làm việc chỉ chiếm 47,8% (với bán kính khoảng cách dưới 10 km) Cự

ly giữa khu làm việc với nơi nhà ở trong phạm vi 60 km người lao động vẫn đi về hàng ngày Vấn đề xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn hợp lí với chất lượng

cao và đều khắp rất được chú ý (Đỗ Đức Viên, 2005)

b Liên Xô cũ

Mục tiêu của Nhà nước Xô Viết là xây dựng nông thôn tiến lên sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, hiện đại, xoá bỏ sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị Đặc trưng của các điểm dân cư nông thôn ở toàn Liên bang là hợp nhất từng bước các nông trang tập thể thành một đơn vị sản xuất lớn hơn, các điểm dân cư rải rác cũng được tập trung lại, tạo điều kiện xây dựng các nông trang tập thể, năng suất lao động được nâng lên, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm

xuống (Đỗ Đức Viên, 2005)

Từ sau năm 1960 các điểm dân cư nông thôn được quy hoạch khu ở theo dạng bàn cờ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình Giải pháp mặt bằng được chú ý để bảo vệ địa hình và phong cảnh Nhà ở được tập trung trong các nhà cao

3 - 4 tầng, các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng tập trung Các khu vực nông thôn truyền thống được giữ lại và nâng cấp dần theo sự phát triển sản xuất của mỗi khu vực

c Ba Lan

Trước năm 1960 việc xây dựng nông thôn ở Ba Lan chịu ảnh hưởng cách làm của Liên Xô (cũ) rõ rệt như: Đất xây dựng, diện tích xây dựng quá rộng, nhà

ở một, hai tầng thường bố trí dọc theo đường ô tô

Giai đoạn sau 1960, Ba Lan đã tiến hành phân loại điểm dân cư gắn với việc phân bố sản xuất lớn của nông nghiệp, được chia thành 3 nhóm dân cư:

+ Trang ấp (khu ở)

+ Hợp tác xã

Trang 24

+ Các điểm dân cư thị trấn (huyện)

Đến năm 1963 lại phân nhỏ ra thành nhiều ấp hơn, bao gồm:

+ Điền trại và khu ở tại chỗ

+ Trang ấp và khu ở

+ Hợp tác xã với khu ở tập trung

+ Hợp tác xã với điểm dân cư tập trung hoặc thị trấn huyện

Các điểm dân cư trung tâm có ít nhất 2.000 người tham gia sản xuất nông nghiệp Theo kinh nghiệm của Ba Lan, những điểm dân cư dưới 1.400 người muốn thoả mãn yêu cầu nâng cao mức sống của nông dân thì đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng sẽ tốn kém không đạt hiệu quả kinh tế

Trong phương án quy hoạch không gian toàn quốc của Ba Lan, người ta cũng đã xác định hướng phát triển tương lai của đô thị theo hệ thống dải và cụm dựa

trên các đô thị hiện có và dọc các trục giao thông chính trong toàn quốc (Đỗ Đức

Viên, 2005).

d Bungari

Bungari coi quy hoạch phát triển nông thôn là một bộ phận của quy hoạch lãnh thổ Mục đích của việc cải tạo nông thôn là nhằm xoá bỏ dần sự khác nhau sẵn có giữa thành thị và nông thôn, tạo ra môi trường sống phù hợp Các yếu tố

cơ bản để đạt mục đích trên là:

- Cải tạo cấu trúc không gian của các điểm dân cư trên cơ sở kinh tế - xã hội hiện tại, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường

- Cải tạo tổ chức và nâng cao mức độ phục vụ văn hoá và đời sống

- Nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn nhà ở

- Cải thiện kỹ thuật hạ tầng (giao thông, điện, nhiệt và nước)

- Giữ gìn ưu thế cơ bản của các điểm dân cư nông thôn là mối quan hệ trực tiếp của chúng với thiên nhiên

Giữ nguyên hiện trạng, cải tạo từng phần là hình thức đặc trưng của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Bungari Khi dự kiến cải tạo một làng người ta cân nhắc sử dụng một cách hợp lý nhất các công trình hiện có và các nhà ở có giá trị, tìm ra và phát triển mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc hình thái của làng với

Trang 25

môi trường tự nhiên xung quanh nó

Thành phần cơ bản của một làng cải tạo là trung tâm công cộng, đảm bảo mối liên hệ trực tiếp với các khu nhà ở, khu sản xuất với khu nghỉ ngơi giải trí Giao thông trong làng được đặc biệt lưu ý, đường vận chuyển hàng hoá thường được đặt bên ngoài làng Đường trục chính của làng dẫn tới các đầu mối giao thông khu vực, nối các khu chức năng với nhau và với các khu trung tâm công cộng Chiều rộng tuyến đường này khoảng 16 - 24 m, xây dựng với tiêu chuẩn cao, có cây xanh hai bên Đường nối các khu nhà ở riêng biệt với nhau hay dẫn

từ khu nhà ở tới khu đất canh tác rộng 12 - 14 m Còn lại là đường trong khu vực nhà ở chỉ dùng cho xe du lịch và người đi bộ, rộng 6 - 8 m phù hợp với không

gian kiến trúc nông thôn (Đỗ Đức Viên, 2005)

1.3.2 Xu hướng phát triển mạng lưới dân cư của một số nước châu Á

1.3.2.1 Khu vực Đông Nam Á

Theo Colins Free Stone, trong công trình nghiên cứu các yếu tố về kinh tế chính trị làng xóm vùng Đông Nam Á đã tổng kết những vấn đề chung nhất trong việc quy hoạch xây dựng làng của một số nước thuộc vùng này theo xu hướng:

- Dân cư bố trí dọc theo kênh rạch hoặc theo đường giao thông và đó cũng

là đường giao thông chính liên hệ giữa các điểm dân cư

- Nhà ở bố trí phân tán, không có định hướng từ ban đầu khi mới hình thành điểm dân cư

- Khu ở của điểm dân cư thường rất gần với khu sản xuất

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng ít được quan tâm trong từng điểm dân cư mà chỉ được bố trí cho từng cụm gồm nhiều điểm dân cư, làng nào cũng có một trung tâm công cộng nhỏ, gồm các công trình sinh hoạt văn hoá, hành chính hoặc tín ngưỡng chung như đình chùa, chợ…

- Quy mô làng xóm thường nhỏ, nằm rải rác trong hệ thống đồng ruộng canh tác

Trong thời gian gần đây các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan đã

có nhiều cố gắng đưa ra các chương trình phát triển nông thôn để phát triển kinh

Trang 26

tế và ổn định xã hội Họ đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn phục vụ sản xuất mạng lưới đường nối liền khu sản xuất với thị trường chế biến, tiêu thụ; quy hoạch lại làng bản theo mô hình và nguyên lý mới hiện đại Tuy vậy, vấn đề phân hoá giàu nghèo ở mức độ cao tại Thái Lan cũng như một số nước trong khu vực là bài học cho chúng ta rút kinh nghiệm để đề ra các

mô hình phát triển và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam (Đỗ Đức Viên, 2005)

1.3.2.2 Trung Quốc

Trung Quốc là nước nông nghiệp lâu đời, đất rộng, người đông Dân số trên 1 tỷ người, trong đó nông dân chiếm xấp xỉ 80% Đơn vị cơ sở ở nông thôn Trung Quốc là làng hành chính (traditional village) Làng truyền thống chia thành hai hay nhiều làng hành chính Toàn quốc có trên 800.000 làng hành chính, mỗi làng có 800 - 900 dân Trong chiến lược hiện đại hoá đất nước, việc phát

triển các cộng đồng nông thôn có ý nghĩa quan trọng (Alan P.Liu, 1978)

Hiện nay, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa là một công trình có hệ thống mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu nông dân, đồng thời cũng là một quá trình lâu dài Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu dẫn đường, Chính phủ

hỗ trợ, nông dân xây dựng Giải quyết trước mắt vấn đề nước sinh hoạt cho hàng trăm triệu nông dân; cải tạo và xây dựng mới 1,2 triệu km đường giao thông ở nông thôn; hoàn thiện hệ thống dịch vụ y tế khám, chữa bệnh ở nông thôn và chuyển dịch việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn Đồng thời với những công việc trên, trong việc xây dựng nông thôn mới, Trung Quốc còn áp dụng các biện pháp thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục và y tế khám, chữa bệnh ở khu

vực nông thôn (Alan P.Liu, 1978)

1.3.2.3 Hàn Quốc

Hàn Quốc là nước có diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt mạnh, chỉ có khoảng 22% tổng diện tích đất có thể canh tác Trong quá khứ, làng truyền thống ở Hàn Quốc chủ yếu nằm dọc theo các con song, suối, các thung lũng có địa hình bằng phẳng và các tuyến giao thông chính Điểm dân cư thường nhỏ và nằm rải rác, nhà ở bố trí phân tán không có định hướng từ ban đầu

Trang 27

khi mới hình thành điểm dân cư

Hiện nay, việc quy hoạch phát triển làng trực tiếp do cộng đồng dân cư trong làng cùng bàn bạc và xây dựng dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật của các nhà chuyên môn do chính quyền cử đến Quan điểm quy hoạch phát triển làng là hiện đại, tiện ích cho sinh hoạt và phát triển sản xuất của người dân nhưng phải đảm bảo duy trì phát triển cảnh quan môi trường và bản sắc văn hóa Các yếu tố cơ bản để đạt mục đích trên là:

- Cải tạo cấu trúc không gian của các điểm dân cư trên cơ sở kinh tế - xã hội hiện tại, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường

- Cải tạo tổ chức và nâng cao mức độ phục vụ văn hoá và đời sống

- Nâng cao tiêu chuẩn nhà ở

- Cải thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, công trình phúc lợi,…)

- Giữ gìn ưu thế cơ bản của các điểm dân cư nông thôn là mối quan hệ trực tiếp của chúng với thiên nhiên

Giữ nguyên hiện trạng, cải tạo từng phần là hình thức đặc trưng của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc Khi dự kiến cải tạo một làng người ta cân nhắc sử dụng một cách hợp lý nhất các công trình hiện có và các nhà ở có giá trị, tìm ra và phát triển mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc hình thái của làng với môi trường tự nhiên xung quanh nó Thành phần cơ bản của một làng cải tạo là trung tâm công cộng, đảm bảo mối liên hệ trực tiếp với các khu nhà ở, khu sản xuất với khu nghỉ ngơi giải trí Giao thông trong làng cũng được lưu ý, đường vận chuyển hàng hoá thường được đặt bên ngoài làng Đường trục chính của làng dẫn tới các đầu mối giao thông khu vực, nối các khu chức năng với nhau và với các

khu trung tâm công cộng (Đỗ Đức Viên, 2005)

