1 Động lực làm việc cho cán bộ, công chức: Nghiên cứu trong trường hợp của Sở Công thương Phú Thọ Motivation for officials and civil servants: the case study of Phu Tho Department of Trade and Industry NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 76 tr. + Hoàng Anh Tuấn Đại học kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản Trị Kinh Doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thuỳ Linh Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quản trị kinh doanh; Động lực làm việc; Công chức; Quản lý nhân sự Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập hợp tác và phát triển là xu thế chung của toàn cầu hiện nay. Theo đó cạnh tranh của các đơn vị ngày càng gay gắt trên tất cả các mặt trong đó có nhân lực, mục đích của các đơn vị là chiếm phần lợi thế cho đơn vị mình. Lợi thế cạnh tranh về nhân lực không chỉ có các đơn vị kinh doanh mà các đơn vị Quản lý Nhà nước cũng gặp không ít khó khăn để có lợi thế về nhân lực, vì có nguồn nhân lực tốt sẽ dẫn đến công tác quản lý Nhà nước mới thực sự có hiệu quả và mới phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập kinh tế, còn nếu nguồn nhân lực yếu dẫn đến công tác quản lý Nhà nước yếu kém từ đó sẽ làm chậm quá trình phát triển chung của nền kinh tế và của đất nước. Để đạt hiệu quả công việc thì tạo động lực cho công chức có ý nghĩa rất quan trọng. Tạo động lực là việc làm cần thiết giúp nhà quản lý đạt mục tiêu của tổ chức qua nhân viên của mình. Song trên thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước do điều kiện tài chính, năng lực quản lý một số công chức còn hạn chế mà chưa thực sự quan tâm và hiểu nguồn nhân lực có vị trí quan trọng khởi đầu cho sự thành công. Tạo động lực khuyến khích nhân viên đã được nhiều học giả nhắc tới, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá các biện pháp tạo động lực cho nhân viên trong tổ chức. Cho nên, chưa có một hệ thống tiêu chuẩn nào để xây dựng phương pháp tạo động lực chuẩn chung cho đơn vị. Hiện nay các đơn vị xây dựng công tác tạo động lực cho người lao động trong tổ chức vẫn xoay quanh hai công cụ chính là tạo động lực sử dụng các công cụ tài chính và phi tài chính. Với phương châm “ Coi công chức như một nguồn tài nguyên” và cần khai thác, sử dụng hiệu quả. Sở Công thương Phú thọ đã có những hoạt động quan tâm động viên, khuyến khích công chức của mình. Song tình trạng hiệu quả công việc có lúc không được như mong đợi, nguyên nhân hoàn toàn không phải là do công tác tạo động lực nhưng yếu tố tạo động lực vẫn là một trong các yếu tố hàng đầu. Đứng trước thực trạng đó, luận văn thạc sĩ với đề tài “Động lực làm việc cho cán bộ, công chức: Nghiên cứu trong trường hợp của Sở Công thương Phú Thọ”. Nghiên cứu này có thể sẽ 2 giúp Sở có cái nhìn về thực trạng của hoạt động tạo động lực cho công chức của mình và có biện pháp khác phục và cải thiện nhằm khai thác sử dụng tiềm năng của công chức hiệu quả. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Động lực lao động của công chức tại Sở hiện ở mức độ nào? Sở đang thực hiện các giải pháp nào để tạo động lực cho công chức? Nguyên nhân nào hạn chế tạo động lực của công chức tại Sở Công thương Phú Thọ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn vận dụng những cơ sở lý thuyết tạo động lực lao động, làm căn cứ cho việc phân tích thực trạng của tạo động lực lao động của Sở Công thương Phú Thọ và đưa ra một số giải pháp để tạo động lực lao động nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Sở Công thương. Mục đích để nâng cao hiệu quả làm việc cho công chức. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Sở Công thương Phú Thọ để tạo động lực lao động cho công chức đã sử dụng công cụ tài chính và phi tài chính như thế nào?. + Các nhân tố nào ảnh hưởng đến động lực công chức của Sở Công thương?. + Những giải pháp nào có thể thực hiện, để tạo động lực cho công chức Sở Công thương Phú Thọ?. