Để giải quyết những hạn chế của phương thức thanh toán bằng tiền mặt, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn phục vụ nhu cầu của các cá nhân ra đời nh
Trang 1Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá
nhân tại Việt Nam
Lê Thị Hồng Phượng
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Anh Tài
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán
không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân Dựa vào bảng hỏi điều tra để phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân Đánh giá những mặt đã làm được và những hạn chế của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng cá nhân Từ những hạn chế đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
đối với khách hàng cá nhân
Keywords Tài chính ngân hàng; Phương thức thanh toán; Ngân hàng
Content
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với mọi quốc gia, tiền mặt đã có lịch sử khá lâu đời và là một phương thức thanh toán không thể thiếu Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, con người sống trong một “thế giới phẳng” thì các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ luôn diễn ra mọi lúc mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về không gian và thời gian Khi đó hoạt động thanh toán bằng tiền mặt sẽ dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: chi phí xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (in, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm…) là rất tốn kém; dễ bị lợi dụng để gian lận, trốn thuế…; Vấn đề an ninh luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm (tham nhũng, rửa tiền…) và tạo môi trường thuận lợi cho việc lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và an ninh quốc gia
Để giải quyết những hạn chế của phương thức thanh toán bằng tiền mặt, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn phục vụ nhu cầu của các cá nhân ra đời như: Thanh toán trực tuyến, thanh toán chuyển khoản, thanh toán quẹt thẻ, ủy nhiệm thu/chi… và được gọi chung là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Vậy lợi ích của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân là gì? Rủi ro của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân là gì? Những hạn chế của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam? Tại sao tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tại Việt Nam còn cao? Tại sao phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ngoài rất phổ biến còn Việt Nam lại hạn chế? Giải pháp nào giúp
Trang 2phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân ở Việt Nam phát triển?
Ở Việt Nam hiện nay, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt còn rất hạn chế, các khu vực công, các doanh nghiệp đặc biệt là các cá nhân còn chưa quen sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến, thanh toán qua điện thoại, tài khoản hay ví điện tử…
Chính trong tình hình đó, chúng ta cần có những công trình nghiên cứu làm rõ vai trò của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với hệ thống ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và nền kinh tế, tìm ra những hạn chế của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và đưa ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu
Ngoài hai nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín dụng thì nghiệp vụ thanh toán ngày càng được các ngân hàng quan tâm chú ý nhằm thu hút khách hàng Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt được phát triển không ngừng do yêu cầu phát triển của kinh tế hàng hóa – tiền tệ Trong thực
tế hiện nay, công tác thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng còn tồn tại một số mặt tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết như: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt còn cao, thanh toán không qua ngân hàng còn phổ biến, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thanh toán còn hạn chế… Do đó việc tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt nói chung đối với khách hàng cá nhân nói riêng là yêu cầu khách quan cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, nhằm tạo môi trường thuận lợi về pháp chế, kỹ thuật và tổ chức làm tiền đề cho quá trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt phải trở thành động lực quyết định đổi mới công nghệ Ngân hàng, thu hút khách hàng, nâng cao uy tín ngân hàng, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời các phương tiện thanh toán, đáp ứng nhịp độ phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường và nhanh chóng hòa nhập với hoạt động Ngân hàng của các nước trong khu vực và thế giới
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
Dựa vào bảng hỏi điều tra để phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân Từ phân tích đó đánh giá những mặt đã làm được và những hạn chế của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng cá nhân Từ những hạn chế đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- Các khách hàng cá nhân tham gia nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại
Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích các dữ liệu thu thập được từ các đối tượng tham gia khảo sát
5 Phương pháp nghiên cứu
Tổng quát, phương pháp nghiên cứu của luận văn đi từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn của các đối tượng tham gia khảo sát và từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích và cuối cùng là đưa ra những gợi ý nhằm mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dùng các phương pháp như:
Trang 3 Phương pháp điều tra mẫu qua bảng hỏi
Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng
Phương pháp mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quán khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp
6 Những đóng góp mới của luận văn
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng đề tài cũng có những điểm mới sau:
Tổng kết lại tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong thời gian qua
Thông qua số liệu thu thập được từ điều tra mẫu để đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam
Đưa ra những yếu tố thực tế và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
Đưa ra được những bất cập nổi bật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân hiện nay
Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
đối với khách hàng cá nhân đối với hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản vể thanh toán không dùng tiền mặt
Chương 2: Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân ở Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp mở rô ̣ng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân ở Việt Nam
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN
MẶT
1.1 Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1 Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán trích chuyển vốn trên tài khoản từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác
1.1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt có sự tách biệt giữa không gian và thời gian, giữa sự vận động của vật tư, hàng hoá và tiền tệ
Thứ hai, khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, sẽ giảm thiểu được các công việc như vận chuyển, đếm, bảo quản tiền mặt
Thứ ba, thanh toán không dùng tiền mặt tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng
1.1.3 Các đối tượng tham gia nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Đối tượng thanh toán
Chủ thể thanh toán
Tài khoản thanh toán
Chứng từ thanh toán
1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế
1.2.1 Vai trò của TTKDTM đối với NHTM
TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của NH
TTKDTM còn thúc đẩy quá trình cho vay
TTKDTM giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền
Trang 41.2.2 Vai trò của TTKDTM đối với NH Trung ương
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, tăng cường vòng quay của đồng tiền, khơi thông các nguồn vốn khách nhau, tạo điều kiện quan trọng cho việc kiểm soát khối lượng giao dịch thanh toán của dân cư và của cả nền kinh
tế
1.2.3 Vai trò TTKDTM đối với cơ quan tài chính
Tăng tỉ trọng TTKDTM không chỉ có ý nghĩ tiết kiệm chi phí lưu thông mà còn giúp cho công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp được tốt hơn
1.2.4 Vai trò TTKDTM đối với người tiêu dùng
Thanh toán không dùng tiền mặt là một quá trình thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản của người thụ hưởng Do vậy nó góp phần tạo điều kiện cho quá trình thanh toán được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, an toàn từ đó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa
1.3 Các phương tiện và phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng
cá nhân
1.3.1 Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
1.3.1.1 Séc
Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản
1.3.1.2 Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và được sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ hoặc lĩnh tiền tại các ngân hàng đại lý thanh toán hoặc các ATM
1.3.1.3 Ví điện tử
Ví điện tử là một tài khoản điện tử, là ví tiền của chủ tài khoản trên Internet và đóng vai trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến, giúp chủ tài khoản thực hiện công việc thanh toán các khoản phí trên internet, gửi và tiền một cách nhanh chóng, đơn giản và tiết
kiệm cả về thời gian và tiền bạc
1.3.2 Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
1.3.2.1 Phương thức chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
1.3.2.2 Phương thức thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến liên quan đến các hoạt động trao đổi tiền tệ thông qua các phương tiện điện tử Thông thường, hoạt động này liên quan đến việc sử dụng mạng máy tính, internet và
hệ thống kĩ thuật số
1.3.2.3 Phương thức thanh toán tại điểm mua hàng
Thanh toán tại điểm mua hàng là phương thức thanh toán mà người mua hàng sử dụng các công cụ thanh toán như séc, thẻ tín dụng để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ tại điểm mua hàng
1.4 Các nhân tố tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
1.4.1 Nhân tố khách quan
Nhóm yếu tố chính trị, xã hội, pháp luật
Nhóm yếu tố về khoa học công nghệ
Trang 5Yếu tố tâm lý
1.4.2 Nhân tố chủ quan
Chiến lược phát triển của ngân hàng
Trình độ của thanh toán viên
1.5 Các các quy định trong thanh toán không dùng tiền mặt
Qui định chung
Qui định đối với bên chi trả
Qui định đối với bên thụ hưởng
Qui định đối với ngân hàng
1.6 Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân
1.6.1 Rủi ro sử dụng thẻ trong thanh toán không dùng tiền mặt
Rủi ro trong hoạt động Phát hành thẻ
Rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ
1.6.2 Rủi ro sử dụng ví điện tử trong thanh toán không dùng tiền mặt
Rủi ro của người bán (các đơn vị chấp nhận thẻ)
Rủi ro của người mua
Tiểu kết: Chương 1 tác giả đã tổng hợp và khái quát những lý luận cơ bản về hoạt động
thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng các nhân Có 3 phương tiện phổ biến nhất trong hoạt động TTKDTM đó là thẻ thanh toán, séc và ví điện tử Song song với 3 phương tiện này có 3 phương thức là thanh toán trực tuyến, thanh toán tại điểm mua hàng và chuyển khoản là 3 phương thức phổ biến được các cá nhân sử dụng trong hoạt động TTKDTM Ngoài ra tác giả cũng đã khái quát các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTKDTM và những rủi rỏ của hoạt động này
Từ những cơ sở lý luận này dựa vào bảng khảo sát điều tra, tác giả sẽ tiếp tục đi trả lời câu hỏi về thực trạng hoạt động TTKDTM đối với nhóm khách hàng cá nhân hiện nay như thế nào? Phương tiện nào và phương thức nào được sử dụng phổ biến hơn? Yếu tố nào ảnh
hưởng lớn nhất? và rủi ro nào đáng ngại nhất cho khách hàng sử dụng phương thức thanh
toán KDTM?
