Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Lê Thị Thu Hiền Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 04 10 Người h
Trang 1Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế
Lê Thị Thu Hiền
Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 04 10
Người hướng dẫn: TS Vũ Văn Hùng
Năm bảo vệ: 2015
Abstract Khái quát kinh nghiệm phát triển nông thôn ở một số địa phương, trên cơ sở đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Bình Phân tích thực trạng phát triển nông thôn Thái Bình giai đoạn 2010 - 2013, chỉ ra những thành tựu, những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó Đưa ra một số giải pháp để thực hiện phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình đến năm 2020
Keywords Quản lý kinh tế; Phát triển nông thôn; Quản lý nhà nước; Thái Bình
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay Việt Nam đang có mức tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh mẽ, cùng với đó là tốc độ đô thị hoá nhanh và sự bất bình đẳng đặc biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị Tuy nhiên, với hơn 73% dân số sống ở vùng nông thôn, sự phát triển trong quá khứ và hiện tại ở mức
độ nào đó đã mang lại lợi ích cho những người dân nông thôn bởi vì tỉ lệ nghèo đói đã giảm xuống Thậm chí mức độ phát triển cũng diễn ra không đồng đều ngay trong chính khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, và thuỷ sản ở khu vực nông thôn Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức khác, như các thách thức gặp phải khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) Những khó khăn vĩ mô đang cản trở sự phát triển khu vực nông thôn nơi mà tỷ lệ nghèo đói và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện tích đất nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dịch vụ nông thôn không phát triển kể cả giáo dục, y tế, sự hạn chế trong việc huy động các nguồn lực tài chính địa phương và hệ thống quản lý tài chính và chính sách tài chính cho phát triển nông thôn coi người nông dân là trọng tâm còn bất hợp lý Để phát triển nông thôn đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo phát triển bền vững, thì trước hết phải tập trung nguồn lực phát triển các ngành, lĩnh vực của kinh tế nông thôn: Phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng nông thôn Đặc biệt trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cần phải thực hiện các biện pháp phát triển gắn với hội nhập: xuất khẩu hàng hóa, thu hút FDI, giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động ra nước ngoài
Phát triển nông thôn là một lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước nông thôn nước ta đã có sự đổi mới và phát triển khá toàn diện Vấn đề nông thôn và phát triển nông thôn đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, có nhiều thuận lợi và tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội, có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
Trang 2phong phú (đất, nước, biển, khí hậu, khoáng sản…); có bờ biển dài khoảng 56 km với nhiều tiềm năng về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, phát triển du lịch; có hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ khá thuận lợi; lực lượng lao động dồi dào và có trình độ; là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất nông nghiệp Với những điều kiện thuận lợi như vậy thì cần có định hướng và giải pháp
cụ thể để Thái Bình tiếp tục phát triển hơn nữa, đóng góp vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay và mục tiêu của đất nước đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển nông thôn đang đứng trước nhiều cơ hội và không ít thách thức Dựa trên những điều kiện hiện
có, chúng ta phải có định hướng và giải pháp như thế nào để nông thôn phát triển đúng hướng, mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp và nông thôn Thái Bình Vấn đề đặt ra là: Tỉnh Thái Bình làm thế nào để phát triển nông thôn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế?
Xuất phát từ lý do trên, “Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế” được Học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh
tế
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Nghiên cứu về tình hình phát triển nông thôn theo chủ trương, chính sách của Nhà nước địa phương giai đoạn 2010 - 2013 Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần phát triển nông thôn Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.2 Nhiệm vụ
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Chính quyền các cấp Thái Bình cần làm gì để phát triển nông thôn, mục tiêu chủ yếu là nâng cao đời sống của nông dân
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình với các nội dung cụ thể: Phát triển nông nghiệp; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn; phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; xuất nhập khẩu hàng hóa ở khu vực nông thôn; đầu tư nước ngoài vào nông thôn; vấn đề xuất khẩu lao động, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn; phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường
Do phạm vi đề tài quá rộng nên đề tài tập trung nghiên cứu chủ đạo về các thế mạnh của tỉnh là nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng cũng như xuất khẩu lao động Đó cũng là những tiêu chí quan trọng để thực hiện các chỉ tiêu phát triển nông thôn mới
- Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu, đánh giá quá trình phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình
- Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng giai đoạn 2010 – 2013; mục tiêu, phương hướng và đề xuất giải pháp giai đoạn từ nay đến 2020
4 Kết cấu của luận văn
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu; cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trang 3- Chương 3: Thực trạng phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế giai đoạn 2010 - 2013
- Chương 4: Các giải pháp chủ yếu phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn từ nay đến 2020
References
1 Seray Mardy, 2014.Huy động vốn cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh Svay Rieng,
Campuchia Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 1
2 Nguyễn Thanh Dương, 2014 Chương trình nông thôn mới: Nhìn lại kết quả 3 năm
thực hiện Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3
3 Đinh Phi Hổ, 2010.Mô hình định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông
dân Tạp chí Phát triển kinh tế, số 234
4 Nguyễn Trần Trọng, 2011 Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường hội nhập giai đoạn 2011 – 2020.Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 395
5 Chu Tiến Quang, 2011 Nông nghiệp Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO – Những
thay đổi về chính sách Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội, số 61+62
6 Phan Thu Trang, 2014.Tăng cường sự tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi
giá trị toàn cầu.Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5
7 Trần Đức Viên, 2011 Giải pháp chính sách phát triển vùng lúa chuyên canh để đảm
bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2
8 Hoàng Văn Hoan, 2011.Những vấn đề đặt ra đối với nông dân Việt Nam và khuyến
nghị chính sách.Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 392
9 Bùi Thị Thanh Huyền, 2014 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thái Bình
theo hướng bền vững Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 6
10 Đặng Kim Sơn, 2008 Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam hôm nay và mai
sau Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia
11 Nguyễn Danh Sơn, 2010 Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình
phát triển đất nước theo hướng hiện đại Hà Nội: NXB Khoa học xã hội
12 Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2013 Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2013 Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống kê
13 Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Đình Long ,2011 Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn Việt Nam trong quá trình đổi mới”.Tạp chí Quản lý kinh tế, số 38, tr 71-80
14 David ,R.H và Finn Tarp,2003 Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và
ngành nông nghiệp: Các dự đoán tới năm 2020 Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp
15 Nguyễn Tiến Dũng, 2010.Gia nhập WTO và điều chỉnh chính sách trong ngành nông
nghiệp Việt Nam, Đề tài NCKH cấp trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Hà Nội
16 Hoàng Ngọc Hòa, 2008.Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Hà Nội:Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
17 Vũ Văn Hùng, 2011, Một số vấn đề đối với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài
vào nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 345 tr
34-36
18 Nguyễn Đăng Khoa, 2011 Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam trong sự
nghiệp CNH và HĐH đất nước, Tạp chí Xã hội họcsố116, tr 5-7
19 Phạm Văn Khôi, 2007.Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn Hà
Nội:Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
20 Tăng Minh Lộc, 2012 Tiếp tục xây dựng nông thôn Việt Nam phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại và bền vững.Tạp chí Quản lý nhà nước,số 192, tr 26-29
Trang 421 Dự án Ngân hàng thế giới, 2009.Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam – Kết quả điều
tra hộ gia đình nông thôn năm 2008 tại 12 tỉnh Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê
22 Vũ Văn Hùng, 2013 Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh
Tạp chí Kinh tế & Dự báo, số 22, tr 17-19