Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần in và bao bì Goldsun Nguyễn Thị Thúy Hằng Trường Đai học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng d
Trang 1Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại công ty
Cổ phần in và bao bì Goldsun
Nguyễn Thị Thúy Hằng Trường Đai học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS Tạ Đức Khánh
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận có liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực Khái quát về Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun: quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức lao động; tình hình kinh doanh Phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun Xây dựng các giải pháp có tính định hướng giúp Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Keywords Quản trị kinh doanh; Nguồn nhân lực; Quản lý nhân sự
Content
MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, muốn tồn tại vững, phát triển và củng cố uy tín của mình, mỗi doanh nghiệp phải vận động tích cực, phát huy tìm tòi mọi biện pháp giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh Bởi để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin về thị trường, về nguồn khách hàng trên cơ sở các thông tin về cung, cầu
và giá cả trên thị trường giúp cho doanh nghiệp tìm ra cơ cấu sản phẩm tối ưu, xác định được giá bán hợp lý đảm bảo vừa tận dụng được nguồn lực hiện có, vừa mang lại lợi nhuận cao Để thực hiện tất cả các điều nói trên yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn cả, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực luôn được các doanh nghiệp quan tâm thích đáng Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun thành lập năm 1996 luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực Một trong bốn nguyên tắc của công ty đó là: phát triển nguồn nhân lực và hướng toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia vào quản lý Với đội ngũ quản lý xuất sắc và tận tụy đã đưa doanh nghiệp trở
Trang 2thành một tập đoàn sản xuất hàng đầu và chuyên nghiệp trong 2 lĩnh vực sản xuất chính
là sản xuất bao bì cao cấp và sản xuất hàng gia dụng cho thị trường nội địa, xuất khẩu Công ty cam kết mang lại giá trị lâu dài cho các cổ đông, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa
người lao động, công ty và xã hội Vì vậy đề tài " Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại
Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun " là đề tài tôi lựa chọn cho luận văn thạc sỹ của
mình
2 Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay cũng đã có nhiều nghiên cứu về con người, nguồn lực con người như:
“ Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” _ Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; “ Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới” _ Nguyễn Minh Đường (chủ biên); “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” của Phan Huy Lê… Nói chung đây là những nghiên cứu xã hội học thuộc Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KX- 07: “ Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội” do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau Mặc dù vậy, như lời mở đầu của nhiều cuốn sách, các nhà khoa học đều cho rằng đây là vấn đề lớn, cần được nghiên cứu lâu dài trên nhiều phương diện nhằm phát huy cao nhất vai trò của yếu tố con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngoài ra có rất nhiều đề tài luận văn thạc sỹ cũng nghiên cứu về vấn đề lao động, nguồn nhân lực Nguyễn Thị Tuyết Hoa - Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu đề tài về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị Cảnh Chí Dũng - Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh nghiên cứu đề tài phát triển nguồn nhân lực ở trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội… Mặc dù mỗi đề tài nghiên cứu những mảng khác nhau về lao động, nguồn nhân lực nhưng đều nhằm thể hiện được vai trò của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động cũng nhằm mục đích chung tương tự như vậy
Trang 33 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích:
Tập trung nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần In
và bao bì Goldsun Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun
3.2 Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận có liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun
Xây dựng các giải pháp có tính định hướng giúp Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực tại Công
ty cổ phần In và bao bì Goldsun nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
4.2 Phạm vi:
Phạm vi không gian: Đơn vị nghiên cứu là một doanh nghiệp cụ thể ở đây là Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun
Phạm vi thời gian: 3 năm gần đây ( 2007 – 2009)
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch
sử
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp toán kinh tế…
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Làm rõ thêm một số vấn đề phương pháp luận đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ngành in và bao bì
Trang 4 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty cổ phần In
và bao bì Goldsun
Luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ngành in và bao bì nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay
7 Bố cục của luận văn (Nội dung chi tiết từng chương)
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun
References
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Luật Lao động Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
(23/06/1994)
2 Trần Kim Dung (2006), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội
3 Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb
Lao động – Xã hội, Hà Nội
4 Phan Vĩnh Điền (2006), Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực hành chính Việt
Nam, Luận án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam
5 Nguyễn Minh Đường (chủ biên) (2007), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực
trong điều kiện mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6 Giáo trình Kinh tế học nhân lực (2005), Giáo trình nội bộ Khoa Kinh tế Đại học Quốc
gia Hà Nội
Trang 57 Công ty cổ phần In và bao bì Goldsun (2007, 2008, 2009), Hồ sơ năng lực
8 Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
9 Tạ Đức Khánh (2009), Giáo trình Kinh tế Lao động, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
10 Phan Huy Lê (2007), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
11 Nguyễn Công Nghiệp (tháng 11/2004), Vấn đề phân phối nhằm đảm bảo phát triển
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Hà Nội
12 Thang Văn Phúc (tháng 11/2003), Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức
công chức trong điều kiện cải cách hành chính Nhà nước, Tạp chí cộng sản số 32
13 Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội
14 Nhâm Gia Quán (tháng 12/2005), Toàn dụng lao động và các chỉ tiêu đánh giá, Tạp
chí lý luận Chính trị
15 Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta
hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
16 Nguyễn Hữu Thân (2006), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội
17 Nguyễn Văn Thụy (tháng 12/2003), Vài suy nghĩ về chuẩn bị nguồn nhân lực cho
CNH, HĐH theo định hướng XHCN, Tạp chí Cộng sản, số 35
18 Hà Quý Tính (2006), Vai trò Nhà nước trong việc tạo tiền đề nguồn nhân lực cho
CNH – HĐH ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh