1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tây hồ

15 172 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

- 1 - Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Phạm Vũ Thắng Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại (NHTM). Tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ. Nghiên cứu giải pháp tăng huy động vốn tại NHNN&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ: mở rộng và đa dạng hóa các nguồn vốn huy động; hoàn thiện chính sách lãi suất linh hoạt với các nguồn huy động; mở rộng mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn Keywords: Ngân hàng; Huy động vốn; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội. Vốn là cơ sở, nền tảng để tổ chức mọi hoạt động trong nền kinh tế. Một đất nước có tiềm lực vốn mạnh sẽ tạo đà phát triển kinh tế bền vững. Để tạo vốn cho nền kinh tế, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau như sử dụng các công cụ nợ (phát hành trái phiếu xây dựng tổ quốc, tín phiếu kho bạc, ) hoặc các biện pháp khác như tận thu thuế, vay nợ, khai thác nguồn viện trợ, Hoạt động của hệ thống NHTM được xem là đem lại hiệu quả cao nhất đối với việc tạo vốn cho các hoạt động phát triển kinh tế. Bởi các NHTM đóng vai trò trung gian tài chính, tạo ra dòng lưu chuyển tiền tệ thường xuyên và liên tục nhất, là kênh cung cấp vốn nhiều nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất đối với nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, để đảm bảo vốn cho phát - 2 - triển kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta, hệ thống NHTM phải tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi ở cả trong nước và ngoài nước. Mặt khác, vốn lại là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc huy động vốn nhằm tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Việc làm thế nào để tăng quy mô và chất lượng vốn huy động luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các NHTM Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ mới thành lập năm 2008. Là một Chi nhánh non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, lại khai sinh trong giai đoạn có rất nhiều biến động về tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Vì thế, để tồn tại và phát triển, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ luôn xác định và đặt mục tiêu huy động vốn lên hàng đầu, do đó công tác huy động vốn tại Chi nhánh đã gặt hái được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác huy động vốn mà Chi nhánh cần khắc phục. Để công tác huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ phát huy hiệu quả đúng với tiềm năng cũng như trên cơ sở tận dụng những lợi thế cạnh tranh sẵn có thì rất cần sự phân tích và đánh giá thường xuyên. Việc đưa ra những nhận định khách quan và tương đối chính xác về thực tế tình hình huy động vốn tại Chi nhánh, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thiết thực khắc phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Tây Hồ, tạo đà để Chi nhánh phát triển bền vững là một yêu cầu cấp thiết. Sau một thời gian làm việc tại Chi nhánh, nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng, tác giả chọn đề tài: “ Huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ ” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay nước ta đã có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hiệu quả huy động vốn tại các NHTM. Sau đây là một số công trình nghiên cứu: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng” của thạc sỹ Phạm Thanh Thanh năm 2010. “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Hoàn Kiếm” của thạc sỹ Trần Thị Hoa Mai năm 2008 - 3 - “ Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại Kỹ thương Việt Nam” của thạc sỹ Hà Thị Huyền năm 2010. Trong các công trình nêu trên các tác giả đều đã nêu lên được thực trạng huy động vốn tại các ngân hàng trong những giai đoạn mà mình nghiên cứu. Đồng thời mỗi tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại hệ thống NHTM nói chung và tại các ngân hàng mình chọn nghiên cứu nói riêng. Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì mỗi ngân hàng khác nhau lại có những chiến lược kinh doanh của riêng mình để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hồ đã tập trung vào việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và hoạt động tín dụng cho ngân hàng mình. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả huy động vốn thì NHNo&PTNT Tây Hồ cũng hiểu rằng nâng cao chất lượng phục vụ, tiếp thị đến khách hàng là yếu tố cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của NHNo&PTNT Tây Hồ hiện chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về huy động vốn đựơc công bố. Vì vậy, tác giả xin chọn đề tài “Huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ ” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nhằm mục đích hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ để tìm hiểu kết quả, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ. - Phạm vi nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến huy động vốn tại Chi nhánh Tây Hồ trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011. Phạm vi nghiên cứu trong vòng 03 năm do NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hồ mới được thành lập từ tháng 4 năm 2008. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - 4 - Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một cách rộng rãi các phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, … nhằm xem xét, phân tích, đánh giá, luận giải các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp theo bảng câu hỏi khảo sát trên 1000 khách hàng cá nhân và tổ chức, số liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính tại chi nhánh Tây Hồ. Ngoài ra, luận văn sử dụng phương pháp dự báo, chuyên gia để có thể đưa ra những phán đoán liên quan đến tình hình chung và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác huy động vốn trong thời gian tới. 6. Những đóng góp mới của luận văn. Luận văn tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn, đề xuất các giải pháp thiết thực khắc phục những tồn tại, góp phần hoàn thiện, tăng hoạt động huy động vốn ở NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hồ. Luận văn có những kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài kết cấu làm 3 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của NHTM Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ Chương 3: Giải pháp tăng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Huy động vốn của NHTM. 1.1.1. Khái niệm. Hoạt động huy động vốn có thể hiểu là hoạt động mà ngân hàng thông qua uy tín và các hoạt động kinh doanh của mình tiến hành huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế trong xã hội, tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho mình, góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát… 1.1.2. Vai trò của huy động vốn. 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế: - 5 - Hoạt động huy động vốn của NHTM góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát 1.1.2.2. Đối với bản thân NHTM: Hoạt động huy động vốn giúp NHTM mở rộng quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng, biết được nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của từng đối tượng khách hàng, từ đó tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, tạo niềm tin đối với khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng. Nhờ vậy, tạo điều kiện cho NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng thị phần, tăng sức cạnh tranh trên thương trường. 1.1.3. Các hình thức huy động vốn. 1.1.3.1. Huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi: * Tiền gửi không kỳ hạn: bao gồm: tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch), tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý (tiền gửi không kỳ hạn phi giao dịch). * Tiền gửi có kỳ hạn: bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (khi muốn rút ra phải báo trước). * Tiền gửi tiết kiệm (tiền gửi chủ yếu của dân cư): TGTK được phát triển dưới hai loại là TGTK không kỳ hạn và TGTK có kỳ hạn. 1.1.3.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá: bao gồm chứng chỉ tiền gửi (CDs), kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng. 1.1.3.3. Huy động vốn qua đi vay: * Vay NHTW: Vốn vay ngắn hạn bổ sung, vốn vay để thanh toán, tái cấp vốn. * Vay từ các tổ chức tín dụng khác. * Các hình thức huy động vốn khác: Các NHTM có thể thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ các hoạt động uỷ thác về các dịch vụ xã hội hoặc vốn trong thanh toán. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới huy động vốn. * Hình thức huy động vốn được áp dụng * Lãi suất huy động * Mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn * Nguồn nhân lực * Mức độ thâm niên và uy tín của một ngân hàng * Hành lang pháp lý - 6 - * Tình hình kinh tế – xã hội trong và ngoài nước * Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền 1.2. Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam. Các NHTM Việt Nam có thể học tập một vài kinh nghiệm huy động vốn có hiệu quả của một số ngân hàng nước ngoài như: Ngân hàng Standard Chartered – Ngân hàng dẫn đầu tại Châu Á, Châu Phi và Trung Đông, Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC), Ngân hàng ANZ. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH TÂY HỒ 2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. *Khái quát lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngoài 2.400 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc, đó là: Công ty cho thuê Tài chính I (ALC I), Công ty cho thuê Tài chính II (ALC II), Tổng Công ty Vàng Agribank (AJC), Công ty In thương mại và dịch vụ, Công ty Cổ phần chứng khoán (Agriseco), Công ty Du lịch thương mại (Agribank tours), Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh (VJC), Công ty Cổ phẩn bảo hiểm (ABIC). NHNo&PTNT Việt Nam được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là NHTM đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống NHTM ở Việt Nam * Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ. Theo quyết định số 18/QĐ/HĐQT–NHNN của Hội đồng Bộ trưởng và UBND TP Hà Nội ngày 18/03/1996, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập. - 7 - Tại quyết định số 656/QĐ–NHNN–02 ngày 28/08/1999, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 3. Ngày 8/5/2004, Chi nhánh khai trương hoạt động tại 296 Nghi Tàm – Tây Hồ - Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Quảng An. Ngày 10/4/2008 Chi nhánh Tây Hồ trở thành chi nhánh cấp I, trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1.2. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ. Tính đến thời điểm 31/12/2011 tổng số cán bộ được biên chế là 85 lao động, trong đó: 15 cán bộ quản lý, 70 cán bộ. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Tây Hồ được chia thành nhiều phòng, ban bao gồm 7 phòng nghiệp vụ và 3 phòng giao dịch trực thuộc. 2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh chi nhánh Tây Hồ. 2.1.3.1. Về công tác huy động vốn Tổng nguồn vốn đến 31/12/2011 đạt 1.408 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nội tệ là 1.258 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 150 tỷ đồng (USD là 7,6 triệu USD, EUR là 245 ngàn EUR). * Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ: - Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động: Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn là – 60,4 tỷ đồng. Năm 2010, đạt 10,1 tỷ đồng. Sang đến năm 2011, đạt 15 tỷ đồng. - Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động: Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn huy động là – 4,43%. Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn huy động của chi nhánh đạt 0,75%,. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận đạt 1,07%. - Chi phí huy động vốn bình quân: Năm 2009 :chi phí huy động vốn bình quân năm 2009 là 16%, năm 2010 là 13%, sang năm 2011là 15%. - 8 - - Hệ số sử dụng vốn huy động: Hệ số sử dụng vốn năm 2009, 2010 và 2011 lần lượt là 0,53 lần; 92,9 lần và 1,31 lần. Hệ số sử dụng vốn theo thời gian: Hệ số sử dụng vốn trung – dài hạn năm 2009 là 0,22 lần; năm 2010 là 0,43 lần và sang đến năm 2011 là 0,98 lần. - Hệ số sử dụng vốn theo loại tiền tệ: Hệ số sử dụng vốn nội tệ năm 2008 đến 2010 lần lượt là 0,33%, 0,58% và 0,68%. Nhu cầu cho vay ngoại tệ năm 2009 cao hơn 6,5 lần so với nguồn vốn phục vụ cho vay. Năm 2010 là 2,8 lần và năm 2011 là 6,4 lần. - Lãi ròng từ cho vay, đầu tư bình quân 1 lao động. Lãi ròng cho vay bình quân năm 2010 đạt 119 triệu đồng/cán bộ, khác hẳn tình trạng lãi ròng âm năm 2009. Năm 2011 là 176 triệu/cán bộ. 2.1.3.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư: - Về doanh số cho vay: năm 2009, mới chỉ là 1.020 tỷ đồng, năm 2010 là 1.320 tỷ, năm 2011 là 2.269 tỷ đồng. - Doanh số thu nợ: năm 2011 là 1.710 tỷ đồng, tăng 603 tỷ đồng so với năm 210 và 1.160 tỷ đồng so với năm 2009. - Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2011 là 1.849 tỷ đồng, tăng 591 tỷ (tăng 47%) so với năm 2010. - Nợ quá hạn năm 2009 là 37 tỷ đồng, chiếm 5,1% tổng dư nợ. Năm 2010, còn 2,1%, năm 2011 là 2,4% tổng dư nợ. 2.1.3.3. Kết quả tài chính: Trong năm 2009 tổng thu của Chi nhánh thấp hơn rất nhiều so với tổng chi khiến cho quỹ thu nhập của Chi nhánh không đạt được chỉ tiêu được giao. Tuy nhiên, sang đến năm 2010 và năm 2011, thu nhập lả 22,6 tỷ và 26,9 tỷ. 2.2. Quy mô và cơ cấu vốn huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ. * Về quy mô nguồn vốn: Năm 2009, tổng NVHĐ đạt 1.362 tỷ đồng. Năm 2010 là 1.354 tỷ đồng và đến năm 2011 là 1.408 tỷ đồng. * Về cơ cấu nguồn vốn: - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn + Nguồn vốn không kỳ hạn: Năm 2009, nguồn vốn không kỳ hạn đạt 83 tỷ đồng, năm 2010 là 133 tỷ đồng, gấp 1,6 lần năm 2009. Năm 2011 là 238 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm 2009. - 9 - Năm 2009 tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn là 