1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long

4 170 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long Nguyễn Ngọc Diên Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn Năm bảo vệ: 2015 Keywords. Nguồn vốn; Ngân hàng; Huy động vốn Content 1.Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn từ các tổ chức kinh tế xã hội, các cá nhân rồi sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, vốn là điều kiện tiên quyết, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các NHTM hiện nay, thì vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, còn lại chủ yếu là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Do vậy, huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và thực tiễn cho thấy cạnh tranh trên lĩnh vực huy động vốn chính là cuộc cạnh tranh nóng bỏng và gay gắt nhất của các NHTM. Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã và đang phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động huy động vốn. Khi mà nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng, của các tổ chức ngày càng bị phân tán qua nhiều kênh huy động khác nhau, với hình thức ngày càng đa dạng như: đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, dự trữ vàng hoặc ngoại tệ mạnh, mua sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp…Trong khi đó, hầu hết hoạt động huy động vốn của các NHTM còn đơn điệu, chưa phù hợp và chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế. Điều này dẫn đến chi phí huy động cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro… Ngoài ra, các NHTM còn chịu sự chi phối bởi các chính sách, các quy định từ phía NHNN. Do đó, việc tăng cường, tìm kiếm, khai thác tối đa các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng đối với các NHTM. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh Thăng Long nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế này. Với việc tập trung nghiên cứu, trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thăng Long thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng này trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết. Hơn nữa, chương trình thạch sỹ tài chính ngân hàng do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, cung cấp khối kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng thông qua các môn học của chương trình với sự tham gia giảng dạy của các giáo sư, tiến sỹ, thầy cô giáo giàu kinh nghiệm. Chọn đề tài về lĩnh vực huy động vốn, học viên có thể tận dụng được những kiến thức đã học của chương trình để nâng cao chất lượng của luận văn. Xuất phát từ những thực tế trên đây, học viên lựa chọn đề tài: “ Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình tại Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà nội. Đề tài được hướng dẫn bởi PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng? - Hiện nay, huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thăng Long như thế nào? - Khách hàng đánh giá như thế nào về hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng? - Ngân hàng cần có những giải pháp gì, cách thức nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về vốn, huy động vốn và hiệu quả huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế. - Phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến hiệu quả huy động vốn của các NHTM trong bối cảnh hiện nay. - Tập trung phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thăng Long, nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hoạt động này thông qua mô hình Swot, phiếu thăm dò khách hàng. - Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả huy động vốn, tạo cơ cấu huy động hợp lý tại Agribank chi nhánh Thăng Long. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thăng Long. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ được thực hiện tại Agribank chi nhánh Thăng Long, giới hạn trong các năm 2011- 2013. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm có 04 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu. - Chương 3: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long. - Chương 4: Một số giải pháp tăng cường hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long. References 1. Đỗ Thị Ngọc Anh, 2012. Trao đổi về cơ chế áp dụng lãi suất trần trong huy động vốn của NHTM hiện nay. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 3+4, trang 27. 2. Phan Thị Cúc, 2008. Bài tập - Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại tín dụng ngân hàng. Trường Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Huy Cường, 2006. Huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Luận án Tiến sỹ. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. 4. Bộ Tài chính, 2004. Thông tư số 49/2004/TT-BTC “Hướng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nước. Hà Nội, tháng 6 năm 2004. 5. Đặng Văn Du, 2013. Nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sỹ. Học viện Ngân hàng. 6. Nguyễn Duệ, 2001. Quản trị ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 7. Phan Thị Thu Hà, 2007. Giáo trình ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 8. Nguyễn Thị Ngọc Hoa, 2012. Quản trị tài sản Nợ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thăng Long - Thực trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sỹ. Học Viện Ngân hàng. 9. Trần Trọng Huy, 2011. Hoạt động huy động vốn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh -Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Ngân hàng, số 15, trang 31. 10. Tô Ngọc Hưng, 2009. Giáo trình ngân hàng thương mại, Hà Nội: Nhà xuất bảnThống Kê. 11. Tô Ngọc Hưng, 1996. Những giải pháp tạo vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. Luận án Tiến sỹ. Học Viện Tài Chính Kế toán. 12. Agribank chi nhánh Thăng Long, 2011-2013. Báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán. 13. Trịnh Thị Hoa Mai, 2004. Giáo trình Kinh tế học Tiền tệ - Ngân hàng. Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 14. Lê Thị Mận, 2010. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (Lý thuyết và Bài tập). Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 15. Nguyễn Thị Mùi, 2006. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 16. F. Rederic S.Myshkin,1992. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Quang Cừ và Nguyễn Đức Du, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật Hà Nội. 17. Nguyễn Thanh Phong, 2011. Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh NHTM Việt Nam trong điều kiên hội nhập quốc tế. Luận án Tiến sỹ. Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. 18. Lê Văn Tư và cộng sự, 2000. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 19. Phạm Thanh Thanh, 2010. Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công thương chi nhánh Hai Bà Trưng. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 20. Dương Huyền Trang, 2013. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 21. Lê Phan Diệu Thảo, Nguyễn Minh Sáng, 2012. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 8, trang 31. 22. Hà Thị Sáu, 2012. Quản lý lãi suất của NHTM trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 6, trang 16. 23. Peters. Rose, 1999. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Hà Nội, tháng 6 năm 2010. 25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 1998. Luật Ngân hàng Nhà nước. Hà Nội: Nhà xuất bản Pháp lý. 26. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2002. Quyết định 1287/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hàng quy chế phát hành giấy tờ có giá trị của Tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Hà Nội, tháng 11 năm 2002. 27. Website Agribank: www.agribank.com.vn. 28. Website BIDV: www.bidv.com.vn 29. Website Techcombank: www.techcombank.com.vn 30. Website Vietcombank: www.vietcombank.com.vn 31. Website Vietinbank: www.vietinbank.vn 32. Website VPBank: www.vpbank.com.vn 33. Website Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam-VNBA: www.vnba.org. 34. Website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.com.vn. . huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long. - Chương 4: Một số giải pháp tăng cường hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát. Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long Nguyễn Ngọc Diên Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Tài chính và ngân. Nội, Việt Nam. 2. Câu hỏi nghiên cứu - Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng? - Hiện nay, huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Thăng Long

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w