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT
NAM
2.1 Môi trường kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng
2.2 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
2.2.1 Tình hình chung
Ở Việt Nam, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong vòng 10 năm qua mặc dù đã giảm mạnh từ mức 23,7% năm 2001 xuống còn 13,,5% năm 2011 nhưng vẫn còn
ở mức cao so với thế giới khi mà tỷ lệ này ở các nước tiên tiến như Thụy Điển và Na Uy chỉ khoảng 1%, còn Trung Quốc ở mức 10% Rõ ràng, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu ở Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư
2.2.2 Thực trạng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với khách hàng
cá nhân
Để nắm bắt được thực trạng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tác giả đã tiến hành khảo sát các đối tượng đang sống và làm việc tại Hà Nội Số phiếu phát ra là 200, số phiếu thu về là 198, số phiếu hợp lệ là 181
Đặc điểm của mẫu tiến hánh khảo sát: Tỷ trọng nam và nữ: Nữ chiếm 57%, nam chiếm 43 %,
độ tuổi khảo sát chủ yếu từ 23 tới 36, trình độ học vấn: Đại học chiếm tỷ trọng cao nhất 87%, Thạc sỹ và Tiến Sỹ 6%, các đối tượng khác là 7%, mức thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất là
từ 4 tới 8 triệu chiếm 60%, từ 9-15 triệu chiếm 20%, từ 16 tới 25 triệu chiếm 9 % và trên 25 triệu chiếm 6 %, thấp nhất là dưới 4 triệu chiếm 5%
Trang 62.2.2.1 Thực trạng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Để các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển được thì các công cụ của phương thức này không chỉ phải đa dạng và phong phú mà còn phải tiện ích cho người sử dụng:
Biểu đồ 2.1: Mức độ sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Qua biểu đồ trên ta thấy thẻ thanh toán là phương tiện được nhóm khách hàng cá nhân ưa thích sử dụng nhất Thẻ thanh toán không những mang đầy đủ các tiện ích của thẻ ATM bình thường như rút tiền mặt, kiểm tra số dư và chuyển khoản, nó còn giúp cho chủ sở hữu thẻ có thế thanh toán khi mua hàng ở siêu thị, các nhà hàng, đặt vé máy bay, thanh toán tiền điện nước hay khi đi du lịch Với những tiện ích trên thẻ thanh toán ngày càng phát triển và được khách hàng tin dùng
Mặc dù được ưu tiên sử dụng phổ biến nhất trong ba phương tiện của thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên thẻ thanh toán mới đạt điểm trung bình là 2.6, tức là còn dưới mức thỉnh thoảng sử dụng Điểu này cho thấy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân ở Việt Nam còn rất hạn chế Đa số mẫu được khảo sát đều dừng lại ở mức đã sử dụng Rất ít người sử dụng ở mức thường xuyên và rất thường xuyên
Phương tiện được nhóm khách hàng cá nhân ưu tiên sử dụng thứ 2 là ví điện tử Ví điện tử là công cụ ra đời muộn nhất trong các phương tiện của thanh toán không dùng tiền mặt Sự ra đời của ví điện từ là một tất yếu đi cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại điện
tử Vì ra đời muộn hơn nên ví điện tử đã tổng hợp được các tiện ích của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như chủ động và tiết kiệm thời gian khi thanh toán, khách hàng có thể tận dụng tối đa tiện ích của internet để mua sắm, có thể thanh toán cho nhiều dịch
vụ khác nhau Xếp hạng cuối cùng trong ba phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với nhóm khách hàng cá nhân là séc
2.2.2.2 Thực trạng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Có ba phương thức phổ biến nhất được nhóm khách hàng cá nhân sử dụng đó là phương thức thanh toán trực tuyến, phương thức thanh toán tại điểm mua hàng và phương thức chuyển tiền
Điểm trung bình
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00
toán
Ví Điện tử
Điểm trung bình
Trang 7Biểu đồ 2.2: Mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Qua biểu đồ trên ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được nhóm khách hàng
cá nhân ưu tiên sử dụng Tuy nhiên mức chênh lệch giữa phương thức thanh toán tại điểm mua hàng và chuyển tiền là không nhiều Điểm trung bình của phương thức thanh toán tại điểm mua hàng là 3.06 thì phương thức chuyển tiền là 2.99 Cả hai phương thức này dừng lại
ở mức thỉnh thoảng sử dụng Phương thức thanh toán trực tuyến đạt điểm trunng bình là 2.17, dừng lại ở mức đã sử dụng
Để hiểu rõ hơn mức độ ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của nhóm khách hàng cá nhân chúng ta đi xem xét mức độ đánh giá hiệu quả của từng phương thức
Biểu đồ 2.3: Mức độ hiệu quả của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Ta thấy phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được sử dụng phổ biến nhất với điểm trung bình là 3.06 thì cũng được đánh giá hiệu quả đạt mức 3.58, tức được đánh giá có tính hiệu quả trên mức trung bình và gần cao
Tại Việt Nam, các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới chỉ dừng lại ở mức thỉnh thoảng sử dụng hoặc là đã sử dụng, mặc dù hiệu quả thì được đánh giá ở mức xấp
xỉ cao Vậy đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hệ lụy trên?