1.3.3 Nhận xét chung về thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư các nước trên thế giới

Qua nghiên cứu tình hình phát triển khu dân cư của một số nước trên thế giới từ châu Âu sang châu Á cho ta thấy muốn phát triển nông thôn phải xây dựng cơ sở hạ tầng và mạng lưới đường giao thông phát triển hợp lý, phải quy hoạch hệ thống làng xã một cách hợp lý cùng với việc xây dựng trung tâm làng

Trang 28

xã trở thành hạt nhân phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá và là môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu văn minh đô thị vào nông thôn Mặt khác muốn quản lý sự di dân hàng loạt từ vùng nông thôn vào đô thị, ngăn cản sự phình to quá cỡ của các thành phố lớn nhất thiết phải “công nghiệp hoá nông thôn” Công nghiệp hoá nông thôn còn mang lại sự thay đổi lối sống nông thôn truyền thống sang lối sống văn minh đô thị - thành thị hoá nông thôn Để đạt được điều đó, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật luôn luôn giữ vai trò hàng đầu, hệ thống giao thông luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn

Trong thời gian gần đây, các nước Đông Nam Á có rất nhiều cố gắng đưa ra các chương trình phát triển nông thôn để phát triển kinh tế và ổn định xã hội Các vùng nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới đường giao thông phát triển, dịch vụ công cộng được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện Tuy vậy, chưa

có nước nào đạt được mục tiêu cuối cùng là xoá bỏ đói nghèo, nâng chất lượng sống ở vùng nông thôn ngang với đô thị Do vậy mỗi nước cần phải tìm ra một mô hình phát triển nông thôn phù hợp với điều kiện cụ thể của mình

1.4 Xu thế phát triển mạng lưới dân cư ở Việt Nam

1.4.1 Khái quát chung

Theo nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc, nghiên cứu về điểm dân cư ở nông thôn trước hết phải nói đến làng Làng vốn là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Việt xuất hiện từ rất sớm Chính quyền trung ương đã dựa vào làng Việt truyền thống, biến làng thành một đơn vị quan hệ xã hội Qua bao nhiêu biến đổi phức tạp của lịch sử phát triển, làng vẫn tồn tại và vẫn giữ được bản sắc riêng của mình Ngày nay xã là đơn vị hành chính có quyền lực về mọi mặt nhưng làng vẫn là cốt lõi tinh thần và vật chất của xã Như vậy, khi nói đến “Làng” là đã chứa đựng một cách tương

đối hoàn chỉnh một đơn vị cấu thành cơ bản ở nông thôn (Viện QHTKNN, 2007)

1.4.2 Quá trình hình thành các quần cư – điểm dân cư nông thôn

Với nền văn minh lúa nước là cơ bản, các điểm dân cư nông thôn nước ta khởi đầu bám theo các triền sông, nơi thuận lợi về giao thông cũng như làm nông nghiệp với sự phát triển tự phát, nông thôn nước ta đã hình thành các làng xóm

Trang 29

mà ở đó quan hệ giữa người dân trong cộng đồng, ngoài quan hệ họ hàng, huyết thống ra còn có quan hệ xóm giềng gắn bó Quan hệ được hình thành và phát triển trên cơ sở truyền thống, văn hoá, đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta là tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau Xuất phát từ điều kiện hình thành và tinh thần cộng đồng của làng mà nhà ở của cư dân nông thôn được sắp xếp, bố trí quần tụ bên các công trình công cộng truyền thống của làng như đình, chùa, cây đa, giếng nước, bám theo các con đường gạch lớn toả về các thôn xóm, rồi chia theo từng

+ Lực lượng nông dân: Là đội ngũ cấu thành nông thôn, họ là đối tượng trực tiếp sản xuất ra nông sản, thực phẩm

+ Lực lượng công nghiệp, xây dựng và ngành nghề: Là đội ngũ thợ thuyền trong xã, họ là đội ngũ chính trực tiếp xây dựng các công trình công cộng trong

xã, sản xuất các sản phẩm thủ công mang tính truyền thống hay các sản phẩm chế biến từ nông sản

+ Lực lượng thương nghiệp: Họ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng Sau hàng thế kỷ lịch sử hình thành và phát triển, quần cư nông thôn bảy vùng trong cả nước là quá trình phát triển đầy gian nan thử thách, bao thăng trầm, sự đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, với kẻ thù Để có được làng

xã - bền vững như ngày nay, đó là nhờ vào mối liên kết giữa các tầng lớp xã hội, dòng họ, huyết thống và đoàn kết xã hội xây dựng nên một truyền thống,

hương ước làng xã có độ bền vững vĩnh cửu như ngày nay (Viện QHTKNN,

2007)

1.4.3 Phân bố không gian các điểm dân cư truyền thống

Vị trí lập làng chẳng những có địa thế đẹp, còn phải thuận tiện cho việc làm ăn để có đời sống kinh tế và văn hoá phong phú Do vậy, việc chọn lựa vùng

Trang 30

đất đó đã được đúc kết " nhất cận thị, nhị cận tân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền" (một gần chợ, hai gần bến đò, ba gần sông, bốn gần đường giao thông, năm gần ruộng); Đó như là 5 tiêu chí để lựa chọn đất lập làng Khái quát lại những miền đất đó thường dọc các con sông, nơi có những bãi bồi và là nơi hội

tụ các đầu mối giao thông đặc biệt là đường thuỷ (vì ngày xưa đường bộ chưa

sự bám chặt giao thông đường thuỷ cũng như đường bộ và dần dần biến thành mảng và điểm như ngày nay Cơ cấu quy hoạch làng xã là tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các công trình công cộng, tôn giáo, tín ngưỡng, dịch vụ cần thiết tối thiểu đảm bảo yêu cầu về mặt ăn ở, lao động, sản xuất và nghỉ ngơi, giải trí

