Phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Nguyễn Thị Thanh Ngọc Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Lê Trung Thành Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Dịch vụ thanh toán; Ngân hàng thuơng mại. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Những năm gần đây, mặc dù phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khả quan. Hoạt động ngân hàng ngày càng được mở rộng, khẳng định vai trò là trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động của ngân hàng đặt biệt là dịch vụ thanh toán đòi hỏi ngày càng phải nâng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Các yêu cầu đặt ra với dịch vụ thanh toán, đó là: an toàn, nhanh chóng, thuận tiện. Thêm vào đó, sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại. Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhất là trên thị trường tài chính khu vực. Tuy nhiên, ngành tài chính ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề thị trường bị chia sẻ khi các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng đã đặt ra những bài toán mới. Bài toán quan trọng nhất là làm thế nào để duy trì được ưu thế cạnh tranh bền vững. Để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, các NHTM cùng với việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, việc mở rộng các mạng lưới giao dịch đã tạo điều kiện cho sự phát triển các dịch vụ thanh toán mới và hiện đại. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank cũng không nằm ngoài xu thế đó. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank là một trong những ngân hàng TMCP được thành lập sớm nhất Việt Nam. Từ những khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, nguồn vốn, Ngân hàng đã không ngừng đổi mới hoàn thiện mình, nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, để ngày càng khẳng định được vị trí và có được niềm tin của khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng, đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á” được lựa chọn có ý nghĩa thiết thực và cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu: Trong những năm gần đây, dịch vụ đã được các ngân hàng chú trọng phát triển. Tuy nhiên, chiều rộng và chiều sâu của những dịch vụ đó thì vẫn còn hạn chế. Dịch vụ thanh toán và các vấn đề liên quan đến dịch vụ ngân hàng nói chung , cũng như vấn đề phát triển dịch vụ thanh toán nói riêng đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình như: Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2009 của tác giả Hồ Thiện Bảo Lộc,Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh [3]. Đề tài hướng đến đối tượng chủ yếu là các dịch vụ ngân hàng hiện đại, một lĩnh vực ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại, đang trên đà phát triển và được các NHTM đầu tư rất lớn trong thời gian gần đây. Đề tài cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các dịch vụ ngân hàng hiện đại của các NHTM trong những năm gần đây và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các dịch vụ ngân hàng bằng biện pháp cải thiện tốt vai trò công nghệ ngân hàng. Đề tài cung cấp về mặt lý luận vai trò của thương mại điện tử đối với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Đề tài đã đưa ra được những giải pháp có tính khả thi để góp phần phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại đa dạng, tiện ích, gia tăng tốc độ thanh toán, hạn chế sử dụng tiền mặt trong dân cư đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AgriBank) Láng Hạ” năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Phương Huyền, Học viện Ngân hàng [2]. Đề tài đề cập đến những khó khăn, thách thức và những tín hiệu tích cực trong quá trình phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại NH Nông nghiệp chi nhánh Láng Hạ. Đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank, giai đoạn 2007 – 2010” năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Minh Thu, Trường Đại học Ngoại thương [8]. Đề tài đã đưa ra những phân tích, đánh giá về hoạt động thanh toán quốc tế, từ đó đưa ra được những giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động này tại ngân hàng Techcombank. Bài viết “Thanh toán không dùng tiền mặt thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của Văn Tạo đăng trên Tạp chí Ngân hàng, số tháng 9/2009 [6]. Bài viết đã tập trung vào thực trạng sử dụng ba phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là thẻ thanh toán, séc, thương mại điện tử tại Việt Nam. Từ đó, bài viết đưa ra những giải pháp cho thanh toán không dùng tiền mặt, làm phong phú thêm lĩnh vực này, góp phần đưa công tác thanh toán theo kịp các nước tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế và hội nhập với thế giới. Từ những công trình nghiên cứu này, có thể