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác tạo động lực của Sở Công thương Phú Thọ. - Phạm vị nghiên cứu: Về không gian nghiên cứu trong phạm vi các đối tượng khảo sát tại Sở Công thương Phú Thọ. Thời gian nghiên cứu liên quan đến toàn bộ công tác tạo động lực tại Sở Công thương Phú Thọ trong thời gian giới hạn từ năm 2011đến 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu là phương pháp chính được sử dụng khi viết luận văn. Ngoài ra luận văn còn dùng phương pháp thống kê, khảo sát, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. Mục đích để xem xét việc Sở Công thương đang thực hiện về công tác tạo động lực cho cán bộ, công chức tại Sở, có phù hợp với thực tại không và từ đó có các giải pháp tạo động lực phù hợp. Do thời gian có hạn để nghiên cứu, điều tra và viết luận văn nên số phiếu điều tra trong luận văn có 65 phiếu. Số phiếu trên cũng tương đối đủ để phản ánh tình hình thực tại của Sở Công thương Phú Thọ. Phân bổ số phiếu điều tra Cơ cấu số lượng phiếu Ghi chú Lãnh đạo phòng và lãnh đạo đơn vị trực thuộc. 15 Dùng chung mẫu phiếu khảo sát Các công chức đang là nhân viên các phòng trong toàn Sở 50 Tổng cộng 65 Tổng 165 cán bộ, công chức 6. Những đóng góp của luận văn. - Nêu một số thuyết tạo động lực lao động, làm căn cứ cho việc phân tích thực trạng của tạo động lực lao động của Sở Công thương Phú Thọ. - Công cụ tài chính và phi tài chính được sử dụng tại Sở Công thương để tạo động lực cho người lao động. 3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực của Sở Công Thương. - Những giải pháp có thể thực hiện, để hoàn thiện công tác tạo động lực cho Sở Công thương Phú Thọ. 7. Kết cấu luận văn - Ngoài phần mở đầu, Luận văn kết cấu ba chương gồm - Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tạo động lực lao động. - Chương 2: Thực trạng về tạo động lực cho công chức tại Sở Công thương Phú Thọ - Chương 3: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho công chứ tại Sở Công thương Phú thọ. References Tiếng Việt 1. Trần Kim Dung(2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 2. Business Edge (2008), Bản chất quản trị nguồn nhân lực, Bộ sách quản trị nguồn nhân lực, Nxb trẻ, Hà Nội. 3. Business Edge (2010), tạo động lực làm việc phải chăng chỉ có thể bằng tiền?, Bộ sách tăng hiệu quả làm việc cá nhân, Nxb trẻ, Hà Nội. 4. Phạm Thanh Hội (1997), Quản trị nhân sự, NXB Thống Kê, Hà Nội. 5. Vũ Thành Hưng ( 2009), Kỹ năng lãnh đạo trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội. 6. Nguyễn Hữu Lam (2007), hành vi tổ chức, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 7. Đình Phúc-Khánh Linh (2007), Quản lý nhân sự, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 8. Sở Công thương Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết việc thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước từ năm (2011-2013). 9. Sở Công thương Phú Thọ (2013), Báo cáo tổng kết 3 năm (2011-2013). Website: 10. http://dân trí.com.vn 11. http:// google.com.vn 12. http://luatvietnam.vn . nghiên cứu: Công tác tạo động lực của Sở Công thương Phú Thọ. - Phạm vị nghiên cứu: Về không gian nghiên cứu trong phạm vi các đối tượng khảo sát tại Sở Công thương Phú Thọ. Thời gian nghiên cứu. đến động lực công chức của Sở Công thương? . + Những giải pháp nào có thể thực hiện, để tạo động lực cho công chức Sở Công thương Phú Thọ? . 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên. công chức: Nghiên cứu trong trường hợp của Sở Công thương Phú Thọ . Nghiên cứu này có thể sẽ 2 giúp Sở có cái nhìn về thực trạng của hoạt động tạo động lực cho công chức của mình và có biện