+ Tổ chức không gian kiến trúc trong gia đình: Do đặc điểm kinh tế tiểu nông nên cơ sở sản xuất và sinh hoạt kết hợp mang tính "độc lập - khép kín" Khuôn viên nhà bao gồm: Nhà chính, nhà phụ (nhà ngang), nhà bếp và chuồng gia súc cùng sân, vườn, ao, giếng hoặc bể nước và các hàng rào bao quanh cổng ngõ Nhà là bộ phận chủ yếu, là nơi gia đình cư trú, thường đặt hướng Nam hoặc Đông Nam Nhà có bố cục gian lẻ: 1, 3, 5, 7 và 2 gian chái Trong nhà chính giữa là ban thờ tổ tiên và phía trước đó là nơi tiếp khách, nơi ngủ của đàn ông ở ngoài nhà, còn chái nhà thường có tường hoặc vách ngăn dành cho phụ nữ, đồng thời là nhà kho chứa gạo, quần áo và đồ dùng trong nhà Nhà phụ thường có bếp, nơi xay gạo và chuồng gia súc, trâu bò, lợn, gà Kiến trúc cổ truyền khác có nhiều kiểu: Chữ Đinh, chữ Nhị, chữ Công giữa hai nhà có nhà cầu và chũ môn - nhà chính xếp ở trung tâm, 2 bên là 2 nhà phụ

+ Các công trình tín ngưỡng dân gian: đó là những đình làng, chùa, đền

Trang 31

hay nhà thờ là trung tâm chứa đựng mọi sinh hoạt văn hoá trong làng xã, tất cả mọi sinh hoạt văn hoá này qua nhiều thế kỷ đã hằn sâu thành truyền thống văn hoá của mỗi làng Bên cạnh các ngôi đình, chùa còn có các công trình công cộng dân gian được xây dựng tập thể nhằm phục vụ đông đảo nhân dân một làng xóm hoặc một vùng địa phương cùng sử dụng là: cầu kiều, quán điếm, cổng làng

(Viện QHTKNN, 2007)

Do nông nghiệp gần với thiên nhiên, chịu sự chi phối nhiều của các điều kiện tự nhiên, mà ở đồng bằng hay miền núi trước hết là những tác động của ngập lụt, dù là do thuỷ triều hay do mưa lũ, người nông dân đã biết thích nghi và cải tạo các điều kiện tự nhiên này để chọn nơi cư trú nhằm sinh sống và canh tác sao cho thuận lợi nhất Điều kiện tự nhiên khác nhau của các khu vực đã tạo ra

nhiều kiểu quần cư khác nhau (Viện QHTKNN, 2007)

* Vùng trung du và miền núi: Phổ biến ở rìa phía vùng trung du và miền

núi phía Bắc, các huyện trung du miền núi của các tỉnh Duyên Hải Tây Nguyên Địa hình cơ bản là đồi gò, núi cao hay vùng cao nguyên rộng lớn là nơi bậc thềm cao ráo, lưới sông suối phân bố tương đối đều, nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ giếng khơi hay nguồn nước mặt tuỳ theo vùng Đồng cao thích hợp cho việc trồng cạn Nhà ở thường tập trung trên mặt thềm bằng phẳng, có vườn rộng để trồng cây lâu năm, nhà ở giữa vườn Vì thế nhà ở thưa, thành những xóm nhỏ, khoảng cách giữa các xóm cũng khá xa Tại nơi có đồi gò thì nhà ở tập trung ở chân đồi, gò, để dành đất cho canh tác Nhà ở gần nhau hơn, tập trung hơn, bao quanh đồi nếu là những đồi riêng lẻ, còn nếu là dải đồi rộng giáp núi thì nhà hay bám lấy phía thông ra các cánh đồng Đường đi lối lại dễ dàng nên phần lớn là đường mòn, không có những trục đường rõ rệt, trừ khi làng nằm dọc các dòng sông, suối Đất đai khô ráo, bạc màu, nhiều nơi có đá ong, năng suất cây trồng không cao, kinh tế nông nghiệp không phồn thịnh, nhà ở đơn sơ, nhỏ bé Có nơi

là đất lâm trường, nông trường (Viện QHTKNN, 2007)

* Vùng đồng bằng nội đồng: Làng, thôn cũng nằm trên các bậc thềm để

tránh lụt, quy mô tương đối lớn, đông vui, các điểm dân cư cách nhau khoảng 2 -

4 km, rải tương đối đều trên diện tích đất đai, mỗi điểm bao gồm 4-6 làng sát

Trang 32

cạnh nhau Làng đã có luỹ tre bao quanh, nhà cửa khang trang, đình chùa to, đẹp,

giao thông giữa các làng thuận tiện (Viện QHTKNN, 2007)

* Vùng ven sông ven biển: Thường chạy song song với sông, ngăn cách

với sông bởi hệ thống đê cao đối với đồng bằng Bắc bộ, rộng và trong làng đồng bằng có nhiều sống đất cao Đây cũng là vùng bị bão lụt đe doạ nhiều, nhưng cũng là nơi đất đai màu mỡ Làng tập trung trên các sống đất cao, nên to lớn và

có hình dáng kéo dài Như thế ưu điểm quần cư không rải đều trên diện tích đất đai mà có hướng chạy dài rõ rệt, hoặc theo dòng sông mới, hoặc theo dòng sông

cũ và quy mô cũng không đều, có nơi rất dày đặc đến trên chục làng, nơi thưa chỉ

có 2 - 3 làng, tuỳ kích thước của sống đất (Viện QHTKNN, 2007)

