Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải – Chi nhánh Hà Nội Vũ Thị Kim Oanh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS
Trang 1Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải –
Chi nhánh Hà Nội
Vũ Thị Kim Oanh
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS Vũ Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề có tính chất lý luận cơ bản về huy động vốn của
Ngân hàng thương mại (NHTM) Phân tích thực trạng huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua Đánh giá những thành công và những mặt hạn chế trong quá trình huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần tăng cường huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà
Nội hiện nay
Keywords: Huy động vốn; Ngân hàng thương mại; Tài chính
Content
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu thế hội nhập quốc tế mà điển hình là sự kiện Việt Nam chính thức bước vào sân chơi chung và rộng lớn của thế giới khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng phải nhận thức rõ những cơ hội có được để tận dụng và những thách thức phải đối đầu để tìm cách vượt qua Trong một môi trường cạnh tranh toàn cầu, các cơ hội và rủi ro sẽ rõ nét hơn, gay gắt hơn
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã chỉ rõ tài chính quốc gia phải hướng vào việc tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết quan hệ tích luỹ và tiêu dùng; tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là những vấn đề được quan tâm Trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đề ra năm định hướng lớn phát triển một số dịch vụ Ngân hàng chủ yếu, trong đó có định hướng huy động vốn Đó là huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước
để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế; đa dạng hóa các phương thức và hình thức huy động vốn bằng VND và ngoại tệ
Để thực hiện định hướng huy động vốn chung của ngành Ngân hàng, các Ngân hàng
Trang 2Thương mại (NHTM), trong đó có Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) đã và đang tìm mọi hình thức và biện pháp khác nhau nhằm huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Nhu cầu này càng lớn hơn bao giờ hết, khi trong điều kiện khủng hoảng toàn cầu và các nền kinh tế chưa thể phục hồi, kinh tế Việt Nam cũng hết sức khó khăn Đã có hàng chục nghìn doanh nghiệp Việt Nam phá sản và ngừng hoạt động; hệ thống các ngân hàng thương mại bị tổn thương - nợ xấu gia tăng, không đủ vốn cung cấp cho nền kinh tế Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động của NHTM, tôi chọn đề tài:
Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội
2 Tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm hiện tại, đề tài: Huy động vốn tại NHTM đã được rất nhiều tác giả quan tâm và chọn làm đề tài nghiên cứu không chỉ đối với các tác giả theo học ở chương trình Thạc sĩ
mà cả những tác giả theo học ở chương trình Đại học và viết khá thành công Sau đây là một số công trình tương tự về huy động vốn đã nghiên cứu và được thông qua:
Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt - Chi nhánh Hà Nội của Thạc sĩ Phạm Thị Bích Ngọc do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Đức hướng dẫn
Khơi tăng nguồn vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam của Thạc sỹ Phạm Thị Thu Huyền do Tiến sĩ Nguyễn Đình Trung hướng dẫn
Trong các công trình nêu trên các tác giả đều đã nêu lên được thực trạng quá trình huy động vốn tại NHTM trong những giai đoạn mà mình nghiên cứu Đồng thời, mỗi tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn tại hệ thống NHTM nói chung và tại các Ngân hàng mình lựa chọn nghiên cứu nói riêng
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì mỗi Ngân hàng khác nhau lại có những kết quả kinh doanh khác nhau với những chiến lược kinh doanh riêng có của mình để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, thì Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội đã tập trung vào việc huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay nền kinh tế Tuy nhiên, để công tác huy động vốn được hiệu quả thì Maritime Bank - Chi nhánh
Hà Nội cũng cần phải quan tâm đến các chi phí cho việc huy động vốn sao cho hiệu quả và với chi phí thấp nhất
Xuất phát từ thực tế của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội và hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà
Nội được công bố Vì vây, tác giả xin chọn đề tài: Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội để nghiên cứu
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trang 3- Đánh giá thực trạng huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội; phân tích những thành tựu và những mặt hạn chế trong quá trình huy động vốn trong thời gian qua
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần tăng cường huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề có tính chất lý luận cơ bản về huy động vốn của NHTM