thấy rằng, nghiên cứu một cách toàn diện về phát triển dịch vụ thanh toán tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank là một khoảng trống. Chính vì vậy, đây là một đề tài mới, không trùng lắp với các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích nghiên cứu - Phân tích một cách toàn diện lý thuyết về phát triển dịch vụ thanh toán tại NHTM: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán; chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của dịch vụ thanh toán tại NHTM. - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán tại SeABank, đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế trong việc triển dịch vụ thanh toán tại SeABank, tổng kết được các nguyên nhân cần khắc phục. - Xây dựng hệ thống giải pháp để phát triển dịch vụ thanh toán nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tại SeABank và đưa ra một số khuyến nghị với Chính phủ và NHNN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ thanh toán tại SeABank. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu dịch vụ thanh toán đang áp dụng tại SeABank. Dữ liệu phục vụ cho đề tài được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2012, định hướng phát triển kinh tế, chiến lược phát triển ngành ngân hàng và SeABank đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp so sánh, thống kê, điều tra khảo sát, chọn mẫu, phân tích, tổng hợp số liệu thu thập về dịch vụ thanh toán tại SeABank. Cụ thể như sau: - Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của SeABank, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, tạp chí ngân hàng, và xử lý thông tin về thực trạng dịch vụ thanh toán tại SeABank. - Phương pháp điều tra khảo sát: với mục đích thu thập ý kiến của khách hàng vừa phục vụ cho luận văn, vừa phục vụ cho công việc hiện tại, tác giả tiến hành khảo sát 200 khách hàng tại quầy giao dịch và đường bưu điện với sự hỗ trợ của bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân và dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của Sở Giao Dịch SeABank. Kết quả thu về 190 phiếu, trong đó: 88 phiếu của khách hàng cá nhân 102 phiếu của khách hàng doanh nghiệp Khảo sát được thực hiện nhằm tổng hợp và phân tích những ý kiến của khách hàng về những vấn đề: Khách hàng biết đến SeABank qua kênh thông tin nào; Đánh giá của khách hàng về dịch vụ thanh toán của SeABank trên các khía cạnh: sự đa dạng, chất lượng, hồ sơ thủ tục, phí, thời gian xử lý, thái độ phục vụ của nhân viên. - Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và cơ sở lý luận để đưa ra giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. 6. Những đóng góp của luận văn: Đề tài đã chỉ ra thực trạng dịch vụ thanh toán tại NH TMCP Đông Nam Á. Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất được các giải pháp kiến nghị góp đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng về dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. 7. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, thì luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ thanh toán tại NHTM. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Chứng khoán Phương Nam- PNS (T4/2013), Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2. Nguyễn Thị Phương Huyền (2008), “Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Láng Hạ”, Luận văn. 3. Hồ Thiện Bảo Lộc (2009), “Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ. 4. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2010-2012), Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính kiểm toán. 5. Frederic S.Mishkin – Nguyễn Văn Ngọc chủ biên (2011), Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, NXB Đại học KTQD. 6. Văn Tạo (2009), “Thanh toán không dùng tiền mặt: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Tạp chí Ngân hàng. 7. Peter S.Rose –Trương Quang Thông chủ biên (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính 8. Nguyễn Thị Minh Thu (2011), “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank, giai đoạn 2007 – 2010”, Luận văn. 9. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2453/QĐ-TTG ngày 27/12/2011 về việc Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 Website 1. www.seabank.com.vn 2. www.sbv.gov.vn 3. http://www.vnba.org.vn 4. http://tinnhanhchungkhoan.vn 5. http://kqtkd.duytan.edu.vn . về phát triển dịch vụ thanh toán tại NHTM. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng. nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của dịch vụ thanh toán tại NHTM. - Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán tại SeABank, đánh giá kết quả đạt được và. Phân tích một cách toàn diện lý thuyết về phát triển dịch vụ thanh toán tại NHTM: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán; chỉ ra những