Kiểu làng bố trí trên bãi triều nhà thường tập trung thành hai dãy dọc hai

bờ kênh, xây dựng thấp nhưng khá chắc chắn, nếu lợp rạ hay cói thì mái cũng được đè chặt cẩn thận Nhà ở sít nhau, vườn hẹp không như trên các cồn cát Nằm ở các đảo bãi triều, ba bề là sông, một bề là biển, thuỷ triều lên xuống hàng ngày, nước mặn Muốn xây dựng điểm quần cư phải đắp đê bao quanh và đê phải kiên cố vì ảnh hưởng của biển mạnh, đặc biệt là vào mùa mưa bão Các làng nằm rải rác, nhưng do mạng lưới kênh rạch chằng chịt mà làng nào cũng ở ven dòng nước Làng không to, nhưng nhà cửa thì chắc chắn, thường là xây gạch kiên cố đối với miền Bắc và đơn giản, kết cấu xây dựng nhẹ đối với miền Nam

Qua các kiểu quần cư vùng nông thôn nói trên ta thấy quan hệ giữa môi trường tự nhiên và cấu trúc làng xã thể hiện rõ rệt Tại những nơi địa hình thấp, làng nhỏ và rải khá đều, còn tại những nơi cao thấp không đều thì làng tập trung ở chỗ cao như trên các sống đất, các dải cồn, nhiều làng có quy mô lớn Nơi đất tốt, mật độ điểm quần cư cao có tới 1,5 - 2 điểm/km2 vì dễ thâm canh tăng vụ, còn nơi đất xấu, bạc màu mật độ điểm quần cư thấp 0,3 - 0,5 điểm/km2 (Viện QHTKNN,

2007).

* Làng Nam Bộ

Nông thôn Nam bộ cũng tổ chức thành làng, nhưng nếu như làng xã Bắc

Bộ cổ truyền tự trị khép kín thì nét đặc trưng chung của thôn ấp Nam Bộ là tính mở: Làng Nam Bộ không có luỹ tre dày đặc bao quanh với cái cổng làng sớm mở

Trang 33

tối đóng như làng Bắc Bộ ở vùng đất cao (gọi là miệt giồng), bờ tre chỉ còn là một biểu tượng đánh dấu ranh giới các ấp thôn; ở vùng sông nước (miệt sông), thôn ấp trải dài dọc theo các kênh rạch Thành phần dân cư của làng Nam Bộ thường hay biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng Bắc Bộ Tính cách người nông dân Nam Bộ do vậy cũng trở nên phóng khoáng hơn

Trong lịch sử, mạng lưới điểm dân cư Việt Nam thường được xây dựng bám dọc theo các triền sông, trục giao thông lớn hoặc dọc theo kênh rạch (Vùng đồng bằng Nam bộ) Mặc dù dân cư còn xây dựng manh mún, tản mạn, song đã trở thành nguyên lý chung trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư nông thôn Về sau này các nhà nghiên cứu quy hoạch đã căn cứ vào nguyên lý truyền thống để đúc kết đi đến mô hình tổng quát cho việc quy hoạch

dân cư nông thôn (Viện QHTKNN, 2007)

b Về tính liên kết của các bộ phận dân cư

Mạng lưới dân cư trước khi có hợp tác hoá là tự phát Cho đến nay hàng chục năm, mạng lưới dân cư về cơ bản vẫn là tự phát, với một mức độ nhất định từng xã có quan niệm riêng về cách bố trí dân cư xã mình Các đặc điểm phân bố dân cư của xã có thể xét theo khía cạnh sau tính liên kết của các bộ phận dân cư, mối quan hệ dân cư - ruộng đất, mối quan hệ dân cư - giao thông điểm dân cư lớn (làng gồm 2 - 3 thôn mới)

+ Một vài điểm cụm dân cư, mỗi cụm gồm một thôn và vài xóm nhỏ + Một cụm lớn gồm nhiều thôn lớn và nhiều xóm lẻ

+ Một loạt điểm dân cư nhỏ và manh mún (Viện QHTKNN, 2007)

c Mối quan hệ dân cư - ruộng đất

Các yếu tố kinh tế - xã hội, phong tục tập quán đã làm cho làng xã hiện nay

có những hình thù hết sức khác nhau, nhìn chung có mấy hình thức sau:

+ Dân cư tập trung một bên, ruộng đất một bên

+ Dân cư ở giữa, ruộng đất xung quanh

+ Dân cư hai bên, ruộng đất ở giữa (Viện QHTKNN, 2007)

Trang 34

d Mối quan hệ dân cư - giao thông

Về vị trí tương đối dân cư so với đường giao thông (thuỷ, bộ), chúng ta có thể nêu mấy trường hợp điển hình sau:

+ Dân cư bám chặt theo đường hoặc kênh, rạch

+ Dân cư bám theo đường không liên tục

+ Dân cư phát triển tạo nên một hành lang song song với đường (Viện

QHTKNN, 2007).