- Phân tích thực trạng huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua
- Đánh giá những thành công và những mặt hạn chế trong quá trình huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần tăng cường huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn của các NHTM
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009-2011 và định hướng cho những năm tới
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp luận duy vật lịch
sử và duy vật biện chứng trong quá trình nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu khoa học: Dùng phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp
6 Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá những thành công và hạn chế trong hoạt động huy động vốn của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội; đề xuất hệ giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Maritime Bank đang định hướng trở thành một Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng lớn của Việt Nam trong tương lai
- Từ thực tế của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội, đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần tăng cường khả năng huy động vốn của các NHTM Việt Nam, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
7 Bố cục của luận văn
Luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới
Trang 4CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động Ngân hàng Thương mại (NHTM)
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
1.1.2.3 Các hoạt động trung gian
1.2 Nguồn vốn của Ngân hàng Thương mại
1.2.1 Vốn chủ sở hữu
1.2.2 Huy động vốn tiền gửi
- Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác
1.2.3 Huy động vốn vay
- Phát hành giấy tờ có giá
- Vay NHNN (vay Ngân hàng Trung ương)
- Huy động vốn qua hình thức vay các TCTD khác
1.2.4 Các nguồn vốn huy động khác
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM
1.3.1 Các phương thức huy động vốn của NHTM
1.3.1.1 Căn cứ theo thời gian huy động
- Vốn huy động ngắn hạn
- Vốn huy động trung và dài hạn
1.3.1.2 Căn cứ theo đối tượng huy động
- Huy động từ dân cư
- Huy động từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
- Huy động từ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng khác
1.3.1.3 Căn cứ theo loại vốn huy động gồm: Huy động tiền gửi và tiền vay
- Tiền gửi gồm: Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn), Tiền gửi có kỳ hạn của doanh
nghiệp, các Tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư
- Tiền vay gồm: phát hành giấy tờ có giá, vay NHTƯ, vay các TCTD khác (đã phân tích chi tiết ở mục 1.2 của luận văn)
Trang 51.3.1.4 Căn cứ theo loại tiền
- Vốn huy động bằng nội tệ
- Vốn huy động bằng ngoại tệ
1.3.2 Các nhân tố tác động tới công tác huy động vốn của NHTM
1.3.2.1 Những nhân tố chủ quan
- Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
- Quy mô vốn chủ sở hữu
- Cơ sở vật chất trang thiết bị của Ngân hàng
- Tài sản vô hình
- Mạng lưới hoạt động và trình độ nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng
- Lãi suất huy động
- Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng
- Hoạt động Marketing
1.3.2.2 Nhân tố khách quan
- Sự ổn định về chính trị và các chính sách, pháp luật của Nhà nước
- Môi trường dân cư
- Môi trường văn hoá
- Sự phát triển của thị trường tài chính
1.4 Một số tiêu chí đánh giá công tác huy động vốn của NHTM
1.4.1 Quy mô và tính ổn định của nguồn vốn
Để xem xét mức tăng trưởng của nguồn vốn huy động của NHTM, người ta sử dụng công thức sau:
Chênh lệch năm sau so với năm trước = Số tiền năm sau - Số tiền năm trước
Tỷ trọng nguồn vốn huy động của chi nhánh so với nguồn vốn của Ngân hàng
=
Tổng NV huy động của chi nhánh
x 100%
Tổng NV huy động của NH
1.4.2 Cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
1.4.3 Chi phí huy động vốn
Có ba lý do buộc các Ngân hàng phải quan tâm đến việc xác định chi phí huy động vốn:
Một là, Ngân hàng bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm cho mình một tổ hợp các loại vốn khác
nhau trên thị trường với mức chi phí thấp nhất
Hai là, việc xác định chi phí huy động vốn sẽ giúp cho Ngân hàng chủ động trong kinh
doanh, giảm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động Ngân hàng
Ba là, chi phí huy động vốn là tất cả khoản tiền mà Ngân hàng phải bỏ ra để có được quyền
Trang 6sử dụng khoản vốn đó
1.4.4 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Về nguyên tắc, nguồn vốn huy động loại thời hạn nào phải cho vay theo thời hạn đó
Để đánh giá mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tổng dư
nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động với công thức như sau:
Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng vốn huy động =
Tổng dư nợ cho vay Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này đo lường khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Vì vậy hệ số này luôn nhỏ hơn 1và càng tiến tới 1 càng tốt