2.17
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00
Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền
2.82
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00
Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền
Trang 8Biểu đồ 2.4: Nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nhân ta thấy nguyên nhân đầu tiên và có sự khác biệt rõ ràng nhất với các nguyên nhân còn lại chính là thói quen của người tiêu dùng, đạt điểm trung bình 3.79 - ở mức khá ảnh hưởng
Đứng sau thói quen của người dân là tiện ích của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Việc khách hàng quyết định xem thanh toán bằng cách nào phải dựa trên chi phí cơ hội khi sử dụng phương thức đó, nó phải tiện lợi và tiết kiệm về mặt thời gian, công sức và các chi phí bằng tiền khác cho khách hàng Điều này cũng liên quan trực tiếp tới cơ sở
hạ tầng của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Xếp sau cơ sở hạ tầng là cơ sở pháp lý và phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Nếu hoạt động thanh toán bằng tiền mặt thể hiện mối quan hệ thanh toán trực tiếp giữa người mua và người bán, vì vậy rủi ro mà mâu thuẫn sẽ giảm thiểu Còn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nó liên quan tới nhiều đơn vị trung gian hơn, đơn vị chấp nhận thẻ, ngân hàng chủ thẻ, ngân hàng người thụ hưởng và các công ty trung gian khác vì vậy mối quan hệ phức tạp hơn nên đòi hỏi hành lang pháp lý phải chặt chẽ hơn
Bên cạnh đó yếu tố chi phí phí dịch vụ cũng được khách hàng quan tâm Hiện nay có một số loại chi phí khách hàng phải trả khi sử dụng các công cụ của thanh toán không dùng tiền mặt Công cụ đang được khách hàng sử dụng phổ biến nhất là thẻ thanh toán phải chịu các loại chi phí như: Phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí chậm thanh toán, phí vượt hạn mức, phí chuyển đổi ngoại tệ…
Xếp hạng tiếp theo là thu nhập của người dân, rủi ro các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và trình độ đội ngũ nhân viên, đạt điểm trung bình là 3.2 dừng lại ở mức ảnh hưởng Quá trình khảo sát cho thấy khi thu nhập các cá nhân càng cao thì mức độ sử sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ cao hơn
Bên cạnh các lợi ích cũng như tiện ích mà phương thức TTKDTM mang lại cho nhóm khách hàng cá nhân, chúng ta thấy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thường qua nhiều các tổ chức trung gian hơn, vì vậy các mối quan hệ trong hoạt động này phức tạp hơn, rủi ro của các khâu, các giai đoạn cũng cao hơn, vì vậy đòi hỏi các đơn vị cung ứng sản phẩm phải đảm bảo giảm thiểu mức độ rủi ro cho các khách hàng của mình
2.80 3.00 3.20 3.40 3.60
Series1 3.21 3.79 3.44 3.22 3.28 3.28 3.26 3.21
Thu nhập Thói quen Tiện ích Rủi ro Hạ
tầng Pháp lý Phí
DV
TĐ NV
Trang 9Biểu đồ 2.6: Mức độ rủi ro của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Phương thức thanh toán trực tuyến được đánh giá mức rủi ro (điểm trung bình là 3.16) Tiếp theo là phương thức chuyển tiền được đánh giá là ít rủi ro với điểm trung bình là 2.45 và phương thức thanh toán tại điểm mua hàng được đánh giá là ít rủi ro hơn cả với điểm trung bình là 2.30
Biểu đồ 2.7: Các loại rủi ro của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
Nguồn: Số liệu khảo sát mẫu thực tế
Trong các yếu tố rủi ro thì yếu tố tài khoản/thẻ bị mất trộm được đánh giá là có khả năng rủi ro cao đối với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt Xếp sau là việc mất căp dữ liệu trong tài khoản và dữ liệu trên đường truyền bị đánh cắp Các yếu tố này sẽ gây rủi ro cho khách hàng khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt có thể bị mất tiền hoặc mang nợ
2.3 Đánh giá chung tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc
Đa dạng hóa các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới trên nền tảng ứng dụng CNTT
Cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ thanh toán KDTM đã được thiết lập
Hoạt động thanh toán thẻ tại ĐVCNT
Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán KDTM đang từng bước hoàn thiện
2.3.2 Những vấn đề còn hạn chế
Các phương thức TTKDTM chưa thực sự phổ biến và chưa dành được sự ưu tiên của nhóm khách hàng cá nhân
Thứ hai, chúng ta thấy phương tiện ví điện tử ra đời muộn nhất trong các công cụ thanh toán KDTM và là phương tiện hiện đại tích luỹ đầy đủ các tiện ích cho khách hàng nhưng vẫn ít được sử dụng - dứng lại ở điểm trung bình 2.21- đã sử dụng Và phương thức thanh toán trực tuyến - một phương thức thanh toán thuận tiện cho khách hàng, cũng dừng lại ở 2.17 – đã sử dụng
2.80 2.90 3.00 3.10 3.20 3.30 3.40
Bị đánh cắp tiền Mất cắp dữ liệu TK/thẻ bị mất trộm DLĐT đánh cắp
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50
Trực tuyến Tại điểm mua hàng Chuyển tiền
Trang 10Séc là công cụ được ưa chuộng ở các nước phát triển, tuy nhiên phát séc đối với khách hàng
cá nhân còn khá xa lạ Điểm trung bình mới dừng lại ở mức 1.3 gần với mức chưa từng sử dụng
Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sự chuyển biến thực sự
về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt nhưng thực tế là 83% giao dịch thực hiện tại hệ thống ATM là để rút tiền mặt, việc chuyển khoản chủ yếu được thực hiện trong nội bộ từng ngân hàng; dịch vụ đi kèm ATM đã có nhưng chưa nhiều
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ thanh toán còn hạn chế
Phí chưa thỏa đáng
Tiểu kết: Trong chương 2 tác giả đã tổng kết tình hình môi trường kinh tế và hoạt động của
hệ thống ngân hàng cũng như tình hình thanh toán KDTM trong những năm gần đây Tiếp theo, dựa vào bảng khảo sát tác giả đã đi tìm hiểu đánh giá của số lượng 181 mẫu về thực trạng các phương tiện TTKDTM, thực trạng của các phương thức TTKDTM, hiệu quả các phương thức TTKDTM, các nhân tố ảnh hưởng tới các phương thức TTKDTM và mức độ rủi
ro các phương thức TTKDTM Sau đó tác giả đã đánh giá những mặt làm được, những hạn chế và những nguyên nhân của TTKDTM đối với nhóm khách hàng cá nhân Từ những hạn chế và nguyên nhân của các phưong thức TTKDTM ở chương 2, tiếp theo chương 3 tác giả
sẽ đưa ra 1 số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và phát triển các phương thức TTKDTM đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
3.1 Một số mục tiêu định hướng và phương thức thực hiện trong thời gian tới của Ngân hàng Nhà nước
3.1.1 Một số mục tiêu định hướng của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 27/12/2011 Thủ Tướng Chính Phủ - Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt đề án đẩy
mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể:
Đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%
Đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số
Thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn
2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày
12 tháng 7 năm 2010
Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm
Áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa
3.2 Những giải pháp mở rộng hộat động TTKDTM đối với khách hàng cá nhân
3.2.1 Giải pháp chung cho toàn bộ các phương thức TTKDTM đối với khách hàng cá nhân
3.2.1.1 Tuyên truyền và phổ biến kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt
Trong các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì thói quen của người dân là nhân tố có mức ảnh hưởng cao nhất – đạt điểm trung bình 3.79 - ở mức khá ảnh hưởng Vậy để người dân hiểu và tin tưởng hơn về những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì NHNN nên kết hợp với Bộ Thông tin & Truyền thông, các cơ quan báo đài thực hiện các chương trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về