Nhìn chung, tuỳ từng vùng, địa phương, điều kiện cụ thể, mạng lưới dân

cư hết sức đa dạng và luôn biến đổi Nó mang những nét đặc thù sau:

- Xu hướng phát triển về cơ bản vẫn là tự phát

- Làng đã và đang mất dần những đặc trưng hết sức cơ bản (tính khép kín, cổ truyền)

- Sự phát triển của làng, điểm dân cư không có quy hoạch định hướng phát triển tổng thể, dẫn đến tình trạng manh mún của mạng lưới dân cư nông

thôn (Viện QHTKNN, 2007)

e Phân bố cấu trúc các trung tâm xã, cụm xã

Mạng lưới các điểm dân cư nông nghiệp bao gồm các dạng trên gắn với

nó là những trung tâm có quy mô, tính chất khác nhau Song đều liên kết với nhau tạo thành hệ thống các trung tâm của mạng lưới dân cư nông thôn.Tương ứng với mỗi loại hình trung tâm là các loại dịch vụ công cộng Tại trung tâm xã có các dịch vụ thường kỳ Ở những trung tâm cụm xã ngoài dịch vụ thường kỳ còn có các dịch vụ chu kỳ phục vụ dân cư toàn cụm xã

Thời kỳ "bao cấp" các trung tâm xã, cụm xã hiện lên rõ nét được quy hoạch và quy định chặt chẽ theo mạng lưới và cấp phục vụ

Mạng lưới dịch vụ công cộng được bố trí thường tập trung tạo thành những khu, cụm hình thành hạt nhân, bộ mặt của khu trung tâm

- Dịch vụ giáo dục - Dịch vụ thương nghiệp

- Dịch vụ y tế - Dịch vụ văn hoá

- Dịch vụ thể thao - Khu hành chính

Ngày nay, do đặc thù nền kinh tế "thị trường", mạng lưới các trung tâm

Trang 35

xã, cụm xã về cơ bản được phân bố theo cấp phục vụ Các dịch vụ phục vụ đời sống thường ngày đã len lỏi vào từng làng xóm của vùng nông thôn Mặc dù vậy, mạng lưới các công trình giáo dục, văn hoá, y tế vẫn là những hạt nhân quan trọng tạo nên diện mạo của các trung tâm xã, cụm xã, thị tứ tại các khu dân cư

nông thôn (Viện QHTKNN, 2007)

1.4.4 Một số hình thức bố cục của các điểm dân cư truyền thống

- Điểm dân cư dạng phân tán: Các điểm dân cư dạng này thường có quy

mô nhỏ thường gặp ở các vùng núi nơi có mật độ dân số thưa, điều kiện trồng

cấy ít thuận tiện, mang đậm nét của hình thức sản xuất tự cung tự cấp

- Điểm dân cư theo tuyến: Tiền thân là những điểm dân cư nhỏ bám dọc

theo 2 bên đường hoặc bên sông sau đó do quá trình phát triển của dân cư, các điểm dân cư lấn dần ra nối tiếp thành tuyến dài

- Điểm dân cư dạng phân nhánh: Tại giao điểm của các con sông hoặc

đường giao thông, các điểm dân cư phát triển theo dạng tuyến gặp nhau hình thành nên dạng phân nhánh

- Điểm dân cư theo dạng mảng: ở những vùng đất trù phú, thuận lợi cho

phát triển nông nghiệp, trải qua quá trình phát triển lâu dài nhiều điểm dân cư nhỏ quy tụ lại thành điểm dân cư theo dạng mảng lớn Hình thức này khá phổ

biến ở vùng đồng bằng sông Hồng (Viện QHTKNN, 2007)

1.4.5 Thực trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư nông thôn

Hầu hết các công trình kiến trúc có giá trị tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam đều nằm ở các làng xã Đó là những ngôi đình làng, ngôi chùa và gần đây là những nhà thờ nằm sau luỹ tre làng, là trung tâm chứa đựng mọi sinh hoạt văn

hoá của cộng đồng dân cư sống trong làng xã (Viện QHTKNN, 2007)

Đời sống ngày càng được cải thiện dẫn đến sự thay đổi trong bộ mặt nhà

ở, đến trang trí nội thất của người dân vùng nông thôn Tỷ lệ nhà ngói, nhà kiên

cố rất cao, ước khoảng trên 80%, số hộ nông dân đã có nhà riêng lợp ngói, nơi có

tỷ lệ cao có thể tới 95%, tại nông thôn hiện có các nhà mái bằng 2-3 tầng kiên cố,

có kiến trúc gần gũi với thành thị

Hiện nay bên cạnh các loại nhà ở dân gian, truyền thống như đã nêu trên;

Trang 36

Kiến trúc nông thôn các vùng có các dạng nhà hình ống, thường ở những trục đường chính, những khu đất giãn dân, những khu ven đô thị Nhà ở có xu hướng chuyển dịch ra gần các trục đường chính thuận tiện cho giao thông và kinh doanh dịch vụ Bố cục không gian nhà theo chiều dọc, ảnh hưởng nhiều phố thị Loại nhà trên góp phần cải thiện điều kiện ở, phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ của một bộ phận dân cư, song nó làm mất đi nét dân gian Đây là một giải pháp tình thế phát sinh do quá trình phát triển không có kiểm soát của một bộ phận dân

cư nông thôn để tiếp ứng với nền kinh tế thị trường (Viện QHTKNN, 2007)

* Các tiêu chí phân loại nhà:

- Nhà kiên cố: Gồm các loại nhà biệt thự, nhà xây nhiều tầng hoặc các căn hộ trong nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép cấu kiện bê tông cốt thép nhiều tầng, nhà xây mái bằng

- Nhà bán kiên cố: Gồm ngôi nhà có tường xây, ghép gỗ, khung gỗ và có mái lợp bằng ngói, tôn, tấm lợp hoặc xây dựng bằng các vật liệu tương đương