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI
- CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một Ngân hàng TMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc
Cam kết hành động
Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng cổ phần lớn nhất Việt Nam, Maritime Bank luôn kiên trì thực hiện theo những tiêu chí mà Ngân hàng đã cam kết
Trang 7Với khách hàng:
Chúng tôi hiểu rằng, sự thành công của Maritime Bank phụ thuộc chủ yếu vào sự hài lòng
và thành công của khách hàng Vì sự tin tưởng khách hàng trao gửi, chúng tôi cam kết:
- Cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, linh hoạt và nhanh chóng
- Không ngừng đa dạng hóa nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với các đối tượng
khách hàng
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật
Với nhân viên:
Một trong những tài sản quan trọng nhất, là động lực thúc đẩy sự phát triển của Maritime
Bank là nguồn lực con người Ban Lãnh đạo Ngân hàng cam kết:
- Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
- Phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi
- Tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên Maritime Bank
Với cổ đông:
Các cổ đông là những người tin tưởng tuyệt đối và sẵn sàng chia sẻ thành bại với Ngân hàng Đáp lại niềm tin đó, chúng tôi cam kết mang lại:
- Giá trị đầu tư tăng trưởng ngày càng cao cho các cổ đông
- Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng
Với toàn xã hội:
Bằng việc đảm bảo sự tăng trưởng không ngừng của Ngân hàng đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, từ thiện, Maritime Bank cam kết đóng góp các giá trị văn hóa,
kinh tế cho cộng đồng và sự phát triển chung của toàn xã hội
Tầm nhìn sứ mệnh
Tầm nhìn:
Trở thành một trong những NHTM tốt nhất Việt Nam;
Sứ mệnh:
- Cung cấp cho Khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất dựa trên nhu cầu của Khách hàng;
- Tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội phát triển sự nghiệp cho cán bộ nhân viên;
- Đem lại lợi ích bền vững cho cổ đông thông qua việc tập trung triển khai chiến lược kinh doanh dựa trên các chuẩn mực quốc tế;
Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào ngày 19.08.1991
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
2.1.2.1 Nguyên tắc về bộ máy điều hành
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.1.3 Các kết quả kinh doanh chủ yếu của Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:
Trang 8Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
3 Trung, dài
Tổng nguồn
vốn huy động 5.150.580 100,00 3.673.370 100,00 4.768.214 100,00
(Nguồn: Cân đối nội bảng cộng qui đổi 2009 - 2011)
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng huy động vốn tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Dƣ nợ
cho vay
Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%)
Tổng dƣ nợ 2.529.359 100,00 2.588.540 100,00 1.720.016 100,00
(Nguồn: Cân đối nội bảng cộng qui đổi 2009 - 2011)
0 50 100
2009 2010 2011
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng huy động vốn tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm
2009-2011
KKH Ngắn hạn Trung, dài hạn
Trang 9Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011
2.1.3.3 Các hoạt động khác
- Dịch vụ thanh toán:
- Dịch vụ tín dụng
- Dịch vụ thẻ
- Dịch vụ kinh doanh ngoại hối
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank - chi nhánh Hà Nội được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2010 so với 2009
(%) Năm 2011 2011 so với 2010
(%)
Tổng thu 439.292 671.615 232.323 726.819 55.204
5 Chi dự phòng
Tổng chi 371.278 568.957 197.679 599.157 30.200
6 Lợi nhuận
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 - 2011)
0 50 100
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay tại Maritime Bank - Chi
nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Trang 10Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011 2.2 Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Hàng Hải- Chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Quy mô và tỷ trọng vốn huy động
Bảng 2.4: Quy mô và tỷ trọng vốn huy động tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009 - 2011
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Hà Nội 5.150.580 3.673.370 4.768.214
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 - 2011)
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh theo kỳ hạn, thành phần kinh tế, loại tiền tệ có những thay đổi đáng kể qua các năm
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn huy động tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (triệu đồng)
Tỷ trọng (%) 1.Phân theo kỳ
hạn 5.150.580 100,00 3.673.370 100,00 4,768.214 100,00
0 200000 400000 600000 800000
2009 2010 2011
Biểu đồ: 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Maritime Bank - Chi nhánh Hà Nội từ năm 2009-2011 (đơn vị: triệu đồng)
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận trước thuế