6,1%; sang năm 2010 là 9,8%, năm 2011 là 16,9% tổng nguồn vốn. Tốc độ tăng trưởng năm 2010 so với năm 2009 là 60,2%; năm 2011, tốc độ tăng là 186,7% so với năm 2009. + Nguồn vốn có kỳ hạn: Về tỷ trọng: tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn giảm từ 93,9% năm 2009, xuống 90,2% năm 2010 và năm 2011 chiếm tỷ trọng 83,1% trong tổng nguồn. Về quy mô: Quy mô nguồn vốn có kỳ hạn giảm từ 1.279 tỷ năm 2009 xuống còn 1.221 tỷ năm 2010 và ở mức 1.170 tỷ năm 2011. + Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng: Năm 2009 là 577 tỷ, năm 2011 là 464 tỷ. Tỷ trọng cũng biến động từ 4,7% tổng nguồn vốn năm 2009 lên 42,6% năm 2010 và chiếm đến 33% tổng nguồn vốn năm 2011. + Nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng: Năm 2009, quy mô vốn là 1.215 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,2%, đến năm 2010, quy mô vốn giảm xuống còn 644 tỷ đồng. Đến năm 2011 duy trì ở mức 706 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 50,1%. - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng: + Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế (TG của các doanh nghiệp, công ty…): Năm là 972 tỷ đồng, chiếm 71,4% nguồn vốn, năm 2010 đạt 882 tỷ, chiếm tỷ trọng 65,1% thì năm 2011 còn 810 tỷ đồng và chiếm 57,5% tổng NVHĐ. + Nguồn vốn huy động từ dân cư: Năm 2009 nguồn vốn này đạt 240 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng NVHĐ, năm 2010 đạt 298 tỷ, chiếm tỷ trọng 22%, năm 2011 là 572 tỷ đồng, chiếm 40,6% tổng nguồn vốn. + Tiền gửi của tổ chức tín dụng: Năm 2009 chiếm tỷ trọng 11% trong tổng NVHĐ thì đến cuối năm 2010 chiếm 12,9% tổng NVHĐ. Nhưng đến năm 2011 tiền gửi TCTD giảm còn 26 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,8% tổng nguồn vốn. - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ + Nguồn vốn huy động nội tệ: Năm 2009, quy mô nguồn vốn nội tệ mà Chi nhánh huy động được là 1.318 tỷ đồng, chiếm 96,8% tổng NVHĐ, năm 2010 là 1.140 tỷ đồng, chiếm 84,2% tổng NVHĐ. Năm 2011 là 1.254 tỷ đồng, và chiếm tới 89,1% tổng NVHĐ. + Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VNĐ: Năm 2009, nguồn vốn ngoại tệ đạt 44 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,2% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 là 214 tỷ đồng, tăng 170 tỷ so với năm 2009 và chiếm tỷ trọng 15,8%. Năm 2011 đạt 154 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,9%. 2.3. Phân tích thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ. - 10 - 2.3.1. Các hình thức huy động vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ Bao gồm: Huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi, huy động vốn qua hình thức phát hành kỳ phiếu, huy động vốn qua hình thức đi vay, huy động vốn qua các hình thức khác. 2.3.2. Lãi suất huy động. Lãi suất huy động không phải là thế mạnh của chi nhánh, chi nhánh cần có các chính sách lãi suất phù hợp hơn. 2.3.3. Mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn. Mạng lưới phục vụ có địa điểm thuận lợi là một trong các lý do lớn nhất mà khách hàng chọn khi đến giao dịch với chi nhánh (Chiếm 38% khách hàng lựa chọn). 2.3.4. Nguồn nhân lực. Chi nhánh luôn quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực (Theo kết quả khảo sát, thái độ phục vụ của nhân viên chiếm 13% khách lựa chọn). 2.3.5. Mức độ thâm niên và uy tín của ngân hàng. Có 25% khách hàng lựa chọn đến giao dịch tại chi nhánh vì uy tín thương hiệu của Agribank. 2.4. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ 2.4.1. Kết quả đạt được Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động vô cùng phức tạp, trước xu thế hội nhập ngày càng sâu và rộng của Việt Nam thì tình hình kinh tế xã hội của nước ta không tránh khỏi ảnh hưởng. Hiện nay ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, công ty, các NHTM, cạnh tranh nhau cùng tồn tại và phát triển. Trước xu thế đó, để đứng vững trong cạnh tranh, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động, hạ lãi suất cho vay, nới lỏng các điều kiện vay vốn, tăng cường hoạt động marketing, quảng cáo, khuyến mại, nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín, Nhận biết được các khó khăn trên, Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hồ luôn chủ động, tích cực, nỗ lực vượt qua khó khăn và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến nay, công tác huy động vốn đã có hiệu quả. Cụ thể: lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn huy động luôn dương và có sự tăng trưởng qua các năm, chi phí huy động vốn giảm dần, hệ số sử dụng vốn tương đối hài hòa và ổn định, lãi ròng cho vay, đầu tư bình quân 1 lao động có sự tăng trưởng. [...]... trong và ngoài nước, tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền, mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng thấp CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY HỒ 3.1 Phƣơng hƣớng tăng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ 3.1.1 Bối cảnh hoạt động của NHTM trong những năm tới Việt Nam đang phải đối mặt với tốc độ lạm phát cao, giữa lúc tăng trưởng suy giảm và tình... 3.2 Giải pháp tăng huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ - 11 - 3.2.1 Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, hình thành cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý 3.2.2 Hoàn thiện chính sách lãi suất linh hoạt đối với các nguồn huy động 3.2.3 Mở rộng mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn 3.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng đặc biệt là... trình nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội 4 Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội 5 Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (2010), Báo cáo thường niên năm 2010 - 13 - 6 NHNo&PTNT Việt Nam (2011), Hệ thống các văn bản về huy động vốn áp dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam, lưu hành nội bộ 7 Phòng Kế hoạch – kinh doanh, NHNo&PTNT Tây Hồ (2009), Báo cáo kết quả hoạt động. .. và EU) sẽ được phục hồi nhưng sự phục hồi diễn ra với tốc độ không nhanh Vì thế hoạt động tài chính và ngân hàng vẫn trên xu hướng hoạt động cầm chừng và dè dặt 3.1.2 Định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ Tiếp tục thực hiện định hướng chi n lược kinh doanh đã lựa chọn; điều chỉnh chi n lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và. .. thời, chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhằm khắc phục tồn tại hạn chế trong việc tăng huy động vốn Một số giải pháp điển hình đã được chi nhánh thực hiện trong thời gian qua như: đa dạng hóa hình thức huy động vốn, xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt theo biến động lãi suất thị trường, nâng cao chất lượng sử dụng vốn, phát triển mạng lưới, tăng dịch vụ và tiện ích ngân hàng, phát triển. .. chế về huy động vốn * Nguyên nhân chủ quan Bao gồm: hình thức huy động chưa phong phú, lãi suất huy động còn kém linh hoạt và chưa cạnh tranh, mạng lưới giao dịch của chi nhánh ít, nguồn nhân lực tại chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm, mức độ thâm niên và uy tín ngân hàng còn hạn chế * Nguyên nhân khách quan: Bao gồm: hành lang pháp lý chưa thiếu, yếu và chồng chéo, sự bất ổn tình hình kinh tế – xã hội...2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 2.4.2.1 Hạn chế Quy mô lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động tăng song chưa ổn định, mức tiết kiệm chi phí huy động (thể hiện qua chỉ tiêu chi phí huy động bình quân) có giảm nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác, cơ cấu nguồn vốn chưa thật sự hợp lý, cân đối giữa các loại nguồn vốn và hình thức cho... rỗi trong nền kinh tế Chi nhánh Tây Hồ là chi nhánh mới thành lập do đó có nhiều hạn chế trong việc thu hút nguồn vốn, cho vay, quan hệ khách hàng, Nhưng trong những năm qua, chi nhánh luôn cố gắng duy trì nguồn vốn ổn định, cơ cấu nguồn vốn được điều chỉnh theo chi n lược kinh doanh từng thời kỳ, hoạt động cho vay được chú trọng phát triển cả về quy mô và chất lượng, các hoạt động khác cũng luôn được... nguồn vốn bước đầu đem lại hiệu quả: lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn tăng qua các năm, chi phí vốn từng bước giảm - 12 - dần, cân đối nguồn vốn – dư nợ được điều chỉnh theo hướng phù hợp với nhau hơn Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như quy mô và tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động còn thấp, chi phí huy động còn cao so với các ngân hàng khác, cơ cấu các loại nguồn vốn và hệ... NHNo&PTNT Tây Hồ năm 2009 8 Phòng Kế hoạch – kinh doanh, NHNo&PTNT Tây Hồ (2010), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hồ năm 2010 9 Phòng Kế hoạch – kinh doanh, NHNo&PTNT Tây Hồ (2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Tây Hồ năm 2011 10 Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học KTQD, Hà Nội 11 Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), . lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại (NHTM). Tìm hiểu thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNN&PTNT) Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ. Nghiên. đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Là ngân hàng thương mại hàng. 1 - Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Hồ Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng;

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w