- Nhà khung gỗ lâu bền, mái lá: Gồm những ngôi nhà có khung chịu lực làm bằng gỗ có niên đại sử dụng trên 15 năm, mái lợp bằng tranh, tre, nứa, lá, giấy dầu

- Nhà đơn sơ: các loại nhà ở không thuộc một trong hai nhóm trên

Các công trình công cộng ở làng không chỉ là cổng làng, đường làng, giếng làng mà còn là nhà văn hoá, nhà uỷ ban, nhà trẻ, trường học, trạm xá…ngoài ra là các không gian, các quỹ vật thể khác như: làng, chợ làng và cây

đa, bến nước…

Nhìn chung, các công trình kiến trúc công cộng trong làng xã thường không to lớn trừ một số công trình đặc bịêt (nhà thờ và một số đình chùa của

những làng có điều kiện đặc biệt) (Viện QHTKNN, 2007)

Ngày nay cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và sự tăng trưởng dân số tuyệt đối tại khu vực nông thôn, kiến trúc nông thôn đã được phát triển với 4 nội dung chính:

+ Ngói hoá và kiên cố hoá nhà ở nông thôn bằng nguồn lực tự có của nhân dân thay thế dần dần nhà tranh vách đất

Trang 37

+ Phát triển các công trình dịch vụ công cộng như trường học, nhà trẻ, đường làng ngõ xóm và các công trình tiện ích công cộng

+ Cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình di sản văn hoá, tôn giáo, tưởng niệm…

+ Xây dựng phát triển các thị tứ mới ở các vùng nông thôn giữ vai trò là trung tâm xã, tiểu vùng hoặc cụm xã, là đầu mối thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở khu vực nông thôn theo hướng: “ly nông bất ly hương” đã tạo

ra một bộ mặt kiến trúc mới cho khu vực nông thôn

Vào những năm cuối của thập kỷ 70, hưởng ứng Nghị quyết IV và sau này

là Nghị quyết V của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cùng với việc quy hoạch đồng bộ xây dựng địa bàn cấp huyện theo các lĩnh vực khác nhau như bố trí lại sản xuất, xây dựng công trình hạ tầng, các công trình phục vụ công cộng, nhà ở cũng được nghiên cứu theo hướng “ cải tạo mạng lưới dân cư trên địa bàn huyện,

tổ chức đời sống ở nông thôn” (Lê Trung Thống, 1979) công việc nghiên cứu về

nhà ở lúc này chia làm hai loại:

+ Nhà ở tại huyện lỵ, thị trấn đưa ra một số mẫu “thiết kế giống các thành phố”

+ Nhà ở tại các làng xã nông thôn thì chỉ chú trọng đến nhà ở nông thôn đơn thuần nông nghiệp

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nhà ở nông thôn cho nhiều vùng khác nhau nhưng trong đó có đồ án nhà ở cho vùng cói Thái Bình của nhóm tác giả Trần Trọng Chi: “Đồ án đã nghiên cứu giải quyết đồng bộ, có hệ thống việc tổ chức cuộc sống cộng đồng ở nông thôn vùng cói bắt đầu từ ngôi nhà ở, với giếng nước, nhà vệ sinh, sân vườn, chuồng chăn nuôi rồi đến các công trình văn hoá…”

(Đàm Thu Trang, Đặng Thái Hoàng, 2006)

Sau Nghị quyết 10, nông dân được nhận khoán ruộng và hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh Tất cả những cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất theo hộ gia đình cho đến nay được phát huy hết tác dụng, nhà ở nông thôn lại phải nâng cấp cải tạo mở rộng để phù hợp với hướng sản xuất, nhà ở không gian kiểu mới - kiểu phi nông nghịêp

Trang 38

Thực tiễn trong vài năm gần đây, nhà ở nông thôn đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ kể cả về số lượng và chất lượng, nhiều làng xã phát triển kinh

tế nhiều thành phần, thu nhập cao đã xây dựng nhiều nhà ở 2 - 3 tầng Nhiều nhà kiểu biệt thự đầy đủ tiện nghi, không gian sinh hoạt ngăn nắp hợp lý trên toàn bộ khuôn viên đất ở đã tạo những nét mới làm thay đổi bộ mặt kiến trúc làng quê truyền thống

1.4.6 Một số định hướng phát triển điểm dân cư

1.4.6.1 Những quy định về hướng phát triển hệ thống điểm dân cư

Nhà ở đô thị phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng nhà ở do cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền ban hành; hình thành các tiểu khu nhà ở, khu dân cư tập trung vừa

và nhỏ, phân bố hợp lý, không tập trung dân cư quá đông vào các thành phố lớn Phấn đấu đạt chỉ tiêu bình quân 15m2 sàn/người vào năm 2013 và 20m2

sàn/người vào năm 2020 (Bộ Xây Dựng, 2004)

- Nhà ở nông thôn

Phấn đấu để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng chỗ ở của các hộ dân cư nông thôn Phát triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp

hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

Phát triển nhà ở nông thôn phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng, sử dụng có hiệu quả quỹ đất sẵn có và khuyến khích phát triển nhà nhiều tầng để tiết kiệm đất, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở

Trang 39

Khuyến khích huy động nội lực của hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn tự cải thiện chỗ ở kết hợp với sự giúp đỡ hỗ trợ của cộng đồng, dòng họ, các thành phần kinh tế

Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ thuộc diện chính sách

Phấn đấu hoàn thành việc xoá bỏ nhà ở tạm (tranh, tre, nứa, lá) tại các khu vực nông thôn vào năm 2020 Diện tích nhà ở bình quân tính theo đầu người đạt

14 m2 sàn/người, nhà ở nông thôn có công trình phục vụ sinh hoạt và sản xuất dịch vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường

Dự kiến đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân đạt 18m2/người, tất cả các điểm dân cư nông thôn đều có hệ thống cấp, thoát nước đảm bảo tiêu chuẩn

quy định (Bộ Xây Dựng, 2004)

* Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong những năm trước mắt là tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển nông thôn Đến năm 2020 để 100% số xã có trường cấp 1, 2 và trạm y tế Phấn đấu để 100% xã có đường ô tô đến được trung tâm xã,

tổ chức lại các khu dân cư nông thôn, hầu hết các hộ đều có điện, nước để

dùng để đời sống xã hội ở nông thôn trở nên an ninh, văn minh và ổn định (Bộ

Kế hoạch và Đầu tư)

Theo định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020:

- Phát triển kiến trúc tại các làng, xã có liên quan trực tiếp với cơ cấu quy hoạch chung của các đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự tham gia của dân cư và cộng đồng; cần lưu ý giữ lại di sản kiến trúc, thiên nhiên của làng, xã; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hoá kết cấu hạ tầng Công trình mới được tạo lập phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc

và quy hoạch đô thị

- Hình thành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm xã, cụm xã trên cơ

sở tuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng; khuyến khích phát triển các công trình xây dựng ít tầng, mái dốc, kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống,

Trang 40

gắn bó hài hoà với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa

phương (Vũ Tam Lang, 1991)

- Kiến trúc làng mạc cần được thực hiện theo quy hoạch từ tổng thể đến khuôn viên ngôi nhà của từng gia đình Xây dựng nông thôn đồng bộ về kiến trúc lẫn hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững Phát triển không gian kiến trúc nông thôn cần phù hợp với sự phát triển kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, chăn nuôi, phát triển nghề truyền thống, kinh tế du lịch, văn hoá

Trong những năm tới kiến trúc nông thôn được hình thành và phát triển theo 3 hướng sau:

- Hướng hoà nhập vào không gian đô thị: xu hướng này diễn ra cùng với quá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị ra các vùng ngoại ô, làm cho một số khu dân cư bị mất đi, một số khác được sắp xếp lại, số còn lại được bảo tồn trong cơ cấu quy hoạch đô thị để trở thành một bộ phận cấu thành đô thị

- Hướng phát triển kiến trúc gắn với việc hình thành các thị trấn, thị tứ giữ vai trò là trung tâm xã, cụm xã: Các thị trấn, thị tứ gắn với vùng nông nghiệp trước khi xây dựng đều phải lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết

- Hướng cải tạo, chỉnh trang và phát triển kiến trúc tại các làng xã: Việc phát triển kiến trúc tại các làng, xã thuộc các vùng nông nghiệp cần lưu ý bảo tồn được các truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán riêng bệt của từng địa phương

1.4.6.2 Một số chương trình phát triển nông thôn trong thời kỳ đổi mới

Trong những năm qua, việc phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta luôn nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện, tập trung vào hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

và phát triển nông thôn

* Chương trình phát triển nông thôn mới cấp xã

Kể từ năm 2001, Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ NN & PTNT, các Bộ, Ngành và địa phương đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình điểm “Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủ hóa” tại các vùng sinh thái Chương trình phát triển nông thôn đã được triển khai tại 14 xã điểm

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính phủ (2000), Nghị định số 04/CP ngày 11/02/2000 thì hạn mức giao đất cho hộ gia đình cá nhân tại khu dân cư nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị "định số 04/CP ngày 11/02/2000 thì hạn mức giao đất cho "hộ gia "đình cá nhân tại khu dân cư nông thôn do UBND cấp tỉnh quyết định
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2000
3. Chính phủ (2007), Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 về quản lý kiển trúc đô thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 về quản lý kiển
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
4. Chính phủ (2009) a , Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Chính phủ về
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Rural development, http//www.ppd.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rural development
7. Bộ Tài nguyên Môi Trường (2009), Thông tư 19/2009/TT - BTNMT về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, NXB Bản đồ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 19/2009/TT - BTNMT về việc Quy "định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm "định quy hoạch, kế hoạch sử dụng "đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi Trường
Nhà XB: NXB Bản đồ
Năm: 2009
8. Bộ Tài nguyên Môi Trường (2006), Công văn số 5763 ngày 25/12/2006 Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn
Tác giả: Bộ Tài nguyên Môi Trường
Năm: 2006
9. Bộ Xây dựng (2004), Định hướng quy hoạch nhà ở đến năm 2020, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng quy hoạch nhà ở đến năm 2020
Tác giả: Bộ Xây dựng
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2004
10. Bộ Xây dựng (2009) a , Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30-9-2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30-9-2009 Quy định chi "tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính
11. Bộ Xây dựng (2009) b , Thông tư 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 ban hành Quy
13. Phạm Hùng Cường (2004), Hướng dẫn làm bài tập đồ án quy hoạch chi tiết đơn vị ở, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn làm bài tập đồ án quy hoạch chi tiết đơn vị "ở
Tác giả: Phạm Hùng Cường
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 2004
14. Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020, http/www.vbppl.moj.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020
15. Vũ Tam Lang (1991), Kiến trúc cổ Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cổ Việt Nam
Tác giả: Vũ Tam Lang
Nhà XB: NXB Xây dựng
Năm: 1991
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IV (1993), Nghị quyết V Khác
5. Chính phủ (2009) b , Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7-5-2009 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w